ĐÁNHGIÁ KHẢ NĂNGSẢNXUẤTTHỊTCỦA MỘT SỐTỔHỢPLAIGÀLÔNGMÀUNHẬPNỘI Nguyễn Quế Côi 1 , Trần Long 2 và Trần Thị Minh Hoàng 1 1 Bộ môn Tiểu gia súc; 2 Bộ môn Di truyền Giống Tác giả để liên hệ: TS. Nguyễn Quế Côi, Trưởng Bộ môn Tiểu gia súc; ĐT: 04 7572803; DĐ: 0912047460; E-mail: quecoi@netnam.vn ABSTRACT To give real information on the performance and quality of some imported colour chicken lines for meat to the managers and raisers. The study on “Estimate meat productivity of some crossbred combinations of imported colour chicken lines for meat” was conducted at three breeding farms: Hoa Binh Chicken Breeding Farm, Chau Thanh Chicken Breeding Farm (Vietnam Livestock Corporation) and Van Phuc Poultry Research Center (National Institute of Animal Husbandry). The results are as follows: Reproduction performance of the imported colour chicken lines were rather high 170-214eggs at 66 weeks of age. The growing rate of commercial crossbred combinations of imported colour chicken lines was fast in first four weeks of age, then it was reduced little by little. Body weight was 1500-1900g at 9weeks of age and feed consumption ratio was 2.2-2.4kg/kg body weight. The commercial crossbred combinations got high quality on meat traits and especially the rate of belly fat was under3%.The chemical composition of thigh and chest meat were the same specific values as chicken for meat purpose.The growing rate and quality of commercial chicken’s meat traits were influenced evidently by the factors of season,breed and sex. Keywords: meat productivity; colour chicken; reproduction performance; growing rate; feed consumption. ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần đánhgiánăng suất, chất lượng các dòng gàthịtlôngmàu được nhập nội, giúp cho các nhà quản lý và người chăn nuôi có những thông tin đáng tin cậy, được sự đồng tình của các cơ sởsảnxuất giống gà có uy tín của Viện Chăn nuôi (VCN) và Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam (TCT CNVN), trong khuôn khổ đề tài cấp bộ năm 2003 – 2005 “Nghiên cứu đặc điểm di truyền mộtsố tính trạng sảnxuấtcủa các dòng lợn và gia cầm nhập nội, các công thức lai có triển vọng nhằm chọn các tổhợplai đạt năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất”, năm 2003 chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát đánhgiá khả năngsảnxuấtthịtcủa một sốtổhợplaigàthịtlôngmàunhập nội” nhằm đánhgiákhảnăng sinh trưởng và năng suất (NS) thịtcủa các tổhợplaicủamộtsố dòng gàlôngmàunhậpnội trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, xác định mộtsố thông số cơ bản về NS, chất lượng thịtcủa từng tổhợp lai, giúp các nhà quản lý và người chăn nuôi yên tâm khi khuyến cáo sử dụng các dòng gà trong sảnxuất (SX). VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Khảo sát 6 tổhợplaigàthịt thương phẩm của các dòng gàthịtlôngmàunhậpnộicủa 3 cơ sở đản xuất giống có uy tín thuộc VCN và TCT CNVN: - Xí nghiệp gà giống Hoà Bình (TCT CNVN) có gà thương phẩm HP01 và HB02. - Xí nghiệp gà giống Châu Thành (TCT CNVN) có gà thương phẩm SP và KBCT2. - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc (VCN) có gà thương phẩm Sasso và Lương Phượng (LP). Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi - Nghiên cứu khảnăng SX thịtcủagà thương phẩm trên các chỉ tiêu + Khảnăng SX trứng củagà bố mẹ; + Khảnăng ấp nở củatổhợplai + Khảnăng sinh trưởng hàng tuần củagà thương phẩm đến 63 ngày tuổi + Tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn (TA) cho 1kg thịt lúc 63 ngày tuổi - Nghiên cứu NS và chất lượng thịt trên các chỉ tiêu: khảo sát thân thịt và phân tích thành phần hoá học thịt ngực và thịt đùi lúc 63 ngày tuổi. - Xác định chỉ số SX (PN) và tốc độ sinh trưởng theo hệ số k của mỗi tổhợp lai. Địa điểm và thời gian Thí nghiệm được tiến hành tại xí nghiệp gà giống Hoà Bình (xã Tân Thành, Kim Bôi, Hoà Bình). Mỗi tổhợplaicủa nghiên cứu lặp lại 2 lần vào mùa hè và thu đông từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2003. Phương pháp nghiên cứu Mỗi cơ sở giống tham gia khảo sát cung cấp 200 quả trứng giống đủ tiêu chuẩn. Trứng giống được ấp cùng lúc, theo dõi khảnăng ấp nở tại trạm ấp của xí nghiệp gà giống Hoà Bình. Chăm sóc nuôi dưỡng, lịch dùng thuốc và văcxin theo tiêu chuẩn ngành về quy trình chăn nuôi gàthịt 73 NN-KHKT/QĐ ngày 28/2/1990 do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ban hành. TA nuôi gà thương phẩm được cân đối nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với gàthịtlông màu, được SX tại xí nghiệp TA Trung ương Ngọc Hồi (TCT CNVN). Kết quả được tính và so sánh theo các phương pháp thống kê sinh vật hiện hành (dùng trung bình bình phương nhỏ nhất theo phần mềm SAS và Excel). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khảnăng sinh sản và ấp nở của đàn gà bố mẹ Bảng 1. Khảnăngsảnxuất trứng củagà bố mẹ Gà TP Gà mẹ SLT 66 tuần tuổi Số trứng giống % trứng giống TATT /10 trứng (kg) HB 01 HB57 214 203 90 – 95 1,80 HB02 ISA(CxD) 174 165 90 – 95 2,68 SP F 1 (TK 9 xMLP) 170 162 90 – 95 2,60 KBCT 2 K227 172 163 90 – 95 2,58 Sasso Sasso (CxD) 174 165 90 – 95 2,60 LP LP 168 160 90 – 95 2,62 Vì điều kiện thí nghiệm không thể tổ chức nuôi gà bố mẹ do đó số liệu NS củagà bố mẹ được thu thập thông qua điều tra mộtsố đàn nuôi trong nông hộ và chủ yếu là các đàn gà nuôi tại các cơ sở giống. Mặt khác do thời gian khai thác gà sinh sản khác nhau (có nơi đến 60 tuần tuổi, có nơi 72 tuần tuổi) nên chúng tôi lựa chọn mức trung bình khai thác sức đẻ của các đàn gà sinh sản đến 66 tuần tuổi. Kết quả trình bày ở Bảng 1. Nhìn chung gà mái của các tổhợplai đều có NS trứng tương đối cao và tỷ lệ chọn trứng giống 90–95%. Do đó tiêu tốn TA/10 trứng tương đối thấp (1,8-2,7kg). Tỷ lệ hao hụt gà mái trong tháng chỉ 1-2%. Sản lượng (SL) trứng đến 66 tuần tuổi của các dòng gà là 168 - 214 quả, cao hơn gần gấp 2 lần so với gà Ri cùng lứa tuổi và gấp 2,5 lần so với gà Mía cùng lứa tuổi (66 tuần tuổi gà Ri đạt 105 quả, gà Mía: 80 quả) (Trịnh Xuân Cư và cs, 2003; Bùi Đức Lũng và cs, 2003). Đặc biệt gà HB57 có sức đẻ cao nhất (214 quả) và tiêu tốn TA/10 trứng cũng thấp nhất (1,8kg). Với tỷ lệ nở khoảng 80% thì trong kỳ khai thác bình quân gà mẹ SX được 120-160 gà con nuôi thịt. Gàlôngmàunhậpnội đều có sức sinh sản, đẻ trứng cao xấp xỉ so với nguyên gốc và sau một thời gian nuôi có xu hướng ổn định như gà Lương Phượng, JA57 và gà Kabir. Về khối lượng (KL) trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở trên tổng trứng ấp được theo dõi tại trạm ấp Xí nghiệp gà giống Hòa Bình (Bảng 2). Mỗi loại gà được lặp lại 2 lần vào tháng 6 và tháng 10 (mỗi lần 200 trứng). Bảng 2. Khối lượng trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ gà nở so với tổng số trứng ấp (n= 200) qua 2 đợt thí nghiệm KL trứng (g) % phôi % nở/tổng trứng ấp Giống 1 2 TB 1 2 TB 1 2 TB HB01 52,1 60,0 56,1 91,5 92,5 92,0 82,0 85,0 83,5 HB02 51,8 62,2 57,0 89,5 91,3 90,4 80,0 81,4 80,7 SP 53,1 61,4 57,3 79 90,8 84,9 73,4 81,5 77,5 KBCT 2 53,8 60,8 57,3 90,9 92,1 91,5 83,8 85,2 84,5 Sasso 56,8 - 56,8 82,5 - 82,5 71,5 - 71,5 LP - 52,0 52,0 - 91,7 91,7 - 87,2 87,2 Qua Bảng 2 nhận thấy tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ gà nở của các tổhợpgàlailôngmàu tương đối cao. Hai tổhợplaicủagà Sasso thấp hơn là vì các tổhợpgà có KL bố mẹ lớn, do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi và ấp nở. So với 2 giống gànội (Mía và Ri) nhận thấy chúng có tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở cao hơn (Mía: phôi 89,9%, nở 71,9%; Ri: phôi 90%, nở 79-80%) Khảo sát khảnăng sinh trưởng và năng suất thịtcủagà thương phẩm Khối lượng cơ thể gà thương phẩm qua các tuần tuổi Bảng 3a. Khối lượng gà qua các tuần tuổi (g) Sơ sinh Tuần 4 Tuần 8 Tuần 9 Giống Mùa Mean ±SE P Mean ±SE P Mean ±SE P Mean ±SE P Hè 36,13 0,358 <,0001 509,29 7,89 0,0051 1436,75 186,57 0,758 1593,65 25,77 0,005 HB 01 Thu 38,70 0,358 540,86 7,89 1505,43 121,70 1696,35 25,77 HB Hè 34,65 0,428 <,0001 591,74 7,53 0,0059 1741,50 27,36 0,380 1947,29 28,43 0,614 Sơ sinh Tuần 4 Tuần 8 Tuần 9 Giống Mùa Mean ±SE P Mean ±SE P Mean ±SE P Mean ±SE P 02 Thu 37,33 0,428 621,31 7,49 1712,89 17,57 1926,98 28,43 Hè 34,38 0,475 <,0001 485,67 9,62 0,0002 1329,50 40,08 0,032 1507,34 32,06 0,001 SP Thu 39,13 0,475 536,65 9,58 1432,92 25,87 1688,96 31,73 Hè 33,05 0,472 <,0001 445,25 9,39 0,0001 1168,75 105,62 0,012 1394,38 22,74 0,024 KB Thu 37,35 0,472 532,44 9,44 1487,29 68,18 1467,79 22,86 Sasso Hè 38,53 0,358 592,25 8,01 1701,50 41,24 1848,21 30,97 LP Thu 34,40 0,453 556,67 8,71 1330,41 26,70 1541,34 27,28 Ghi chú: Sasso và Lương Phượng chỉ thí nghiệm được một vụ vì tại Vạn Phúc về mùa hè chỉ có Sasso, đến mùa thu, Sasso bị loại, thay vào đó là Lương Phượng. Qua phân tích thống kê, nhận thấy ở giai đoạn 0-3 tuần tuổi đều có sai khác rất rõ tệt. Giai đoạn 6 tuần tuổi, gà HB01 và gà KB có sai khác rõ rệt, còn gà HB02 và SP có sai khác, còn gà HB02 và KB thì không có sai khác. Bảng 3b thể hiện KL gà thương phẩm thí nghiệm. Qua bảng 3a ta thấy khối lượng (KL) gà thương phẩm 0-9 tuần tuổi, của các tổhợplai qua 2 lần thí nghiệm. Nhận thấy KL 1 ngày tuổi dao động từ 34,4g đến 38,5g các tổhợplai đều có sự sai khác với các mức độ khác nhau (0,614 đến 0,001). Đến 3 tuần tuổi sự sai khác giữa các tổhợplai đã giảm dần, cao nhất là HB02 đạt 407,0g; Sasso đạt 403,3g, thấp nhất là KB đạt 346,4g thấp hơn so với HB02 là 60,6g; đến 6 tuần tuổi gà HB02 và Sasso vẫn đạt mức cao nhất (15%) tương ứng là 1042g và 1038g. Còn gà KB vẫn thấp nhất đạt 869,2g, chênh lệch khoảng 170g (16%); đến 9 tuần tuổi gà thương phẩm đạt 1430,9 - 1937,1g. HB02 và Sasso vẫn dẫn đầu do HB02 là gà ISA màu và gà Sasso đều mới được nhập từ Pháp. Điều này cho thấy nguồn gốc giống vẫn là quan trọng trong sự phát triển củagà thương phẩm. So sánh NS của 2 tổhợplai này được nuôi tại Việt Nam với NS của các hãng khuyến cáo mới chỉ đạt khoảng 75-80% (1937g so với 2600g). Gà LP đạt NS xấp xỉ với tài liệu của Trung Quốc (10 tuần tuổi: 1,7kg) còn HB01, SP và KB đều có NS 1450-1650g cũng là cao hơn gấp 2 lần so với các giống gànội (63 ngày tuổi, gà mía: 740g; gà Ri: 725g) đây là 3 tổhợplai được các nhà sảnxuất sử dụng các nguyên liệu ngoại nhập cho lai tạo những gà mái bố mẹ tại Việt Nam hoặc cho lai 2 máu để tạo ra gà thương phẩm có NS và mầulônghợp thị hiếu người tiêu dùng. Bảng 3b: Khảnăng sinh trưởng chung của các tổhợpgàlai qua các tuần tuổi HB01 HB02 SP KBCT 2 Sasso LP SS 37,413 ±0,356 ad 35,988 ±0,356 b 36,750 ±0,356 bd 35,200 ±0,356 bc 38,525 ±0,503 a 34,400 ±0,503 c Tuần 1 98,613 ±2,131 a 109,788 ±2,131 b 109,563 ±2,131 b 102,275 ±2,131 a 99,450 ±3,014 a 108,900 ±3,014 b Tuần 2 98,613 ±2,131 a 109,788 ±2,131 bc 109,563 ±2,131 ac 102,275 ±2,131 99,450 ±3,014 a 108,900 ±3,014 b Tuần 3 367,9125 ±7,226 a 407,025 ±7,226 b 378,025 ±7,226 a 346,388 ±7,226 c 403,250 ±10,220 b 405,600 ±10,220 b Tuần 4 525,071 606,599 511,292 488,624 592,245 556,667 HB01 HB02 SP KBCT 2 Sasso LP ±6,319 a ±6,303 b ±6,336 a ±6,303 c ±8,937 b ±8,892 d Tuần 5 703,063 ±14,057 a 807,300 ±14,057 b 736,038 ±14,057 a 658,200 ±14,057 c 821,750 ±19,880 b 728,475 ±19,880 a Tuần 6 894,872 ±13,265 ac 1042,071 ±13,231 b 909,897 ±13,299 a 869,184 ±13,231 c 1038,557 ±18,808 b 935,152 ±18,617 a Tuần 7 1199,375 ±25,551 a 1382,125 ±25,551 b 1144,000 ±25,551 a 1038,625 ±25,551 c 1419,250 ±36,135 b 1124,000 ±36,135 ac Tuần 8 1484,925 ±54,559 ac 1721,241 ±53,958 b 1402,500 ±54,156 c 1393,603 ±54,156 c 1701,500 ±99,859 ab 1330,412 ±64,126 c Tuần 9 1645,000 ±19,892 a 1937,135 ±19,892 b 1599,105 ±19,996 ad 1430,890 ±19,944 c 1848,211 ±28,279 e 1541,340 ±27,986 d Các chữ cái a, b, c, d trong cùng 1 dòng khác nhau sẽ có sai khác P<0,05 Tốc độ tăng khối lượng cơ thể gà thương phẩm. Hệ số K Để có thể so sánh tốc độ tăng KL cơ thể hàng tuần chúng tôi xác định hệ số K cho cả 2 lần thí nghiệm kết quả được trình bày tại Bảng 4. Bảng 4. Tốc độ tăng khối lượng cơ thể gà thương phẩm. Hệ số K Tuần tuổi HB01 HB02 SP KBCT 2 Sasso LP 1 0,978 1,117 1,091 1,066 0,948 1,152 2 0,797 0,675 0,738 0,690 0,765 0,705 3 0,518 0,480 0,500 0,528 0,633 0,519 4 0,356 0,398 0,301 0,344 0,383 0,316 5 0,292 0,258 0,363 0,297 0,327 0,268 6 0,239 0,254 0,211 0,277 0,233 0,249 7 2,292 0,092 0,228 0,177 0,321 0,183 8 0,203 0,222 0,188 0.245 0,180 0,168 9 0,157 0,115 0,145 0.075 0,028 0,146 Kết quả cho thấy, các gà thương phẩm đều có hệ số K cao ở tuần đầu và sau đó giảm dần, tương tự với các giống gà đã được chọn tạo cao sản. Khác với giống địa phương trong giai đoạn đầu có tốc độ tăng trưởng thấp và kéo dài sự tăng trưởng trong nhiều tuần tiếp theo. Điều này cho phép đánhgiágà thương phẩm thí nghiệm được chọn lọc có NS thịt cao. Tỷ lệ nuôi sống và tiêu tốn thức ăn đến 63 ngày tuổi Gà thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống cao (95-97%). Do có tốc độ tăng KL cơ thể khá nhanh nên tiêu tốn TA để SX 1kg thịt ở mức thấp hơn so với các giống gànội như gà Ri (3,0-3,2kg TA/ SX 1kg thịt), cao hơn so với gà công nghiệp cao sản (BQ tiêu tốn TA đến 42 ngày tuổi: 1,7-1,9kg TA/kg tăng trọng). Để so sánh giá trị SX thịtcủagà thương phẩm, chúng tôi xác định chỉ số SX PN theo tiêu chuẩn EU. Bảng 5. Tỷ lệ nuôi sống và TA tiêu tốn để sảnxuất 1kg thịtgà (đến 63 ngày tuổi) Tỷ lệ nuôi sống Thức ăn (kg) Gà TP Mùa hè Mùa thu TB Mùa hè Mùa thu TB HB01 96,0 96,0 96,0 2,28 2,20 2,24 HB02 96,0 97,0 96,5 2,24 2,18 2,21 SP 94,0 96,0 95,0 2,34 2,21 2,27 KBCT2 96,0 97,0 96,5 2,26 2,46 2,36 Sasso 95,0 - 95,0 2,34 - 2,34 LP - 96,0 96,0 - 2,41 2,41 Công thức tính của hãng Hybro (1985) và Ross Breeds (1990) kết quả như sau: Gà thương phẩm HB01 HB02 SP KBCT2 Sasso LP Chỉ sốsảnxuất 111,09 134,28 106,22 92,86 119,20 97,45 Chỉ số PN củagà thương phẩm trong thí nghiệm đạt 93-135 đã đánhgiá đúng chất lượng giống ở mức trung bình. Các giống gà cao sản đạt 250-300 còn gà địa phương (Ri, Mía) chỉ đạt 38-40. Trong sốgà thương phẩm thí nghiệm thì HB02 đạt 134,28; Sasso đạt 119,21. Đây là các giống gàlai 4 dòng được nhập trực tiếp từ Pháp do đó có ưu thế lai cao. Còn các tổhợplai khác đã được Việt Nam hóa để đáp ứng thị trường phù hợp với yêu cầu của người chăn nuôi Việt Nam. Khảo sát thân thịt và thành phần hóa học củathịtgà thương phẩm 63 ngày tuổi Bảng 6. Tỷ lệ các phần thịt xẻ của các tổhợpgàlai (Mean ±SE ) Chỉ tiêu HB01 HB02 SP KBCT 2 Sasso LP P sống 1670,8 ±46,19 a 1937,5 ±46,19 b 1616,7 ±46,19 a 1437,5 ±46,19 c 1908,3 ±65,32 b 1450,0 ±65,32 c P t.xẻ 1183,3 ±37,81 a 1416,6 ±37,81 b 1120,8 ±37,81 a 970,8 ±37,81 c 1433,3 ±53,47 b 961,7 ±53,47 c % t.xẻ 71,05 ±1,16 ab 73,02 ±1,16 a 69,42 ±1,16 b 67,57 ±1,16 bs 74,89 ±1,64 a 66,46 ±1,64 c % đùi 22,66 ±0,65 a 23,67 ±0,65 a 22,04 ±0,65 a 22,65 ±0,65 a 23,96 ±0,93 a 23,71 ±0,93 a % ngực 19,36 ±0,63 ab 18,85 ±0,63 ab 18,18 ±0,63 a 18,04 ±0,63 a 20,47 ±0,89 b 19,64 ±0,89 ab % mỡ 1,62 ±0,29 a 3,31 ±0,29 b 2,70 ±0,29 bc 2,28 ±0,29 ac 3,04 ±0,41 bc 2,12 ±0,41 ac Ghi chú: các chữ cái a, b, c, d trong cùng 1 dòng khác nhau sẽ có sai khác p<0,05 Nuôi đến 63 ngày tuổi, tiến hành khảo sát thịtcủa mỗi tổhợplai 6 gà trống và 6 gà mái có KL xấp xỉ trung bình toàn đàn. Kết quả mổ khảo sát tính chung cả gà mái và gà trống là 12 con cho mỗi tổhợplai và được thể hiện ở Bảng 6. Qua bảng 6 nhận thấy HB02 và Sasso có tỷ lệ thân thịt cao nhất (73-75%), LP và KBCT2 chỉ đạt 66,5-67,5%, còn HB01 và SP đạt trung bình 70-71%. Có sai khác rõ rệt về giá trị trung bình.Tỷ lệ thịt đùi 22,04-23,9% (p>0,05). Tỷ lệ thịt ngực 18,1-20,4% (p<0,05). Đặc biệt tỷ lệ mỡ bụng của HB02 là 3,3%; Sasso là 3,0%. Trong khi đó các gà khác chỉ 1,6-2,7%. Điều này phù hợp với việc gà có sự tăng trưởng nhanh, tích mỡ sớm. Ở gà công nghiệp cao sản (Ross, ISA.MPK, Lohman ) thường có tỷ lệ mỡ bụng khi giết thịt cao hơn 3,0% (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2001a; Phùng Đức Tiến và cs, 2003; Đoàn Xuân Trúc, 2001b). Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thân thịt được thể hiện ở Bảng 7. Bảng 7. Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thân thịtgà thương phẩm 63 ngày tuổi Tính trạng Mùa vụ Tổhợplai Giới tính Tính trạng Mùa vụ Tổhợplai Giới tính KL sống 0,0478 <0,0001 <0,0001 % đùi 0,0594 0,2438 0,0024 KL thịt xẻ 0,0697 <0,0001 <0,0001 % ngực 0,4961 0,1517 0,0277 % thịt xẻ 0,0031 0,1297 0,3406 % mỡ bụng 0,7307 0,0032 0,0726 Kết quả phân tích cho thấy yếu tố mùa vụ nuôi chỉ ảnh hưởng tới KL cơ thể củagà thương phẩm rất ít với p<0,05 (không tính với giống Lương Phượng và Sasso). Mùa vụ có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ với độ tin cậy p<0,01 còn không thấy có ảnh hưởng tới tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực hay tỷ lệ mỡ bụng. Tổhợplai ảnh hưởng rất rõ rệt tới KL cơ thể; KLg thân thịt và tỷ lệ mỡ bụng với xác suất p<0,0001. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố này không có ảnh hưởng tới tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực. Giới tính ảnh hưởng rất rõ rệt đến KL cơ thể, KL thịt xẻ và tỷ lệ thịt đùi với p<0,0001 và không ảnh hưởng tới tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng. Thành phần hóa học củathịtgà thương phẩm lúc 63 ngày tuổi Bảng 8. Thành phần hoá học thịtcủa các tổhợpgàlai (Mean ±SE) Chỉ tiêu SP HB01 HB02 KBCT 2 Sasso LP Ẩm 76.908 ±0.358 a 77.192 ±0.358 a 77.362 ±0.358 a 77.35 ±0.358 b 77.59 ±0.358 a 75.96 ±0.358 a Protein 19.630 ±0.280 a 19.863 ±0.280 a 19.948 ±0.280 a 19.51 ±0.280 a 19.40 ±0.280 a 19.41 ±0.280 a Mỡ 1.517 ±0.120 a 1.540 ±0.120 a 1.343 ±0.120 a 1.46 ±0.120 a 1.43 ±0.120 a 1.25 ±0.120 a Đùi Khoáng 1.030 ±0.032 a 1.060 ±0.032 a 1.092 ±0.032 a 1.04 ±0.032 b 1.07 ±0.032 a 1.25 ±0.032 a Ẩm 75.332 ±0.355 a 75.098 ±0.355 a 75.055 ±0.355 a 75.03 ±0.355 a 75.68 ±0.355 a 73.25 ±0.355 b Protein 22.653 ±0.239 ac 22.663 ±0.239 ac 23.067 ±0.239 ab 23.15 ±0.239 ab 22.36 ±0.239 c 23.38 ±0.239 b Mỡ 0.397 ±0.029 bc 0.488 ±0.029 ac 0.318 ±0.029 b 0.41 ±0.029 c 0.43 ±0.029 ac 0.49 ±0.029 a Lườn Khoáng 1.212 ±0.032 a 1.288 ±0.032 ab 1.308 ±0.032 b 1.21 ±0.032 a 1.23 ±0.032 ab 1.26 ±0.032 ab Ghi chú: các chữ cái a, b, c, d trong cùng 1 dòng khác nhau sẽ có sai khác p<0,05 Kết quả được phân tích tại Viện Chăn nuôi (Bảng 8). Tỷ lệ nước trong thịt đùi gà thương phẩm biến động từ 76 đến 77,5%, hầu như không có sai khác. Tỷ lệ protein trong thịt đùi cũng hầu như không khác nhau giữa các tổhợplai (19,4-19,9%). Tỷ lệ mỡ 12,4- 15,4%, không có sai khác về thống kê. Tỷ lệ khoáng 1,03-1,25%. Tỷ lệ nước ở thịt ngực 73,2-75,6%, hầu như không có sai khác giữa các tổhợp lai. Tỷ lệ protein 22,3-23,2%, có sai khác rất it. Tỷ lệ mỡ 0,31-0,49% có sai khác đáng kể, gà HB02 thấp nhất là 0,318% còn cao nhất là gà LP 0,493%. Nhìn chung thịtgà LP trong thí nghiệm có giá trị tương tự các loại thịtgà thương phẩm khác đã công bố trước đây của Đoàn Xuân Trúc và cs (2001a), Phùng Đức Tiến và cs (2003), Đoàn Xuân Trúc và cs, (2001b). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ -Năng suất sinh sản các dòng gàlôngmàunhậpnộikhá cao 170-214 quả ở 66 tuần tuổi. -Các tổhợplai thương phẩm của các dòng gàlôngmàunhậpnội có tốc độ sinh trưởng nhanh trong 4 tuần tuổi đầu tiên, sau đó giảm dần. Nuôi đến 9 tuần tuổi đạt KL cơ thể 1500-1900g và tiêu tốn TA/1kg thịt 2,2-2,4kg. Các tổhợpgà thương phẩm đạt chất lượng cao về các chỉ tiêu thân thịt và đặc biệt là tỷ lệ mỡ bụng dưới mức 3%. Thành phần hóa học củathịt đùi và thịt ngực đều có gia trị đặc trưng củagà thịt. -Các yếu tố giống, giới tính ảnh hưởng rõ rệt đến khảnăng sinh trưởng và chất lượng thân thịtcủagà thương phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Xuân Trúc, Đỗ Thị Tỉnh, Nguyễn Xuân Bình, Bùi Văn Điệp, Bùi Thị Hương, Trần Văn Tiến. (2001a) Nghiên cứu khả năngsảnxuấtcủa giống gàlôngmàu ISA.JA57 nuôi tại Việt Nam. Báo cáo khoa học Chăn nuôi thu y 1999-2000. Bộ Nông nghiệp & PTNT tháng 4/2001. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Trung, Đặng Ngọc Dư. 2001b - Nghiên cứu khảnăngsảnxuấtcủa giống gàlôngmàu bán chăn thả Kabir-CT.3 tại Xí nghiệp gà giống Châu Thành. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001. Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long. 2003 - Đặc điểm ngoại hình và năng suất gà Ri vàng rơm Việt Nam ở thế hệ xuất phát, qua chọn lọc và nhập giống. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi, tháng 12/2003. Phùng Đức Tiến, Trần Công Xuân, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Đào Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Mười, Lê Tiến Dũng. 2003 - Nghiên cứu khả năngsảnxuấtcủagà bố mẹ ISA color và con lai giữa gà ISA và gà Sasso(X 44 ), Kabir và Lương Phượng. Báo cáo khoa học VCN, tháng 12/2003. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn Đăng Vang. 2001 - Nghiên cứu mộtsố đặc điểm về ngoại hình và tính năng sảnxuấtcủagà mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2003- Bộ Nông nghiệp tháng 4/2001)./. . “Khảo sát đánh giá khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà thịt lông màu nhập nội nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất (NS) thịt của các tổ hợp lai của một số dòng gà lông. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GÀ LÔNG MÀU NHẬP NỘI Nguyễn Quế Côi 1 , Trần Long 2 và Trần Thị Minh Hoàng 1 . dòng gà trong sản xuất (SX). VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Khảo sát 6 tổ hợp lai gà thịt thương phẩm của các dòng gà thịt lông màu nhập nội của 3 cơ sở đản xuất