Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)

Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thƣờng đƣợc tính cho 1 kg tăng khối lƣợng cơ thể. Chi phí thức ăn thƣờng chiếm đến 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định tới giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi. Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng trọng cao thì hiều quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lƣợng cho duy trì, còn một phần dùng để tăng trọng. Cá thể nào có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ cần ít năng lƣợng cho duy trì hơn. Mặt khác, tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Box và Bohren (1954) [71], Willson (1969) đã xác định hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng cơ thể và hiệu quả chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = 0,5.

Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [58] cho biết: tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, dòng. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [26] cho biết: nuôi gà broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39 - 2,41 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận (1993) [58] nghiên cứu trên 4 công thức lai gà: Hybro AV35 , AV53, V135, V153 cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tƣơng ứng là 2,34 kg; 2,23 kg; 2,26 kg; 2,32 kg.

Theo tài liệu He - Ross (1990) dẫn theo Phùng Đức Tiến (1996) [47]: gà broiler Ross - 208 nuôi chung trống mái đến 63 ngày tuổi tiêu tốn 2,29 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Nuôi riêng gà trống tiêu tốn 2,19 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng và gà mái tiêu tốn 2,39 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Nhƣ vậy, gà trống tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp hơn gà mái, nghĩa là gà trống có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn gà mái.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng phụ thuộc vào độ tuổi. Khi con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lƣợng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng càng cao. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, độ tuổi. Theo Trần Công Xuân và cs (1998) [63] cho biết, khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi gà Tam hoàng 882 tiêu tốn 3,61kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi ở hai chế độ dinh dƣỡng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 2,25 - 2,36 kg; gà Ross - 208 V35 tiêu tốn 2,35 - 2,45 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [30] đã kết luận: sử dụng mức năng lƣợng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler. Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001) [31]: hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng của gà. Trong đó cũng một chế độ dinh dƣỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trƣởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn.

Nhìn chung, tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu, phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 giữa gà chọi, mía, hồ, với gà lương phượng nuôi tại tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)