Từ những nguồn nguyên liệu vịt Super M3 và SM3 Super Heavy nhập về Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tiến hành chọn lọc, lai tạo qua nhiều thế hệ tạo ra 4 dòng vịt chuyên thịt
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Nguyễn Thanh Sơn
2 PGS.TS Bùi Hữu Đoàn
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Nguyễn Thanh Sơn và PGS TS Bùi Hữu Đoàn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình – Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Học viên
Trần Thị Thu Hằng
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục chữ viết tắt vii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Phần 2 Tổng quan tài liệu 3
2.1 Cơ sở khoa học của lai kinh tế 3
2.2 Ưu thế lai 5
2.3 Sức sống và khả năng kháng bệnh 8
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm 9
2.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn 10
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của gia cầm 11
2.7 Cơ sở nghiên cứu năng suất và chất lượng thân thịt 14
2.7.1 Khả năng sản xuất thịt 14
2.7.2 Chất lượng thịt 15
2.8 Tình hình nghiên cứu trong nước 15
2.9 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 19
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 21
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 21
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 22
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 22
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt sinh sản 22
3.2.2 Nghiên cứu khả năng cho thịt của vịt thương phẩm 29
Trang 63.3 Phương pháp xử lý số liệu 33
Phần 4 Kết quả và thảo luận 34
4.1 Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt tc sinh sản 34
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình của vịt TC 34
4.1.2 Tỷ lệ nuôi sống của vịt TC 35
4.1.3 Khối lượng cơ thể của vịt TC 37
4.1.4 Tiêu tốn thức ăn của vịt TC 39
4.1.5 Tuổi thành thục sinh dục, khối lượng cơ thể và khối lượng trứng của vịt TC 41
4.1.6 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt TC 43
4.1.7 Tỷ lệ chọn trứng giống và tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của vịt TC 45
4.1.8 Kết quả khảo sát chất lượng trứng vịt TC 47
4.1.9 Một số chỉ tiêu về kết quả ấp nở của vịt TC 49
4.1.10 Hiệu quả kinh tế nuôi vịt TC 50
4.2 Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt tc thương phẩm 51
4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của vịt TC thương phẩm 51
4.2.2 Kích thước một số chiều đo cơ thể của vịt TC thương phẩm 52
4.2.3 Khối lượng cơ thể của vịt TC thương phẩm 53
4.2.4 Sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của vịt TC thương phẩm 54
4.2.5 Lượng thức ăn thu nhận của vịt TC thương phẩm 56
4.2.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt TC thương phẩm 58
4.2.7 Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN) của vịt TC thương phẩm 59
4.2.8 Khả năng cho thịt của vịt TC thương phẩm 61
4.2.9 Một số kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thịt vịt TC1234 62
4.2.10 Hiệu quả kinh tế nuôi vịt TC thương phẩm 63
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 64
Tài liệu tham khảo 65
Phụ lục 73
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm trên vịt TC sinh sản giai đoạn vịt con và hậu bị 22
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm trên vịt TC sinh sản giai đoạn vịt đẻ 23
Bảng 3.3 Lượng thức ăn hàng tuần nuôi vịt TC sinh sản 23
Bảng 3.4 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi vịt sinh sản 24
Bảng 3.5 Chế độ chăm sóc vịt sinh sản 24
Bảng 3.6 Bố trí thí nghiệm trên vịt thương phẩm 29
Bảng 3.7 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi vịt thương phẩm 29
Bảng 4.1 Tỷ lệ nuôi sống vịt TC giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi 36
Bảng 4.2 Khối lượng cơ thể vịt TC giai đoạn 0-24 tuần tuổi 38
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn của vịt TC giai đoạn 0-24 tuần tuổi 40
Bảng 4.4 Diễn biến tuổi đẻ, khối lượng cơ thể và khối lượng trứng của vịt TC 42
Bảng 4.5 Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của vịt TC 44
Bảng 4.6 Tỷ lệ chọn trứng giống và tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của vịt TC 46
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng vịt TC 47
Bảng 4.8 Một số kết quả ấp nở của vịt TC 49
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế nuôi vịt TC 50
Bảng 4.10 Tỷ lệ nuôi sống của vịt TC thương phẩm 51
Bảng 4.11 Kích thước một số chiều đo cơ thể vịt TC thương phẩm 52
Bảng 4.12 Khối lượng cơ thể của vịt TC thương phẩm 53
Bảng 4.13 Sinh trưởng tuyệt đối, tương đối của vịt TC thương phẩm 55
Bảng 4.14 Lượng thức ăn thu nhận của vịt TC thương phẩm 57
Bảng 4.15 Hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt TC thương phẩm 58
Bảng 4.16 Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của vịt TC thương phẩm 60
Bảng 4.17 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thân thịt của vịt TC 61
Bảng 4.18 Một số kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của thịt vịt TC1234 63
Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế nuôi vịt TC thương phẩm 63
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Năng suất trứng của vịt TC sinh sản 45
Hình 4.2 Khối lượng cơ thể vịt TC thương phẩm qua các tuần tuổi 54
Hình 4.3 Sinh trưởng tuyệt đối của vịt TC thương phẩm 55
Hình 4.4 Sinh trưởng tương đối của vịt TC 56
Hình 4.5 Lượng thức ăn thu nhận của vịt TC 57
Hình 4.6 Chỉ số sản xuất (PN) của vịt TC 60
Hình 4.7 Chỉ số kinh tế (EN) của vịt TC 61
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
HQSDTA Hiệu quả sử dụng thức ăn LTATN Lượng thức ăn thu nhận
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi vịt có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, do hiệu quả kinh tế mang lại cũng như tính phù hợp với nhiều phương thức nuôi và đầu tư của người chăn nuôi Để chủ động được nguồn giống đáp ứng chăn nuôi trong nước, có bộ giống năng suất chất lượng cao Từ những nguồn nguyên liệu vịt Super M3 và SM3 Super Heavy nhập về Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tiến hành chọn lọc, lai tạo qua nhiều thế hệ tạo ra 4 dòng vịt chuyên thịt đặt tên là vịt TC, từ các dòng vịt này khi lai với nhau sẽ sinh ra các đàn bố mẹ và con thương phẩm có chất lượng tốt Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt TC đã được thực hiện tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Trên đàn vịt (TC12 x TC34) bố mẹ: tỷ lệ sống đến 24 tuần tuổi đạt 97 – 98%; 24 tuần tuổi con trống nặng 4,38 kg và con mái nặng 3,35 kg; năng suất trứng/ mái/ 48 tuần
đẻ, tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp và số vịt con loại I/ mái lần lượt là 252,82 quả; 3,87kg; 93,09 %; 78,42% và 176,73 con Hiệu quả kinh tế/ 100 con mái đạt 43.044.810 đồng
Trên đàn vịt TC1234 thương phẩm: tỷ lệ sống đến 8 tuần tuổi đạt 98,00%; khối lượng 8 tuần tuổi đạt 3,71 kg; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể là 2,54 kg/kg P; tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt lườn, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ mỡ bụng lần lượt là 74,95%; 20,61%; 12,26%; 0,88% Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng thịt vịt TC1234: độ ẩm tổng
số đạt 74,32%, protein thô đạt 22,81%, chất béo thô đạt 1,26%, khoáng tổng số đạt 1,14% Hiệu quả kinh tế/ 100 con đạt 2.796.290 đồng
Trang 11THESIS ABSTRACT
Raising ducks has a very important position in agriculture, by bringing economic efficiency as well as compliance with various methods of farming and farmer’s investment To be proactive in providing ducks in a domestic market with high quality performance From the gene source of Super M3 and SM3 Super Heavy were imported, Thuy Phuong Poultry Research Center had selected and crossed breeds over generations to create 4 lines specialized meat ducks, named TC duck Parent and commercial ducks with good quality will be produced by crossbreeding of these lines Research result of production capabilities of TC duck was conducted at Cam Binh Poultry Research Station (belong to Thuy Phuong Poultry Research Center)
For parents ducks (TC12 x TC34), livability up to 24 weeks of age achieved 97 - 98% Bodyweight at 24 weeks old obtained 4.38 kg for male duck and 3.35 kg for female duck Eggs/head/48 laying weeks, FCR/10 eggs, embryo ratio, hatching rate/total incubating eggs and type 1st ducklings/ head 252.82 eggs; 3.87kg; 93.09 %; 78.42% and 176.73 ducklings, respectively The economic efficiency per 100 head ducks was 43.044.810 vnd
For commercial ducks (TC1234): Economic and technical indices up to 8th week; livability (98%); bodyweight (3.71kg); feed consumption/kilogram of live bodyweight (2.54kg); ratio of carcass, breast meat, drumstick and belly fat 74,95%; 20,61%; 12,26%; 0,88%, respectively Analytical results for meat nutrition of TC1234 ducks, total moisture (74.32%); crude protein (22.81%); crude fat (1.26%); total ash (1.14%) The economic efficiency per 100 commercial ducks was 2.796.290 vnd
Trang 12PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống của nước ta và trong những năm qua
đã đạt được sự tăng trưởng khá cả về số lượng đầu con và quy mô sản xuất Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, tốc độ gia tăng bình quân trong 5 năm qua là 6%/năm Năm 2010 cả nước có 75,059 triệu con vịt xuất chuồng tăng lên 81,288 triệu con năm 2014 Sản lượng thịt hơi năm 2010 là 124.163 tấn tăng lên 149.016 tấn năm 2014
Hệ thống giống vịt bước đầu được hình thành với những cơ sở giống ông
bà, bố mẹ và thương phẩm Tuy nhiên, để tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi vịt trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, một trong các giải pháp quan trọng là nâng cao năng suất và chất lượng giống
Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển các giống vịt nội, nước ta đã nhập khẩu một số giống vịt bố mẹ và ông bà cao sản của thế giới Các giống vịt nhập khẩu không chỉ được sử dụng để sản xuất vịt bố mẹ và thương phẩm cung cấp ra thị trường mà còn là nguồn nguyên liệu di truyền quý để chọn lọc, lai tạo các dòng, giống mới phục vụ mục tiêu đa dạng của sản xuất
Theo hướng này, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã nhập, nhân giống và phát triển ra sản xuất các giống vịt chuyên thịt như: Star 76, Star
53, Super M, Super M3 và SM3 Super Heavy cho kết quả tốt Mặt khác từ nguyên liệu ban đầu Super M3, SM3 Super Heavy, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tiến hành chọn lọc, lai tạo qua nhiều thế hệ để tạo ra 4 dòng vịt chuyên thịt TC: TC1, TC2, TC3 và TC4 Từ các dòng vịt này, có thể tạo ra các đàn bố mẹ và con thương phẩm
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá khả năng sản xuất của các dòng
vịt được chọn lọc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khả năng sản xuất của vịt siêu thịt TC nuôi tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình”
Trang 131.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thông tin về khả năng sản xuất của vịt TC để giúp các nhà khoa học và chăn nuôi định hướng sử dụng các dòng vịt này trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng sinh sản của vịt TC bố mẹ
- Đánh giá khả năng cho thịt của vịt TC thương phẩm
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Bằng các phương pháp di truyền, chọn giống đơn giản và phổ biến, đã tạo
ra giống vịt siêu thịt mới từ các nguyên liệu sẵn có
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu vừa góp phần khẳng định được các chỉ tiêu năng suất
cơ bản của 4 dòng vịt TC, vừa cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà chọn giống hoàn thiện sản phẩm của mình Đồng thời đối với người sản xuất có được những thông tin quý báu để đưa ra quyết định đúng đắn khi lựa chọn con giống phù hợp với mục đích chăn nuôi
Trang 14PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LAI KINH TẾ
Lai kinh tế còn được gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm có thể sản xuất nhanh hàng loạt, có chất lượng lại quay vòng ngắn (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995) Người ta tiến hành lai kinh tế là
để sử dụng ưu thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, con lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố,
mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó Tuy nhiên con lai có thể vẫn còn giữ nguyên tính bảo thủ của một trong hai giống gốc, như tính đòi ấp của gà Rhoderi được biểu hiện rõ rệt theo mùa vụ
Để việc lai kinh tế có hiệu quả phải chọn lọc tốt các dòng thuần, trong đó các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân
và cs., 1983) Sự khác biệt của mỗi dòng, giống về kiểu gen chính là yếu tố quyết định sẽ làm xuất hiện ưu thế lai Vì vậy phải chọn lọc các dòng trong các giống hoặc các dòng trong cùng một giống có khả năng kết hợp Gia cầm lai không những chỉ thể hiện được chất lượng tổ hợp lai của những dòng thuần mà còn đạt được hiệu quả ưu thế lai 5 - 20%
Sử dụng phương pháp lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm có thể lai đơn hoặc lai kép
- Lai đơn: lai đơn thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và giống nhập nội cao sản Phương pháp này phổ biến và được sử dụng nhiều trong sản xuất gia cầm kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao của gia cầm địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ trứng cao, ấp nở tốt, khối lượng trứng cao của gà nhập nội Điển hình như sử dụng gà Rhode Island Red lai với gà Ri, kết quả gà lai cho khối lượng cơ thể, sản lượng trứng, khối lượng trứng cao hơn gà Ri
- Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo con thương phẩm và được sử dụng nhiều trong chăn nuôi công nghiệp Mỗi cơ sở giống đều có nhiều dòng khác nhau và khi lai giữa các dòng riêng biệt sẽ tạo ra những con lai thương phẩm năng suất cao Trên thế giới người ta đã tạo ra con lai thương phẩm gà hướng trứng có gà lai 4 dòng như Goldline 54, ISA Brown, Hy-lire, Brow
Trang 15nick…, gà hướng thịt có BE88, AA, Cobb500, Ross308…con lai được tạo ra có năng suất cao thường vượt các dòng thuần
Ở Indonesia, người ta cho lai giống vịt Alabio với vịt Bắc Kinh để tạo con lai phát huy được những đặc điểm tốt của cả hai giống
Ở Việt nam, nhiều tác giả đã cho lai vịt Bắc king với vịt cỏ, vịt Anh Đào với vịt
Cỏ hoặc vịt Bầu Phạm Văn Trượng (1995) đã cho lai vịt CV Super với vịt Anh Đào Hung và vịt Anh Đào Tiệp đã cho năng suất siêu trội vượt so với trung bình bố mẹ chúng từ 4,19 – 5,48%
Đối với ngan, Hoàng Văn Tiệu và cs (2009) đã cho lai giữa ngan VS1 x V72, VS1 x V52; ngan pháp R51 với ngan siêu nặng (Phùng Đức Tiến và Trần Thị Cương, 2003)
Trong chăn nuôi gia cầm người ta áp dụng lai giữa ba, bốn dòng để tạo tổ hợp lai thương phẩm có năng suất cao Đối với thuỷ cầm cũng đã có nhiều tác giả sử dụng lai kép giữa ba, bốn dòng hoặc giống như: lai giữa ngan, vịt Bắc kinh và vịt Tsaiya để tạo
ra tổ hợp lai có năng suất thịt cao, màu và chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa thích Kết quả nghiên cứu trên con lai ngan vịt của Ngô Văn Vĩnh và cs (2008) Khi cho lai giữa ngan R71 và vịt M14 con lai ngan vịt có tỷ lệ nuôi sống đạt cao 100% trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của vịt là 97,5% Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của con lai là 2644,6g trong khi đó của vịt M14 là 2585,4g; đến 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể của con lai là 3320,9g
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV Super M về vịt lai hai dòng cho thấy tỷ lệ
đẻ của tổ hợp lai T64 đạt 75,81% tương đương 222,89 quả/mái/42 tuần đẻ, tổ hợp lai T46 có tỷ lệ đẻ 71,87% với năng suất trứng tương ứng 211,3 quả/mái/42 tuần
đẻ, tổ hợp lai T15 tương ứng là 70,14% và 206,21 quả/mái/42 tuần đẻ, tổ hợp lai T51 là 69,14% và 203,28 quả/mái/42 tuần đẻ (Hoàng Thị Lan và cs., 2009)
Lê Sỹ Cương và cs (2009) tiến hành nghiên cứu về tổ hợp lai 4 dòng vịt
CV Super M cho biết: con lai T5164 có tỷ lệ nuôi sống cao nhất, đến 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, khối lượng cơ thể của tổ hợp lai này cũng cao nhất trong 4 tổ hợp lai ở 8 tuần tuổi đạt 3221,7g/con, tiếp đến là tổ hợp lai T5146 đạt 3169,6g/con, tổ hợp lai T1564 đạt 3142,6g/con và thấp nhất ở tổ hợp lai T1546 đạt 3124,6g/con và con lai 4 dòng đóng góp lớn vào việc sản xuất theo hệ thống giống
Trang 162.2 ƯU THẾ LAI
Bouwman (2000) khẳng định lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức mạnh ở con lai còn gọi là ưu thế lai Con lai thường có sức chống chịu bệnh tật tốt hơn, sức sản xuất cao hơn Tuy nhiên ưu thế lai không thể đoán trước được,
sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng cao Ưu thế lai chỉ có thế xảy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành nghiên cứu nhiều công thức lai khác nhau Ưu thế lai không di truyền lại cho đời sau, nếu tiếp tục cho giao phối đời con với nhau thì ưu thế lai sẽ giảm và giảm sự đồng đều
Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sức sống, sự sinh trưởng, phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu cũng như khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)
- Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi
Sự biểu hiện ưu thế lai trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng, khác nhau ở các tính trạng Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng: + Con lai F1 của những công thức lai xa khác giống vượt trội bố mẹ về thể chất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay mất hoàn toàn khả năng sinh sản, điển hình trường hợp này là con la hay con Mullard (con lai giữa vịt
và ngan)
+ Con lai F1 vượt hơn trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức sống,
có khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ Kết quả thực tế lai giữa một số giống bò thịt hoặc một số giống lợn mà ở Việt Nam nhiều nhà khoa học
đã nghiên cứu thành công đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi + Con lai F1 có khối lượng cơ thể chỉ ở mức trung gian, song khả năng sinh sản, sức sống cao hơn hẳn bố mẹ Điển hình là kết quả lai giữa gà Leghorn trắng với gà New Hampshire, gà Plymouth rock với gà Australorp
+ Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét về một tính trạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản phẩm cuối cùng một mặt nào đó lại vượt trung bình bố mẹ Trường hợp này có thể xảy ra ở bò, lợn, gà
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định khi chọn đúng cặp bố mẹ cho giao phối, con lai có sức sống phôi và hậu phôi, sản lượng trứng tăng và chi phí thức ăn giảm (Kushner, 1978) Do vậy để
có ưu thế lai thì phải chọn cặp bố mẹ có khả năng phối hợp Khả năng đó có sẵn
Trang 17ở gen con trống, con mái và được các nhà chọn giống có nhiều kinh nghiệm phát hiện và chọn phối Để xác định được khả năng phối hợp đó, dùng phương pháp cho phối giống giữa các dòng rồi kiểm tra đánh giá chất lượng thế hệ sau
Theo Lasley (1974) khi nghiên cứu về tính trạng số lượng cho thấy những tính trạng số lượng có hiệu ứng xấu nhất khi có sự cận huyết thì lại thể hiện mạnh
mẽ nhất do ưu thế lai và những tính trạng có hệ số di truyền cao dường như ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai Trong khi đó những tính trạng có hệ số di truyền thấp lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn Mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào mức độ sai khác di truyền của các cặp bố mẹ đem lai
Để hiểu rõ hơn hiện tượng của ưu thế lai Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) đã cho biết ưu thế lai phụ thuộc hai yếu tố: trạng thái hoạt động của dạng dị hợp (d) và sự khác nhau giữa hai quần thể xuất phát (i):
HF1 = ∑dy2; HF2 = 1/2HF1; HF3 = 1/4HF1
Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần Như vậy đến các đời sau ưu thế lai giảm bớt nhiều, có sự thay đổi trong tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộc các lô cut khác nhau, hơn nữa biểu hiện của một tính trạng như trên đã nói bao giờ cũng chịu ảnh hưởng không những của kiểu di truyền
mà còn cả của ngoại cảnh, cho nên sự thay đổi trong quan hệ giữa các gen cũng xảy ra trong điều kiện ngoại cảnh nhất định Nói cách khác mức độ ưu thế lai cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương giữa môi trường
và kiểu di truyền
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
+ Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: bố mẹ có nguồn gốc càng xa nhau thì ưu thế lai càng cao và ngược lại Lai xa khác loài vịt với ngan tạo ra con lai có tốc
độ sinh trưởng rất cao, nhưng khả năng sinh sản rất khó khăn (bất thụ) (Nguyễn Tấn Anh và cs., 1993)
+ Tính trạng nghiên cứu: các tính trạng có hệ số di truyền thấp (năng suất trứng, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ nở…) thì có ưu thế lai cao và ngược lại các tính trạng
có hệ số di truyền cao (khối lượng trứng, khối lượng cơ thể ) thì ưu thế lai thấp + Công thức giao phối: ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con vật nào làm bố và con vật nào làm mẹ
Kết quả nghiên cứu con lai giữa dòng R51 và siêu nặng (Phùng Đức Tiến
Trang 18và cs., 2003) cho biết con lai giữa trống siêu nặng với mái R51 có ưu thế lai về khối lượng cơ thể là 2,64%, ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống là 0,64% Con lai giữa ngan trống R51 với mái siêu nặng có ưu thế lai về khối lượng cơ thể là 3,4 % và
ưu thế lai về tỷ lệ nuôi sống là 1,91%
+ Điều kiện nuôi dưỡng
Theo (Hull and Cole, 1973) mức độ biểu hiện ưu thế lai bị ảnh hưởng của môi trường sống như địa điểm nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng, vị trí địa lý Các
tác giả (Aggarwal et al., 1979), (Horn et al., 1980) cho rằng ưu thế lai không
những bị ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, chuồng trại mà còn ảnh hưởng của mùa vụ ấp nở trong năm và nhiệt độ môi trường
Theo Tạ Thị Hương Giang và cs (2010) khi nghiên cứu tổ hợp lai ngan 2 dòng VS72 và VS52 cho biết ngan VS72 có khối lượng giết thịt: 3517,24g, ưu thế lai về khối lượng cơ thể đạt được là 6,37% Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp: 2,97kg, ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là - 2,94% Ngan VS52: khối lượng giết thịt: 3546,12g, ưu thế lai về khối lượng cơ thể là 8,27% Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,91kg, ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là - 5,83% Ngan sinh sản: Năng suất thịt/ mái mẹ của ngan trống VS1
x mái V72: 296,04 kg, ưu thế lai về khối lượng thịt hơi/mái mẹ tăng 15,21% Năng suất thịt/ mái mẹ của ngan trống VS1 x mái V52 : 301,68 kg, ưu thế lai tăng 17,27 %
Kazimierz Wawro et al (2004) cho biết khối lượng cơ thể trước khi giết
thịt của ngan là cao nhất đạt 3424g/con, khối lượng của vịt A44 là 2868g/con
và khối lượng của con lai ngan vịt là 2983g/con, con lai có ưu thế lai về khối lượng cơ thể so với trung bình khối lượng bố mẹ là -5,18% Khối lượng thịt xẻ của con lai (2051g/con) đạt trung gian giữa khối lượng thịt xẻ của ngan (2428g/con) và vịt A44 (1969g/con), ưu thế lai là -6,71% so với khối lượng thịt xẻ trung bình của bố và mẹ
Nguyễn Văn Duy (2012) cho biết con lai giữa vịt MT1 và MT2 có ưu thế lai về năng suất trứng 17,6% ở tuần đẻ 33-34; ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn/10 tuần quả trứng của vịt MT2 so với trung bình tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt MT1 và MT2 ở các tuần đẻ 1-2; 13-14; 17-18; 41-42 là ưu thế lai dương H = 3,39 - 9,97
Trang 192.3 SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
Sức sống và khả năng kháng bệnh thường được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống đánh giá khả năng thích ứng của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh
Quá trình nuôi thích nghi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của vịt, những vịt nuôi thích nghi qua nhiều thế hệ tỷ lệ nuôi sống đạt cao hơn, Hoàng Thị Lan
và cs (2008) cho biết: tỷ lệ nuôi sống của vịt CV Super M đến 8 tuần tuổi ở vịt dòng trống thế hệ 1 chỉ đạt 97,1% và đến thế hệ 5 đạt 98,5% và vịt dòng mái ở thế hệ 1 tỷ lệ nuôi sống là 96,2% đến thế hệ 5 tỷ lệ nuôi sống đã tăng lên 98,7% Kết quả nghiên cứu trên vịt CV Super M khi nuôi đến 8 tuần tuổi cũng tương tự
ở thế hệ xuất phát tỷ lệ nuôi sống đạt 98,04% và đến thế hệ sau tỷ lệ nuôi sống đạt 98,97% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007)
Vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009) Phùng Đức Tiến và cs (2009), khi nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt CV Super M3 ông bà nhập về từ Vương quốc Anh cho biết: tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi ở đực A đạt 98,67%; mái B đạt 98,26%; đực C đạt 97,83% và mái D đạt 97,58%
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) cho biết tỷ lệ nuôi sống của vịt SM3SH nhập nội từ Vương quốc Anh nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên giai đoạn 0- 8 tuần tuổi đạt từ 96,01% - 97,37% tương đương với tỷ lệ nuôi sống khi vịt được nuôi tại bản địa
Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2006) thì tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 nhập nội từ Pháp giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi ở thế hệ xuất phát đạt từ 98,14% - 98,62% tương đương với vịt M14 khi được nuôi tại Pháp
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2009) khi theo dõi vịt CV – Super M3 nuôi tại trại Cẩm Bình- Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-8 tuần tuổi đạt
từ 96,34%-99% tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt này khi nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, và tương đương với tỷ lệ nuôi sống tại Anh
Tỷ lệ nuôi sống còn bị ảnh hưởng bởi phương thức nuôi, theo Dương Xuân Tuyển và cs (2008) khi nghiên cứu về phương thức nuôi khô không có nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội đối với vịt CV Super M có tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn vịt con phương thức nuôi khô đạt 96,8% cao hơn tỷ lệ nuôi sống của vịt nuôi theo phương thức nuôi nước 92,7%
Trang 202.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẦM
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm bao gồm: ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính, phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường
- Ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính
+ Dòng, giống: mỗi dòng hay giống, loài gia cầm có khả năng sinh trưởng
khác nhau Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) khối lượng vịt kiêm dụng Đốm PL2 nuôi thương phẩm đến 10 tuần tuổi đạt 1790 g Nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2009) trên vịt chuyên thịt CV – Super M3 ông bà nhập nội, nuôi tại trại gia cầm Cẩm Bình, vịt nuôi thương phẩm đến 56 ngày tuổi đạt 3206,3 g/con
+ Tính biệt: nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng, lứa
tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axit amin, cho trao đổi chất cơ bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành
Theo Quách Công Thọ (2008) khối lượng cơ thể vịt CV - Super bố mẹ thế
hệ thứ 13 nuôi theo quy trình cho ăn hạn chế ở 24 tuần tuổi là: 3152,1g đối với con trống và 2859,2g đối với con mái
+ Lứa tuổi: do mối tương quan giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa trong
cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng và kích thước các chiều đo ở mỗi thời điểm đó là khác nhau Đây là cơ sở cho những tính toán cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm để đạt được mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi
- Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và chế độ dinh dưỡng
Phương thức nuôi cũng ảnh hưởng hưởng đến tốc độ tăng khối lượng của vịt Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) nghiên cứu hai phương thức nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt CV-Super M cho biết với phương thức nuôi khô, khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg; dòng bà là 2,9 kg còn với phương thức nuôi có nước bơi lội thì khối lượng bình quân lúc vào đẻ của dòng ông là 2,9 kg; vịt dòng bà là 2,7 kg
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của gia cầm là các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng,
Trang 21Theo Trần Đình Đông và Bùi Hữu Đoàn (2009) nghiên cứu khả năng sản xuất của gà broiler 5 -10 tuần tuổi cho biết khi chiếu tia cực tím từ 5 – 8 phút/ngày làm tăng khối lượng cơ thể từ 115 g/con- 172 g/con, còn chiếu tia cực tím trên 11 phút/ngày thì có tác dụng ngược lại làm giảm tốc độ sinh trưởng, giảm chỉ số sản xuất
2.5 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
Trong chọn lọc giống vịt hướng thịt người ta thường chọn lọc theo hướng
có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất bởi vì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt sẽ tạo ra sản phẩm (tăng khối lượng hoặc đẻ trứng) cao Do đó, tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, làm giảm giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, phương thức nuôi, thời gian nuôi, khí hậu, thời tiết, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm
Kết quả nghiên cứu Quách Công Thọ (2008) trên đàn vịt CV - Super M2 thương phẩm nuôi công nghiệp hiệu quả sử dụng thức ăn tính cả giai đoạn 01 ngày - 8 tuần tuổi là 2,78 kg; với CV - Super M2 thương phẩm thả đồng có hiệu quả sử dụng thức ăn tính cả giai đoạn 01 ngày tuổi - 9 tuần tuổi đạt 2,36
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85 kg; tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49 kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) cho biết: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Đốm thương phẩm từ 1 – 10 tuần tuổi trung bình là 2,9kg
Theo Nguyễn Hữu Quảng (2012) khi nghiên cứu đàn vịt M14 nuôi trong điều kiện nông hộ tại Hải Phòng có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể đến 9 tuần tuổi nuôi theo phương thức nuôi nhốt trong ao đạt 2,87 kg và theo phương thức nuôi chăn thả đồng có khoanh vùng kiểm soát đạt 2,80 kg
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV.Super M3 có tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
ở dòng trống là 4,84kg và ở dòng mái là 3,91kg (Phùng Đức Tiến và cs., 2009) Phương thức nuôi có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, theo
Trang 22Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) vịt CV Super M dòng trống và dòng mái nuôi theo 2 phương thức: nuôi khô không có nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, vịt dòng trống có tiêu tốn thức ăn là 4,2kg/10 quả trứng khi nuôi khô và khi nuôi nước là 4,6kg, tương ứng đối với vịt dòng mái là 3,93kg và 4,44kg
Ở các tuần đẻ khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt lai 2 dòng CV Super M có tiêu tốn thức ăn
ở 1 - 2 tuần đẻ là cao nhất 10,0 - 12,5kg, tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở tuần đẻ 12 -
14 khoảng 2,6 - 3,3kg/10 quả trứng (Hoàng Thị Lan và cs., 2008)
2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN CỦA GIA CẦM
Khả năng sinh sản của gia cầm thể hiện rõ nhất ở năng suất trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở
Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, thế hệ nuôi thích nghi, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc Những giống gia cầm hướng trứng có năng suất cao hơn các giống gia cầm chuyên thịt và kiêm dụng Theo Hoàng Thị Lan và cs (2005) hệ số di truyền năng suất trứng của dòng trống T5 là 0,46; T1 là 0,43 và của dòng mái T6 là 0,55; T4 là 0,52
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) vịt Triết Giang là vịt chuyên trứng
có năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ ở thế hệ xuất phát là 251,3 quả, thế hệ 1 là 251,89 quả, thế hệ 2 là 259,71 quả
Theo Nguyễn Thị Minh và cs (2007) năng suất trứng của vịt Cỏ màu cánh
sẻ là 235,2 quả/mái/52 tuần đẻ Lê Thị Phiên và cs (2005) cho biết năng suất trứng của vịt Khaki Campell đạt 253,8 quả/mái/52 tuần đẻ
Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) cho biết năng suất trứng của vịt kiêm dụng Đốm-Pấtlài thế hệ 1 là 164,63 quả/mái/ 52 tuần đẻ; thế hệ 2 là 167,7quả/mái/52 tuần đẻ
Phùng Đức Tiến và cs (2009) năng suất trứng của vịt Super Heavy nuôi tại Trại Cẩm Bình vịt dòng ông là 199,9 quả/mái/48 tuần đẻ; dòng bà là 223,2 quả/mái/48 tuần đẻ
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV Super M3 nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình ở dòng trống có năng suất trứng đạt 199,22 quả/mái/48 tuần đẻ, dòng mái có năng suất trứng là 223,7 quả/mái/48 tuần đẻ (Phùng Đức Tiến và
Trang 23cs., 2009) Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cũng
trên vịt CV Super M3 ở dòng trống có năng suất trứng 180,6 quả/mái/48 tuần đẻ
và dòng mái là 231,77 quả/mái/48 tuần đẻ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008) Theo Hoàng Thị Lan và cs (2005) cho biết năng suất trứng của vịt Super M thế hệ 1 dòng trống T5 là 232,2 quả/mái/68 tuần tuổi, dòng trống T1 là 232 quả/mái/68 tuần tuổi; thế hệ 2 lần lượt là 231,4 quả/mái/68 tuần tuổi và 226,7 quả/mái/68 tuần tuổi
Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm Ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001): vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 15oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 300C) sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) cho biết năng suất trứng của vịt CV.Super M dòng ông bà sinh sản thay thế vào vụ đông xuân là 158 và 170quả/mái/40 tuần đẻ thấp hơn đàn vịt CV.Super M sinh sản thay thế vào vụ xuân hè là 165 và 178,5 quả/mái/40 tuần đẻ
Thức ăn và dinh dưỡng là yếu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ đến năng suất trứng của gia cầm Để đạt được năng suất và chất lượng trứng tốt nhất không những phải cung cấp cho gia cầm những khẩu phần ăn đầy đủ mà còn phải chú ý đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Theo Trần Quốc Việt và cs (2009) cho biết nhu cầu năng lượng, protein, lysine và methionine của vịt CV-Super M trong giai đoạn đẻ trứng như sau: năng lượng trao đổi 2700 kcal/kg TĂ, protein thô là 18,0%, lysine tổng số là 1,1%, methionine tổng số là 0,48% thì cho năng suất trứng cao nhất
Kết quả nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell của Nguyễn Hồng Vỹ và cs (2005) cho biết khi nuôi theo 2 phương thức nuôi khô không cần nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội cho thấy năng suất trứng của vịt nuôi nhốt khô: 251,6 quả/mái; nuôi thả vườn: 264,1 quả /mái; nuôi nhốt nước: 258,0 quả/mái; nuôi thả
ao 261,2 quả/mái Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) cho thấy năng suất trứng của vịt dòng ông và dòng bà ở phương thức nuôi khô không có nước bơi lội
là 154 và 171 quả/mái/40 tuần đẻ, trong khi đó năng suất trứng của vịt dòng ông
và dòng bà ở phương thức nuôi có nước bơi lội là 164 và 176 quả/mái/40 tuần đẻ
Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, thế hệ, tỷ lệ trống mái,
Trang 24mùa vụ, dinh dưỡng, chọn đôi giao phối (con trống có tỷ lệ thụ tinh rất cao với con mái này song lại không có tỷ lệ thụ tinh với con mái khác)
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) khi đánh giá năng suất của vịt M15 cho thấy tỷ lệ phôi ở thế hệ xuất phát là 94,69%; ở thế hệ 1 là 93,00% Cũng theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2008), kết quả nghiên cứu trên vịt CV Super M dòng T5, T6 cho tỷ lệ trứng có phôi khác nhau ở dòng trống và dòng mái, dòng trống T5 qua 2 thế hệ tỷ lệ trứng có phôi đạt 90,54 - 91,29% và dòng mái T6 tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,12 - 92,52%
Điều kiện môi trường: tiểu khí hậu chuồng nuôi, điều kiện địa lý là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh thường cao vào mùa xuân, mùa thu và giảm vào mùa hè, nhất là những ngày nóng
Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Triết Giang nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại xuyên và điều tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ của Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) cho biết tỷ lệ trứng có phôi của vịt nuôi tại Trung tâm và nuôi tại các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình lần lượt là: 93,46%; 90,8%; 93,2%; 91,5%
Phương thức chăn nuôi cũng góp phần làm ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh của gia cầm Theo Nguyễn Hồng Vỹ và cs (2005) kết quả tỷ lệ trứng có phôi của vịt Khaki Campbell nuôi theo 4 phương thức khác nhau (nuôi nhốt trên khô, nuôi thả vườn, nuôi nhốt có nước và nuôi thả ao) có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm tương ứng là 94,7%; 95,7%; 95,8% và 96,4%
Tỷ lệ trống, mái có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ thụ tinh của gia cầm Để
có tỷ lệ thụ tinh cao cần ghép tỷ lệ trống/mái của đàn gia cầm một cách thích hợp Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh
Theo Aggarwal and Dipankar (1986) nếu ghép tỷ lệ trống mái 1/5 – 1/10 thì
tỷ lệ trứng có phôi đạt 81-91%, còn nếu ghép trống mái tỷ lệ 1/15 thì tỷ lệ trứng
Trang 25Phương thức nuôi có ảnh hưởng đến kết quả ấp nở, theo Nguyễn Thị Minh
và cs (2007) cho rằng vịt Cỏ nuôi nhốt có tỷ lệ nở đạt 68,1% không cao như nuôi chăn thả 85,6% tuy tỷ lệ trứng có phôi cũng tương đương
2.7 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT 2.7.1 Khả năng sản xuất thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ thể khi ở độ tuổi giết thịt cho hiệu quả kinh tế cao nhất Khả năng cho thịt của gia cầm biểu hiện trên hai góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt
Năng suất thịt phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y Giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các thành phần như: thịt đùi, thịt ngực, và các thành phần thịt, da, xương (Chambers, 1990)
Nguyễn Đức Trọng và cs (2007) vịt CV Super M2 nuôi thương phẩm đến 8 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ đạt 73,57%, tỷ lệ thịt lườn đạt 7,88%, tỷ lệ thịt đùi
là 6,47% Theo Lê Sỹ Cương và cs (2009) khối lượng cơ thể của vịt CV Super
M lai 4 dòng ở tổ hợp lai T5164 lúc 8 tuần tuổi đạt 3220,8g, tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,18%, tỷ lệ thịt lườn 16,79% và tỷ lệ thịt đùi đạt 11,03%
Tỷ lệ thịt lườn và tỷ lệ thịt đùi có sự biến động theo tuổi giết thịt của vịt,
tỷ lệ thịt lườn tăng lên theo tuổi còn tỷ lệ thịt đùi giảm theo tuổi, Powell (1985)
đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ thịt xẻ của vịt Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ
36 - 56 ngày tuổi và thấy tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 65,7% lên 70,3%, đồng thời có sự khác nhau về tỷ lệ thịt lườn và thịt ức ở vịt đực và vịt mái, trong thời gian mổ khảo sát ở 41 ngày và 50 ngày thấy tỷ lệ thịt lườn tăng từ 8,9% lên 11,8% ở vịt đực, vịt mái tỷ lệ tăng từ 10,2% lên 13,4% Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) cho biết: tỷ lệ thịt Lườn ở vịt Đốm (PL2) tăng từ 11,7% lúc 8 tuần tuổi lên 12,9% lúc
10 tuần tuổi, trong khi đó tỷ lệ cơ đùi lại giảm từ 15,1% lúc 8 tuần tuổi xuống 12,4% lúc 10 tuần tuổi
Dương Xuân Tuyển và cs (2009) khảo sát vịt chuyên thịt V1, V2, V5, V7
ở 7 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt xẻ của các dòng vịt tương ứng 67,22%, 70,07%, 70,09% và 67,43%, tỷ lệ thịt đùi lần lượt là 14,72% ,16,32% ,15,72% và 14,66%,
tỷ lệ thịt ức là 18,17% ,19,04% ,18,22% và 18,09%
Vịt SM3SH thương phẩm nuôi đến 7 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt là 70,3%, tỷ
lệ thịt ức là 15,21% và tỷ lệ thịt đùi là 13,89%; nuôi đến 8 tuần tuổi tương ứng là
Trang 2672,04%, 17,32% và 12,18% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011)
Theo Lê Sỹ Cương và cs (2009) tổ hợp lai 4 dòng vịt CV Super M có
tỷ lệ thịt xẻ ở 7 tuần tuổi từ 70,9 - 72,0%, tỷ lệ thịt lườn 13,8 - 15,13%, tỷ lệ thịt đùi 12,14 - 12,75%, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi cho thấy tỷ lệ thịt
xẻ tăng lên đạt 72,88 - 74,18%, tỷ lệ thịt lườn đạt 16,42 - 16,79% và tỷ lệ thịt đùi là 10,65 - 11,22%
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của vịt, kết quả nghiên cứu xác định ảnh hưởng của năng lượng, protein, axit amin trong khẩu phần đến chất lượng thịt của vịt CV Super M cho thấy: các mức năng lượng và protein khẩu phần thấp có tỷ lệ thịt xẻ là 69,9%, ở mức trung bình tỷ lệ thịt xẻ là 72,9% và ở mức cao tỷ lệ này đạt 71,4% Khẩu phần có các mức axit amin khác nhau cũng có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau, tương ứng với các mức axit amin thấp, trung bình và cao là 70,9%, 72,6% và 70,7%; tỷ lệ thịt lườn có sự sai khác giữa các lô sử dụng các mức năng lượng và protein khác nhau P < 0,001 (Trần Quốc Việt và cs., 2010)
2.7.2 Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hóa học của thịt Chỉ tiêu đánh giá thường là hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số,… vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà Giá trị dinh dưỡng của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như tỷ lệ các axit amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa vi lượng,…ngoài ra các chất có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người như cholesterol cũng được xem xét Thành phần hoá học của thịt được xác định qua phân tích các lượng chất trong thịt Tỷ lệ các chất này trong thịt phụ thuộc vào giống, giới tính và cấu trúc các mô ở các phần khác nhau ở thân thịt
Theo tài liệu của Chamber (1990) tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39), và tương quan dương với tỷ lệ protein (0,53), hàm lượng nước (0,32) và khoáng tổng số (0,14)
2.8 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Chăn nuôi vịt của nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng từ chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ tự phát theo mùa vụ rõ nét, chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn và quanh năm Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao Đó là nhờ vào sự phát triển của khoa học
Trang 27công nghệ và sự thành công của công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi Nước ta đã nhập nhiều giống vịt siêu thịt có năng suất cao của thế giới như
CV Super M, Super M2, Super M3, Super Heavy, vịt Star53, Star76, M14, M15, Triết Giang, Khakicampel Theo dõi về khả năng sản xuất, kết quả các giống đã thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của nước ta, tiến hành chọn lọc tạo các dòng mới và các cặp lai để nâng cao năng suất của đàn vịt nội, tăng sức
đề kháng cho vịt nhập ngoại Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về lĩnh vực giống vật nuôi, dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình:
Nguyễn Ngọc Dụng và cs (2006) chọn lọc nâng cao vịt CV Super M qua 9 thế hệ tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cầm Bình cho biết dòng ông có năng suất trứng/mái/40 tuần đẻ đạt 165 – 170 quả, dòng bà: 181 quả Tương ứng tỷ lệ phôi: 89,9% và 91,79% và tỷ lệ nở/trứng có phôi: 79,22% và 82,31% Vịt CV Super M thương phẩm nuôi thịt đến 8 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 3,1 – 3,2kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,83 – 3,18kg
Dương Xuân Tuyển và cs (2009) vịt bố mẹ CV Super M được tạo ra từ các dòng vịt thuần V2, V5, V1 và V7 nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng cơ thể lúc 21 tuần tuổi đạt 3578g/con đối với vịt đực và 3309g/con đối với vịt mái, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 182 ngày, năng suất trứng đạt 202,6 quả/mái/10 tháng đẻ,
ưu thế lai về năng suất trứng H = 3,59% Khối lượng trứng đạt 88,7g/quả, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 92,7% và 81,4%
Ngô Văn Vĩnh và cs (2005) tiến hành lai giữa ngan và vịt cho biết khi lai giữa ngan R71 và vịt SM bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo đã nâng được tỷ lệ phôi trên 80%; con lai có sức sống cao, nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 3320-3400g Cũng theo Ngô Văn Vĩnh và cs (2008) cho biết con lai giữa ngan R71 và vịt M14 có tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi đạt 100%, khối lượng cơ thể 10 tuần tuổi đạt 3601,3g với tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là 2,90kg Khi mổ khảo sát tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,08%; thịt ức đạt 16,87% và tỷ lệ thịt đùi là 12,83%
Phùng Đức Tiến và cs (2009) nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt ông bà Super M3 nhập nội cho biết dòng bà nội có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ đạt 199,2 quả, dòng bà ngoại 194,5 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ đạt 266,4 quả Vịt thương phẩm nuôi thịt đến 8 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 3,51kg Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: 2,84kg
Trang 28Theo kết quả nghiên cứu về khả năng sản xuất của vịt CV Super M3 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên của Nguyễn Đức Trọng và cs (2008) vịt Super M3: tỷ lệ đẻ trung bình: dòng trống: 53,75% và dòng mái: 68,87%; NST/mái/48 tuần đẻ: dòng trống: 180,60 quả/mái và dòng mái: 231,77 quả/mái; tỷ
lệ phôi: dòng trống: 91,90% và dòng mái: 92,49%, tỷ lệ nở/tổng trứng: dòng trống: 84,50% và dòng mái: 87,17%
Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Star
76 cho biết vịt Star 76 ông bà có khối lượng 24 tuần tuổi trống A đạt 3450g, mái
B đạt 3024g, trống C đạt 3142g, mái D đạt 2813g, năng suất trứng của mái B là 168,08 quả, mái D đạt 225,24 quả/48 tuần đẻ, tỷ lệ phôi của trống A x mái B: 90,24%, trống C x mái D là 90,56% Vịt bố mẹ trống đạt 3424g, mái đạt 2886g, năng suất trứng đạt 205,90 quả/48 tuần đẻ, tỷ lệ phôi 94,58% Con thương phẩm
8 tuần tuổi đạt 2955,5g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,86kg
Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt SM3SH cho biết vịt SM3SH ông bà có khối lượng 24 tuần tuổi trống A đạt 4479,9g, mái B đạt 3800,6g, trống C đạt 4204,2g, mái D đạt 2937,5g, năng suất trứng của mái B là 161,92 quả, mái D đạt 214,14 quả/ 42 tuần đẻ, tỷ lệ phôi của trống A x mái B: 94,69%, trống C x mái D là 96,57% Vịt bố mẹ trống đạt 4280,6g, mái đạt 2917,2g, năng suất trứng đạt 223,13 quả/ 42 tuần đẻ, tỷ lệ phôi 93,29% Con thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3687,50g, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng 2,58kg
Phùng Đức Tiến và cs (2010) nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt SD cho biết vịt SD có năng suất trứng của SD1 là 223,2 – 224,8 quả, SD2 đạt 239,8 – 246,6 quả/ 48 tuần đẻ, tỷ lệ phôi của SD1: 87,14 – 89,74%, SD2 là 89,68 – 91,42% Vịt bố mẹ 24 tuần tuổi trống đạt 4226,0g, mái đạt 3008,7g, năng suất trứng đạt 248,0 quả/50 tuần đẻ, tỷ lệ phôi 93,14% Con thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3563,3g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,8kg
Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt SH của Phùng Đức Tiến và cs (2010) cho biết vịt SH có năng suất trứng của SH1 là 206,84– 208,42quả, SH2 đạt 231,12 – 234,27quả/48 tuần đẻ, tỷ lệ phôi của SD1: 87,07 – 90,04%, SH2 là 93,18 – 94,06% Vịt bố mẹ 24 tuần tuổi trống đạt 4308,71, mái đạt 3334,0g, năng suất trứng đạt 240,76 quả/50 tuần đẻ, tỷ lệ phôi 92,47% Con thương phẩm 8 tuần tuổi đạt 3795,60g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,52kg
Trang 29Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) con lai giữa vịt Triết Giang và Cỏ có tỷ lệ nuôi sống trung bình 94,74%-98,95%, Khối lượng cơ thể nằm trung gian giữa vịt
Cỏ và vịt Triết Giang Tuổi đẻ của con lai TC(Triết Giang x cỏ), TTC(Triết Giang x TC) và TCT (TC x Triết Giang) ở tuần 18 còn CT(Cỏ x Triết Giang) là
19 tuần tuổi Tỷ lệ đẻ bình quân của cặp lai TTC đạt cao nhất 77,66% với năng suất tương ứng là 283 quả/mái/52 tuần đẻ Khối lượng trứng của các con lai là cao, đạt từ 68 – 70g/quả, đã cải thiện được khối lượng trứng vịt Triết Giang, tỷ lệ phôi và ấp nở cao nhất ở vịt lai TTC và TC
Bùi Hữu Đoàn và cs (2015) nghiên cứu trên đàn vịt ông bà CV super M nhập nội được nuôi hoàn toàn trên cạn Kết quả theo dõi cho thấy khi nuôi hoàn toàn trên cạn trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, các dòng vịt ông bà vẫn sinh trưởng, sinh sản tốt và cho năng suất đạt tiêu chuẩn của hãng cung cấp Trong giai đoạn 0-24 tuần tuổi, vịt có tỷ lệ nuôi sống 95- 97% Khối lượng cơ thể trung bình của trống A và trống C là 4,3kg và 3,8kg; của mái B và mái D lần lượt là 3,6kg và 2,8kg Vịt CV super M dòng B và D đẻ 5% ở 175 - 177 ngày tuổi, đẻ đỉnh cao ở 223 - 224 ngày tuổi; dòng B có tỷ lệ đẻ bình quân là 69,12%; năng suất trứng là 116,1 quả/mái trong 24 tuần đẻ Các số liệu tương tự của dòng mái
D là 75,70% và 127,2 quả/mái Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của mái B là 4,4kg; cho 10 trứng giống là 5,0kg; kết quả tương tự của dòng D là 4,1kg và 4,8kg Cả hai dòng này đều có chất lượng trứng ấp tốt, tỷ lệ vịt loại 1 trên tổng trứng ấp là 71% với dòng B và 73% với dòng D
Để tạo ra được bộ giống vịt năng suất chất lượng cao, chủ động được nguồn giống, tiết kiệm ngoại tệ nhập giống, từ nguyên liệu 2 bộ giống vịt Super M3 và SM3 Super Heavy của Vương Quốc Anh nhập về năm 2006, 2007, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tiến hành lai tạo để tạo ra vịt chuyên thịt TC (gồm 4 dòng: TC1, TC2, TC3, TC4) Kết quả theo dõi 4 dòng vịt chuyên thịt TC qua 4 thế hệ chọn lọc thông qua điều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam cho thấy chúng
có khả năng thích nghi cao và có ưu thế hơn so với các giống vịt đang nuôi tại nước ta hiện nay Vịt TC có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-24 tuần tuổi đạt: 96,41 – 98,44% Lượng thức ăn tiêu thụ/ con đến 24 tuần tuổi từ 23,57 – 26,52 kg Khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi: trống TC1: 4,55kg, mái TC1: 4,12kg, trống TC2: 4,39kg, mái TC2: 3,96kg, trống TC3: 3,90kg, mái TC3: 3,50kg, trống TC4: 3,60kg, mái TC4: 3,18kg Năng suất trứng/ mái/ 48 tuần đẻ: dòng TC1: 205,01 quả, dòng TC2: 210,98 quả, dòng TC3: 225,39 quả, dòng TC4: 235,13 quả Tiêu
Trang 30tốn thức ăn/ 10 trứng dòng TC1: 5,05kg, dòng TC2: 4,91kg, dòng TC3: 4,59kg, dòng TC4: 4,40kg Bốn dòng vịt TC có tỷ lệ phôi 91,00 – 94,51%, tỷ lệ nở/ tổng trứng: 73,31 – 80,11% (Nguyễn Ngọc Dụng và cs., 2015)
2.9 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền, ngành chăn nuôi gia cầm
đã có nhiều bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựu lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới, từ đó đã tạo ra được ưu thế lai trên các tính trạng, sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới không ngừng được tăng lên cả về chất và số lượng, theo FAO năm 2003 toàn thế giới có 1.049.355,35 nghìn con vịt, đến năm 2011 số lượng vịt là 1.323.854,3 nghìn con Sản lượng thịt vịt năm 2003 toàn thế giới có 3.009.843,9 tấn, đến năm 2011 sản lượng thịt vịt tăng lên là 4.187.177,9 tấn Có được mức tăng trưởng như vậy là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt trên lĩnh vực di truyền chọn tạo giống
Để sử dụng ưu thế lai từ lâu trên thế giới đi sâu vào chọn tạo các dòng thuần, xây dựng hệ thống giống từ dòng thuần tới con thương phẩm Trong lĩnh vực chọn tạo giống vịt trước hết phải kể đến Hãng Cherry Valley của Vương Quốc Anh đã tạo ra bộ giống vịt siêu thịt Super M, Super M2, Super M3; Super Heavy; mỗi giống gồm có 4 dòng (dòng ông nội A, dòng bà nội B, dòng ông ngoại C và dòng bà ngoại D), từ đó tạo ra vịt bố mẹ trống AB và mái CD, rồi tạo vịt thương phẩm ABCD có ưu thế lai cao
Một số chỉ tiêu của vịt Super M2 dòng ông có năng suất trứng/mái/40 tuần
đẻ đạt 170 quả, dòng bà đạt 180 quả Vịt bố mẹ có năng suất trứng/mái/50 tuần đẻ: 230 quả Vịt thương phẩm có khối lượng trung bình đến 47 ngày đạt 3,3kg Vịt siêu thịt Super M3 của Hãng Cherry Valley có năng suất thịt trứng cao hơn hẳn giống vịt siêu thịt Super M, Super M2 Vịt Super M3 dòng ông có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ 238 quả, tỷ lệ phôi 85%, tỷ lệ nở đạt 62% Dòng bà có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ 263 quả, tỷ lệ phôi 86%, tỷ lệ nở đạt 66% Vịt bố
mẹ có năng suất trứng/mái 296 quả, tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở 78% Vịt thương phẩm nuôi 47 ngày tuổi đạt 3,48 kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng 2,28 kg,
tỷ lệ nuôi sống 97%
Vịt SM3 Super Heavy ông bà có nguồn gốc từ hãng Cherry Valley Vương Quốc Anh Đây là giống vịt có năng suất thịt, trứng cao Vịt SM3 Super Heavy
Trang 31dòng ông có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 238 quả, tỷ lệ phôi 85%, tỷ lệ nở 64,2% Dòng bà có năng suất trứng/mái/48 tuần đẻ: 252 quả, tỷ lệ phôi 86%, tỷ lệ
nở 64% Vịt bố mẹ có năng suất trứng/ mái/50 tuần đẻ: 270 quả, tỷ lệ phôi 92%,
tỷ lệ nở 78% Vịt thương phẩm đến 47 ngày tuổi có khối lượng trung bình 3,73
kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 2,16kg, tỷ lệ nuôi sống 98%
Trong chăn nuôi gia cầm trên thế giới vẫn thường dùng con lai giữa 2,3,4 dòng giống để tạo ra con lai vừa có năng suất cao vừa có sức sống tốt
Poivey et al (2001) cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm 1992
theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi cho thụ tinh nhân tạo với ngan Kết quả sau 6 thế
hệ chọn lọc ở vịt đực là 11,8 – 19,7% và ở vịt mái là 23,8 – 31,4%, hệ số di truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo thành phần phương sai của bố là
h2 = 0,05, theo thành phần phương sai của mẹ là h2 = 0,46 và theo thành phần phương sai của cả bố và mẹ là h2 = 0,25
Kazimierz (2004) tiến hành cho lai giữa ngan với vịt Bắc Kinh A-44 tạo con lai ngan vịt, kết quả khối lượng cơ thể của ngan đạt 3424g/con, vịt A-44 đạt 2868g/con và con lai ngan vịt đạt 2983g/con có sự sai khác về khối lượng cơ thể
P < 0,05 Tỷ lệ thịt xẻ của ngan đạt 74,1%, vịt A-44 đạt 73,8% và con lai ngan vịt đạt 75%
Theo Catherine et al (2006) cho biết: con lai giữa ngan và vịt Bắc Kinh
khi sử dụng đực là ngan có tên là mule và khi sử dụng đực là vịt Bắc Kinh gọi là hinny, kết quả khối lượng cơ thể ở 11 tuần tuổi ngan đạt 4366g/con, khối lượng
cơ thể của vịt Bắc Kinh là 2508g/con, khối lượng cơ thể của con lai giữa vịt Bắc Kinh x ngan (hinny) là 3527g/con, khối lượng của con lai giữa ngan x vịt Bắc Kinh (mule) đạt 3442g/con (P < 0,05)
Theo Huang et al (2006) con lai giữa ngan và vịt Kaiya (vịt Bắc Kinh x vịt
Tsaiya) có khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi đạt 2277 - 2367g/con, sinh trưởng tuyệt đối của con lai ngan vịt đạt cao nhất ở 4 - 6 tuần tuổi đạt 598 - 621g, từ 6 -
8 tốc độ sinh trưởng là 554 - 601g, tuần tuổi 8 - 10 tốc độ sinh trưởng là 363 - 392g; lượng thức ăn thu nhận ít nhất ở tuần 4 - 6 chỉ có 142 - 144g/con/ngày và cao nhất ở tuần 6 - 8 là 179 - 186g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
là 3,2 - 3,39kg/kg tăng khối lượng ở 6 - 8 tuần, 6,03 - 6,74kg/kg tăng khối lượng
ở tuần 8 - 10
Trang 32PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu
Phân tích di truyền, chọn lọc cá thể theo định hướng
Trang 33Sơ đồ tạo vịt sinh sản bố mẹ và vịt thương phẩm
- Vịt TC sinh sản gồm 4 nhóm TC1; TC2; TC3; TC4 và con lai của chúng: TC12; TC34
- Vịt thương phẩm TC1234
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2015
3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt sinh sản
3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm trên vịt TC sinh sản
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm trên vịt TC sinh sản giai đoạn
Thời gian theo dõi 24 tuần (giai đoạn vịt con + hậu bị)
Thời gian theo dõi từ tháng 2/2014 – 7/2014
Sau 24 tuần tuổi đàn vịt TC sinh sản được ghép trống mái và phân thành 3 lô
Trang 34Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm trên vịt TC sinh sản giai đoạn vịt đẻ
(TC1 x TC2)
Lô 2 (TC3 x TC4)
Lô 3 (TC12 x TC34)
Thời gian theo dõi từ tháng 7/2014 – 6/2015
3.2.1.2 Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng vịt TC sinh sản
Đàn vịt được chăm sóc theo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh nuôi vịt của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương Đàn vịt được ăn
tự do 2 tuần tuổi đầu, sau đó ăn hạn chế, kiểm tra khối lượng hàng tuần để đảm bảo đạt được khối lượng chuẩn
Bảng 3.3: Lượng thức ăn hàng tuần nuôi vịt TC sinh sản
Trang 35Bảng 3.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
của thức ăn nuôi vịt sinh sản
Protein (%) 20,0-21,0 18,0-19,0 15,0-15,5 13,5-14,0 15,5-16,0 18,5 Năng lượng
(TT)
Mật độ (con/m 2 )
Ánh sáng (giờ/ngày)
0-4 10-15 24 giờ sau giảm dần đến 18 giờ/ngày
*Tỷ lệ nuôi sống
Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép chính xác số vịt chết của mỗi lô vịt thí nghiệm
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống đến cuối kỳ (con) x 100
Số con đầu kỳ (con)
Trang 36*Khối lượng cơ thể
Cân khối lượng vịt mới nở, cân khối lượng vịt hai tuần 1 lần đến hết 24 tuần tuổi, khi sang giai đoạn sinh sản cân khối lượng vịt tại các tỷ lệ đẻ 5%, 50%
và đỉnh cao
Thời gian cân từ 7 - 8 giờ sáng của ngày đầu tuần tiếp theo, cân trước khi cho ăn, cho uống Cân ngẫu nhiên 30 con mỗi lô (nhóm) thí nghiệm, cân từng con một
Vịt mới nở (01 ngày tuổi) cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g; khi vịt < 500g cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g, khi vịt >500g cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 10g
Khối lượng cơ thể trung bình được tính theo công thức:
) (
) (
con n
g x
X = ∑
X(g): Khối lượng trung bình ∑x: Tổng khối lượng vịt (g) n: Dung lượng mẫu
*Tiêu tốn thức ăn
Đàn vịt ở mỗi lô thí nghiệm 0-2 tuần tuổi được cho ăn tự do, 3-24 tuần tuổi được cho ăn khống chế, bước vào giai đoạn sinh sản vịt được cho ăn điều chỉnh theo tỷ lệ đẻ
Xác định lượng thức ăn cho ăn: cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng
cho vịt ăn mỗi bữa
Xác định lượng thức ăn thừa: cuối mỗi ngày vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong máng và cân lại lượng thức ăn còn thừa
TTTA (g/con/ngày) = LTA cho ăn (g) - LTA thừa (g)
Số đầu gia cầm Khi xác định lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, cần chú ý độ ẩm của thức ăn, vì thức ăn thừa luôn có độ ẩm cao hơn thức ăn khi đổ vào máng cho vịt
ăn do hơi nước từ không khí, nước uống của gia cầm Để đảm bảo độ chính xác của kết quả nghiên cứu, thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và lượng thức ăn thu nhận
Trang 37phải được tính theo 100% lượng vật chất khô Sau đó mới tính lại theo độ ẩm
thực tế trong thức ăn cho ăn (Xác định độ ẩm của thức ăn thừa mỗi tuần một lần
là căn cứ để tính cho cả tuần)
*Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
- Đối với một đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi của đàn gia cầm khi
có tỷ lệ đẻ đạt 5%
- Tỷ lệ đẻ: hàng ngày đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra, số trứng được
chọn ấp và số vịt mái có mặt trong đàn Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống được xác
định theo công thức:
Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng thu nhặt được trong tuần (quả) x 100
Tổng số mái có mặt trong tuần (con)
- Năng suất trứng (NST) (quả/mái): là số trứng đẻ ra của một vịt mái trong
một thời gian nhất định Năng suất trứng được tính theo công thức:
NST (quả/mái) = Tổng trứng thu nhặt được trong kỳ (quả)
Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con) -Tỷ lệ trứng giống:
Tỷ lệ trứng giống (%) = Số trứng đạt tiêu chuẩn, được chọn ấp (quả) x 100
Số trứng thu nhặt được (quả)
*Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
Tổng số trứng thu nhặt được (quả)
*Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng
- Khối lượng trứng: cân lúc đạt tỷ lệ đẻ 5% trong 5 – 7 ngày liên tiếp, 50%, đẻ
đỉnh cao và 38 tuần tuổi Cân từng quả một bằng cân kỹ thuật có độ chính xác ±0,01g
(cân điện tử của Nhật Bản), loại bỏ những quả trứng quá to hoặc quá nhỏ nằm ngoài
khoảng khối lượng trung bình của giống Khối lượng trứng trung bình được tính theo
công thức:
-Tiến hành khảo sát chất lượng trứng vịt ở 38 tuần tuổi Các chỉ tiêu xác
định gồm: khối lượng trứng, độ dày vỏ trứng, chỉ số hình dạng trứng, chỉ số lòng
Trang 38d: đường kính nhỏ của trứng
+ Độ dày vỏ của trứng (mm): tiến hành đo độ dày vỏ trứng đã bóc màng
dai bằng thước pamme điện tử có độ chính xác ± 0,01mm đo ở đường xích đạo
+ Tỷ lệ lòng đỏ
Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x100
Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ lòng trắng
Tỷ lệ lòng trắng(%) = Khối lượng lòng trắng (g) x100
Khối lượng trứng (g) + Chỉ số lòng đỏ
Bằng các dụng cụ chuyên dùng đo chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó (D), từ đó xác định được chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức:
Chỉ số lòng đỏ = H (mm)
D (mm) + Chỉ số lòng trắng đặc
Chỉ số lòng trắng đặc là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc, có thể tính bằng công thức:
Chỉ số lòng trắng đặc = 2H (mm)
D +d (mm) Trong đó: H: là chiều cao của lòng trắng đặc
D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc
Trang 39+ Đơn vị Haugh (Hu)
Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau Đơn vị Haugh được xác định trên máy chuyên dụng của Nhật Bản
Số trứng đưa vào ấp (quả)
Tỷ lệ nở loại I/trứng có phôi (%) = Tổng số gia cầm nở loại I (con) x100
Số trứng có phôi (quả)
Tỷ lệ nở loại I/trứng ấp (%) = Tổng số gia cầm nở loại I (con) x100
Số trứng đưa vào ấp (quả)
Số vịt con loại I/ mái (con) = Tổng số gia cầm nở loại I (con)
Số mái bình quân trong kỳ (con)
*Hiệu quả kinh tế
+ Phần chi = Giống + Thức ăn + Thuốc thú y + Điện, nước, vật rẻ + Chi phí khác + Phần thu = Thu từ vịt con + Thu từ sản phẩm phụ
+ Thu nhập = Thu – Chi
Trang 403.2.2 Nghiên cứu khả năng cho thịt của vịt thương phẩm
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm trên vịt TC thương phẩm
Bảng 3.6: Bố trí thí nghiệm trên vịt thương phẩm Chỉ tiêu (Vịt TC12) Lô 1 (Vịt TC34) Lô 2 (Vịt TC1234) Lô 3
Thời gian theo dõi từ tháng 4/2014 – 6/2014
3.2.2.2 Chế độ dinh dưỡng nuôi vịt TC thương phẩm
Vịt thí nghiệm được cho ăn tự do và được chăm sóc theo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh nuôi vịt của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương Thức ăn đặt hàng của Hãng Proconco
Bảng 3.7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
của thức ăn nuôi vịt thương phẩm
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống đến cuối kỳ (con) x 100
Số con đầu kỳ (con)