- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. ĐẶC ĐIỂM NHIỄM CÁC TÝP HELICOBACTER PYLOR
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm các týp HP ở bệnh nhân viêm teo niêm mạc qua bảng 3.22 cho thấy nhiễm HP týp I gặp ở 30 trường hợp (43,5%) chiếm tỷ lệ nhiều nhất, sau đó là HP týp II chiếm 34,8%, HP týp IV gặp ở 15
68
trường hợp chiếm 21,7%. Nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào nhiễm HP týp III.
Bảng 3.23 thấy rằng bệnh nhân nhiễm HP týp I thì tỷ lệ viêm teo dạ dày mức độ nặng cao nhất 33,3%. Trong khi đó nhiễm HP týp II viêm teo mức độ nặng gặp 4,2% và HP týp IV không có trường hợp nào viêm teo mức độ nặng. Viêm teo mức độ vừa đối với nhiễm HP týp II và týp IV lần lượt là 54,2% và 53,3%, viêm teo nhẹ gặp ở hai týp này lần lượt là 41,7% và 46,7%. Liên quan giữa nhiễm các týp HP với mức độ viêm teo dạ dày mạn tính là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền [29] khi so sánh các týp của với mức độ viêm teo dạ dày ở hai nhóm có trào ngược dịch mật và không có trào ngược dịch mật thấy rằng nhiễm HP týp I (cagA (+) , VacA (+)) viêm teo mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao hơn 71,4% so với mức độ nhẹ là 14,3%, mức độ nặng cũng chiếm 14,3%, nhiễm HP týp II (CagA (-) và VacA (-)) không có trường hợp nào viêm teo mức độ nặng, mức độ nhẹ gặp ở 68,2% các trường hợp, nhiễm HP týp IV (CagA (-) và VacA (+)) thì có đến 100% các trường hợp viêm teo mức độ nhẹ. Liên quan giữa nhiễm các týp HP với mức độ viêm teo dạ dày là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm không có trào ngược dịch mật thì thấy rằng không có trường hợp nào bị viêm teo nặng ở cả ba týp, trong khi đó viêm teo nhẹ chiếm tỷ lệ cao ở cả ba týp của HP. Tuy nhiên liên quan này là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.24 cho thấy ở bệnh nhân có dị sản ruột, loạn sản nhiễm HP týp I (CagA (+) và VacA (+)) gặp ở 21 trường hợp chiếm tỷ lệ 72,4 ; nhiễm HP týp II gặp 6 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,7% và týp IV chỉ có 2 trường hợp tỷ lệ 6,9%. Ngược lại ở những bệnh nhân không có DSR, LS tỷ lệ nhiễm HP týp I thấp hơn nhiều chỉ 22,5%, trong khi đó nhiễm HP týp II và týp IV cao hơn với tỷ lệ 45% và 62,5%. Liên quan giữa nhiễm các týp HP khác nhau với dị sản ruột, loạn sản là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
69
Nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền [29] cho thấy nhiễm HP týp I thì tỷ lệ dị sản, loạn sản kết hợp là 80% ở nhóm có trào ngược dịch mật, và 40% ở nhóm không có trào ngược dịch mật; nhiễm HP týp II lần lượt là 25% và 34,5%; týp IV lần lượt là 50% và 31,3%.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh [25] trên 66 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính được chia làm 2 nhóm có dị sản ruột và không dị sản ruột thấy rằng: Tỷ lệ nhiễm HP týp I (CagA (+) và VacA (+)) ở nhóm có dị sản ruột cao hơn hẳn nhóm không có dị sản ruột (66,6% so với 39,4%). Ngược lại tỷ lệ nhiễm HP týp II (CagA (-) và VacA (-)) ở nhóm không có dị sản ruột cao hơn hẳn nhóm có dị sản ruột (57,6% so với 21,2%) với p < 0,05; đồng thời tác giả cũng kết luận rằng có sự liên quan giữa chủng HP CagA (+) và VacA (+) với dị sản ruột.
Nghiên cứu của Sozzi M, Tomasini ML, Vindigni C và cộng sự [58] thấy rằng nhiễm chủng HP (CagA (+) và VacA (+)) có liên quan đến các tổn thương nặng của viêm dạ dày mạn tính: như viêm teo dạ dày, dị sản ruột, loạn sản. Điều này có thể được giải thích rằng do điều kiện của nước ta hiện nay chưa thể xác định được các gen khác ngoài CagA cùng có mặt trên CagAPAI như: CagA1, CagA5, CagAT…hay các phân týp của gen VacA là: s1, s2, m1, m2 mà sự có mặt hay khiếm khuyết của một hay nhiều gen trên sẽ ảnh hưởng đến việc làm tăng hoặc giảm các tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nghiên cứu của Chang YH và cộng sự [36] trên 97 mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày thấy rằng: những bệnh nhân nhiễm chủng HP mang gen CagA (+) và VacA s1/m2 có liên quan đến loét dạ dày và mức độ viêm niêm mạc dạ dày nặng hơn so với bệnh nhân nhiễm chủng HP (CagA (-) và VacA (-)).
Theo một nghiên cứu của Cristina Noguera và cộng sự tiến hành trên 370 bệnh nhân ở hai vùng địa lý khác nhau (192 người Bồ Đào Nha và 178 người Clombia) cho thấy người nhiễm chủng HP VacA s1, m2, CagA (+) liên quan có ý nghĩa với mật độ cao hơn, mức độ thâm nhiễm bạch cầu đơn
70
nhân nặng hơn, cũng như sự xuất hiện viêm teo dạ dày, dị sản ruột và tổn thương biểu mô niêm mạc dạ dày so với người nhiễm chủng HP vacA s2, m2, CagA (-) [trích dẫn từ 29].
Nghiên cứu của một số tác giả khác như: Bolek BK và cộng sự [33] cũng cho kết quả là khi bị nhiễm các chủng HP mang các gen CagA (+) và VacA s1 có liên quan có ý nghĩa với viêm teo dạ dày, dị sản ruột ở hang vị, mức độ nặng của viêm niêm mạc dạ dày và sự xuất hiện của loét dạ dày so với nhiễm chủng HP (CagA (-) và VacA s2m2).
Qua các nghiên cứu trên thấy rằng người bệnh nhiễm HP týp I (CagA (+) và VacA (+)) thì khả năng viêm teo dạ dày mạn tính, dị sản và loạn sản ruột cao hơn những người nhiễm các týp khác, liên quan này là có ý nghĩa thống kê. Ở việt Nam do chưa có điều kiện xác định được các phân týp của VacA nên mới chỉ xác định được týp I, các týp khác cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn, đặc biệt là týp II. Mặt khác do cỡ mẫu nghiên cứu còn chưa đủ lớn nên cần tiếp tục nghiên cứu thêm để có câu kết luận chính xác hơn về vấn đề này.
71
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 69 trường hợp viêm teo niêm mạc dạ dày từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 4 năm 2010 tại Phòng nội soi bệnh viện 19.8 Bộ Công an chúng tôi có một số kết luận sau: