Tổn thương NMDD dưới tác động (dưới kính hiển vi điện tử):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 25 - 28)

Giai đoạn 0: Hình ảnh bình thường , các tế bào dính liền với nhau. Giai đoạn 1: các tế bào phồng to, cầu nối giữa các tế bào biểu mô của bề mặt bị lỏng lẻo.

Giai đoạn 2: Trợt nông của niêm mạc đặc trưng bằng sự thay đổi bề mặt của các tế bào biểu mô và các cầu nối giữa các tế bào bị gãy.

Giai đoạn 3: Các tế bào bị đẩy ra, mất nhiều chất nhày, có thể có mặt hồng cầu và tập kết tiểu cầu, các phản ứng viêm và có hình ảnh rỗ tổ ong.

Giai đoạn 4: Mô đệm bị trơ ra một phần, phản ứng viêm nặng và tiết nhày đặc từ các tuyến.

Giai đoạn 5: Mô đệm bị trơ hoàn toàn và bắt đầu hoại tử. Các tuyến đẩy các tế bào ra, tăng tiết nhày và phản ứng viêm nặng.

26

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân VDDM teo có HP (+) đến khám nội soi tại phòng nội soi tiêu hoá bệnh viện 19.8 Bộ Công an trong thời gian nghiên cứu. Xét nghiệm MBH tại khoa GPB bệnh viện 19.8, xét nghiệm týp bằng PCR tại Labo trung tâm Y sinh học trường Đại học Y Hà Nội.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Tuổi lớn hơn hoặc bằng 18.

- Viêm teo niêm mạc dạ dày có dương tính.

+ Được chẩn đoán xác định VDDM teo bằng nội soi mô bệnh học. + Xét nghiệm bằng hai phương pháp: Test Urease và mô bệnh học đều xác định (+).

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân quá già yếu. - Chống chỉ định nội soi. - Xét nghiệm âm tính.

- Bệnh nhân có loét, polyp hoặc có u ở dạ dày tá tràng hoăc đã bị cắt đoạn dạ dày.

- Người dùng các thuốc NSAIS, corticoid, kháng sinh trong vòng 1 tháng trở lại đây.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp: 2.2.1. Phương pháp:

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu không đối chứng.

27

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu

- Khám xét những người bệnh đến nội soi: Khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, tiền sử, giải thích cho người bệnh hợp tác.

- Nhận định các thương tổn trong nội soi.

- Sinh thiết niêm mạc dạ dày ở tất cả các người bệnh đã lựa chọn. - Làm Test Urease tại phòng nội soi.

- Cố định Formon 10% gửi xét nghiệm mô bệnh học tại bộ môn Giải phẫu bệnh Trường Đại học y Hà Nội.

- Cố định trong cồn tuyệt đối ở âm 200C trong vòng 1 tuần chờ kết quả mô bệnh học.

- Khi kết quả mô bệnh học và Test Urease tại đều dương tính với thì gửi mảnh sinh thiết đã được giữ lạnh âm 200

C đến Trung tâm y sinh học Trường Đại học y Hà Nội bảo quản ở âm 700C chờ đủ số lượng nghiên cứu để làm PCR đồng loạt xác định cagA và vacA.

- Thu thập và xử lý số liệu.

2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu

Chúng tôi áp dụng công thức tính bệnh nhân tối thiểu cần có theo công thức sau: 2 2 2 1 . (1 ) E p p Z n   

Trong đó: n là số bệnh nhân tối thiểu cần có. 1,96

21  1 

Z (Ứng với độ tin cậy 95%).

E2 = 0,01 (Sai số tối thiểu cho phép).

p : Tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính. Chúng tôi sử dụng kết quả trong công trình nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền [29] với p = 84,3%

Thay số vào ta có: 51 01 , 0 157 , 0 843 , 0 ) 96 , 1 ( 2     n bệnh nhân.

28

Lượng bệnh nhân tối thiểu cần cho nghiên cứu là n  51 bệnh nhân

2.2.4. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng

- Tuổi: Chúng tôi chia thành các nhóm tuổi:  30; 31 - 40; 41 - 50; 51 - 60; 61 - 70 và > 70 tuổi. Qua đó tìm sự phân bố bệnh theo các nhóm tuổi.

- Giới: tìm sự phân bố bệnh theo hai giới nam và nữ. - Nghề nghiệp.

- Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. - Lâm sàng:

+ Đau vùng thượng vị: có đau hay không. + Nóng dát vùng thượng vị.

+ Ợ hơi, ợ chua.

+ Rối loạn tiêu hóa hay không. + Buồn nôn hay không…

2.2.5. Kỹ thuật nội soi và sinh thiết dạ dày

2.2.5.1. Dụng cụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)