CÁC TỔN THƯƠNG QUA NỘI SO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 57 - 59)

- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. CÁC TỔN THƯƠNG QUA NỘI SO

Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đại thể có nhiều giá trị trong các bệnh lý về dạ dày. Việc phân loại các tổn thương niêm mạc dạ dày chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chuẩn phân loại của hệ thống phân loại Sydney.

Bảng so sánh các tổn thương trong soi với một số tác giả trong nước theo hệ thống phân loại Sydney:

Tác giả Tổn thương Nguyễn Quang Chung [8] Mai Minh Huệ [trích dẫn 25 ] Nguyễn Văn Thịnh [25] Chúng tôi

Viêm xung huyết 9,47% 41,5% 19,7% 20,3%

Viêm trợt phẳng 30,8% 24% 21,2% 21,7%

Viêm trợt lồi 1,46% 25,1% 15,2% 10,1%

Viêm dạng teo 0% 0,58% 13,6% 15,9%

Viêm xuất huyết 11,41% 1,75% 9,1% 11,6%

Viêm phì đại 0,49% 1,75% 4,5% 5,8%

58

Qua bảng so sánh trên cho thấy rằng các tổn thương trong soi có sự khác nhau giữa các tác giả, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi có thể giải thích được tỷ lệ viêm teo niêm mạc dạ dày qua nội soi lớn như vậy là vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân viêm teo đã được xác định bằng MBH, khác với các nghiên cứu khác đối tượng là những bệnh nhân VDDMT.

Bảng 3.7 cũng chỉ ra rằng tổn thương viêm dạ dày trên nội soi chủ yếu gặp ở vùng hang vị 62 TH (89,9%), hang vị kết hợp thân vị chiếm 10,1%, không thấy có tổn thương vùng thân vị đơn thuần. Ngoài tổn thương tại dạ dày trên thực tế trong quá trình soi thường thấy tổn thương kết hợp với tổn thương tá tràng. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy loét tá tràng đã thành sẹo gặp ở 11 TH (15,9%), viêm tá tràng chiếm 24,7% (bảng 3.8).

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Chung và cộng sự thấy rằng trong khi soi chỉ phát hiện được 17% viêm thân vị, điều này cho thấy khó khăn của nội soi trong việc phát hiện viêm thân vị [6].

Trong quá trình soi chúng tôi quan sát bằng mắt thường chỉ thấy có 15,9% viêm teo dạ dày mạn tính, đây là tỷ lệ khá thấp trong nghiên cứu này, bởi vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các trường hợp đã xác định có viêm teo dạ dày. Mặc dù vậy thì nhìn chung thì kết quả nghiên cứu vẫn phù hợp với một số tác giả khác. Như trên đã trình bày khi xem xét kết quả nội soi ta thấy rằng kết quả soi đôi khi phụ thuộc chủ quan vào người soi và điều kiện trang thiết bị. Chẩn đoán nội soi chủ yếu dựa vào quan sát bằng mắt thường của người soi, đánh giá nhận định các tổn thương đôi khi còn mang tính chất chủ quan. Mặt khác khi bệnh nhân có nhiều tổn thương kết hợp, các tổn thương không nổi trội rõ ràng sẽ rất khó khăn trong việc phân loại, đánh giá. Đây chính là hạn chế của hệ thống phân loại này, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng vậy không nằm ngoài những hạn chế nói trên đó là rất khó để xếp loại theo cách phân loại trên.

59

Khi xem xét vấn đề này ta thấy ngoài tổn thương đại thể có thể quan sát được bằng mắt thường, các tổn thương kèm theo như dị sản ruột, loạn sản ta không thể quan sát được hoặc rất khó quan sát. Một số nghiên cứu trong nước thấy rằng nếu nhuộm màu niêm mạc bằng xanh Methylen thì có thể phát hiện được viêm dạ dày mạn có dị sản ruột, khả năng chẩn đoán đúng của phương pháp này là khá cao. Tuy nhiên để chẩn đoán xác định chính xác phải dựa vào kết quả của mô bệnh học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)