Bởi vậy muốn làm được một bài văn nghị luận người viết phải có ngônngữ lí luận, phong phú khái niệm, chủ kiến, biết vận dụng khái niệm, biết tư duylô-gíc, biết vận dụng các thao tác phân
Trang 1PHÒNG GD & ĐT huyÖn Thanh oai CéNG HOµ X HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM · HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM
Trang 2Đề tài “Một vài giải pháp rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh
lớp 9” xuất phát từ các lý do sau đây:
- Kĩ năng lập luận có vai trò quyết định hiệu quả lập luận - một trongnhững yếu tố tạo nên giá trị của bài văn nghị luận
- Năng lực sử dụng các kĩ năng lập luận của học sinh THCS nói chung, học sinhlớp 9 nói riêng hiện nay chưa tốt
- Việc dạy học các kĩ năng lập luận trong làm văn nghị luận ở THCS, đặcbiệt là học sinh lớp 9 còn nhiều tồn tại cần khắc phục
- Rèn luyện năng lực sử dụng các kĩ năng lập luận là một trong những conđường hiện thức hóa mục tiêu của việc dạy học làm văn
Trong chương trình ngữ văn THCS, văn nghị luận được đưa vào với sốlượng tương đối nhiều, với nội dung đa dạng phong phú, và mức độ khác nhau.Điều đó rất phù hợp và thiết thực với học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 9 nóiriêng Tuy nhiên, đây là một kiểu văn bản tương đối khó đối với những học sinhquen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận Nhưng cũng chính vì vậy màvăn nghị luận sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng lí luận và tinh thần làm chủ trướccuộc sống Bởi vậy muốn làm được một bài văn nghị luận người viết phải có ngônngữ lí luận, phong phú khái niệm, chủ kiến, biết vận dụng khái niệm, biết tư duylô-gíc, biết vận dụng các thao tác phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch tức làphải biết tư duy trừu tượng và có năng lực lập luận để giải quyết vấn đề
Từ những yếu cầu đó, tôi nhận thấy đề tài này thoả mãn sự đòi hỏi của cơ sở khoa học và thực tế giảng dạy, đề tài có cơ sở khoa học rõ ràng Vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng vào thực tế giảng dạy trong năm học 2013-2014
II Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với những năm nghiên cứu, giảng dạy, tìm
tòi, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một vài giải pháp rèn kĩ năng lập luận trong văn
nghị luận cho học sinh lớp 9” với mục đích tìm ra một phương pháp, một giải
pháp khoa học ứng dụng vào bài dạy cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy vàkết quả của bài nghị luận cho học sinh Bởi văn nghị luận là một trong những kiểubài quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duynăng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống Có năng lựcnghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong đời sống xã hội.Muốn vậy người giáo viên phải trang bị cho mình một vốn kiến thức khá phongphú để hướng dẫn cho học sinh biết cách lập luận khi làm bài văn nghị luận
Trang 3III Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng học sinh chủ yếu là học sinh lớp 9A,9B trường THCS Kim An –Thanh Oai - Hà Nội (Bao gồm các đối tượng học sinh đại trà và học sinh khá giỏi)
IV Đối tượng khảo sát và đối tượng thực nghiệm:
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 9A và 9B
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 9A và 9B
V Nhiệm vụ của đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của đề tài là:
- Chương trình ngữ văn THCS chia làm hai cấp độ Ở lớp 9 thuộc cấp độ 2, giớithiệu các thao tác cần cho các em viết văn nghị luận phải có luận điểm, có lí lẽ, dẫnchứng, có phương pháp lập luận để nối kết các luận điểm nhỏ cùng với luận cứnhằm giải quyết một vấn đề nào đó và đề ra luận điểm lớn
Phương pháp giảng dạy ở đây không nhồi nhét định nghĩa, khái niệm mà nêu ra ví
dụ để học sinh tự cảm nhận trước, rồi gợi dẫn để học sinh thấm dần
-Tìm ra giải pháp giúp cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của họcsinh đạt hiệu quả, đồng thời phát huy được hiệu quả của phương pháp dạy học theohướng đổi mới
VI Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài
Dạy học sinh luyện cách lập luận trong văn nghị luận là một điều rất khó Mỗigiáo viên cần tìm cho mình một con đường đi để có thể đạt đến đích
Đề tài “ Một vài giải pháp rèn kĩ năng lập luận trong văn nghị luận cho học
sinh lớp 9” đã dùng phương pháp sau đây với mong muốn thu được kết quả cao
trong quá trình dạy và học:
- Đọc tài liệu liên quan đến thể văn nghị luận
- Nghiên cứu tìm ra phương pháp, giải pháp để giảng dạy có hiệu quả
- Thực hiện trên cơ sở có đối chứng
- Khảo sát kết quả
- Rút ra bài học kinh nghiệm
- Dự giờ các đồng nghiệp để có so sánh đối chứng
VII Phạm vi và thời gian thực hiện.
1 Phạm vi
- Giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng lập luận trong văn nghị luận
+ Luyện nhận biết các yếu tố của lập luận
+ Luyện lựa chọn sắp xếp các yếu tố của lập luận
+ Luyện xây dựng lập luận
+ Luyện chữa lỗi lập luận
Trang 42 Thời gian thực hiện đề tài
- Thực hiện trong quá trình giảng dạy tại lớp 9A và 9B, trong các hoạt độngngoài giờ, trong quá trình phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Thời gian thực hiện trong năm học 2013 – 2014
Trang 5B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KHẢO SÁT ĐIỀU TRA
1 Về phía giáo viên
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên chưa triệt để vận dung phươngpháp dạy học mới, hoặc có vận dụng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ ngữ liệu cầnthiết Giáo viên còn ít sách tham khảo
Như thế, cả thầy và trò đều rơi vào thế bị động khi phải tiếp cận với thể loạinghị luận này.Vì vậy giáo viên phải biết rộng hơn thế nhiều thì mới đủ kiến thứcchủ động trước học sinh Trong khi đó đại đa số giáo viên chỉ có duy nhất mộtcuốn “Cẩm nang” là sách giáo viên và sách giáo khoa
2 Về phía học sinh:
Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn THCS và nhiều năm đượcphân công giảng dạy ngữ văn 9, tôi nhận thấy khả năng lập luận của học sinh trongvăn nghị luận còn nhiều hạn chế Nhiều em chưa nhận biết được các yếu tố của lậpluận, ngôn ngữ lý luận còn khô khan, năng lực suy luận còn hạn chế, nhiều em cònchưa vận dụng các thao tác, kỹ năng phân tích, tổng hợp Cách lập luận chưa cósức thuyết phục, chưa lô-gic vì vậy kết quả bài viết chưa cao, khả năng lý luận, tựchủ còn hạn chế Qua đó học sinh cũng chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của cá nhân Như thế tôi nhận thấy cần tìm ra một lối thoát cho thực trạng này
Đề khảo sát: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc
những nơi công cộng …Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Yêu cầu của đề:
- Làm thành bài văn nghị luận theo bố cục ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài
- Trong phần thân bài, học sinh phải biết cách dựng đoạn, liên kết đoạn
- Mỗi đoạn phải có hệ thống các luận cứ phù hợp, triển khai các luận cứ hợp lí,lôgic, lấy dẫn chứng trong cuộc sống
3 S li u i u tra trố liệu điều tra trước khi thực hiện: ệu điều tra trước khi thực hiện: điều tra trước khi thực hiện: ều tra trước khi thực hiện: ước khi thực hiện:c khi th c hi n:ực hiện: ệu điều tra trước khi thực hiện:
Học sinh biếtxây dựng lậpluận
Học sinh nhậnbiết và chữa lỗilập luận
Trang 6CHƯƠNG II: NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Đã từ lâu một trong những lúng túng của việc dạy văn nghị luận không phải làvấn đề lựa chọn lý thuyết mà chính là ở hệ thống các bài tập thực hành tương ứngvới các vấn đề lý thuyết đã được dạy Nếu lý thuyết hay nhưng việc luyện tậpkhông phù hợp chắc chắn kết quả sẽ không như ý muốn Bởi vậy, điều quan trọng
là từ những lý thuyết đã được học, các em học sinh phải biết rèn luyện những kỹnăng cơ bản của văn nghị luận với những dạng bài tập khác nhau, vừa tiết kiệmthời gian, công sức mà hiệu quả rèn luyện lại cao
Với đề tài này, tôi đã tiến hành 4 giải pháp, mỗi giải pháp gồm 3 phần:
Phần I: Nội dung kiến thức cần nắm trước khi luyện tập.
Phần II: Bài tập nhận diện.
Phần III: Bài tập luyện
Áp dụng thiết kế bài giảng cụ thể cho đề tài trên
I Gi¶i ph¸p thø nhÊt
Luyện cho học sinh nhận biết các yếu tố của lập luận
Với giải pháp này yêu cầu học sinh phải nắm được lập luận và các yếu tố củalập luận Từ một lập luận đã có sẵn trong đoạn văn, nhận ra được chính xác cácluận cứ và kết luận có trong lập luận đó Đồng thời phải nhận ra chính xác cáchthức lập luận trong một đoạn văn, một bài văn
I.1 Nội dung kiến thức cần nắm
I.1.1 Thế nào là một lập luận?
Văn nghị luận không chỉ cần có ý mà cần phải có lý Sự kết hợp chặt chẽ giữa
ý và lý là đặc trưng nổi bật của văn nghị luận nhằm tạo nên sức thuyết phục Muốnđảm bảo sự kết hợp giữa ý và lý cần phải lập luận tốt
Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thànhnhững căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc, người nghe đếnkết luận hay quan điểm mà người viết, người nói muốn đạt tới Lập luận càng chặtchẽ, hợp lý thì sức thuyết phục càng cao
Trong văn bản “ Chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đối tượng Bác hướng tới trong văn bản là toàn thể nhân dân Việt Nam Đây
là đối tượng đông đảo rộng rãi
- Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt - một trong ba thứ giặc rất nguyhại sau Cách mạng Tháng Tám
+ Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam
mù chữ, lạc hậu, dốt nát
+ Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xâydựng nước nhà
+ Làm thế nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ?
Những điều kiện để tiến hành công việc đã hội đủ và rất phong phú
Trang 7* Góp sức bình dân học vụ ( Bằng nhiều cách rất giản dị, chủ động, không mấykhó khăn, làm thầy, làm trò ở khắp nơi trên đất nước ) ai chưa biết chữ cần phảihọc, ai biết chữ đều có thể và cần phải trở thành thầy giáo.
* Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học
* Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ
+ Dẫn chứng : 95% dân số Việt Nam mù chữ - hậu quả tai hại của chính sáchngu dân của thực dân Pháp
+ Công việc quan trọng to lớn ấy có thể và nhất định làm được
Văn bản trên là một lập luận Trước hết, tác giả nêu lý do vì sao phải chống nạnthất học Chống nạn thất học để làm gì? Có lý lẽ rồi mới nêu tư tưởng chống nạnthất học Nhưng chỉ nêu tư tưởng thì chưa trọn vẹn Người ta sẽ hỏi: Vậy chốngnạn thất học bằng cách nào? Phần tiếp theo của bài viết phải giải quyết vấn đề đó.Cách sắp xếp như trên chính là lập luận Lập luận như thế là chặt chẽ
I.1.2 Các yếu tố của lập luận:
Mỗi lập luận thường gồm ba yếu tố:
a) Luận cứ lập luận: Là căn cứ để rút ra kết luận.
Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn của đời sống xã hội, đờisống văn hoá hoặc những chân lý được nhiều người thừa nhận dùng để làm cơ
sở cho việc dẫn tới kết luận Trong bất kỳ một bài viết, bài nói nào, kết luận baogiờ cũng đòi hỏi cần phải được giải thích, phân tích chứng minh Nếu không cógiải thích, phân tích, chứng minh thì kết luận sẽ không có giá trị Vì thế nói tới lậpluận không thể không nói tới việc giải thích, phân tích, chứng minh cho kết luận.Những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra nhằm giải thích, phân tích, chứng minh cho kếtluận Những lý lẽ, dẫn chứng đưa ra nhằm mục đích giải thích, phân tích, chứngminh cho kết luận ấy là các luận cứ trong một lập luận
Ví dụ đoạn văn: “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ, cho tới khi từ biệt cõi đời Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị Người Việt Nam chúng ta cho đến hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.”
(Phạm Tuyên - Các bạn trẻ đến với âm nhạc)
Có thể dễ dàng nhận thấy đoạn văn trên là đoạn văn nghị luận, nhạc sĩ PhạmTuyên nêu lên ý kiến của mình về sự gắn bó giữa âm nhạc với con người, ý chính
cần được làm sáng tỏ là: “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ, cho tới khi từ biệt cõi đời.” Để thuyết phục người đọc điều ấy, người
viết đã đưa ra lý lẽ và dẫn chứng: “ Suốt cả cuộc đời, con người lúc nào cũng gắn
bó với âm nhạc”:
- Lúc sinh ra gắn với lời ru của mẹ
- Lớn lên: Hát đồng dao
- Trưởng thành: Hò lao động và những khúc tình ca vui buồn
- Khi chết: Có điệu hò đưa linh, điệu kèn đưa đám
Các dẫn chứng và lý lẽ theo trình tự thời gian phù hợp với các giai đoạn cuộcđời của mỗi con người
Trang 8Ở đoạn văn này, kết luận của lập luận được thể hiện rất rõ ở câu cuối: “Ca dao trữ tình là một thiên tình ca muôn điệu” Vì vậy câu này chứa đựng ý bao trùm của
đoạn văn
Qua đoạn văn trên ta thấy không thể không nói đến lập luận khi không nói đếnđích, đến kết luận Thông qua các luận cứ của lập luận, người viết, người nói cóthể dẫn người đọc, người nghe đến những kết luận khác nhau, có thể nói đó là một
sự khẳng định, phủ định hoặc một sự bộc lộ thái độ tình cảm nhưng dù có khácnhau thế nào chăng nữa thì kết luận vẫn luôn cần có sự lập luận
Kết luận trong lập luận là cái cần có nhưng kết luận lại có thể được thể hiệntường minh hoặc không tường minh (Tường minh là kết luận được phát biểu trựctiếp bằng lời, bằng chữ cụ thể Kết luận không tường minh là kết luận không đượcphát biểu bằng lời, bằng câu, bằng chữ cụ thể mà người đọc chỉ có thể nhận biếtđược bằng cách suy ra từ các luận cứ trong lập luận.)
c) Cách thức lập luận: Là sự phối hợp tổ chức liên kết các luận cứ theo những cách
thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận
Các luận cứ trong một lập luận không bao giờ nằm tách biệt nhau mà luôn luônnằm ở trong mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau Bởi vậy khi tiếnhành lập luận, chỉ khi nào người viết, người nói xác định thật rõ mối quan hệ giữaluận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận thì khi đó người viết, người nói mới
có thể lựa chọn được một cách thức lập luận phù hợp, nghĩa là chọn được chínhxác một quỹ đạo chung cho các luận cứ và kết luận
d) Phương pháp nghị luận trong bài văn nghị luận:
- Phương pháp suy luận nhân quả: Là phương pháp lập luận theo hướng ýtrước nêu nguyên nhân, ý sau nêu hiệu quả, các ý thường được sắp xếp liền kề vàtheo trình tự nhân trước, quả sau Tuy nhiên trong thực tế trình tự ấy có thể đảongược (nhằm lý giải vấn đề)
- Phương pháp suy luận tổng - phân - hợp: Là phương pháp suy luận theo quytrình từ khái quát đến cụ thể, sau đó tổng hợp lại vấn đề
- Phương pháp suy luận tương đồng: Là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm
ra nét tương đồng nào đó giữa các sự vật sự việc hiện tượng Chẳng hạn như suyluận tương đồng theo trục thời gian, suy luận tương đồng trên trục không gian
- Phương pháp suy luận tương phản: Là phương pháp suy luận trên cơ sở tìm
ra nét trái ngước nhau giữa các đối tượng, sự vật sự việc, hiện tượng
Trang 9I.2 Bài tập nhận biết:
I.2.1 Bài tập nhận biết luận cứ:
Bài tập 1: Em hãy xác định những luận cứ tác giả dùng để lập luận trong đoạn
văn sau:
“Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà táng tận lương tâm Khuyển, Ưng vì tiền mà lao vào tội ác Cả một xã hội chạy theo đồng tiền”.
Gợi ý: Những luận cứ mà tác giả dùng để lập luận trong đoạn văn là các câu 1,
2, 3, 4
I.2.2 Bài tập nhận biết kết luận
Bài tập 1:
Em hãy chỉ ra kết luận trong lập luận dưới đây:
“ Quyền tự do là cái quý báu nhất của loài người Không có tự do người ta cũng chỉ sống như súc vật Tự do đây không phải muốn làm gì thì làm, một thứ tự
do vô ý thức và vô tổ chức Sở dĩ như vậy là vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng theo lẽ phải, theo lý trí, để không chạm tới sự tự do của người khác và không phạm tới quyền lợi chung của tập thể”.
(Theo Nghiêm Toản) Gợi ý: Kết luận trong lập luận là: Quyền tự do là cái quý báu nhất của loài người.
Bài tập 2: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Làm con mà biết yêu mến cha mẹ, ân cần đến cha mẹ thì cha mẹ cũng đã vui lòng lắm rồi Nhưng muốn cho cha mẹ vui lòng hơn nữa thì con phải vâng lời dạy bảo Ý mình muốn làm gì mà cha mẹ bảo đừng, mình cũng phải thôi Ý mình không muốn làm mà cha mẹ bảo làm, mình cũng phải làm Ta phải biết rằng cha mẹ ngăn cấm điều gì cũng là muốn cho mình được hay Vậy mình vâng lời cha mẹ, tức
là ích lợi cho mình Cũng ví như ông thầy thuốc bắt người ốm phải kiêng nhịn việc
gì là để chữa cho người ấy mau khỏi”.
(Quốc văn giáo khoa thư)Theo em: Tác giả muốn dẫn người đọc đến kết luận gì qua lập luận này?
Kết luận được thể hiện rõ nhất ở câu nào?
I.2.3 Bài tập nhận biết cách thức lập luận:
Em hãy chỉ ra cách lập luận trong đoạn văn sau:
“ Cha mẹ là người nuôi dưỡng con cái, công lao to lớn đến nhường nào Mẹ
ta mang nặng đẻ đau, khi bé thì mẹ ta cho ta bú mớm, đến khi lớn lên thì cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc khi ta khoẻ mạnh cũng như lúc ta ốm đau Làm sao mà có thể kể xiết những nỗi vất vả cực nhọc, gian nan mà cha mẹ ta đã từng trải qua để nuôi ta khôn lớn”.
(Vũ Tiến Quỳnh)
Trang 10Gợi ý: Lập luận chứng minh
Đoạn văn:
“Chị Dậu là một trong những nhân vật đẹp nhất về người nông dân trong văn học nước ta Chị đã từng được ví như đoá sen quê nở trên đầm bùn của xã hội thực dân - phong kiến Mặc dù bị bọn cường hào địa chủ, quan lại áp bức, chị vẫn giữ trọn những phẩm chất quý báu của người phụ nữ Việt Nam Với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã làm cho hình ảnh chị mãi mãi sống trong tâm trí của chúng ta”.
Gợi ý: Đoạn văn được lập luận theo Tổng - phân - hợp.
I.3 Bài tập luyện:
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Giáo viên yêu cầu học sinh:
* Tìm các ý chính cần phân tích (chính là tìm các luận cứ để tiến hành lập luận):
- Con người đối diện với vầng trăng như đối diện với chính mình
- Quá khứ một thời hiện về trong nỗi nhớ
- Hình ảnh trăng nhân hóa thủy chung, vẹn tròn, không thay đổi
- Sự thức tỉnh lương tâm của con người
* Viết đoạn văn:
Đọc hai khổ thơ cuối trong bài thơ “ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy ta
cảm nhận được sự suy ngẫm của nhà thơ về vẻ đẹp của vầng trăng Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, hình ảnh vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh mất điện đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời quá khứ chưa xa : “Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng ”, trăng và người đối diện đàm tâm là một cách viết lạ và sâu sắc của riêng Nguyễn Duy Trong cuộc gặp mặt không lời, người lính xưa xúc động“ rưng rưng” Cảm xúc nghẹn ngào, khắc khoải như chỉ chực trào nước mắt Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm
ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa: những kỷ niệm thiếu thời, những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hoà Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc thiết tha và cả trong tư thế lặng im thành kính của con người… Vào lúc đó con người đã nhận ra, trăng vẫn tròn đầy, tình nghĩa, thuỷ chung và vị tha, cao thượng Hình ảnh“ vầng trăng tròn vành vạnh” không chỉ thể hiện vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho nghĩa tình quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ Trăng xuất hiện không một lời oán hờn trách cứ, nhưng đôi khi, im lặng lại là sự trừng phạt
nghiêm khắc nhất “ Ánh trăng im phăng phắc / đủ cho ta giật mình ” Không
Trang 11gian như chững lại, lặng yên trong cuộc gặp mặt không lời của hai người tri kỉ Giây phút ấy người lính nhận ra trăng chính là người bạn, là nhân chứng đã chứng kiến trọn vẹn quá khứ nghĩa tình giờ lặng yên như nghiêm khắc nhắc nhở ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên và nghiã tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, luôn luôn bất diệt Điều đó đã tạo nên cái “giật mình” đầy ý nghĩa: giật mình để nhớ lại, để tự vấn lương tâm, để nhận ra và hoàn thiện chính mình để sống tốt hơn.
(Bài làm của Đào Thị Lan Hương – Học sinh lớp 9B)
II Gi¶i ph¸p thø hai
Luyện tập lựa chọn và sắp xếp các yếu tố của lập luận
Với giải pháp này, yêu cầu học sinh hiểu được thế nào là luận cứ đồng hướng vàluận cứ nghịch hướng và giá trị của chúng trong lập luận Biết cách thể hiện kếtluận tường minh và không tường minh trong một lập luận Biết cách lựa chọn, sắpxếp và thể hiện các luận cứ phù hợp với kết luận của lập luận
II.1 Những kiến thức cần nắm
II.1.1 Luận cứ đồng hướng và nghịch hướng
Để lập luận cần phải có luận cứ Số lượng luận cứ trong một lập luận có thể là ít
có thể là nhiều Tuy nhiên không phải luận cứ nào cũng có giá trị như nhau đối vớikết luận
Thực tế cho thấy, có luận cứ đạt được sự phù hợp cao đối với kết luận, có giá trịlớn trong thuyết phục người đọc tin vào kết luận, khẳng định kết luận, nhưng cũng
có kết luận có giá trị thấp hơn, tính thuyết phục yếu hơn đối với kết luận Tuynhiên dù có giá trị nhiều hay ít thì cả hai luận cứ này đều được coi là luận cứ đồnghướng với kết luận
Nhưng không phải trong bất cứ một lập luận nào, tất cả các luận cứ đều là đồnghướng Có những trường hợp luận cứ đi ngược chiều với kết luận, phủ nhận nộidung nêu ra ở phần kết luận, làm giảm giá trị của lập luận Những luận cứ như vậyđược gọi là luận cứ nghịch hướng với kết luận Tuy nhiên, trong văn bản nghị luận,
do tính chất tranh luận mạnh mẽ của loại văn bản này nên viêc đưa ra những luận
cứ nghịch hướng có tác dụng ngăn ngừa sự “cãi lại”, sự lật lại vấn đề của ngườitranh luận và giúp cho người đọc thêm cơ sở tin tưởng vào kết luận mà người nóingười viết đưa ra
Ví dụ :
Trong xã hội “Truyện kiều”, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền Có tiền Thúc Sinh,Từ Hải mới cứu được Kiều, Kiều mới cứu được cha và em và sau này mới báo được ơn cho người này người nọ Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại vì Nguyễn Du thấy
rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối Quan lại
vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở
Trang 12Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều ác.
Cả xã hội chạy theo đồng tiền.
II.1.2 Sắp xếp luận cứ và kết luận.
Trong lập luận, khi có từ hai luận cứ trở lên, bắt đầu xuất hiện vấn đề sắp xếptrật tự các luận cứ Luận cứ đưa ra trong quá trình lập luận không phải là sự liệt kê
dễ dãi, tuỳ tiện mà đó là sự sắp xếp có định hướng nhằm làm tăng hiệu quả của lậpluận Giá trị một luận cứ không phải chỉ được thể hiện ở nội dung chứa đựng trongluận cứ mà còn bộc lộ cả ở vị trí sắp xếp của chúng trong lập luận
Thông thường trong lập luận các luận cứ đồng hướng được sắp xếp ở gần vị trícủa kết luận hơn so với các luận cứ nghịch hướng Còn trong cơ sở luận cứ đồnghướng, luận cứ nào có giá trị đối với kết luận hơn thì được sắp xếp ở vị trí gần kếtluận hơn Như vậy trong quá trình lập luận, việc sắp xếp vị trí của luận cứ phụthuộc vào sự tác động mạnh hay yếu của luận cứ đối với kết luận Luận cứ nàocàng mạnh càng cần đứng ở gần vị trí kết luận Đảo vị trí các luận cứ trong lậpluận sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của kết luận
Giả sử trong trong lập luận vừa dẫn trên, ta đảo vị trí của luận cứ nghịch hướngxuống vị trí gần kết luận, còn luận cứ đồng hướng phải xa kết luận hơn Trong xãhội “Truyện Kiều”, quan lại vì tiền mà bất chấp công lí, sai nha vì tiền mà làmnghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vìtiền mà làm những điều ác Nguyễn Du vẫn nhìn (đồng tiền ) về mặt tác hại vìNguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chiphối.Tuy nhiên Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt đẹp của đồngtiền
Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và saunày mới báo được ơn cho người này người nọ Đó là những khi đồng tiền nằmtrong tay người tốt Đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái ghê gớm Cả xãhội chạy theo đồng tiền
Lúc này ta thấy tác dụng của kết luận bị giảm đi rất nhiều
Trong khi lập luận cũng cần chú ý đến việc lựa chọn số lượng các luận cứ đồnghướng sao cho phù hợp Nếu như lập luận bao gồm toàn bộ các luận cứ đồnghướng thì việc lựa chọn số lượng luận cứ đúng và đủ là cần thiết Bởi vì trongtrường hợp này nếu các luận cứ lựa chọn chưa thật tốt, chưa thật đầy đủ chỉ làmgiảm đi mà không làm mất đi giá trị của kết luận Nhưng khi có thêm các luận cứnghịch hướng thì kết luận sẽ mất đi giá trị
Kết luận đứng ở vị trí nào trong bài văn nghị luận là tuỳ thuộc vào cách thức lậpluận được người viết lựa chọn Đối với cách lập luận diễn dịch, kết luận sẽ đứng ởđầu đoạn văn Đối với cách lập luận quy nap, hoặc tổng phân hợp, kết luận sẽ đứng
ở cuối đoạn văn Kết luận đứng ở vị trí nào sẽ kéo theo việc sắp xếp các luận cứđồng hướng, nghịch hướng có trong lập luận đó Bởi vậy việc lựa chọn cách thứclập luận sẽ quyết định vị trí sắp xếp của luận cứ và kết luận trong quá trình lậpluận
Trang 13II.2 Bài tập nhận diện
II.2.1 Bài tập lựa chọn và sắp xếp luận cứ:
Bài tập: Có bạn học sinh đã liệt kê được một số luận cứ sau:
a) Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối.b) Nghệ thuật phải là tiếng đau khổ thoát ra từ kiếp lầm than
c) Tiểu thuyết là sự thực ở đời
d) Tác phẩm văn học có phải ca tụng lòng thương,tình bác ái, sự công bằng.e) Thơ là đem gấm vóc phủ lên xã hội điêu tàn
- Em hãy chỉ ra kết luận nghịch hướng với kết luận?
- Chọn và sắp xếp số luận cứ còn lại để làm rõ kết luận “Nghệ thuật có giá trị phải là nghệ thuật hiện thực và nhân đạo.”
Gợi ý: - Luận cứ (e) nghịch hướng với kết luận.
- Có thể sắp xếp các luận cứ còn lại để làm rõ kết luận như sau: a,c,b,d
II.2.2 Bài tập lựa chọn sắp xếp kết luận.
Bài tập: Hãy chuyển đổi vị trí của kết luận sau và so sánh hiệu quả lập luận của
đoạn văn đó với đoạn văn đã cho
Một nét đặc trưng dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên
là sự chú trọng trong khai thác những mặt tương quan đối lập Nhà thơ nhìn sự vật trong các mặt đối lập, đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm mỹ bát ngờ Tư duy thơ của Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong những mối quan hệ đối lập: Quá khứ - tương lai; dân tộc - nhân loại; cái bi - cái hùng; yêu thương - căm thù; tĩnh - động; còn - mất.
Gợi ý: Ta có thể chuyển đổi vị trí kết luận và đoạn văn được viết lại như sau:
Tư duy thơ của Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong những mối quan hệ đối lập: Quá khứ - tương lai; dân tộc- nhân loại; cái bi - cái hùng; yêu thương - căm thù; tĩnh - động; còn - mất Bằng cách đặt các hiện tượng tương phản bên nhau, nhà thơ đã làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú thẩm mỹ bất ngờ Đó chính là nét đặc trưng dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên.
Nhận xét: Hiệu quả lập luận của đoạn thơ này cao hơn đoạn văn đã cho Vì nóđịnh hướng rõ nội dung trình bày với người đọc ngay từ đầu đoạn
II.3 Bài tập luyện:
Viết đoạn văn đánh giá về những tấm gương những người không chịu thua
số phận:
* Giáo viên yêu cầu lựa chọn và sắp xếp luận cứ:
- Để lại bài học cho mọi người
- Những tác động của đời sống
- Soi lại mình
- Hướng đến một xã hội tốt đẹp
* Giáo viên yêu cầu học sinh viết đoạn theo đúng trình tự của các yếu tố lập luận
Giữa cuộc sống bộn bề hối hả, hẳn ai ai trong chúng ta cũng vô cùng khâm phục khi nhắc đến những tấm gương về nghị lực như thầy Nguyễn Ngọc Kí, anh Xuân Tứ… và những vận động viên khuyết tật mang vinh quang về cho Tổ Quốc.
Trang 14Họ chính là những tấm gương không chịu khuất phục sự nghiệt ngã của số phận Những tấm gương trên để lại cho tất cả chúng ta một bài học sâu sắc về nghị lực
và tình yêu cuộc sống Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách như bệnh tật, thiên tai, tai nạn…đôi khi cướp đi một phần cơ thể, khả năng quý giá của con người Cuộc sống vốn không bình lặng, đầy sóng gió Không ít người gục ngã, có những phản ứng tiêu cực, hằn học, hận thù với xung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Buồn, thất vọng trong hoàn cảnh như vậy là đáng thông cảm song vì thế đánh mất bản thân sẽ là vô cùng đánh trách Những con người vượt lên số phận là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được học tập và tiếp thu nền văn hóa tiên tiến, sự quan tâm của toàn xã hội thì không ít thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa và huỷ hoại bản thân Nếu soi mình vào những tấm gương trên hẳn sẽ thấy mình bé nhỏ, đáng trách biết chừng nào Như vậy, không đao to búa lớn, chính cuộc đời những con người biết vượt lên số phận
là thông điệp cao cả về lối sống có ích Làm thơ, viết văn, dạy học…bằng công việc thầm lặng họ cống hiến cho đời như cây xanh tô điểm cho cuộc sống.
(Bài làm của Trần Thị Cử – Học sinh lớp 9A)
III.Gi¶i ph¸p thø BA
Luyện tập xây dựng lập luận
Với giải pháp này, từ những nội dung đã được chuẩn bị trước cho học sinh biếtcách tổ chức thành một lập luận hoàn chỉnh theo các thao tác lô-gic Cụ thể là:
- Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách phân tích
- Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách theo cách tổng hợp
- Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách theo cách tổng-phân - hợp
- Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác, theo các thaotác lô-gíc
III.1 Nội dung kiến thức cần nắm
Thao tác lô-gíc là thao tác của hoạt động tư duy dùng để nhận thức hiện thực,
để tìm ra chân lí, cũng tức là để tìm ra các ý kiến, tìm ra các luận điểm và xác lậpmối quan hệ giữa các ý kiến
Khi nói tới thao tác lô-gic, chúng ta thường đề cập đến các thao tác diễn dịch vàquy nạp, phân tích và tổng hợp Các thao tác này một mặt là thao tác dùng để nhậnthức hiện thực, mặt khác lại là thao tác dùng để trình bày nhận thức của chúng ta
về hiện thực Nhưng xét ở góc độ tư duy lô-gic thì chỉ có diễn dịch và quy nạp mớithực sự là các thao tác dùng để phát hiện tìm tòi, nhận thức cái mới Còn các thaotác phân tích tổng hợp chủ yếu là thao tác dùng để trình bày các ý kiến của chúng
ta về hiện thực Vì vậy việc luyện tập xây dựng lập luận theo các thao tác của tưduy lô-gic được nói tới trong nhóm bài tập này chủ yếu hướng đến việc rèn luyệncách lập luận theo hai thao tác phân tích và tổng hợp
III.1.1 Phân tích : Đó là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ, những
khía cạnh nhỏ để lần lượt khảo sát xem xét
Trang 15Loài người từ lâu đã nhận ra rằng bất cứ đối tượng nào cũng đều do nhiều bộphận hợp thành Mỗi bộ phận đó lại có những tính chất riêng, đặc trưng riêng đểphân biệt nó với các bộ phận khác Bởi vậy để hiểu biết sâu về bản chất của đốitượng, ta cần biết rõ ràng, cụ thể về từng bộ phận hợp thành ấy Để đạt được điều
Phải đáp ứng tốt nhất cho mục đích của lập luận Mỗi mục đích của lập luận cócách phân chia riêng Không thể có cách phân chia chung cho mọi mục đích
Ví dụ: Với mục đích tìm hiểu về cơ thể con người, sinh học đã chia con người ra
làm nhiều bộ phận: đầu, mình, tứ chi Trong khi đó cũng với mục đích tả conngười, văn học lại chia người thành: ngoại hình và nội tâm Sự phân chia như vậyvới mục đích của việc trình bày
- Phải phân chia theo cùng một tiêu chí nghĩa là phải dựa vào một cơ sở phân chiathống nhất, từ bước chia đầu tiên đến bước chia cuối cùng Trong quá trình phânchia tiêu chí này không được thay đổi
- Phải phân chia theo nguyên tắc cấp bậc nghĩa là việc phân chia đối tượng khôngđược nhảy vọt, không được vượt cấp Bắt đầu chia cái toàn thể thành các bộ phậnnhỏ Sau đó các bộ phận nhỏ hơn lại được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơnnữa Cứ như vậy việc phân chia được tiến hành đến kết thúc
Muốn phát triển phải dùng lí lẽ để giảng giải, để cắt nghĩa bàn bạc, có khi phảiphân tích chỉ ra các yếu tố, các chi tiết hợp thành Có lúc phân tích một từ ngữ, mộthình ảnh tạo nên một ý và vẻ đẹp, cái hay của một câu một đoạn thơ, đoạn văn
Ăng-ghen nói: “ Không có phân tích thì không có tổng hợp”.
III.1.2 Tổng hợp:
Đó là hợp các bộ phận nhỏ lại thành cái chung, cái toàn thể Tổng hợp trong làmvăn không có ý nghĩa là một phép cộng đơn giản Tổng hợp là bằng cách xác địnhnhững cái chung cũng như cái quy luật liên hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấuthành ấy, ta lại kết hợp được chúng lại với nhau thành một chỉnh thể
Kết quả của sự phát triển mới chỉ cho phép ta hiểu một cách riêng lẻ, độc lập,chưa có sự hiểu biết chỉnh thể, trọn vẹn về đối tượng Muốn hiểu đối tượng trong
sự thống nhất hữu cơ của những cái đơn lẻ kia, ta cần tổng hợp lại chỉ khi đã phântích, rồi sau đó nhìn nhận lại đối tượng với cái nhìn chung trong mối quan hệ giữacác yếu tố bộ phận, ta mới có sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn toàn diện về bản chấtcủa đối tượng
Để sự tổng hợp được chính xác cần tuân thủ theo nguyên tắc:
- Chỉ tổng hợp cái chung, cái đồng nhất trong từng bộ phận
- Chỉ tổng hợp những cái bộ phận của từng cấp bậc
Như vậy, khi phân tích cần coi đối tượng là một chỉnh thể để làm căn cứ, còn khitổng hợp lại cần lấy sự phân tích làm cơ sở, tổng hợp cái chung trong các bộ phânnhỏ cấu thành bộ phận lớn, rồi tổng hợp thành cái chung trong bộ phận lớn thành
Trang 16cái chung trong bộ phận lớn hơn Phân tích và tổng hợp là một cặp thao tác thường
đi sóng đôi với nhau, quy định lẫn nhau
Quá trình phân tích là quá trình tổng hợp được nâng dần lên ngày một sâu hơncao hơn, từ một chi tiết, bộ phận được trừu tượng hoá, khách quan hoá Khi bắt đầuphân tích chủ thể nhận thức đã có sự liên quan chung về sự vật, tức là có sự tổnghợp ít nhiều rồi và sau khi tìm hiểu được một bộ phận của chỉnh thể, chủ thể nhậnthức đã tiến hành khái quát hóa, tức là đã tiến hành tổng hợp những tài liệu phântích đầu tiên Cứ như vậy phân tích và tổng hợp xen kẽ nhau, bổ sung cho nhau chođến khi nhận thức được toàn bộ sự vật như một chỉnh thể
Ví dụ
Đại trượng phu
Cảnh Xuân hỏi thầy Mạnh Tử:
- Công Tôn Diễm và Trương Nghi chỉ nổi một cơn giận khi đi du thuyết thì cácnước chư hầu phải sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạ không có chúng ta Hai ngườinhư thế chẳng phải đại trượng phu ư
Hai người ấy là đại trượng phu sao được? A dua, xiểm nịnh, nói lấy lòng vuacác nước chư hầu là để được quyền thế doạ người, tư cách hai người ấy như đàn bà
lẽ mọn, thừa thuận phục tùng Đại trượng phu đâu có thế
Bậc đại trượng phu phải là:
- Tâm địa chí công như cái nhà rộng trong thiên hạ
- Xử sự mực thước như ở cái ngôi chính vị trong thiên hạ
- Hành động quang minh chính đại như đi trong đại lộ trong thiên hạ
- Gặp thì đem tài trí, học thức ra thi thố cho thiên hạ được nhờ, không gặp thờithì một mình vui vẻ giữ vững, bồi bổ cho cái hay của mình
- Quyền cao chức trọng, giầu có chẳng làm siêu được cái tâm, sự nghèo khổkhông làm biến đổi cái tiết, sự uy hiếp không, quyền uy, vũ lực chẳng làm nhụtđược ý chí
Thế mới gọi là đại trượng phu chứ
(Mạnh Tử)
Gợi ý:
Bài “Đại trượng phu” được tác giả trình bày theo phép phân tích - tổng
hợp dưới hình thức vấn đáp, vấn đề mà Cảnh Xuân hỏi Mạnh Tử là đại trượng phu
+ Phần một: Phân tích và chỉ rõ: Công Tôn Diễm, Trương Nghi chỉ là loại người a
dua xiểm nịnh, dựa vào quyền thế nhà vua để dọa người, hại người, tư cách nhưđàn bà lẽ mọn không phải là bậc đại trượng phu
+ Phần hai: Mạnh Tử nêu lên 5 tiêu chí, phẩm chất của bậc đại trượng phu:
- Tâm địa chí công
- Xử sự mực thước
- Hành động quang minh chính đại
- Biết xuất, xử khi gặp thời và không gặp thời
- Cách ứng xử cao đẹp lúc giàu sang, lúc nghèo khó, lúc bị uy hiếp đều khôngthay đổi khí tiết
+ Phần ba: Khẳng định thế mới là bậc đại trượng phu chứ
Ta thấy lí lẽ sắc bén, hùng biện, lập luận chặt chẽ
III.1.3 Tổng-phân-hợp: