VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 28 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ H’MONG VỚI GÀ AI CẬP Nguyễn Viết Thái 1 , Phạm Công Thiếu 2 , Hoàng Văn Tiệu 2 , Lương Thị Hồng 2 và Trần Quốc Hùng 2 1 Đoàn quy hoạch và thiết kế Thanh Hóa; 2 Viện Chăn Nuôi Tác giả liên hệ: Nguyễn Viết Thái, Đoàn quy hoạch và thiết kế Thanh Hóa ĐT: 0912071939. Email: nguyenvietthaith@gmail.com ABSTRACT Performance of some crosses between H’Mong and AiCap chickens A study aiming at investigation of Performance of some crosses between H’Mong and AiCap chickens was conducted. Among crossbred chicken created, HAH chicken, which was a cross-bred between H’mong ♂ and F1 ♀ (Egyptian ♂ x H’mong ♀), seemed to perform better than other crosses. Their surviving rate, heterosis of survival rate, body weight, heterosis of body weight, FCR and heterosis of FCR at 12 weeks of age were 94.33% 0.167%; 1167.05g; 2.63 %; 3.21 kg feed/kg gain, - 2.43%, respectively. Their dressing percentage, thigh and breast meat percentage were 74.82 and 40.31%, respectively. Interestingly, HAH chicken had a black skin, meat and bone, which was prefered and accepted by customers. Key words: HAH chicken, cross-bred, body weight, FCR ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với việc phát triển chăn nuôi các giống gia cầm có năng suất cao như gà chuyên thịt, chuyên trứng, việc nghiên cứu chọn lọc lai tạo các giống quý hiếm đặc sản cũng bắt đầu được quan tâm triển khai và nuôi thử nghiệm. Chăn nuôi giống gà xương đen, thịt đen là một trong những hướng đi như vậy. Gà H’mông là giống gà nội của Việt Nam thuộc nhóm gà da đen, thịt đen, xương đen nuôi theo phương thức quảng canh ở một số vùng miền núi phía Bắc nước ta. Qua nghiên cứu cho thấy gà H’mông có khả năng thích nghi rộng, chất lượng thịt thơm ngon, thịt rất ít mỡ, cũng như gà Ác, gà xương đen Thái Hòa, gà H’mông được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm như một giống gà thuốc dùng để chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe. Song khả năng sinh sản của gà H’mông thấp nên để tự nhiên sẽ khó phát triển thành hàng hóa lớn. Gà Ai cập là giống gà kiêm dụng thịt – trứng có nguồn gốc từ Ai cập đã được nuôi thuần hóa ở Việt Nam nhiều năm nay, được công nhận là dòng thuần năm 2004. Gà có hình dáng thanh nhẹ, da thịt trắng, chân cao màu chì, lông màu hoa mơ đen trắng, gà Ai cập có sức đề kháng tốt, chất lượng thịt, trứng thơm ngon, năng suất trứng đạt 200 quả/mái/năm. Nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 2 giống gà này chúng tôi đã triển khai đề tài: “Khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập” nhằm mục tiêu tạo gà lai thương phẩm thịt ¾ máu H’mông có khả năng sinh trưởng tốt, chất lượng thịt tương đương gà H’mông. Lựa chọn tổ hợp lai phù hợp cung cấp cho nhu cầu phát triển chăn nuôi gà đen đặc sản. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đàn gà H’mông thuần (HM), các tổ hợp lai giữa gà H’mông x Ai cập (AC) tạo gà lai F1 và tổ hợp lai HM x F1 (HM x AC) và HM x F1 (AC x HM) tạo gà lai ¾ máu H’mông Nội dung nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của 5 loại gà broiler H’mông (HM), F1 (H’mông – Ai cập) (HA), F1 (Ai cập – H’mông) (AH), gà Broiler ¾ máu H’mông, ¼ máu Ai cập NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai 29 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại Trung tâm thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện chăn nuôi từ tháng 21/3/2007 đến 12/6/2007. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh gồm 5 lô gà thí nghiệm, mỗi công thức 300 con gà 01 ngày tuổi nuôi chung trống mái với tỷ lệ trống mái là tương đương nhau. Thời gian thí nghiệm kéo dài 12 tuần (84 ngày thí nghiệm) theo sơ đồ sau. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà thịt Diễn giải Gà HM Gà HA Gà AH Gà HHA Gà HAH Tổng số lần lặp lại 3 3 3 3 3 Tổng số gà theo dõi (con) 300 300 300 300 300 Thời gian thí nghiệm (tuần) 12 12 12 12 12 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng Gà được nuôi trong chuồng nền đệm lót trấu, có sân chơi, điều kiện chuồng trại thông thoáng tự nhiên. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh theo quy trình chăn nuôi gà H’mông Broiler áp dụng cho tất cả các lô gà thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi: Đặc điểm ngoại hình, khối lượng cơ thể; tỷ lệ nuôi sống; tiêu thụ thức ăn; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể; chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế, các chỉ tiêu khảo sát và các chỉ tiêu chất lượng thịt. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình + sai số chuẩn SE. Student-T-Test sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P<0,05 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm ngoại hình: Đặc điểm ngoại hình đặc trưng nhất của gà H’mông là chân chì, da đen, thịt đen, xương đen, mào cờ đơn màu xám đen, tích đen ánh bạc, màu lông rất đa dạng, con mái có các màu: đen tuyền, mơ đen nâu, vàng nâu, tro xám; con trống có 2 màu chính là đen trắng và vàng đỏ: gà lai HAH và HHA lúc 12 tuần tuổi có nhiều màu lông như gà H’mông, nhưng có thêm màu mơ đen đốm trắng giống gà Ai Cập; gà trống có màu trắng đen và vàng đỏ. Màu sắc da, chân, mào tích giống gà H’mông, thịt đen, xương đen. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm nuôi thịt qua các tuần tuổi. Qua Bảng 2 cho thấy khối lượng cơ thể tính chung trống mái tăng dần qua các tuần tuổi và không có sự khác nhau đáng kể (P>0,05), so với các giống gà nội khác như gà Ri: khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi con trống 1140,7g và con mái 968,5g (Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng, 2005); gà Mía 1503g (Hoàng Phanh, 1996); gà Đông Tảo: 1404,7g (Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng, 2005). Gà H’mông và con lai của chúng với gà Ai Cập có khối lượng cơ VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 30 thể cao hơn gà Ri và thấp hơn gà Mía, gà Đông Tảo. So với các giống gà thịt đen như gà Ác 9 tuần tuổi có khối lượng cơ thể (con trống 446,9g; con mái 378,6g); gà xương đen Thái Hòa Trung Quốc (con trống: 567,0g; con mái 480,5g) (Vũ Quang Ninh, 2002); gà Ác Thái Hòa lúc 12 tuần tuổi (gà trống: 780,48g; gà mái: 638,52g) (Nguyễn Thị Mười, 2006) thì gà H’mông và con lai của gà H’mông có khối lượng lớn hơn. Bảng 2. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm (g) (n = 100con/lô) Gà HM Gà HA Gà AH Gà HHA Gà HAH TT Mean CV% Mean CV% Mean CV% Mean CV% Mean CV% SS 30,50 8,54 31,40 7,05 30,42 11,82 31,62 8,95 30,17 10,96 1 55,30 8,32 60,69 7,28 59,10 11,52 56,73 9,70 56,14 13,14 2 97,54 11,39 107,10 7,92 108,17 11,08 98,27 12,25 101,92 14,29 3 168,40 10,37 175,60 9,69 165,49 11,81 157,26 13,43 163,71 12,95 4 238,40 11,67 250,04 11,07 244,86 12,14 242,21 13,66 243,73 13,81 5 326,30 11,69 336,80 9,60 324,89 11,42 328,43 13,11 339,54 12,51 6 425,50 11,93 437,03 11,67 421,22 11,18 417,62 15,01 436,65 12,56 7 537,46 11,80 550,07 11,01 527,52 15,31 530,17 15,40 545,89 13,86 8 654,60 12,90 670,09 11,19 643,27 15,05 661,69 16,75 674,80 13,79 9 790,00 15,29 800,02 15,43 772,60 15,93 797,90 16,72 819,49 13,89 10 918,36 12,72 930,81 13,37 907,99 13,03 935,04 17,98 951,88 14,74 11 1031,56 17,02 1054,68 13,98 1025,73 17,58 1058,80 17,44 1068,00 14,68 12 1142,40 a 16,65 1169,73 a 14,58 1132,93 a 16,38 1156,20 a 15,93 1167,07 a 15,17 ƯTL (%) + 0,08 + 2,63 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của gà thí nghiệm nuôi thịt Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, mức tiêu thụ thức ăn/con/giai đoạn của các lô gà thí nghiệm có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (3674,4 -3734,5g/con/giai đoạn). TTTĂ/kg tăng khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 3,21 kg đến 3,37 kg. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thu (2002) nghiên cứu trên gà Rhoderi, gà Tam Hoàng và gà lai Rhoderi x Tam hoàng lần lượt là 4,2 kg - 3,14 kg và 3,30 kg. Trần Thị Mai Phương (2003) nghiên cứu trên gà Ác nuôi đến 9 tuần tuổi cho biết TTTĂ/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,31 kg. Vũ Quang Ninh (2002) nghiên cứu trên gà xương đen Thái Hòa đến 7 tuần tuổi cho thấy TTTĂ/kg tăng khối lượng cơ thể là 2,26 kg. Tỷ lệ nuôi sống ở các nhóm gà thí nghiệm đạt cao (93,33 – 94,67%). Chỉ số sản xuất của nhóm gà thí nghiệm từ 37,80 – 40,83 đạt tương đương một số giống gà nội như gà Ri, gà Mía (38 – 40). Chỉ số sản xuất của gà HAH cao hơn gà H’mông thuần là 2,12. Kết quả nghiên cứu chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nga (2005) trên gà Kabir, Jangcun và gà lai JK, KJ và phù hợp với kết NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai 31 quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006) trên gà Ác Thái Hòa và con lai của chúng với gà Ai Cập. Gà lai 3/4 máu H’mông (HAH ) có ưu thế lai so với trung bình bố mẹ về tỷ lệ nuôi sống (+1,67%); ưu thế lai về khối lượng cơ thể (2,63%); ưu thế lai về TTTĂ là -2,43%; chi phí tiền thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp nhất 26.322đ/kg thấp hơn gà H’mông 1656đ/kg. Bảng 3. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Chỉ tiêu ĐVT Gà HM Gà HA Gà AH Gà HHA Gà HAH Số gà đầu kỳ Con 300 300 300 300 300 Số gà cuối kỳ Con 281 280 284 280 283 Tỷ lệ nuôi sống % 93,67 93,33 94,67 93,33 94,33 ƯTL tỷ lệ nuôi sống % - - - -0,18 +1,67 KL cơ thể 12TT g 1142,09 1168,10 1132,08 1156,03 1167,05 Ưu thế lai về KL cơ thể % - - - +0,08 +2,63 Tiêu thụ TĂ g/con 3675 3674,4 3719,10 3734,50 3687,80 TTTĂ/kg tăng KL kg 3,29 3,29 3,37 3,31 3,21 Ưu thế lai về TTTĂ % - - - -0,61 -2,43 Chỉ số sản xuất - 38,71 39,44 37,86 38,80 40,83 Chỉ số kinh tế - 1,43 1,46 1,37 1,43 1,55 Tiền TĂ/kg gà hơi đ 26.978 26.978 27.634 27.142 26.322 Năng suất và chất lượng thịt Đánh giá khả năng cho thịt của gà HHA và HAH, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm 12 tuần tuổi (mỗi lô 3 gà trống + 3 gà mái). Kết quả khảo sát được trình bày tại Bảng 4. Bảng 4. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (n=6) Chỉ tiêu Gà HM Gà HA Gà AH Gà HHA Gà HAH KL cơ thể sống (g) 1128,30 1225,0 1141,60 1180,0 1209,56 KL thân thịt (g) 819,00 916,0 855,60 886,50 905,0 Tỷ lệ thân thịt 1 (%) 72,58 74,77 74,95 75,12 74,82 Khối lượng thịt đùi (g) 186,60 207,20 191,40 194,60 203,50 Tỷ lệ thịt đùi 2 (%) 22,78 22,62 22,37 21,95 22,48 Khối lượng thịt ngực (g) 147,80 159,80 153,20 154,90 161,30 Tỷ lệ thịt ngực 2 (%) 18,04 17,45 17,91 17,47 17,82 TL thịt (đùi + ngực) (%) 40,83 40,06 40,27 39,42 40,31 Khối lượng mỡ bụng (g) 14,30 11,30 10,90 9,20 9,70 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 1,74 1,23 1,27 1,04 1,07 Ghi chú: 1 So với khối lượng sống; 2 So với khối lượng thân thịt VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 32 Kết quả tại Bảng 4 cho thấy toàn bộ da, thịt, xương gà thí nghiệm đều có màu đen, không phân biệt được giữa gà thuần và gà lai, tỷ lệ thân thịt của gà HHA và HAH (chung trống mái) đạt 74,82 – 75,12% cao hơn gà H’mông thuần (72,58%), tỷ lệ mỡ bụng của gà lai (HHA và HAH) thấp hơn gà H’mông (1,04 và 1,07% so với 1,74%). Tỷ lệ thịt (đùi + ngực) giữa các nhóm gà thí nghiệm là tương đương nhau. Theo Vũ Quang Ninh (2002) gà Thái Hòa Trung Quốc có tỷ lệ thân thịt lúc 13 tuần tuổi là 65,63%, tỷ lệ thịt đùi là 18,88%, tỷ lệ thịt ngực là 15,97%. Như vậy gà H’Mông và gà lai có năng suất thịt cao hơn. Chất lượng gà thí nghiệm Chất lượng cảm quan: Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan được trình bày tại Bảng 5 cho thấy chất lượng cảm quan của thịt gà H’mông và gà lai ¾ máu H’Mông (HHA và HAH) không có sai khác, được đánh giá cao hơn gà ½ máu H’mông (HA và AH). Nhìn chung các nhóm gà thí nghiệm có đánh giá chung với số điểm cao (7,32 – 8,17 điểm), đều đạt chất lượng cảm quan tốt. Bảng 5. Chất lượng cảm quan của thịt gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi Chỉ tiêu Gà HM (n = 6) Gà HA (n = 6) Gà AH (n = 6) Gà HHA (n = 6) Gà HAH (n = 6) Màu da 8,7 ± 0,1 7,2 ± 0,3 7,1 ± 0,3 7,8 ± 0,3 8,1 ± 0,2 Màu sắc thịt 8,1 ± 0,2 7,6 ± 0,3 7,5 ± 0,2 7,1 ± 0,2 7,8 ± 0,3 Cảm quan thị hiếu Độ béo, gầy 7,7 ± 0,3 7,7 ± 0,3 7,5 ± 0,2 7,6 ± 0,2 7,6 ± 0,2 Mùi thơm 8,5 ± 0,3 7,5 ± 0,2 7,4 ± 0,3 8,1 ± 0,2 8,0 ± 0,2 Độ dai, bở, nát 7,9 ± 0,3 7,2 ± 0,4 7,3 ± 0,3 8,0 ± 0,3 7,9 ± 0,3 Nếm thử Vị ngọt 8,1 ± 0,2 7,3 ± 0,3 7,1 ± 0,2 7,9 ± 0,2 8,0 ± 0,2 Đánh giá chung 8,17 ± 0,2 7,42 ± 0,2 7,32 ± 0,2 7,88 ± 0,2 7,9 ± 0,2 Thành phần hóa học của thịt Phân tích các thành phần hóa học của thịt gà H’mông và các công thức lai tại phòng phân tích thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi – Viện chăn nuôi. Kết quả phân tích tại Bảng 6 cho thấy thịt gà lai và thịt gà H’Mông có hàm lượng nước tương tự nhau nhưng tỷ lệ protein thô, lipit thô và khoáng tổng số đều cao hơn gà H’Mông. Tỷ lệ protein thô cao hơn từ 0,23 – 0,68%, lipit thô cao hơn 0,36 – 0,45% và khoáng tổng số cao hơn 0,12 – 0,3%. Tỷ lệ thành phần các axitamin ở thịt gà H’Mông lai có một số axitamin có tỷ lệ thấp hơn gà H’Mông thuần. Đặc biệt là Metheonine và Lyzine, điều này phù hợp với kết quả đánh giá cảm quan gà lai có độ ngọt kém hơn gà thuần. So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mai Phương (2003) chúng tôi thấy tỷ lệ protein thô, nước, khoáng tổng số của gà lai tương tự như gà Ác và cao hơn gà Ri. Riêng tỷ lệ Lipit thô thì thấp hơn gà Ác và gà Ri. Thành phần các axitamin cũng tương tự gà Ác (trừ Tyrosine thấp hơn) và cao hơn gà Ri. NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai 33 Bảng 6. Thành phần hóa học của thịt gà thương phẩm (%) (HM, HA, AH, HHA, HAH) Chỉ tiêu phân tích Gà HM (n = 6) Gà HA (n = 6) Gà AH (n = 6) Gà HHA (n = 6) Gà HAH (n = 6) Nước 74,23 74,31 74,15 74,39 75,10 Protein thô 22,04 22,67 22,27 22,72 22,35 Lipit thô 0,38 0,83 0,76 0,74 0,80 Khoáng tổng số 1,27 1,57 1,39 1,43 1,45 Axit amin - - - - - Asporfin 2,115 1,999 1,915 2,064 1,945 Glutamic 3,487 3,415 3,295 2,807 3,190 Serine 0,961 0,648 0,793 0,683 0,755 Histidine 0,970 0,363 0,400 0,341 0,365 Glycine 0,875 1,106 1,095 1,134 1,120 Threonire 1,038 1,067 1,029 1,139 1,086 Alanine 1,373 1,669 1,713 1,752 1,690 Arginine 2,685 1,548 1,417 1,716 1,654 Tyrosine 1,514 0,911 0,986 0,941 0,937 Valine 0,555 1,188 1,270 1,261 1,220 Metheonine 1,504 0,507 0,680 0,632 0,710 Phenyalanine 0,683 0,897 0,924 0,967 0,940 Izoleucine 0,769 1,208 1,100 1,277 1,123 Leucine 0,769 1,939 2,050 2,002 2,115 Lyzine 1,369 0,527 0,535 0,533 0,559 Hydroproline 1,902 0,775 0,866 1,188 0,917 Proline 1,315 1,279 1,356 1,000 1,557 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Gà HHA ( ♂ H’mông x ♀ F1 (♂ Ai cập x ♀ H’mông)) có tầm vóc trung bình, mào cờ có màu xanh xám đen, mào tích đen ánh bạc, da đen, thịt đen, xương đen, chân màu chì, gà mái có nhiều màu lông giống như gà H’Mông (đen tuyền, mơ nâu đen, nâu vàng, tro xám và mơ đen trắng), gà trống có màu lông trắng đen và vàng đỏ. Gà HAH nuôi thịt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,33%, ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống lên 0,167%, khối lượng cơ thể đạt 1167,05g, ưu thế lai về khối lượng cơ thể (2,63%), tiêu tốn VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 34 TĂ/kg tăng khối lượng cơ thể 3,21kg, ưu thế lai ( - 2,43%). Tỷ lệ thân thịt 74,82%, tỷ lệ thịt đùi + ngực 40,31%, gà có da đen, thịt đen, xương đen được thị trường chấp nhận. Đề nghị Cho phép chuyển giao gà HAH rộng trong sản xuất để phát triển chăn nuôi gà da đen đặc sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Huy Đạt Hồ Xuân Tùng (2005), Nghiên cứu tổ hợp lai giữa gà Đông Tảo với gà Ri cải tiến nuôi trong nông hộ , Tóm tắt Báo cáo khoa học năm 2004, Viện chăn nuôi. Lê Thị Nga (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà lai hai giống Kabir với Jangcun và ba giống gà Mía x (Kabir x Jangcun), Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Hà Nội. Trang 111-112. Vũ Quang Ninh (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng sản xuất của giống gà xương đen Thái Hòa trung Quốc, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Thị Mười (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai cập với gà Ác Thái Hòa Trung Quốc, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr 81 – 83. Hoàng Phanh (1996), Nghiên cứu khả năng sing trưởng, cho thịt và sinh sản của gà Mía, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Trần Thị Mai Phương (2003), Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng và phẩm chất thịt của giống gà Ác Việt Nam, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tr 18 – 19. Phạm Thị Minh Thu (2002), Xác định năng suất chất lượng một số tổ hợp lai giữa gà Rhoderi, Tam Hoàng882 và Jangcun cho chăn nuôi nông hộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Người phản biện: PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn và TS.Hồ Lam Sơn . một số tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập nhằm mục tiêu tạo gà lai thương phẩm thịt ¾ máu H’mông có khả năng sinh trưởng tốt, chất lượng thịt tương đương gà H’mông. Lựa chọn tổ hợp lai. - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 – Tháng 8 – 2011 28 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ H’MONG VỚI GÀ AI CẬP Nguyễn Viết Thái 1 , Phạm Công Thiếu 2 ,. cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nga (2005) trên gà Kabir, Jangcun và gà lai JK, KJ và phù hợp với kết NGUYỄN VIẾT THÁI – Khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai 31