VacA và viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 65 - 67)

- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.2. VacA và viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản

Nghiên cứu của chúng tôi thấy (bảng 3.20) nhiễm HP VacA (+) tỷ lệ viêm teo niêm mạc dạ dày các mức độ lần lượt là: nặng chiếm 22,2%; vừa chiếm 48,9 % và nhẹ là28,9 %. Còn với những trường hợp nhiễm HP VacA (-) thì tỷ lệ viêm teo mức độ nặng rất thấp chỉ chiếm 4,2%; viêm teo mức độ vừa và nhẹ chiếm 95,8%. Tuy nhiên sự liên quan giữa nhiễm chủng HP có hay không có gen VacA với mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày là không có ý nghĩa thống kê với 2

= 4,05, p > 0,05.

Bảng 3.21 cho thấy nhiễm HP VacA (+) tỷ lệ dị sản ruột, loạn sản chiếm 79,3% cao hơn so với nhóm nhiễm HP VacA(-) là 20,7%. Liên quan giữa nhiễm HP mang gen VacA với dị sản ruột, loạn sản ở bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền [29] cho thấy chủng HP VacA (+) và VacA (-) tỷ lệ viêm teo nặng gặp ở 10% với VacA (+), VacA (-) không

66

gặp trường hợp nào ở cả hai nhóm có và không có trào ngược dịch mật dạ dày. Liên quan này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi Vac A (+) tỷ lệ dị sản ruột và loạn sản lần lượt là 71,4% đối với nhóm có trào ngược dịch mật và 34,6% đối với nhóm không trào ngược dịch mật và VacA (-) thì tỷ lệ này lần lượt là 25% và 34,5%. Liên quan có ý nghĩa đối với nhóm có trào ngược dịch mật và không có ý nghĩa đối với nhóm không có trào ngược dịch mật

Trần Ngọc Ánh nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HP VacA (+) trên những bệnh nhân ung thư dạ dày so với nhóm chứng cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HP VacA (+) cao nhất ở nhóm có viêm teo mạn tính 85,7%, cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm viêm cấp và viêm mạn nông (p < 0,05). Tỷ lệ dị sản ruột và loạn sản ở nhóm VacA (+), ung thư dạ dày là 47,6% cao hơn so với nhóm viêm dạ dày. Nguy cơ ung thư dạ dày ở người nhiễm HP VacA (+) cao gấp 37,27 lần so với người nhiễm HP VacA (-) [1].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh [25] cho thấy tỷ lệ nhiễm chủng VacA (+) chiếm cao 72,7% ở nhóm có dị sản ruột so với 45,5% ở nhóm không có dị sản ruột. Trong khi đó ở nhóm không có dị sản ruột chủng VacA (-) nhiễm cao hơn nhóm có dị sản ruột (54,5% so với 27,3%).

Theo Cittelly DM và cộng sự [trích dẫn 29] nghiên cứu trên 137 bệnh nhân nhiễm chia thành 5 nhóm: ung thư dạ dày, loét dạ dày, dị sản ruột, viêm teo dạ dày và viêm dày không teo đã thấy rằng tỷ lệ nhiễm VacA s1 thấp nhất ở những bệnh nhân viêm dạ dày không teo là 43%, thấp hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân ung thư dạ dày, dị sản ruột đều bằng 81% (p< 0,05).

Theo Bolek B. K và cộng sự [33] sử dụng đa mồi nhằm xác định gen CagA, VacA s1 s2, m1 m2 của trên bệnh nhân loét tá tràng, loét dạ dày và viêm dạ dày đã rút ra kết luận rằng có mối liên quan có ý nghĩa giữa kiểu gen CagA (+), VacA s1m1 với các tình trạng bệnh lý nặng hơn là loét dạ dày, tá tràng so với viêm dạ dày.

67

Nghiên cứu của Soletrmann và cộng [59] cũng sự thấy rằng ở hai nhóm có dị sản ruột và nhóm không có dị sản ruột thì tỷ lệ nhiễm HP mang kiểu gen VacA s1, CagA (+) có liên quan dị sản ruột, mức độ viêm niêm mạc nặng hơn ở cả thân vị và hang vị và sự xuất hiện của loét dạ dày. Nhiễm HP mang kiểu gen VacA m1 có liên quan đến viêm dạ dày nặng ở vùng thân vị, trong khi nhiễm HP mang kiểu gen VacA s2 m2 rất hiếm thấy viêm nặng và dị sản ruột. Tác giả đã kết luận rằng khi nhiễm các chủng mang kiểu gen có độc tính cao là yếu tố quan trọng để xác định mức độ tổn thương nặng, của viêm teo dạ dày và dị sản ruột.

Nghiên cứu khác của Zambon CF và cộng sự [trích dẫn từ 29] trên 167 bệnh nhân cho thấy gen VacA s1 liên quan có ý nghĩa với viêm hoạt động vùng hang vị và dị sản ruột (p < 0,05 và p < 0,001). Nghiên cứu khác của các tác giả người Bồ Đào Nha [trích dẫn từ 29] cũng chỉ ra rằng xác định các gen của chủng bằng PCR trên 221 bệnh nhân viêm dạ dày mạn và 222 bệnh nhân ung thư dạ dày thấy rằng có khả năng làm tăng các nguy cơ ung thư dạ dày ở bệnh nhân nhiễm chủng VacA s1, VacA 1 so với các trường hợp nhiễm VacA (-).

Qua nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên ta thấy rằng có sự liên quan giữa chủng VacA s1, VacA m1 với viêm teo dạ dày ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi liên quan giữa VacA và viêm teo mạn dạ dày là không có ý nghĩa; một số tác giả khác trong nước cũng kết luận: không có sự liên quan giữa gen VacA với viêm teo dạ dày mạn tính. Đây là điều khác biệt với một số tác giả nước ngoài, điều này có thể được giả thích là chúng ta chưa thể xác định được các phân týp của VacA là s1 s2, m1 m2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)