ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 54 - 56)

- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1 Tuổ

4.1.1. Tuổi

Nghiên cứu ngẫu nhiên 69 bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày co (+) trong giai đoạn từ 2006 đến năm 2008 tại Phòng nội soi bệnh viện 19/8 - Bộ Công an, chúng tôi nhận thấy (bảng 3.1) tuổi trung bình của bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày trong nghiên cứu là 46,7 ± 11,9 (thấp nhất 20 tuổi, cao nhất 73 tuổi) nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 41 đến 60 chiếm 68,1%. Nhóm tuổi trên 70 ít bị mắc hơn chỉ có 1 TH (1,4%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số tác giả: Phạm Quang Cử tuổi trung bình là 48 [9], [10]; Nguyễn Cảnh Bình, Mai Hồng Bàng và cộng sự tuổi trung bình là 47,82 ± 12,02, nhóm tuổi hay gặp là từ 41- 60 chiếm 59,8% [3]; và cao hơn của một số tác giả khác như: Hoàng Thanh Tuyền tuổi trung bình là 41,3 [29]. Nguyễn Quang Chung, Tạ Long, Trịnh Tuấn Dũng nghiên cứu trên 106 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có độ tuổi trung bình là 41,6 ± 10,6 [6].

Nghiên cứu Owen DA [55] cho rằng mức độ trầm trọng của hầu hết các trường hợp viêm dạ dày mạn đều tăng theo tuổi; Miyaji H và cộng sự [50] khi nghiên cứu ở 461 bệnh nhân có viêm dạ dày mạn tính cũng đưa ra kết quả tương tự: Viêm teo niêm mạc dạ dày tăng theo tuổi bất kể bệnh nhân có nhiễm hay không. Tuy nhiên nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình viêm teo niêm mạc dạ dày tiến triển trở lên nhanh hơn. Theo một số tác giả nước ngoài như ở Iran tuổi trung bình của các bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính là 47,3 ± 19,4 với biên độ tuổi 13 - 82 [45]. Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ tuổi trung bình của các bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có chứng khó tiêu là 38,83 ± 16,18 [trích dẫn từ 27]. Như vậy có thể nói rằng tuổi trung bình của các bệnh nhân viêm dạ

55

dày mạn teo cũng như viêm dạ dày mạn dao động khác nhau tùy thuộc theo từng tác giả.

4.1.2. Giới

Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ theo giới giữa nam/ nữ là: 2/1. Tỷ lệ này tương tự như của nghiên cứu trước đó của PGS.TS Phạm Quang Cử cũng tại bệnh viện 19/8 ở cả hai nhóm nghiên cứu [9]. Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số tác giả khác, có thể ở đây không phản ánh hết tỷ lệ mắc bệnh trong dân số nói chung; có thể nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện 198 Bộ Công an nên đối tượng nghiên cứu là nam giới nhiều hơn. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyên Cảnh Bình và cộng sự [3] tỷ lệ nam/ nữ là: 79,6%/ 20,4%. Theo một nghiên cứu ở Châu Âu năm 2002 trên 451 bệnh nhân có viêm dạ dày mạn tính cho thấy tỷ lệ nữ chiếm 63% trong khi nam chỉ có 37% [trích dẫn từ 7], hoặc theo nghiên cứu của Iwahashi và cộng sự (2002) ở 738 bệnh nhân VDDMT cũng cho thấy nam có tỷ lệ thấp hơn nữ 40 % so với 60 %[46].

4.1.3. Thời gian mắc bệnh

Nghiên cứu về thời gian mắc bệnh chúng tôi chủ yếu dựa vào thời điểm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của người bệnh như: đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đầy bụng, buồn nôn…Đa số các trường hợp chỉ có thể nhớ được thời điểm xuất hiện cơn đau đầu tiên hoặc ợ hơi, ợ chua. Số ít người bệnh chỉ nhớ được một khoảng thời gian nào đó nhưng không chính xác, sai lệch có thể xảy ra hàng năm vì không có triệu chứng điển hình và ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày tá tràng vì vậy thời gian mắc bệnh cũng chỉ là tương đối. Có những trường hợp không có triệu chứng đến soi vì một bệnh lý khác yêu cầu hoặc do khám sức khẻo định kỳ vô tình phát hiện trên nội soi dạ dày. Đôi khi phát hiện thấy trên hình ảnh nội soi và trên mô bệnh học tương đối nặng ở những bệnh nhân này, nhiễm có thể là (+++). Như vậy có thể nói

56

rằng các triệu chứng lâm sàng không tương xứng với hình ảnh nội soi và thương tổn trên mô bệnh học.

Xác định viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tính là quá trình viêm dạ dày mạn tính kéo dài, có thể nhiều năm dẫn tới biến đổi về cấu trúc và chức năng của niêm mạc dạ dày, từ chỗ niêm mạc bình thường đến viêm mạn nông, viêm teo ở các mức độ khác nhau (teo nhẹ, teo vừa, và teo nặng).

Qua bảng 3.4 cho thấy chủ yếu thời gian mắc bệnh trên 5 năm 7 TH (10,1%) và mắc bệnh dưới 1 năm có 12 TH (17,4%), chỉ có 18 TH (26,1%) mắc bệnh từ 3- 5 năm. Trong nghiên cứu này thời gian mắc bệnh từ 1- 3 năm chiếm tỷ lệ cao 46,4%. Có thể nói rằng thời gian mắc bệnh không phải là ngắn, bảng này cũng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng thời gian mắc bệnh chỉ mang tính chất tương đối và không chính xác do người bệnh không thể nhớ được các triệu chứng lâm sàng đầu tiên, các triệu chứng quá nghèo nàn, đôi khi mơ hồ không rõ ràng và chúng tôi thống kê dựa trên lời khai của các bệnh nhân đến khám.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)