MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 59 - 61)

- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.

4.4.MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.MÔ BỆNH HỌC CỦA VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY

Viêm teo niêm mạc dạ dày chẩn đoán dựa vào mô bệnh học, đây là tiêu chuẩn vàng để xác định. Hiện nay phân loại viêm teo niêm mạc dạ dày vẫn được áp dụng chủ yếu theo tiêu chuẩn phân loại của Whitehead [64], theo đó viêm teo dạ dày được phân thành 3 loại: viêm teo nhẹ, viêm teo vừa, viêm teo nặng.

Bảng 3.9 cho thấy rằng viêm chủ yếu hang vị kết hợp với thân vị chiếm 92,8%, viêm hang vị đơn thuần gặp ở 7,2% các trường hợp, trong quá trình nghiên cứu không gặp trường hợp viêm thân vị đơn thuần.

Bảng 3.10 thấy rằng viêm teo dạ dày mức độ vừa chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả 50,7% các trường hợp, có 15,9% viêm teo dạ dày ở mức độ nặng; Viêm teo nhẹ gặp 23 trường hợp (33,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cơ bản phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền [29] thấy rằng chủ yếu là viêm teo mức độ nhẹ chiếm 67,2% ở nhóm có trào ngược dịch mật và 62,8% ở nhóm không có trào ngược dịch mật. Tạ Long [19] nghiên cứu trên 560 bệnh nhân VDDM cũng thấy rằng tỷ lệ viêm teo hang vị là 70,2% trong đó chủ yếu là viêm teo nhẹ, còn viêm teo vừa và nặng chỉ chiếm 39%.

Mức độ nhiễm HP(+) gặp ở 39,1% các trường hợp, HP(++) là 26,1%, và HP(+++) là 34,8% (bảng 3.12). Khi xem xét sự liên quan giữa mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày với mức độ nhiễm HP chúng tôi thấy rằng: ở những bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày nặng thì tỷ lệ nhiễm HP(+++) rất

60

cao 72,7 %, còn tỷ lệ nhiễm HP(+) và HP(++) chỉ tương ứng là 9,1 % và 18,2%. Trong khi đó những bệnh nhân viêm teo nhẹ thì ngược lại có mức độ nhiễm HP(+++) thấp chỉ chiếm 17,4%, còn lại là nhiễm HP(+) và HP(++) cao hơn nhiều với tỷ lệ lần lượt là 52,2% và 30,4%. Các kết quả còn lại ở những bệnh nhân viêm teo mức độ vừa cho thấy rằng mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày càng nặng thì mức độ nhiễm càng nhiều (biểu đồ 3.4), vả liên quan giữa mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày với mức độ nhiễm là có ý nghĩa thống kê với 2

= 10,53; p < 0,05.

Nghiên cứu của Miyjai H và cộng sự qua 461 bệnh nhân cũng chỉ ra rằng [50] nếu bị nhiễm thì sẽ thúc đẩy quá trình viêm teo dạ dày nhanh hơn. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thấy rằng có sự tương ứng rõ rệt giữa mức độ viêm hoạt động của niêm mạc dạ dày với mức độ nhiễm [48]. Hojo và cộng sự đã điểm các tài liệu về diệt và diễn biến của viêm teo , dị sản ruột từ 1992 đến tháng 6 năm 2004. Định hướng thay đổi viêm teo thấy 11/ 25 báo cáo thấy cải thiện có ý nghĩa, 1/ 25 báo cáo kém đi có ý nghĩa và 13/ 25 báo cáo còn lại thay đổi không có ý nghĩa. Ngược lại trong 28 nghiên cứu tập trung về những thay đổi dị sản ruột chỉ có 4/ 28 mô tả cải thiện có ý nghĩa. Nardone G và cộng sự nghiên cứu trong 12 năm từ 1992 đến 2004 thấy những thay đổi những thay đổi mô bệnh học về viêm teo và dị sản ruột sau diệt trừ thấy thay đổi không có ý nghĩa so với các kết quả trước [trích dẫn 7].

Nghiên cứu của Trịnh Tuấn Dũng năm 2000 [11] cho thấy khi không có viêm hoạt động thì 85- 100% số bệnh nhân không tìm thấy ; ngược lại thì tỷ lệ nhiễm rất cao khi đã có viêm dạ dày hoạt động.

Bảng 3.11 thấy rằng thể viêm dạ dày hoạt động mạnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất 42,1% các trường hợp, sau đó là thể viêm hoạt động vừa 26,1% và thể hoạt động nhẹ là 18,8%. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy đa phần là viêm dạ dày thể hoạt động chiếm 87%, chỉ có 13,0% trường hợp viêm dạ dày ở thể không hoạt động.

61

Trong số 69 bệnh nhân viêm teo chúng tôi thấy có 29 bệnh nhân (42%) có DSR hoặc LS, trong đó có 17,4% DSR và 2,9% LS đơn thuần; DSR có kèm theo LS hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 21,7%. Bảng 3.16 khi so sánh giữa hai nhóm có và không có DSR, LS dạ dày cũng cho thấy rằng mức độ nhiễm càng lớn thì tỷ lệ viêm teo kèm theo DSR, LS cũng càng lớn. Cụ thể ở nhóm có DSR, LS tỷ lệ nhiễm HP(+++) cao hơn so với nhóm không có DSR, LS tương ứng là 55,2% và 20%. Ngược lại tỷ lệ nhiễm HP(+) ở nhóm có DSR, LS là 13,8% thấp hơn nhóm không có DSR, LS là 57,5%. Liên quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền: trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra rằng nhiễm thì tỷ lệ dị sản ruột là 28,6%, và loạn sản là 8,6% cao hơn so với nhóm không nhiễm ở mức có ý nghĩa thống kê đối với dị sản ruột và không có ý nghĩa thống kê đối với loạn sản (13,5% và 1,7%) [29]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Cảnh Bình và cộng sự [3] cũng như của Nguyễn Văn Thịnh [26] cho thấy chưa có mối liên hệ giữa và dị sản ruột mặc dù tỷ lệ HP(+) ở nhóm DSR là 79,6% cao hơn nhóm không có DSR (71,1%) và không có loạn sản ở những trường hợp HP(+) trong khi có 3% loạn sản ở những trường hợp (-)….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 59 - 61)