Tuy nhiên, chúng đều có nhược điểm rất lớn, đó là khả năng tăng trọng thấp, sinh sản kém… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền chăn nuôi trang trạ
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Văn Hoản
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Hữu Đoàn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộcông nhân viên chức công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ xã Hồng Phong huyện An Dương thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngàythángnăm 2015
Học viên
Phạm Văn Hoản
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract x
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2 Tổng quan tài liệu 3
2.1 Khả năng sinh sản của gia cầm 3
2.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng 3
2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh 4
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nở 5
2.2 Khả năng sinh trưởng 6
2.2.1 Khái niệm về sinh trưởng 6
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 7
2.2.3 Cách đánh giá khả năng sinh trưởng 11
2.3 Cơ sở khoa học của công tác lai tạo giống 11
2.3.1 Khái niệm về lai tạo giống 12
2.3.2 Lai kinh tế 12
2.3.3 Cơ sở khoa học của ưu thế lai 13
2.3.4 Các thành phần di truyền và ưu thế lai cấu thành sản phẩm 15
2.4 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 18
Trang 62.4.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm lai thế giới 18
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 20
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.3 Nội dung nghiên cứu 24
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
3.4.1 Sơ đồ nhân giống và tạo ra các con lai F1 ½ Mía, F2 ¾ LV và F2 ¾ Mía 25
3.4.2 Trên đàn gà sinh sản 25
3.4.3 Bố trí thí nghiệm trên đàn gà thịt thương ph 26
3.5 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 27
3.5.1 Xác định các chỉ tiêu trên đàn gà sinh sản 27
3.5.2 Xác định các chỉ tiêu trên đàn gà thịt 29
3.6 Xử lý số liệu 31
Phần 4 Kết quả và thảo luận 32
4.1 Kết quả nghiên cứu trên đàn gà sinh sản 32
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình 32
4.1.2 Tỷ lệ nuôi sống 32
4.1.3 Khối lượng cơ thể gà sinh sản giai đoạn 0-20 tuần tuổi 34
4.1.4 Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn con và hậu bị 38
4.1.5 Tuổi thành thục sinh dục 40
4.1.6 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 43
4.1.7 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống 45
4.1.7 Kết quả ấp nở 46
4.2 Kết quả nghiên cứu trên gà nuôi thịt 47
4.2.1 Đặc điểm ngoại hình của gà Broiler F 1 47
4.2.2 Tỷ lệ nuôi sống 47
4.2.3 Khối lượng cơ thể 48
4.2.4 Sinh trưởng tuyệt đối 50
4.2.5 Sinh trưởng tương đối 52
4.2.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn 53
4.2.7 Chỉ số kinh tế 55
Trang 74.2.8 Kết quả mổ khảo sát 57
4.2.9 Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai thương phẩm 57
Phần 5 Kết luận và đề nghị 59
5.1 Kết luận 59
1 Khả năng sinh sản của đàn bố mẹ 59
2 Khả năng sản xuất của gà thịt của đàn thương phẩm 59
5.2 Đề nghị 60
Tài liệu tham khảo 61
Trang 8TTTA Tiêu tốn thức ăn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
ƯTL Ưu thế lai
TKL Tăng khối lượng
LTĂTN Lượng thức ăn thu nhận
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản 26
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm trên đàn gà sinh sản 26
Bảng 3.3 Chế độ dinh dưỡng cho gà đàn gà nuôi thịt thí nghiệm (tuần tuổi) 26
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm trên đàn gà thịt thương phẩm 27
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 0 - 20 tuần tuổi 33
Bảng 4.2 Khối lượng cơ thể gà mái sinh sản qua các tuần tuổi 35
Bảng 4.3 Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi 39
Bảng 4.4 Diễn biến quá trình đẻ trứng, khối lượng cơ thể và khối lượng trứng của các lô 41
Bảng 4.5 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm 44
Bảng 4.6 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống 45
Bảng 4.7 Kết quả ấp nở 46
Bảng 4.8 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi 47
Bảng 4.9 Khối lượng cơ thể từ mới nở đến 12 TT 49
Bảng 4.10 Sinh trưởng tuyệt đối của gà trong các lô 51
Bảng 4.11 Sinh trưởng tương đối của gà trong các lô 53
Bảng 4.12 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 54
Bảng 4.13 Chỉ số kinh tế của các lô gà thương phẩm 56
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát thân thịt của gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi 57
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế nuôi gà lai thương phẩm 58
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà từ 0 - 20 tuần tuổi 34
Hình 4.2 Khối lượng cơ thể gà mái sinh sản qua các tuần tuổi 37
Hình 4.3 Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi 40
Hình 4.4 Tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm 44
Hình 4.5 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 48
Hình 4.6 Sinh trưởng tuyệt đối 52
Hình 4.7 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 54
Hình 4.8 Chỉ số kinh tế của các lô gà thương phẩm 56
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi gia cầm có một vị trí rất quan trọng để sản xuất thực phẩm cho con người do hiệu quả kinh tế mang lại cũng như tính phù hợp với nhiều phương thức nuôi và đầu tư của người chăn nuôi Khi lai một giống gà nội thả vườn với một giống gà nhập nội sẽ tạo ra các tổ hợp lai có năng suất chất lượng thịt cao, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần bảo tồn, phát triển các giống gà địa phương quý hiếm Từ những giống gà Mía, gà LV của công ty
cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ đã tiến hành lai tạo để tạo được các tổ hợp lai
F1 ½ Mía, F1 ¾ Mía, F1 ¾ LV Kết thúc quá trình nghiên cứu theo dõi trên 3 đàn
gà mái sinh sản gà Mía, gà LV và gà F1 (Mía-LV) được tiến hành theo dõi, lặp lại
3 lần thì gà mái F1 (Mía-LV) khi giao phối với gà trống Mía hay gà trống LV có tuổi thành thục sinh dục 155 ngày, gà đẻ đỉnh cao ở 240 ngày và khối lượng trứng đạt 55g, năng suất trứng đạt khoảng 102 quả/mái, tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống khoảng 7,0 kg, khi ấp nở tỷ lệ nở/tổng số trứng đạt 82,56% Kết thúc theo dõi 12 tuần tuổi trên 05 đàn gà Mía, gà LV, gà F1 ½ Mía, F1 ¾ Mía, F1 ¾ LV Gà
F1 ¾ LV có khối lượng cơ thể lớn nhất khoảng 2,1 kg, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt 27,40 g/con/ngày, sinh trưởng tương đối đạt 52,23%, tỷ lệ thân thịt đạt 74,56% và tỷ lệ mỡ bụng thấp nhất 0,46%
Trang 13PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê năm 2014, trong tổng số gần 200 triệu con gia cầm đang nuôi trong cả nước, đàn gà thả vườn, lông màu chiếm đến gần 80 % Để đáp ứng nhu cầu của các trang trại và nhu cầu tiêu dùng gà chất lượng cao, trong những năm gần đây, nước ta đã nhập một số giống gà lông màu nổi tiếng như Tam hoàng, Lương phượng, Sacso, Kabir…
Khi nhập gà lông màu từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn chính: Giống ngoại rất đắt và tốn kém: Để có một con giống ông bà thả vườn một ngày tuổi phải bỏ ra hàng triệu đồng; không chủ động được con giống
vì phải phụ thuộc vào hãng cung cấp từ nước ngoài
Bên cạnh đó, hầu hết các giống gà thả vườn nhập nội đều chỉ thích nghi hoặc thích nghi tốt với việc nuôi nhốt hoặc bán chăn thả, do tập tính lười vận động, chậm chạp do đó thịt nhão, chất lượng thịt không cao … không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng nên giá rẻ
Các nhà khoa học nhận thấy, bản thân đàn gà địa phương của nước ta đã đáp ứng được rất nhiều tiêu chí về gà Label Rouge mà thế giới đang phát triển: lông màu, thích nghi với việc chăn thả, chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon Một
số giống gà như gà Hồ, Đông Tảo, gà Mía có ngoại hình rất đặc trưng của một giống gà cho thịt Tuy nhiên, chúng đều có nhược điểm rất lớn, đó là khả năng tăng trọng thấp, sinh sản kém… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn - một
xu thế chăn nuôi gia cầm đang phát triển nhanh và chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong tương lai gần, khi mà nước ta gia nhập hiệp hội khối các nước thuộc TPP
Cả lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua đều chứng tỏ rằng, khi cho lai một giống gà nội, nhất là các giống có tầm vóc cơ thể lớn với gà thả vườn nhập nội thì các nhược điểm kể trên của cả gà nội và nhập nội đều sẽ được khắc phục cơ bản, đó cũng là một một xu hướng lớn trong công tác nghiên cứu tạo ra
Trang 14con giống cho nền chăn nuôi gà của nước ta hiện nay Cách làm đó đáp ứng nhu cầu của thị trường về con giống gà lông màu có chất lượng cao cho các trang trại chăn nuôi theo phương thức chăn thả quy mô vừa và lớn, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu con giống từ bên ngoài, tiết kiệm được một phần ngoại tệ đáng
kể, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính và mang lại hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó, công tác trên còn có một ý nghĩa không kém phần quan trọng, là góp phần bảo tồn và phát triển đàn con giống địa phương quý hiếm của nước ta
Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra các tổ hợp lai nhằm tạo ra con giống có năng suất, chất lượng thịt cao, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng … thích nghi với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả ở tất cả các vùng miền trong cả nước, trên cơ sở sử dụng các giống gia cầm nhập nội và địa phương sẵn có, kể cả các con mái lai F1 đang là yêu cầu cấp bách
Xuất phát từ những ý tưởng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà Mía và LV có thành phần di truyền khác nhau ”
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp thông tin về khả năng sản xuất của gà lai giữa gà Mía với gà LV với một số thành phần di truyền khác nhau để người chăn nuôi và quản lý có cơ
sở, định hướng sử dụng các loại gà này
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã góp phần khai thác có hiệu quả nguồn gen quý của giống gà Mía
và gà LV, tạo được một số tổ hợp gà lai phục vụ sản xuất gà lông màu
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Tạo các tổ hợp lai nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế về chất lượng thịt của các giống gà nội, tạo thêm sản phẩm mới đáp ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu các loại thực phẩm sạch của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển chăn nuôi
gà trong nông hộ, gia trại và trang trại theo quy mô hàng hóa tại Hải Phòng nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM
2.1.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng
* Các yếu tố di truyền cá thể
Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến năng suất trứng của gia cầm là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng
* Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng Muốn gia cầm có năng suất trứng cao, chất lượng thức ăn tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu Quan trọng nhất
Trang 16là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin Thức ăn chất lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm Các loại thức ăn bảo quản không tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn bị nhiễm độc các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật v.v Thậm chí các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt cũng sẽ không phát huy được tác
dụng trong chăn nuôi gia cầm
* Điều kiện ngoại cảnh
Các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu mà cụ thể như nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến năng suất đẻ trứng của gia cầm Trong các yếu tố này thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng từ 180C – 240C Nhiệt độ thấp quá đều không có lợi cho gia cầm và làm giảm năng suất trứng
Độ ẩm của không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65 – 70%, về mùa đông
độ ẩm không nên vượt quá 80% Sự thông thoáng tốt không chỉ giúp đảm bảo độ
ẩm thích hợp trong chuồng nuôi mà còn đẩy các khí độc trong chuồng nuôi ra ngoài, đảm bảo một môi trường sống phù hợp với gia cầm
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng (thời gian và cường độ) có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm Đối với gà đẻ, yêu cầu về thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 16 – 17 giờ; do thời gian chiếu sáng tự nhiên ngắn hơn nên người ta phải dùng thêm đèn chiếu sáng Cường độ chiếu sáng thích hợp khi nuôi gà đẻ trong chuồng kín là 20 – 40lux
2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh sản của con gia cầm Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh
dưỡng, điều kiện ngoại cảnh, tuổi, tỷ lệ giữa con trống và con mái
* Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ
ẩm, sự thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh ở các mức khác nhau thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể gia cầm
Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào
Trang 17mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, gà trống dễ mắc bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp Mặt khác, độ ẩm cao sẽ làm gà dễ mắc các bệnh đường ruột, đường hô hấp Chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi
tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thụ tinh
* Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh Thường ở gà trống, tinh hoàn đạt kích thước tối đa ở 28 – 30 tuần tuổi, giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ tinh rất cao Nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt đầu có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi Vì thế gà trống một năm tuổi thường có tỷ lệ
thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi
* Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh Nếu cho giao phối đồng
huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh
* Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng Nếu thiếu các vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh Khẩu phần không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất
dinh dưỡng khác nhau
Trang 18yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
* Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm thu vận chuyển và bảo quản trứng ấp, nhiệt
độ, ẩm độ, sự thông thoáng, đảo trứng và làm mát, kỹ năng nghề của công nhân
kỹ thuật và chất lượng đàn giống bố mẹ
* Ảnh hưởng của môi trường bên trong
Môi trường bên trong chính là tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng trứng ấp Nó bao gồm tất cả các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ấp như khối lượng trứng, chỉ số hình thái trứng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng
đỏ, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugt Mỗi yếu tố này đều ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và sức sống của gia cầm con tương lai
2.2 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
2.2.1 Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên
cơ sở tính di truyền của đời trước Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng Tuy nhiên, trong thực tế có thể gặp hiện tượng tăng trọng mà không phải tăng trưởng (chẳng hạn béo mỡ, tích nước không có sự phát triển của mô cơ) Sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ khi trứng rụng cho đến lúc cơ thể đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai, đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành Như vậy sinh trưởng sẽ thông qua ba quá trình: phân chia tế bào để tăng số lượng, tăng thể tích của tế bào và tăng thể tích giữa các tế bào Tất cả các đặc tính của gia súc gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều không phải
đã sẵn có trong tế bào Các đặc tính của các bộ phận được hình thành trong quá trình sinh trưởng là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục Phát dục
là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức
Trang 19năng của các bộ phận của cơ thể Phát dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc gia cầm Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi cấu tạo chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận Phát dục diễn ra từ khi trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến khi trưởng thành
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
* Ảnh hưởng của dòng, giống đến trình sinh trưởng
Trần Long (1994) nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi
Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 – 700g (13-30%)
Theo Kushner K.F (1978) hệ số di truyền khối lượng sống của gà 1 tháng
tuổi là 33%; 2 tháng tuổi là 46%; 3 tháng tuổi là 43%
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông đến sinh trưởng
Kushner K.F (1974) cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn
Theo Jull M.A (dẫn theo Phùng Đức Tiến, 1996) gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32% Tác giả cũng cho biết, sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính) Trong cùng một giống, cùng
giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn
* Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sinh trưởng
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia cầm Đặc biệt đối với gia cầm non do không được bú sữa mẹ như động vật có vú nên giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở giai đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ thể của chúng sau này
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995)
Trang 20Bùi Quang Tiến và cộng sự (1995) đều đã khẳng định ảnh hưởng rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm Hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn Trong trường hợp sinh trưởng tối đa, việc bổ sung axit amin sẽ cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn
Cũng theo (Bùi Đức Lũng, 1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cần được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt
Như vậy thông qua cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn đã chứng minh rõ ràng sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của
thức ăn đối với khả năng sinh trưởng
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao Nếu nhiệt độ không phù hợp (quá thấp), gà con tụ đống không sử dụng thức ăn, sinh trưởng kém, hoặc chết hàng loạt do dẫm đạp lên nhau Giai đoạn sau nếu nhiệt độ quá cao sẽ hạn chế việc sử dụng thức ăn, gà uống nước nhiều, bài tiết phân lỏng hạn chế khả năng sinh trưởng và dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa
Tài liệu của Reddy (1999) đã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp nở, nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Khi nhiệt độ tăng lên năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống Sau khi
ấp nở nếu tăng nhiệt độ từ 70C đến 210C sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho mỗi 0C tăng lên Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ số chuyển hóa thức
ăn tiếp tục được cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) gà broiler nuôi trong vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn nhu cầu vụ đông 10 – 15%
* Ảnh hưởng của ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí quá cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển Trong mọi điều kiện của thời
Trang 21tiết nếu ẩm độ không khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm; bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng, ở mọi môi trường gà con đều sử dụng thức ăn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát dục Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ cho nên ảnh hưởng của thời tiết mùa vụ đối với tốc độ sinh trưởng của gia cầm là điều tất yếu Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả, các nhà chuyên môn đã làm sáng tỏ vấn đề này
J.E.Ing (1995) qua nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo về thành phần tối đa các chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau: H2S = 0,002g/m3; CO2 = 0,35g/m3; NH3 = 0,35g/m3
Theo Phisinhin (1985) đã dẫn theo tài liệu của B.P.Larinov xác nhận gà con
nở vào mùa xuân sinh trưởng kém trong 15 ngày tuổi đầu sau đó tốc độ sinh trưởng tăng kéo dài đến 3 tháng tuổi
Ngoài ra các yếu tố khác của môi trường như thành phần không khí, tốc độ gió cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm
Để đảm bảo cho gà con sinh trưởng bình thường lượng khí độc trong chuồng nuôi NH3 = 25ppm, CO2 = 2.500ppm
* Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng
Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà đẻ cho nên chế độ chiếu sáng là vấn đề cần quan tâm Thời gian và cường độ chiếu sáng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gà ăn, uống, vận động ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) gà broiler cần được chiếu sáng 23giờ/ngày khi nuôi trong nhà kín (môi trường nhân tạo) Kết quả thí nghiệm 1 – 2 giờ chiếu sáng sau đó 2 – 4 giờ không chiếu sáng cho kết quả tốt –
gà lớn nhanh, chi phí thức ăn giảm
Hãng Arbor Acres (1995) khuyến cáo: với gà broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ cường độ chiếu sáng 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24 giờ cường độ chiếu sáng 5lux Với gà broiler nuôi dài ngày 49 – 56 ngày: thời gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 – 18 là 14 giờ; ngày 19 – 22 là 16 giờ; ngày 23 – 24 là 18 giờ; và ngày 25
Trang 22đến kết thúc là 24 giờ Cường độ chiếu sáng ở ngày đầu 20 lux, những ngày sau
là 5 lux
* Ảnh hưởng của kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng đang gặp phải vấn đề rất nan giải, đó là điều kiện khí hậu không thuận lợi, nhất là đối với các giống gà nhập nội có nguồn gốc ôn đới Khí hậu nước ta thuộc loại nhiệt đới gió mùa, trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều tác nhân khí hậu ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ không khí, ánh sáng, cho nên cần phải tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi tối ưu, cũng như nuôi ở mật độ hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của môi trường
Thành phần của tiểu khí hậu chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hướng chuồng, trang thiết bị kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăn nuôi và đặc biệt là mật độ chuồng nuôi Khi tiểu khí hậu chuồng nuôi không đảm bảo sẽ làm giảm
sự thu nhận thức ăn của gà Với điều kiện khí hậu nước ta, việc quan tâm nhằm làm giảm tác động bởi stress nhiệt trong điều kiện nóng là quan trọng hơn cả Trước hết là vị trí chuồng, hướng chuồng, trần nhà (trần có thể đưa cách nhiệt và phun mưa trên mái hoặc làm chuồng kín kiểu đưỡng hầm làm mát bằng hơi nước
có quạt hút) Ngoài ra kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ như làm lạnh nước uống (bình thường tỷ lệ nước so với thức ăn là 2/1 ở nhiệt độ 21oC, nhưng sẽ tăng lên thành tỷ lệ 8/1 ở nhiệt độ 380C)
Theo Teeter và Smith (1996) qua những thí nghiệm đã kết luận rằng việc cung cấp nước lạnh và bổ sung 0,25% muối vào nước uống có hiệu quả tốt trong việc chống nóng Thay đổi khẩu phần ăn, cũng như bổ sung thêm vitaminC, khoáng vào nước uống đều có lợi cho chống nóng Cụ thể trong thời gian stress nhiệt, nên thay thế năng lượng của khẩu phần bằng năng lượng của chất béo, đó
là cách hạn chế sản sinh nhiệt trong quá trình stress nhiệt, cơ sở khoa học cho vấn đề này bắt nguồn từ thực tế là "sự tích tụ nhiệt" gắn liền với sự trao đổi chất béo thấp hơn tinh bột Sự giải phóng nhiệt từ quá trình trao đổi tinh bột cao hơn chất béo xấp xỉ 30% (Robert D anh Aswick, 1999) hoặc là phải giảm thấp tỷ lệ protein trong khẩu phần thay bằng cân đối tỷ lệ axit amin hơn là nâng cao tỷ lệ protein Việc thừa nitơ dẫn đến giải phóng quá nhiều nhiệt, ảnh hưởng không tốt đến năng suất của gà trong thời gian có khí hậu nóng Việc bổ sung vitaminC và bicarbonat cũng có tác dụng tốt khi nuôi gà trong thời tiết nóng
Trang 23Mật độ nuôi cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng tới hiệu quả và năng suất chăn nuôi gia cầm Mật độ nuôi thưa gây lãng phí lao động, lãng phí chuồng trại và hiệu quả sản xuất thấp Mật độ nuôi cao không hợp lý ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi Mật độ nuôi ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu chuồng nuôi: Mật độ nuôi ảnh hưởng tới hàm lượng khí độc sinh ra trong chuồng nuôi Khí độc trong chuồng nuôi sinh ra từ sự phân hủy phân, nước tiểu, nước thải, thức ăn thừa tạo thành các khí NH3, CO2, H2S, CH4 Khí NH3 khi đi vào cơ thể làm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng, gia cầm bị trúng độc kiềm (Đỗ Ngọc Hòe, 1995) Mật độ nuôi ảnh hưởng tới khả năng điều hòa thân nhiệt, vì mật độ nuôi làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi Giảm mật độ nuôi, góp phần làm tỏa nhiệt từ cơ thể gà dễ dàng hơn
2.2.3 Cách đánh giá khả năng sinh trưởng
Trong công tác giống cũng như trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm cần phải xác định khả năng sinh trưởng của từng cá thể, từng giống hoặc từng dòng, đây là chỉ tiêu quan trọng, làm căn cứ để so sánh hỉệu quả giữa các tổ hợp lai, từ
đó lựa chọn tổ hợp lai tốt nhất
Trong thực tế để đánh giá khả năng sinh trưởng, người ta thường dùng các
chỉ số sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối
+ Sinh trưởng tích luỹ: chính là khối lượng cơ thể tại các thời điểm cụ
thể, đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng Trong chăn nuôi gia cầm, người ta thường xác định khối lượng cơ thể theo từng tuần tuổi, từ đó, vẽ được đồ thị sinh trưởng tích luỹ, đó chính
là đường cong sinh trưởng
+ Sinh trưởng tuyệt đối: tính bằng g/con/ngày, đó chính là sự tăng khối
lượng cơ thể của mỗi cá thể trong mỗi ngày Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có
dạng Parapol, với gà broiler hướng thịt thường đạt đỉnh cao từ 6 - 8 tuần tuổi + Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể tại thời điểm khảo sát so với lần khảo sát trước đó Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypepol Gà broiler thường có tốc độ tương đối tăng từ tuần tuổi đầu đến tuần tuổi thứ 3 sau đó giảm dần qua các tuần tuổi
2.3 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC LAI TẠO GIỐNG
Căn cứ vào mục đích của lai tạo, người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai
Trang 24cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành) Lai kinh tế là phương pháp phổ biến nhất.
2.3.1 Khái niệm về lai tạo giống
Lai giữa hai dòng cùng giống hoặc hai giống với nhau tạo ra con lai thương phẩm, khai thác sản phẩm lai có năng suất cao là nhờ ưu thế lai (ƯTL) Con lai có thể mang những đặc tính trội của giống bố, mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó
Sau một quá trình chọn lọc, tiến bộ di truyền sẽ giảm, tiến sát tiệm cận không dẫn đến năng suất không được cải tiến Trong trường hợp đó, lai tạo là biện pháp duy nhất để nâng cao năng suất Phải chọn các dòng/giống có khả năng kết hợp tốt nhất với nhau để khai thác ƯTL trong các cá thể lai Các tổ hợp lai không những chỉ tổng hợp được các ưu điểm của những dòng thuần mà còn đạt được hiệu quả cao vì có ƯTL, làm tăng năng suất 5-20% so với trung bình bố
mẹ chúng Hiện nay, nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai trong sản xuất thực sự là đòn bẩy để nâng cao năng suất Sự biểu hiện ưu thế lai rất đa dạng, phụ thuộc vào bản chất di truyền từng cặp lai và điều kiện môi trường Muốn khai thác tốt ưu thế lai cần phải có những hiểu biết cơ bản, những thử nghiệm nghiêm túc trong điều kiện cụ thể, đối với từng cặp lai cụ thể
2.3.2 Lai kinh tế
Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con trống và con mái khác giống hay khác dòng với mục đích dùng con lai lấy sản phẩm Phương pháp lai này còn được gọi là lai công nghiệp vì có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm nhanh, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn Mục đích lai kinh tế ñể sử dụng ưu thế lai, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố hoặc mẹ, con lai có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống gốc, con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, ví dụ như tính đòi ấp của gà RhodeRi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ Năng suất của vật nuôi phụ thuộc hai yếu tố, đó là bản chất di truyền bên trong và ngoại cảnh bên ngoài, do đó, để nâng cao năng suất vật nuôi, người ta cần phải:
- Cải tiến bản chất di truyền của chúng
- Cải tiến phương pháp chăn nuôi
Bên cạnh việc nhân giống thuần chủng, để cải tiến nhanh bản chất di truyền của vật nuôi, người ta thường tiến hành lai tạo Cách làm này cho hiệu quả nhanh trong một thời gian ngắn
Trang 252.3.3 Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Lai tạo là một trong hai biện pháp nhân giống nhằm tăng khả năng sản xuất của vật nuôi Để nâng cao năng suất vật nuôi, sau một giai đoạn chọn lọc nhất định, tiến bộ di truyền sẽ giảm xuống bởi mức đồng hợp tử tăng thì lai tạo là con đường duy nhất, là chìa khoá quyết định trong việc khai thác triệt để ưu thế
lai của các tính trạng nhất là các tính trạng về số lượng
* Khái ni ệm về ưu thế lai
Ưu thế lai (ƯTL) là một hiện tượng sinh học, biểu hiện sự phát triển mạnh
mẽ của cơ thể con lai được tạo thành khi lai giữa các giống/dòng Bản chất di truyền của ƯTL là trạng thái dị hợp tử ở con lai Mặt khác, ƯTL biểu thị theo từng tính trạng, có khi chỉ một vài tính trạng phát triển mạnh, còn các tính trạng khác vẫn giữ nguyên hoặc giảm đi Cũng có thể hiểu ƯTL là hiện tượng giá trị trung bình của mỗi tính trạng ở đời con tốt hơn so với trung bình bố mẹ về chỉ tiêu sản xuất mà ta mong muốn
ƯTL không chỉ biểu thị có sức chịu đựng môi trường không thuận lợi cao,
nó còn bao gồm cả sự giảm tử vong, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và tăng khả năng sinh sản Vì vậy, người ta xem hiện tượng ƯTL như là một sinh lực đặc biệt có lợi của sinh vật học
Các tác giả Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng ƯTL
là hiện tượng sinh học rất quí, biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ của những cơ thể được tạo ra từ con lai giữa các giống không cùng huyết thống Là sự phát triển toàn bộ khối lượng cơ thể con vật, sự gia tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất, sự tăng lên của các tính trạng sản xuất
Khi cho giao phối 2 cá thể khác giống/dòng, con lai đều xuất hiện ƯTL, tuy nhiên mức độ có khác nhau Trong nhiều trường hợp, nhất là đối với tính trạng đa gen, mức độ ƯTL có khi thiên về giống này hoặc thiên về giống khác và mức độ cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào từng tính trạng ƯTL thể hiện cao nhất ở
F1 và giảm dần ở các thế hệ tiếp theo vì tỉ lệ đồng hợp tử các gen tăng lên
Như vậy, ƯTL là một hiện tượng tiến bộ sinh học, được thể hiện trên nhiều mặt, con lai cao hơn so với trung bình của bố mẹ chúng về tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản, sức sống, sự chuyển hoá thức ăn và các chỉ tiêu kinh
tế có lợi khác
Trang 26*C ơ sở di truyền của ưu thế lai
Cơ sở di truyền của ƯTL là nguồn gen dị hợp tử ở con lai Lai tạo là một phương pháp làm giảm tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ lai, có nghĩa là làm tăng tần số kiểu gen dị hợp tử Trong chăn nuôi, người ta thường cho giao phối giữa 2 dòng trong cùng giống hay hai giống khác nhau Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc 2 quần thể sẽ gây ra các hiệu ứng:
Phan Cự Nhân và Nguyễn Văn Thiện (1995) giải thích bởi ba giả thuyết,
đó là: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locut
Thuyết trội:Trong chọn lọc, các gen trội (Dominance) phần lớn là những
gen có lợi và át chế gen lặn Những tính trạng về khả năng sinh sản, sinh trưởng
và cho thịt nói chung là những tính trạng số lượng, do nhiều gen điều khiển nên rất hiếm có tỉ lệ đồng hợp tử ở tổ hợp lai Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai
cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội, một nửa thuộc gen trội đồng hợp
tử của cha mẹ, một nửa là gen trội dị hợp tử Do đó, qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời con làm cho con lai đạt được giá trị
hơn hẳn bố mẹ
Thuyết siêu trội Theo thuyết siêu trội (Over Dominance), hiệu quả của
một alen ở trạng thái dị hợp tử sẽ khác với hiệu quả của từng alen này ở trạng thái đồng hợp tử Thuyết siêu trội cho rằng, trạng thái dị hợp tử là có lợi nhất Aa
> AA > aa (Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên 1995)
Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng locut: Ở trạng
thái dị hợp tử, tác động tương hỗ của các gen không cùng locut cũng tăng lên Ví dụ: Gen đồng hợp tử AA, BB chỉ có hai loại tác động tương hỗ A và B, nhưng trong dị hợp tử: AA', BB' có 6 loại tác động tương hỗ: A - B, A' - B', A - B', A' -
B, B - B', A - A' trong đó hai loại tác động tương hỗ giữa các gen cùng alen và 4
loại tác động tương hỗ khác giữa các gen không cùng alen
*Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện (1995) và Nguyễn Văn
Đức (1997) mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào 4 yếu tố:
Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Khi bố, mẹ có nguồn gốc di truyền càng
xa nhau, ưu thế lai càng cao và ngược lại Ví dụ, ƯTL về TKL giữa giống Móng Cái với Landrace hoặc Large White là 7,3%, trong khi đó giữa giống Large
White với Landrace chỉ có 5,8% (Nguyễn Văn Đức 1997)
Trang 27Bản chất của tính trạng: ƯTL thay đổi theo bản chất của tính trạng: tính
trạng có hệ số di truyền thấp (sinh sản) thì các tổ hợp lai thường đạt ƯTL cao; tính trạng có hệ số di truyền cao (thân thịt) thì các tổ hợp lai thường đạt ƯTL thấp và các tính trạng sản xuất như TKL có hệ số di truyền trung bình thì thể hiện ƯTL trung bình Để cải thiện các tính trạng kinh tế trong chăn nuôi, nếu tính trạng đó có hệ số di truyền thấp thì cần khai thác tối đa ƯTL, nếu tính trạng có hệ
số di truyền cao thì áp dụng chọn lọc kết hợp lai tạo
Công thức lai ƯTL phụ thuộc vào việc sử dụng con vật làm bố, mẹ và hệ
thống lai ƯTL của bất kì một tổ hợp lai nào cũng được tính theo công thức: ƯTL (%)= (n - 1)/n hoặc ƯTL (%) = 1 - n0,032
Trong đó: n là số giống thuần tham gia trong tổ hợp lai
Ưu thế lai đạt được ở các tổ hợp lai khác nhau thì khác nhau vì nó phụ thuộc vào phương pháp lai Các tính trạng khác nhau có ƯTL khác nhau và các công thức lai khác nhau có ƯTL khác nhau Đối với các chỉ tiêu nuôi thịt, ƯTL dao động từ 6% đến 10% đối với trường hợp lai giữa hai giống, trường hợp lai giữa ba giống ƯTL là 9-13%
2.3.4 Các thành phần di truyền và ưu thế lai cấu thành sản phẩm
Các thành phần cơ bản cấu tạo nên giá trị thực của bất kì một tính trạng nào ở các tổ hợp lai gồm: Di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di truyền cộng gộp của bố (Ab), di truyền cộng gộp của mẹ (Am), ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của cá thể bố lai (Db) và ưu thế lai của cá thể mẹ lai (Dm)
Các thành ph ần di truyền cấu thành sản phẩm:
Di truyền cộng gộp trực tiếp Di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad) là tỉ lệ gen
của mỗi giống thuần tham gia đóng góp trực tiếp cho mỗi cá thể tổ hợp lai Tổng
tỉ lệ nguồn gen của tất cả các giống thuần trong mỗi hệ thống tạo tổ hợp lai luôn
bằng 100%
Di truyền cộng gộp của cá thể bố Di truyền cộng gộp của cá thể bố (Ab)
là tỉ lệ nguồn gen của các giống ở vị trí làm bố đóng góp cho mỗi cá thể của tổ hợp lai do chính bố đó tạo nên Tổng tỉ lệ nguồn gen của tất cả các bố trong mỗi
hệ thống tạo tổ hợp lai luôn bằng 100%
Di truyền cộng gộp của cá thể mẹ Di truyền cộng gộp của mẹ (Am) là tỉ
lệ nguồn gen của mỗi cá thể giống ở vị trí làm mẹ đóng góp cho tổ hợp lai do
Trang 28chính cá thể mẹ đó đẻ ra Tương tự như di truyền cộng gộp của bố, tổng tỉ lệ nguồn gen của các cá thể giống đóng vai trò làm mẹ cũng bằng 100%
Các thành ph ần cơ bản về ưu thế lai
Từ trước đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ưu thế lai, khẳng định các cá thể lai của gia súc đều có khả năng chống chịu bệnh, năng suất vật nuôi, chất lượng sản phẩm tốt hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trung bình bố mẹ thuần chủng tạo nên chúng Song, các công trình này chủ yếu mới chỉ nghiên cứu ưu thế lai tổng cộng mà chưa nghiên cứu sâu từng thành phần của ưu thế lai ở các tổ hợp lai Vì vậy, các công trình đó chưa xác định được mức
độ đóng góp trực tiếp của chính mỗi cá thể lai là bao nhiêu (%), đóng góp của cá thể bố lai là bao nhiêu (%) và cá thể mẹ lai là bao nhiêu (%) cho mỗi tổ hợp lai
Vì lẽ đó dẫn đến một hạn chế lớn trong ngành chăn nuôi ở nước ta, đó là chưa biết chính xác nên dùng giống gì làm bố, giống gì làm mẹ và hệ thống lai nào để khi lai tạo từng tổ hợp lai để có ưu thế lai tốt nhất đối với mỗi tính trạng sản xuất trong từng dòng giống vật nuôi
Bản chất của ƯTL được Nguyễn Văn Đức (1997) nghiên cứu sâu thông qua từng thành phần của ƯTL ở các tổ hợp lai Nhờ có ƯTL ở con lai nên trung bình của các tính trạng ở con lai hầu hết tốt hơn trung bình bố mẹ chúng Thực tế,
có một số tính trạng có giá trị ƯTL là 0, thậm chí có giá trị ƯTL là âm như TTTA/đơn vị TKL ở gia súc, gia cầm
Rõ ràng, để hiểu được bản chất tại sao các tổ hợp lai thường cho năng suất tốt hơn so với trung bình bố mẹ tạo nên chúng, trước hết cần phải đi sâu tìm hiểu giá trị đóng góp cho từng tính trạng của mỗi tổ hợp lai bao gồm những thành phần ƯTL nào tạo nên Trong chăn nuôi nói chung, có 3 loại ƯTL chính thường được đề cập đến, đó là: ƯTL của cá thể lai (ƯTL trực tiếp), ƯTL của mẹ lai và
ƯTL của bố lai
Ưu thế lai trực tiếp Ưu thế lai trực tiếp (Dd) là thành phần ƯTL do chính
cá thể lai đó tạo nên ƯTL trực tiếp là tỉ lệ đóng góp của mỗi giống thành viên trong chính bản thân tổ hợp lai đó ƯTL trực tiếp cao nhất ở các tổ hợp lai có 100% nguồn gen là dị hợp tử Các tổ hợp lai có 100% ƯTL trực tiếp là tổ hợp lai
F1, tổ hợp lai 3 giống tạo thành từ lần đầu Trong khi đó, ƯTL trực tiếp của các
tổ hợp lai F2, F3, lai trở lại, tỉ lệ đóng góp của thành phần ƯTL trực tiếp là một
tỉ lệ tương ứng với giá trị ƯTL của tổ hợp lai đó
Trang 29Ưu thế lai của bố lai và mẹ lai ƯTL của bố lai (Db) và mẹ lai (Dm) là
thành phần ƯTL do cá thể bố lai và mẹ lai đóng góp vào cho tổ hợp lai của chúng sinh ra ƯTL của cá thể bố lai và mẹ lai chỉ có khi con lai được tạo ra từ
bố và mẹ là các tổ hợp lai Dĩ nhiên, trong trường hợp bố hoặc mẹ là thuần chủng thì ƯTL của bố hoặc mẹ đóng góp cho con lai của chúng là 0%
Trong chăn nuôi nói chung, hầu hết các tổ hợp lai 3 giống thường chỉ có ƯTL của mẹ lai vì người ta thường dùng đực cuối cùng là giống thuần Tất nhiên, cũng có những tổ hợp lai 3 giống mà có ƯTL của bố lai, song rất hạn hữu
Ví dụ, sử dụng đực lai F1(A x B) và mẹ là C thuần thì ở tổ hợp lai 3 giống này có ƯTL của bố lai và không có ƯTL của mẹ Ngoài ra, cũng có những tổ hợp lai 3 giống mà có cả ƯTL của bố lai và có cả ƯTL của mẹ lai Ví dụ, tổ hợp lai (A x B)(C x D) hoặc (C x D)( (A x B) Nhưng, ở tổ hợp lai 4 giống thì thường là có cả ƯTL của mẹ lai và có cả ƯTL của bố lai Song, cũng có thể chỉ có ƯTL của mẹ lai nếu mẹ là cá thể lai 3 giống và bố là giống thuần
Để khai thác tối đa ƯTL trong chăn nuôi, người ta thường sử dụng cả bố lai và mẹ lai, đặc biệt đối với tính trạng sinh sản vì chúng khó có khả năng nâng
cao bằng con đường chọn lọc do hệ số di truyền ở mức thấp
Ưu thế lai tổng cộng Từ các giá trị của ƯTL thành phần, có thể xác định
được giá trị ƯTL tổng cộng ƯTL tổng cộng bằng tổng các ƯTL thành phần ƯTL tổng cộng chính là giá trị ƯTL trong các nghiên cứu mà không được phân tách ra các thành phần chi tiết Từ trước đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu ƯTL ở nước ta chỉ xác định ƯTL tổng cộng Thực chất, ƯTL tổng cộng là tổng các thành phần ƯTL và được tính như sau:
ƯTLtổng cộng=∑ ƯTLthành phần
=ƯTLtrựctiếp+ƯTLbốlai+ƯTLmẹlai+ƯTLông nội, ngoại lai+ƯTLbà nội, ngoại lai+ Trong thực tế của ngành chăn nuôi, các thành phần ƯTL của ông bà nội lai, ông bà ngoại lai hầu như không được quan tâm đến vì quá nhỏ
Có hai loại ƯTL thường được sử dụng nhiều, đó là: ƯTL của cá thể lai (ƯTL trực tiếp) và ƯTL của bố lai và mẹ lai ƯTL của bố và mẹ lai là ƯTL có được khi sử dụng bố và mẹ là một tổ hợp lai
Chẩn đoán giá trị giống cho bất kì một công thức lai nào có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đặc biệt trong việc hoạch định chương trình sản xuất thực phẩm của mỗi quốc gia Giá trị giống dự đoán của bất kì một tính trạng nào của bất kỳ một
Trang 30tổ hợp lai mong muốn nào cũng được trình bày như sau:
Giá trị giống dự đoán = Σ giá trị di truyền cộng gộp + UTL tổng cộng
Trong trường hợp số giống thuần tham gia vào tạo tổ hợp lai lớn hơn hoặc bằng 3 thì phải sử dụng chương trình phần mềm ma trận để xác định giá trị Ad,
70 trở lại đây, các giống gà không ngừng được lai tạo, chọn lọc, cố định các tổ hợp gen cho năng suất cao, ngày một nâng cao các tính trạng sản xuất trong đó
có khả năng sinh trưởng, đồng thời khai thác triệt để nguyên lý ƯTL Các tổ hợp lai cùng giống (giữa các dòng) và các giống có 3, 4, 6 hoặc 8 dòng đã xuất hiện
và phát triển phổ biến đến ngày nay
Năm 2011 tổng đàn gà trên toàn thế giới 20.708,0 triệu con, tốc độ tăng đầu con hàng năm đạt 1%/năm Trung Quốc đứng thứ nhất về chăn nuôi gà đạt 5.230,0 triệu con, thứ hai là Mỹ: 2.080,0 triệu con, thứ ba là Indonesia: 1.427,16 triệu con,… thứ 14 là Việt Nam Tổng sản lượng thịt gà sản xuất năm 2011 trên toàn thế giới đạt 89,956 triệu tấn Mỹ đứng thứ nhất 17,111 triệu tấn, thứ hai là Trung Quốc: 11,55 triệu tấn, thứ ba là Brazil: 11,422 triệu tấn
Một số giống gà chuyên thịt:
Gà AA (Arbor Acress - nguồn gốc từ Hoa Kỳ): gà có lông màu trắng, chân và da màu vàng nhạt, mào đơn Thân hình to cao, ngực phẳng Khi được 49 ngày tuổi, con mái nặng 2,3 - 2,6kg, con trống nặng 2,5 - 3,2kg Năng suất trứng/mái/năm 180 - 190 trứng
Trang 31+ Gà Avian (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ): gà có lông màu trắng, mào đơn Lúc 49 ngày tuổi con mái nặng 2,3 - 2,4kg, con trống nặng 2,4 - 2,5kg Năng suất trứng/mái/năm 180 - 190 trứng
+ Gà BE (bao gồm BE 93 và BE 88 - có nguồn gốc từ Cuba): Gà thuần
có lông màu trắng, chân cao, mào đơn Gà BE có ưu thế khi được lai với các dòng gà mái khác cho con lai thương phẩm hướng thịt
Gà Lohmann meat (có nguồn gốc từ Đức): Hình dáng giống với gà AA hay ISA Lúc 49 - 50 ngày tuổi, con mái nặng 2,1 - 2,3kg, con trống nặng 2,5 - 2,7kg Năng suất trứng/mái/năm 175 - 185 quả trứng/năm
Gà Hybro có nguồn gốc từ Hà Lan, năng suất trứng/mái/66 tuần tuổi đạt
187 quả Gà thương phẩm đạt 2,8 – 3,5 kg lúc 49 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 1,8 - 1,9 kg
Gà Cobb có nguồn gốc từ Mỹ, dòng Cobb Avian là dòng có sức đẻ trứng kéo dài, số gà con loại 1/mái đạt 154 con Tỷ lệ nuôi sống từ 92 - 96%, tỷ lệ thân thịt 72,56%, tỷ lệ thịt ngực 23,41%
Giống gà thương phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai bốn dòng có lông màu vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, đây là công ty lớn nhất của Israel
do gia đình ZviKatz chủ sở hữu được thành lập năm 1962 Hiện nay, công ty Kabir đã tạo 28 dòng chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó 13 dòng nổi tiếng trên thế giới: dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K600, K368, K66 và dòng mái K14, K25, K123 và K156 Đặc tính của những dòng này là lông màu, chân vàng, da vàng thích hợp nuôi chăn thả Hãng Kabir chicks Ltd (Israel) sử dụng trống GGK x mái K227 tạo con thương phẩm ở 63 ngày có KL 2460g, TTTA/kg TKL 2,28 kg
Hãng Sasso của cộng hoà Pháp đã nhân giống chọn lọc, lai tạo và cho ra nhiều tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc trang trại Các tổ hợp lai của gà Sasso có khả năng thích nghi cao dễ nuôi ở những vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm, chất lượng thịt thơm ngon Hãng đã đưa vào sản xuất
16 dòng trống và 6 dòng mái Các dòng trống được sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88N và các dòng mái là: SA31 và SA51 Gà SA31 có màu lông nâu đỏ, KL20 tuần tuổi đạt 2,01-2,29 kg, TTTA/kg TKL là 2,38-2,46 kg Gà SA51 có KL20 tuần tuổi 1,42 kg, SLT 188-190 quả/mái/năm Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai ở 63 ngày có KL 2550g,
Trang 32TTTA/kg TKL 2,46kg (Hubbard S.A.S)
Hãng Grimaud Freres Selection SAS sử dụng trống G99 x mái GF tạo con lai ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2100 g, TTTA/kg TKL 2,22 kg Trống G99 x mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có KL 1900 g, TTTA/kg TKL 2,49 kg Trống L11 x mái GF86 tạo con lai ở 63 ngày có KL 2730 g, TTTA/kg TKL 2,48 kg Trống L11 x mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có KL 2480 g và TTTA/kg TKL 2,47 kg Ở Trung Quốc, trong những năm gần đây cũng đã lai tạo thành công và đưa ra thị trường nhiều giống gà màu thả vườn như: Tam Hoàng, Lương Phượng,
Ma Hoàng, Lô Hoa, Long Phượng
Qua quá trình nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo, công ty đã tạo ra được các giống gà thịt cao sản, các giống gà lông màu có thể nuôi công nghiệp hoặc chăn thả Hiện nay hãng Hubbard-ISA có 119 giống gà chuyên thịt lông trắng và lông màu Trong đó có nhiều giống nổi tiếng đang được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, các giống gà của hãng Hubbard-ISA gồm các giống ISA lông trắng siêu thịt đáp ứng nhu cầu thâm canh công nghiệp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Hãng cũng đã sử dụng trống S44 x mái JA57 tạo con lai ở 63 ngày có KL 2209g, TTTA/kg TKL 2,24-2,30kg
Ở Nhật Bản, tạo các con lai để nuôi thịt có chất lượng cao rất được chú trọng Các giống gà này được nuôi thời gian dài 85-120 ngày, chúng được ăn bằng thức ăn đặc biệt, trong khẩu phần ăn không có nguồn gốc động vật
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng có những bước phát triển khá nhanh, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây Có được sự phát triển nhanh như vậy là nhờ vai trò khoa học kỹ thuật đã đóng góp phần quan trọng thông qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều giống gà lông màu chăn thả được nhập vào nước ta do có ưu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt như gà Lương Phượng Hoa nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc), gà Sasso nhập năm 1996 từ Pháp, gà Kabir nhập năm 1997 từ Israel, giống gà Sasso dòng trống X44 và dòng mái SA31L của Cộng hòa Pháp được nhập vào nước ta năm 2003 Dòng trống Sasso X44 có ưu việt về khả năng tăng trọng nhanh, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt: 2,2 - 2,3kg Dòng mái SA31L năng suất trứng cao đạt 186 quả/mái/68 tuần tuổi (Tổng Công ty chăn nuôi Việt
Trang 33Nam, 2002), nhưng khả năng thích nghi của chúng kém, có màu lông nâu sẫm đồng nhất nên không được người tiêu dùng ưa chuộng Các giống gà này đã góp phần tạo nguồn gen phong phú, là nguyên liệu cho công tác lai tạo giữa các giống gà ngoại nhập với ngoại nhập; giữa các giống gà ngoại nhập với giống gà nội góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà thả vườn, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội
Gà Lương Phượng: năng suất trứng 165-171quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53-2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng
ấp 87-88% (Nguyễn Huy Đạt và Nguyễn Thành Đồng, 2001) Nuôi thịt đến 65 ngày tuổi, KL 1,5-1,6 kg, TTTA/kg TKL 2,4-2,6 kg, nuôi sống 95% (Nguyễn Duy Hoan và Cộng sự 1999) Từ giống gà Lương phương nhập về nhóm tác giả Trần Công Xuân và cộng sự (2004) đó chọn tạo được 3 dòng gà lông màu LV1, LV2 và LV3 đáp ứng nhu cầu của sản xuất
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và cộng sự(2004) cho thấy tỷ lệ
đẻ của gà lai (Trống Sasso X44 x Mái Lương Phượng) nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi đạt 52,3-52,38%, năng suất trứng đạt 173,8-175,7quả/mái TTTA/10 trứng là 2,99-3,0kg Tỷ lệ phôi 93,0-93,5%
Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai 3/4 Lương Phượng và 1/4 Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96% KL cao hơn gà Lương Phượng 11,67% TTTA/kg TKL thấp hơn gà Lương Phượng nuôi thịt 0,19kg Các chỉ tiêu tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lương Phượng (Phùng Đức Tiến và cộng sự 2003) Năm 2004, gà LV đã được Bộ NN & PTNT công nhận cấp giống ông bà với 165-167 quả/mái/năm, KL gà thương phẩm đến 70 ngày tuổi đạt thấp (1,8-1,9 kg/con), màu sắc lông đa dạng: vàng tuyền, vàng đốm hoặc đen đốm hoa, phù hợp với sở thích của người Việt Nam, sức đề kháng bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon, tuy nhiên còn hạn chế về khả năng sinh sản (Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương-Viện Chăn nuôi, 2002)
Gà F1(trống H’Mông x mái Ai Cập) mang đặc điểm di truyền về tính trang da đen, thịt đen của gà H’Mông là 62,19% và cải thiện được các tính trạng năng suất trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ hao hụt đàn và tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng so với gà H’Mông Sử dụng gà mài lai F1 lai với gà trống H’Mông nuôi sinh sản để sản xuất gà đen thương phẩm cho năng suất sinh sản đạt cao nhất: Tỷ
lệ đẻ trung bình đạt: 43,59% (cao hơn gà H’mông thuần 13,34%) Sản lượng trứng 122 quả/mái/ 40 tuần đẻ (cao hơn gà H’Mông thuần 37 quả/ mái) Số gà
Trang 34con thịt đen loại 1/mái là 81,03 con (cao hơn gà H’Mông thuần 26,87 con và gà mái Ai Cập lai với trống H’Mông là 10,2 con) Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng là 2,48kg (thấp hơn gà H’Mông 27,91%) Kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng,
Phạm Công Thiếu, Hoàng Văn Tiệu, 2005
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2007 cho thấy tỷ lệ
đẻ của đàn gà lai( trống LV2 x mái SA31L) nuôi đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 56,81%, năng suất trứng đạt 178,81 quả/mái; tiêu tốn thức ăn /10 trứng 2,56 kg;
tỷ lệ trứng có phôi 97,27% Gà lai nuôi thịt lúc 70 tuần tuổi khối lượng cơ thể đạt 2532,45g/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 98%, tiêu tốn thức ăn / kg khối lương cơ thể là 2,49 kg
Chọn lọc nâng cao dòng gà Ri vàng rơm có tỷ lệ màu vàng rơm tăng trong quần thể đạt 62,2%; năng suất trứng đạt 129 quả/ mái/ 68tuần tuổi, tỷ lệ phôi đạt 95,7% Hiện nay được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho nuôi giữ giống gốc 1000 mái sinh sản mỗi năm
Từ các giống gà nhập nội, gà nội đã tạo được 8 tổ hợp lai gà thịt lông màu gồm XLP44; LT; XLKL; X44-BT2; các tổ hợp lai thịt có tỷ lệ nuôi sống đạt 95- 98%, ở 63 ngày tuổi khối lượng lúc giết thịt đạt 1,9- 2,0kg/con
Theo Phùng Đức Tiến và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo
4 dòng gà lông màu hướng thịt từ nguyên liệu gà Sasso (X44 và SA31L), gà LV2
và gà LV3 để tạo ra 3 dòng mái: TP1; TP2; TP3 và dòng trống TP4 Kết quả nghiên cứu qua 4 thế hệ đã ổn định về đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông đặc trưng của từng dòng Dòng TP4 có khối lượng lúc 56 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg,
hệ số di truyền h2 =0,3-0,37, Ba dòng mái TP1, TP2 và TP3 chọn lọc theo hướng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu cho NST/mái/68 tuần tuổi dòng TP3 đạt: 183,56 quả (đạt 98,69% so với gà SA31L), gà TP2 đạt 177,36 quả (cao hơn gà LV3: 8 –
10 quả) và gà TP1 đạt 181,38 quả (cao hơn LV2 16,08quả) Gà TP12 và TP21 nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi cho năng suất trứng tương ứng là 182,1 và 178,6 quả/mái, cao hơn gà LV2: 14 và 11 quả, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,53-2,55kg
Hoàng Tuấn Thành và Dương Xuân Tuyển2011, đã nghiên cứu chọn tạo 2 dòng gà lông màu LV4 và LV5 từ nguyên liệu gà LV1, gà Sasoo X44 và gà Kabir Kết quả sau 4 thế hệ chọn tạo tại Trại thực nghiệm chăn nuôi gia cầm Thống Nhất - Đồng Nai, bước đầu các dòng gà có đặc điểm ngoại hình ổn định
Trang 35Gà LV4 có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,5-97,5% giai đoạn 0-8 tuần tuổi, giai đoạn 9-24 tuần tuổi đạt 95,2-98,7% Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1,829kg/con, tăng hơn so với gà LV1 từ 141,8-218,8g tương ứng 8,4-13,6% Gà thương phẩm lai LV42 và LV12 có tỷ lệ nuôi sống cao 97,7-98,0%; khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi đạt tương ứng 1,800kg và 1,678kg/con; tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng
là 2,45-2,50kg
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Tình (2011)cho thấy việc lai gà trống Mía với gà mái Hung (MH) và gà trống Mía với gà mái LV2 (ML) thể hiện rõ ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống (2,11% và 2,10% lúc 13 TT),
về khả năng cho thịt (17,77% và 12,56%), về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (-4,35% và -2,46%), về năng suất thịt hơi/mái sinh sản (76,07%; và 51,85%), và
về năng suất và chất lượng sinh sản ở tỷ lệ phôi (1,56% và 0,05%) và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (10,58 và 9,78%)
Các tác giảBùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (năm 2011) nghiên cứu trên gà lai 3 giống ( Mía – Hồ - Lương Phượng) cho kết quả: gà lai 3 giống có tỷ lệ nuôi sống đến 12 tuần tuổi đạt 91,7%, khối lượng đạt 1915gam/con, FCR là 2,83; PN
là 80,45; tỷ lệ thân thịt là 69,38%; tỷ lệ thịt đùi là 22,16%; tỷ lệ thịt lườn 22,86% Theo Phạm Thị Thanh Bình và cộng sự ( 2011) cho biết tỷ lệ nuôi sống ở
10 tuần tuổi của gà TT11( trống TN1 x mái TP1) đạt 98%, gà TT13( trống TN1 x mái TP3) đạt 97,33% Khối lượng cơ thể của gà TT11 đạt 2576,2g, ƯTL là 0,37%; gà TT13 đạt 2659,3g, ƯTL là 1,14% Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi: gà TT11 đạt 2,55kg có ƯTL là: - 1,16%; gà TT13 đạt 2,52 kg có ƯTL là – 1,75% Số kg thịt hơi/mái /68 tuần tuổi của tổ hợp lai giữa gà TTN3 đạt cao nhất 355,06 kg và cao hơn tổ hợp lai giữa gà TTN1 là 14,07kg
Thành tựu di truyền giống đã chứng minh rằng việc lai giữa các dòng, giống khác nhau (mà bản chất là sự tổ hợp các kiểu gien khác nhau) đã tạo ra con lai có ưu thế so với bố mẹ về sức sống và khả năng sản xuất Ưu thế lai đặc biệt được phát huy ở thế hệ F1 khi cho lai tạo giữa các giống mà kiểu gien của nó có nguồn gốc xa nhau Vì vậy, công tác giống gia cầm luôn gắn với lai tạo và sử dụng ưu thế lai
Trang 36PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gà giống bố mẹ: gồm gà trống và gà mái Mía, gà trống và mái LV và các
tổ hợp lai giữa chúng
3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: tại công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ xã Hồng Phong, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Thời gian: từ tháng 10 năm 20014 đến tháng 10 năm 2015
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Gồm hai nội dung nghiên cứu chính là: Nghiên cứu về khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ và khả năng sản xuất của các tổ hợp lai
* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh sản:
- Đặc điểm ngoại hình
- Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các giai đoạn
- Khối lượng cơ thể
- Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị
- Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các giai đoạn
- Khả năng sinh trưởng và đường cong sinh trưởng của đàn gà
- Hiệu quả sử dụng thức ăn
- Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối
- Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế
- Năng suất và chất lượng thịt
- Hiệu quả kinh tế
Trang 37* Điều kiện thí nghiệm
- Gà sinh sản được nuôi theo phương thức công nghiệp trên nền có sàn,
có đệm lót, đảm bảo thông thoáng tự nhiên… chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ; sử dụng thức ăn hỗn hợp do công ty
CP giống gia cầm Lượng Huệ đặt sản xuất gia công tại Công ty ANT theo từng giai đoạn cho gà sinh sản
Trang 38Bảng 3.1: Chế độ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản
Chỉ tiêu Tuần tuổi
0 – 3 4 – 6 7 – 13 14 – 17 18 – 20 > 20
ME (kcal/kgTĂ) 2900 2850 2750 2700 2750 2750 Protein (%) 21,00 20,00 15,90 14,50 16,50 17,50 Canxi (%) 1,00 1,00 0,90 0,90 2,70 3,20 Phot pho tổngsố(%) 0,60 0,50 0,60 0,45 0,50 0,60 Lizin (%) 1,05 0,90 1,00 0,70 0,80 0,9 Methionin (%) 0,50 0,50 0,40 0,30 0,35 0,40
* Bố trí thí nghiệm
Chọn những gà khoẻ mạnh, khối lượng chuẩn và đặc trưng của từng giống, mỗi tổ hợp lai gồm 5 gà trống; 50 gà mái 01 ngày tuổi, giữa các giống gà đảm bảo độ đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian
Bảng 3.2:Bố trí thí nghiệm trên đàn gà sinh sản
Chỉ tiêu Lô 1 Lô2 Lô 3 Lô 4
♂ Mía ♀ Mía ♂ LV ♀ LV ♂ LV ♀F 1 ♂ Mía ♀F 1
Số con 5 50 5 50 5 50 5 50
Số lần lặp lại 3
Tổng số 15 150 15 150 15 150 15 150
3.4.3 Bố trí thí nghiệm trên đàn gà thịt thương ph
* Điều kiện thí nghiệm
Gà thịt thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp với hình thức nuôi trên nền, có sàn, có đệm lót đảm bảo thông thoáng tự nhiên Gà được chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ;
sử dụng thức ăn hỗn hợp do công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ đặt sản xuất gia công tại Công ty ANT theo từng giai đoạn cho gà nuôi thịt
Bảng 3.3: Chế độ dinh dưỡng cho gà đàn gà nuôi thịt thí nghiệm (tuần tuổi)
ME (kcal/kgTĂ) 2950 3000 3050 Protein thô(%) 20,00 18,00 16,00 Canxi (%) 1,00 0,90 0,84 Phot pho tổng số(%) 0,58 0,56 0,48 Lizin (%) 1,10 1,08 0,89 Methionin (%) 0,42 0,39 0,35