1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Giáo viên giỏi Rèn HS viết đúng chính tả lớp 3

49 865 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 345 KB

Nội dung

Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cầnphải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay từ đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học chính tả như các môn học

Trang 1

I/ Phần mở đầu:

1 Lý do chọn đề tài:

Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học vì giai đoạntiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho họcsinh Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khibậc trung học cơ sở không có

Phân môn chính tả ở chương trình tiểu học có hai kiểu bài là chính tả đoạnbài và chính tả âm vần Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả Thời gian dành cho bài tập chính tả

âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kĩ năng qua bài tập đó

có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh Qua các bài tập chính tả âm, vần các em đượcrèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫnnhằm đạt mục tiêu môn học

Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm Do đóviệc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng Tuy nhiên

do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác Mặc dù những quy tắc, quyước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung Nhưng việc “viết đúngchính tả” cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn nhiềukhó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục tồntại trên

Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phảithông qua năng lực viết đúng chính tả của các em Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cầnphải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, rèn cho học sinh viết đúng chính tả ngay

từ đầu, dần dần các em ham thích trong mỗi giờ học chính tả như các môn họckhác

Tính chất nổi bật của phân môn chính tả là thực hành, bởi vì chỉ có thểhình thành các kĩ năng kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập

Căn cứ vào mục tiêu dạy môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêngcủa phân môn Chính tả lớp Ba Ngoài kĩ năng rèn học sinh đọc thông chúng ta cònrèn cho học sinh viết thạo, viết đúng chính tả, rèn cho học sinh một số phẩm chất

Trang 2

như tính cẩn thận, tính thẩm mĩ Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất,nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên còn phải nắmvững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.

Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả

mà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làmvăn

Ví dụ một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tảthì bài văn đó không đạt điểm cao Ví dụ cụ thể hơn nữa là học sinh dự thi viết chữđẹp cấp huyện dù chữ có đẹp bao nhiêu nhưng mắc một vài lỗi chính tả thì cũngkhông đem lại kết quả Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả (từ 5 lỗi trở lên) thìkhông thể học tốt các môn học khác

Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coitrọng ở các trường Tiểu học Chính vì những lí do nêu trên mà tôi đã chọn sáng

kiến kinh nghiệm :“Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả trong phân

môn chính tả ở lớp 3A trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đại Dực."

3 Thời gian và địa điểm:

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014

- Đề tài được nghiên cứu, thực nghiệm tại lớp 3A và lớp 3C - Trường Tiểuhọc và trung học cơ sở Đại Dực

4 Đóng góp mới về mặt lí luận thực tiễn:

Biện pháp để nâng cao chất lượng trong phân môn chính tả cho học sinhlớp 3, là một vấn đề được rất nhiều các đồng chí giáo viên dạy lớp 3 quan tâm vànghiên cứu Đã có rất nhiều các biện pháp được đưa ra như:

+ Yêu cầu học sinh rèn viết bài nhiều ở nhà

Trang 3

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết chuẩn, cách viết đẹp, cách viếtđúng chính tả

+ Phân công những em viết tốt giúp những em viết chưa tốt

Song tất cả những biện pháp đó không phải lúc nào áp dụng cũng phát huyđược tính hiệu quả Theo tôi, tùy theo thực tế của từng lớp, chất lượng chữ viết củatừng học sinh để giáo viên có thể thêm, bớt, vận dụng một cách linh hoạt các biệnpháp mà các đồng nghiệp đi trước đã sử dụng Bản thân mỗi giáo viên bao giờcũng có cách làm riêng của mình, phù hợp với thực tế của lớp mình đang dạy

Thực tế ở lớp 3A của tôi chủ nhiệm vẫn còn nhiều học sinh viết sai lỗichính tả, viết chữ chưa đúng độ cao, độ rộng, viết hoa tuỳ tiện

Tính mới của đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh biết phân biệt về âm,vần, dấu thanh qua các bài thực hành luyện tập để học tốt phân môn chính tả, cảithiện chất lượng học tập môn Tiếng Việt góp phần nâng cao chất lượng học tậpcho các em, tạo niềm tin cho các em vững bước lên những lớp trên

Trang 4

II Phần nội dung:

về cách viết chuyển lời nói sang dạng viết Phân môn chính tả dạy cho học sinh trithức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh vàohoạt động giao tiếp Nếu tập viết dạy học sinh biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ,thì chính tả dạy học sinh cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội đểlàm thành chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ

Dạy học chính tả ở Tiểu học là một trong những vấn đề đang được quantâm nhằm nâng cao chất lượng

Để dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh là một vấn đề đãđược khẳng định và là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy họctrong nhà trường nói riêng chất lượng toàn ngành nói chung hiện nay Có thể nóichừng nào người dạy chưa phát huy tính chủ động, tính tích cực của người học thìchừng ấy chất lượng giáo dục đào tạo còn hạn chế Dạy học phân môn chính tả ởlớp 3 cũng không nằm ngoài yêu cầu đó Những kinh nghiệm của đời sống, nhữngthành tựu văn hóa khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả thế hệđương thời phần lớn đã ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc – viết thì conngười không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống được cuộcsống bình thường Đọc - Viết giúp con người có khả năng chế ngự một phươngtiện văn hoá cơ bản

Việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớpcủa trường Tiểu học Dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện nhữngchuẩn mực của ngôn ngữ viết ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầutrong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em

Trang 5

Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hìnhthành kỹ năng, kỹ xảo chính tả Từ đó có thói qnen viết đúng chính tả, giúp cho sựhoàn thiện nhân cách của học sinh Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tríthức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trìnhgiao tiếp trong học tập.

Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn Phânmôn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thóiquen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt Cùng với các phân môn khác, chính

tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập,trau dồi kiến thức và nhân cách làm người Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cầnphải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công

cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trongsuốt cả cuộc đời

1.2 Cơ sở thực tiễn

Là trường thuộc vùng sâu vùng xa nên nhiều phụ huynh học sinh còn thiếuhiểu biết về sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiệnnên dẫn đến tình trạng cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm nhắc nhở con emmình học ở nhà

Mặt khác 100% học sinh trên địa bàn xã Đại Dực là con em dân tộc, dođặc điểm của phương ngữ các em học sinh phát thường phát âm sai lẫn lộn giữaphụ âm đầu (s/x, d/gi, l/n), thanh hỏi/ thanh ngã, dẫn đến các em viết sai

Ngoài ra các em còn mắc nhiều lỗi chính tả vì chưa biết phân biệt hoặcphân biệt lẫn lộn giữa các phụ âm đầu, âm cuối, vần, viết hoa còn tùy tiện nênđành hạ bút ứng phó theo đối sách “ Đọc sao viết vậy ” một cách từng in đậm trong

kí ức học sinh

Bên cạnh đó ở lứa tuổi của các em, ý thức tự giác học chưa cao, khả năngghi nhớ chưa sâu Vì thế qua giờ chính tả tôi nhận thấy những học sinh đọc yếuthường đi kèm với viết sai Tôi chấm bài thấy các em không phân biệt được nghĩacủa từ nên dẫn đến viết sai chính tả

Trang 6

Thực tế cho thấy việc dạy – học tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên vàhọc sinh nói chung hiệu quả chưa cao, nhất là kĩ năng viết đúng chính tả, viết đẹp.

Trình độ nhận thức và chuyên môn của giáo viên trong trường không đồngđều

Giáo viên chưa thật nhiệt tình đến việc quan tâm và giúp đỡ đến những họcsinh viết sai nhiều lỗi chính tả trong một bài viết

Giáo viên phân chia thời gian trong tiết chính tả chưa phù hợp, còn xemnhẹ phần làm bài tập nên dẫn đến học sinh chưa biết phân biệt hoặc phân biệt lẫnlộn giữa các phụ âm đầu, âm cuối, vần, viết hoa còn bừa bãi Còn một số giáoviên phát âm chưa chuẩn xác, còn nặng về tiếng địa phương

Thời gian giáo viên đầu tư nghiên cứu bài dạy còn hạn chế

Khi nghiên cứu vấn đề này tôi tiến hành dự giờ một số tiết chính tả ở cáclớp Tôi thấy nhìn chung các đồng chí thực hiện đúng, đầy đủ quy trình lên lớp.Song một thói quen của giáo viên là đọc cho học sinh viết bảng con một số từ họcsinh dễ viết sai chính tả, mà chưa giúp học sinh hiểu nghĩa của từ

Trong các giờ chính tả giáo viên cần rèn cho học sinh ngoài việc viết đẹp racòn cần phải nghe chuẩn, viết chuẩn chính tả

2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu

2.1 Thực trạng

2.1.1 Khảo sát:

Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu biện pháp: “Rèn họcsinh viết đúng chính tả” cho học sinh của lớp, tôi đã tiến hành khảo sát tình hìnhthực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học Qua khảo sát đầu nămtôi thống kê học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh viết saitrên 10 lỗi trong một bài chính tả Cụ thể khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầunăm trong đó có bài viết chính tả tôi thống kê chất lượng môn chính tả Ở lớp 3Atôi chủ nhiệm như sau:

Tổng số HS

đầu năm

Học lực phân môn chính tả đầu năm

Trang 7

Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị hổng kiến thức căn bản từlớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo

Trang 8

viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khiviết chính tả.

Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:

+ Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh)

+ Lỗi về các vần khó (uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch,oac, oach…)

+ Lỗi do phát âm sai (at/ac, et/ec, an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …)

+ Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn,

…)

+ Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o,

ô, ơ, u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i )

Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc các loại lỗi sau:2.1.2.1 Về thanh điệu:

Học sinh chưa phân biệt được thanh điệu: thanh hỏi và thanh ngã; thanhngã và thanh sắc; thanh huyền và thanh sắc

Ví dụ: nghĩ hè (từ đúng: nghỉ hè ); suy nghỉ (từ đúng: suy nghĩ ); sửa lối(từ đúng: sửa lỗi ), buổi chiếu (từ đúng: buổi chiều)…

2.1.2.2 Về âm đầu:

- Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:

+ g/ gh: đua ge, gi bài

+ ng/ ngh: ngỉ nghơi

+ c/ k: céo cờ, cẹp tóc

+ s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ.

+ d/ gi: dữ gìn, da vị

Qua thực tế giảng dạy trong một số năm tôi nhận thấy lỗi về phụ âm đầu s/

x ; g/gh; ng/ngh; r/d/gi là phổ biến hơn cả.

Trang 9

+ oe/eo: sức khẻo (sức khỏe).

+ ăm/âm: đỏ thấm (đỏ thắm); tối tâm (tối tăm)

+ an/ang: cái bàng (cái bàn)

+ ăt/ăc: mặt quần áo (mặc quần áo)

+ ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng)

+ ât/âc: gậc đầu (gật đầu)

+ ân/âng: vân lời (vâng lời)

+ êt/êch: lệch bệt (lệt bệt)

+ ên/ênh: bện tật (bệnh tật)

+ iêt/iêc: thiếc tha (thiết tha)

+ in/inh: nhình ( nhìn)

+ uôn/uông: mong muống (mong muốn)

+ uôt/uôc: suốc đời (suốt đời)

+ ươn/ương: vường rau (vườn rau)

2.1.2.5 Lỗi viết hoa:

Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em,trong tất cả bài viết của học sinh trong lớp thì chỉ có một em duy nhất không sai lỗinào đó là em: Chíu Thị Năm

Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:

• Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:

Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe viết): Chiếc áo len Viết đoạn 4 (TV3T1, tr.20)

-Câu: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá Học sinh viết:

“Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”

• Viết hoa tùy tiện: có 2/8 em

Ví dụ: Nghe – viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1), tr.30

Trang 10

- Câu: Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả Học

sinh lại viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được tất cả”

Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như:

Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là

“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”).

Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều mắc(kể cả học sinh khá, giỏi) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi phụ

âm đầu, lỗi do ngọng dấu thanh và lỗi âm chính So với yêu cầu về kĩ năng viếtchính tả (không quá 5 lỗi trong một bài) thì trình độ kĩ năng viết chính tả của họcsinh còn quá thấp (số bài có từ 6 lỗi trở lên chiếm 50 %: khảo sát chính tả đầunăm)

Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phảinghiên cứu và tìm ra nhiều giải pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả

2.2/ Các giải pháp:

2.2.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức:

Qua kinh nghiêm một số năm giảng dạy, tôi thấy rõ: đặc điểm của học sinhtiểu học là hay bắt chước giọng đọc của cô các em nhất mực đọc theo cô, bởi các

em nghĩ: cô giáo là người rất giỏi, cái gì cô cũng biết, lúc nào cô cũng nói đúng, vìvậy cô đã nói, đã viết là chuẩn Nhưng thực tế lại không phải như vậy: một số giáoviên còn bị ảnh hưởng nhiều của tiếng địa phương, còn hay ngọng dấu thanh ~ \ /

Nếu giáo viên không để ý rèn luyện bản thân mình thường xuyên thì khi đọctrong tiết tập đọc sẽ không chuẩn, mà như vậy thì sẽ dẫn đến học sinh đọc sai rồiviết cũng sai

Việc viết mẫu của cô giáo cũng chính là hình mẫu về kĩ năng viết mà họcsinh cần đạt được Vì vậy muốn viết mẫu thật chuẩn để học sinh có thể học đượccách viết của cô giáo thì người giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài đọc, luyện viết chữthật chuẩn, gây hứng thú, lôi cuốn các em Nếu giáo viên viết mẫu tốt thì học sinh

sẽ háo hức, thích thú học các giờ chính tả Đó cũng là tiền đề để khuyến khích họcsinh viết chuẩn chính tả, viết đẹp hơn

Trang 11

Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làmquen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắcchính tả, qui tắc kết hợp từ, qui tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các emmột số mẹo luật chính tả,…

Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ởsách, báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu đểnâng cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữnghĩa học, tra “từ điển” các tài liệu có liên quan đến chính tả Nắm vững phươngpháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh hoạt các phương pháp giảngdạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình

2.2.2 Luyện kĩ năng thực hành:

Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên lựa chọn hìnhthức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng nội dungbài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học

Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh,nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chứccho học sinh nhận xét và sửa chữa Đối với các dạng bài tập khó, giáo viên nên tổchức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi hoặc thảo luận nhóm thì hiệuquả và việc sửa chữa tối ưu hơn cả

Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy của tôi, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vàibiện pháp giúp học sinh luyện kĩ năng thực hành như sau:

*Biện pháp 1: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có âm đầu:

- âm đầu s/ x:

Vào thời gian tuần 1, tôi phát hiện những em phát âm chưa rõ, chưa chínhxác, tôi kịp thời luyện tập và uốn nắn ngay:

Ví dụ: Dạy bài tập đọc: “Cậu bé thông minh” – ( Tuần 1)

Tôi luyện cho các em đọc câu ở đoạn đầu: “Ngày xưa có một ông vuamuốn tìm người tài ra giúp nước”

Trang 12

Có em đọc: “Ngày sưa có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước”.

(Đọc sai âm đầu: xưa/ sưa).

Nếu các em đọc sai âm đầu nghĩa của nó sẽ khác đi Đọc như vậy khi viếtchính tả sẽ viết sai

Sau đó tôi phân tích cho các em hiểu nghĩa xưa và sưa:

 Xưa: đã quá lâu (ngày xưa, thuở xưa, đời xưa, …)

 Sưa: thưa (răng thưa) Hiểu nghĩa khác: say sưa

 Dạy bài chính tả: “Cô giáo tí hon” ( Tuần 2) ( Giáo án tiết dạy thựcnghiệm - phụ lục 1)

Sau bài viết tôi cho học sinh thực hiện bài tập 2a):

+ Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:

 xào: rau xào, xào xáo, …

 sào: sào phơi áo, một sào đất, …

 xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xẻo, xinh xắn, xinh xinh, …

 sinh: ngày sinh, sinh sống, sinh sản, sinh dưỡng, sinh hoạt, …

Sau đó cho các em hiểu nghĩa của từng từ đã ghép được

 Dạy bài: “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” – (Tuần 20) có bài tập sau:

+ Điền vào chỗ trống s hay x ?

Trang 13

Sau mỗi dạng bài tập trên, tôi cho học sinh luyện phát âm lại các từ cótiếng, âm đã ghép (s/ x) Vừa rèn đọc vừa cho viết lên bảng con hoặc giấy nháp đểghi nhớ Có thể cho học sinh tìm thêm một số từ mới khác ngoài các từ đã họctrong giờ tự học ở nhà.

- có âm đầu l/ n:

 Dạy bài: Ai có lỗi (Tuần 2)

- Khi đọc cho các em viết câu: Cơn giận lắng xuống

Có nhiều em viết : Cơn giận nắng xuống

Tôi đã giúp các em hiểu nghĩa của từ

- Lắng 1: Chìm cặn, bã xuống đáy

- Lắng 2: để tai nghe rõ

- Nắng : ánh sáng mặt trời

+ Bài tập: Điền vào chỗ trống n hay l

- Hoa …ựu …ở đầy một vườn đỏ ắng

…ũ bướm vàng …ơ đãng …ướt bay qua

Giúp các em hiểu được nghĩa của từ cần điền ( Hoa lựu, nở, nắng,lũ bướm, lơđãng, lướt bay)

- Lơ 1: Người phụ xế xe hơi

- Lơ 2: làm bộ không để ý tới

- Nơ: vật trang sức thắt nút hình con bướm

- có âm đầu tr/ ch:

 Dạy bài: Về quê ngoại ( TV 3 T1/ 133 - tuần 16)

Trong bài có chữ: “trăng” học sinh viết là “chăng”: “tre” học sinh viết là “che”Giúp các em hiểu nghĩa của từ chăng, trăng

Chăng 1: kéo lớn dài ra

Chăng 2: sao, thế nào

Trăng : vệ tinh xoay quanh quả đất

Trăng: gông làm bằng hai tấm gỗ ghép lại với nhau có lỗi khoét lỗ để đút cổ tộinhân vào

Trăng: Trăng hoa,trăng mật, trăng non,trăng trắng,trăng trói

Trang 14

Tre: loại cây nhỏ cao, ruột rỗng có nhiều đốt

Che: làm cho khuất, cho kín

Tre : Tre gai, tre già, tre pheo,…

Che: che chở, che đậy,che mắt ,che phủ

- có âm đầu d/ r/gi:

 Dạy bài: Tiếng ru ( TV 3/ T1 - tuần 7 - 68)

+ Bài tập 2a: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi

Dán: gắn với nhau bằng một chất dính

Rán: để thức ăn vào chảo vào soong có mỡ mà chiên

Gián: loại côn trùng

Gián: lấy lời phải trái mà khuyên can

Gián: cách biệt, do thám, cãi lại, …

Gián: gián cách, gián điệp, gián thu,…

* Biện pháp 2: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có vần dễ nhầm lẫn: eo/ oeo; ui/ uôi; iêc/ iêt.

 Dạy bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học” – ( Tuần 6)

+ Bài tập: Điền vào chỗ trống eo hay oeo?

- nhà ngh `, đường ngoằn ng…, cười ngặt ngh…~, ng… đầu

Cho học sinh hiểu nghĩa của các từ trên giúp học sinh điền đúng (nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu).

- Giúp học sinh nhớ lại qui tắc chính tả đã được học ở lớp dưới

 ngh: được ghép với các âm nào? (e, ê, i) và không được ghép với các âm nào? ( a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư)

Từ đó các em điền được (nhà nghèo, cười ngặt nghẽo) Nếu các em điền: nhàngèo, cười ngặt nghoẽo (sai qui tắc chính tả)

 ng: được ghép với các âm nào? (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư) và không được ghép với các

âm nào? (e, ê, i)

Các em nắm được qui tắc và điền đúng (ngoằn ngoèo, ngoẹo đầu) chứ không thể điền: ngoằn ngèo, ngẹo đầu (sai qui tắc chính tả)

Trang 15

- Có thể cho học sinh thi đua tìm thêm các từ:

 Có vần eo: (lẻo khoẻo, tí tẹo, dẻo dai, nẻo đường… )

 Có vần oeo: khoèo chân, ngoéo tay, ngoắt ngoéo, ngoặt ngoẹo, …

 Dạy bài: “Hũ bạc của người cha” – ( Tuần 15)

+ Bài tập: Điền vào chỗ trống ui hay uôi ?

- Giúp học sinh hiểu nghĩa và điền đúng (mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi;

- núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ, tủi thân).

Cho học sinh tìm thêm từ mới khác với từ đã cho:

 mũi: mũi thuyền, mũi súng, mũi kiếm, mũi tên, mũi đất, …; nghĩa khác: lỗ mũi,mũi dãi, mũi miệng, …

 muỗi: muỗi mòng, xông muỗi, …

 muối: sương muối, muối tiêu, vựa muối, …

 múi: múi giờ, múi tỏi, …

 núi: núi non, núi cao, …

 nuối: nuối tiếc, tiếc nuối, …

 nuôi: nuôi con, con nuôi, …

 không có tiếng nui

 tuổi: tuổi tác, tuổi đời, sống trăm tuổi, …

 tủi: buồn tuỉ, tủi phận, tức tủi, …

 Dạy bài: “Hai Bà Trưng” – ( Tuần 19) ( Giáo án tiết dạy thực nghiệm)

+ Bài tập: Điền vào chỗ trống iêt hay iêc?

- đi biền b…

- thấy tiêng t…'

- xanh biêng b…'

Trang 16

Cho học sinh hiểu nghĩa từ và điền đúng (đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc)

- Học sinh thi đua tìm các từ ngoài bài học:

 biệt: biệt tích, biệt tăm, biệt dạng, biệt hiệu, …

 tiếc: tiếc nuối, tiếc thương, …

 biếc: xanh biếc, nước biếc, …

Qua suốt quá trình dạy học chính tả ở HKI, bản thân tôi luôn cho học sinhlàm quen với cách học tìm các từ có âm, vần dễ nhầm lẫn có liên quan đến bài viết,học sinh có

thói quen tự tìm ra các từ mới để dần dần viết đúng chính tả hơn trong các bài tậpchính tả

* Biện pháp 3: Giúp học sinh viết đúng chính tả thông qua các bài tập sử dụng trò chơi học tập:

Trò chơi là một hoạt động nhằm thu hút học sinh hứng thú học tập sau mộtgiờ học căng thẳng Vì vậy tôi thường tổ chức trò chơi cuối giờ học chính tả,thường có nội dung sát với chủ đề bài tập tránh sự nhàm chán cho các em

Ví dụ: Tự tìm tiếng, từ có âm đầu s/x

Thi tìm nhanh những tiếng, từ có âm đầu s/x hoặc các tiếng, từ có vần khónhư uêch, uya, en/oen, oai/oay, … cho các đội chơi cùng trình độ thi tiếp sức, mỗiđội không quá 5 em, viết các từ có vần khó do giáo viên yêu cầu Có thể cho các

em đặt câu với từ vừa tìm được để hiểu nghĩa của từ Nhằm khắc sâu kiến thức đãhọc

Ví dụ: Em bé nhoẻn miệng cười.

Bác Tư cứ loay hoay bên chiếc máy tuốt lúa.

Thi tìm cặp từ có thanh hỏi, thanh ngã

Trang 17

Đối với những học sinh có trình độ khá, giỏi, tôi cho các em thi tìm nhanhtiếng gồm năm, sáu hoặc bảy chữ cái:

Ví dụ: năm chữ cái: trong, ngoài, khuỷu, khuya, …

Sáu chữ cái: khuyên, truyện, chuyển, thưởng, trường, …

Bảy chữ cái: nghiêng

 Trò chơi: Điền Đ hoặc S vào ô trống

Đáp án:

a) say sưa d) xay xác a) Đ d) S

b) ngẹn ngào e) nghon ngọt b) S e) S

c) cũ khoai g) cũ kỹ c) S g Đ

Qua trò chơi nhằm giúp các em khắc sâu được kiến thức đã học các từ

Trước tình hình học sinh lớp viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một

số biện pháp khắc phục như sau:

*Biện pháp 4: Luyện phát âm:

Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyệnphát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính,

âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất vớinhau Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địaphương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng cóthói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả

Ví dụ: lá cây – đá cây; cái vung - cái bung, mắc lỗi – lối… Giáo viên phảiphát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả

Trang 18

Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịtchim”.Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng

dễ lẫn lộn như:

+ rèn ≠ rằn Giúp học sinh hiểu nghĩa rèn trong câu là làm cho con dao sắc bén còn

rằn là rằn ri Nếu học sinh khó hiểu có thể cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn (Mẹ

tôi rèn chiếc dao này thật bén – Cu Tuấn mặc bộ đồ rằn đỏ).

+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt (vật kim loại).

+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.

Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?

- sáng loáng ≠ sán (sán: giun, lãi) nghĩa khác là tiến đến gần

Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại - (TV3 - Tập 1, tr.34) – Chép đoạn 3

Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …trong đời

đi học của tôi sau này”

Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu họcsinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:

- Lặng = L + ăng + thanh nặng

- Lặn = L + ăn + thanh nặng

So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” có

âm cuối là “n” Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai

*Biện pháp 6: Giải nghĩa từ:

Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưathống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng

Dạy Chính tả (Tập chép): Chị em - (TV3 – Tập 1, tr.27)

Trang 19

Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.

Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu

“buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là

“buông màn”

Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ (TV3 – Tập 1, tr.30)

Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó khăn, hisinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất

Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành” Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:

giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành (dành dụm, dỗ

dành)

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ vàcâu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi màhọc sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng

Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh Giáo viên chú giải từ mới ở phân mônTập đọc kết hợp đặt câu Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩatừ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình,tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụthể để giải nghĩa từ

* Biện pháp 7: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:

Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản nhưcác âm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă, â,

o, ô, ơ, u, ư Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luậtkhác như sau:

- Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu

bằng s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử,

…)

- Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vậtđều bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó,chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…)

- Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy) :

Trang 20

Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:

Chị Huyền mang Nặng Ngã đau

Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.

Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã

Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi

+ Huyền – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,…

+ Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,…

+ Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…

Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:

Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã (Mình Nên Nhớ Viết LàDấu Ngã)

Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…

N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…

Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…

V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…

L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …

D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…

Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã (té),

Ngoài 7 âm đầu trên các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi:

Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,

Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…

*Biện pháp 8: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua việc làm nhiều dạng

bài tập:

Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài:Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng;

Trang 21

Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn Sang HKII có thêm dạng Bài tập đặt câu (Bàitập phân biệt hai từ trong từng cặp từ).

Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phântích so sánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả Ngoài nhiệm vụtrên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinhtập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụthể Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ

a Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinhđiền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:

Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr 22

Điền vào chỗ trống tr hay ch ?

Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ

Bài tập 3a) –TV3, Tập 1, tr.48

Điền vào chỗ trống s hay x ?

Giàu đôi con mắt, đôi tay

Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm

Hai con mắt mở, ta nhìn

Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời

Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Ông ngoại (đoạn 3) - TV3, Tập 1, tr 35

Nội dung viết: Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt daloang lổ của chiếc trống trường

Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra” Tôi

phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa

có liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợp

còn lại, với các nghĩa là “nhà” (ví dụ: gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn(ví dụ: chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,…) Sau phần bài viết tôi tự ra bàitập để các em hiểu thêm Nội dung bài tập như sau:

Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?

- …a vào; …a dẻ;…a đình

- …a rả; …a thịt, tham …a

Trang 22

Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b – TV 3, tập 1, tr 41)

Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr 56)

Trên trời có g… nước trong.…

Con k… chẳng lọt, con ong chẳng vào.……

Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr 60)

- nhanh nh , nh… miệng cười, sắt h….gỉ, h nhát.., nh… miệng cười, sắt h….gỉ, h  nhát.   nhát.

b Bài tập tìm từ:

Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý

từ cùng nghĩa, trái nghĩa:

Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr 52

Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:

- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …

- Trái nghĩa với gần : …

- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …

Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr 31

Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:

- Cơ thể của người: …

- Cùng nghĩa với nghe lời: …

Trang 23

- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…

- khăng: khăng khăng, khăng khít,…

d Bài tập giải câu đố:

Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr 22

Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:

Vừa dài mà lại vừa vuông

Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng

(Là cái gì?)

Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại

bỏ cái sai Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫnhọc sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra nhữngtrường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng họcsinh đi đến cái đúng

e Bài tập lựa chọn:

Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr 132

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- (bão, bảo) : Mọi người … nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …

- (vẽ, vẻ) : Em … mấy bạn … mặt tươi vui đang trò chuyện

- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống … rồi … soạn đi làm

d Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt):

Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu

để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ

Bài tập 3b) - TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23)

Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:

+ trút – trúc; lụt – lục

Trang 24

Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.

+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.

+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.

+ lục: Bé lục tung đồ đạt trong nhà.

g Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa :

Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia tròchơi viết đúng chính tả qua các tiết học buổi chiều với các dạng bài tập ngoài bài

Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng họcsinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:

● Bài tập nối tiếng :

Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúngchính tả:

Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn

- Một ngôi xao chẳng sáng đêm

- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm

Ngày đăng: 22/11/2014, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w