CagA và viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột loạn sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 62 - 65)

- Teo nặng: số lượng tuyến giảm nhiều hoặc mất hết, có DSR lan rộng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.1. CagA và viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột loạn sản

CagA và VacA là hai gen của chủng , là nguyên nhân chính gây nên viêm dạ dày cấp ở giai đoạn đầu, tiếp theo đó viêm mạn tính. Quá trình viêm mạn kéo dài dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và có nhiều biến chứng như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…Đây là vấn đề đã được nhiều nhà khoa

63

học ghi nhận. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò CagA và VacA của có liên quan đến viêm teo niêm mạc dạ dày.

Nghiên cứu của chúng tôi thấy viêm teo niêm mạc dạ dày tỷ lệ CagA (+) là 43,5% (bảng 3.17). Liên quan giữa CagA với mức độ viêm teo niêm mạc dạ dày đã được nhiều tác giả khẳng định. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng khi CagA (+) tỷ lệ viêm teo mức độ nặng 33,3% và viêm teo vừa là 46,7% (bảng 3.18). Tỷ lệ viêm teo vừa và nặng chiếm 80% cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền là 62,5% [29]. Khi CagA (-) tỷ lệ viêm teo niêm mạc mức độ vừa và nặng là 56,4%, trong đó viêm teo nặng là 2,6%, nghiên cứu của Hoàng Thanh Tuyền chỉ 36,6% viêm teo vừa, không có trường hợp viêm teo mức độ nặng. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng tổn thương niêm mạc dạ dày nặng hơn với các mức độ teo khác nhau và tỷ lệ dị sản ruột, loạn sản ruột cao hơn và tập trung ở những bệnh nhân có nhiễm mà CagA (+). Theo Nguyễn Duy Thắng [23] ở những bệnh nhân nhiễm chủng có CagA (+) thì tỷ lệ viêm teo niêm mạc khá cao và tỷ lệ dị sản ruột là 35,7%. Tỷ lệ viêm teo dị sản ruột ở nhóm bệnh nhân có CagA (+) và CagA (-) cũng không có sự khác biệt. Nghiên cứu của Kuipers E. J và cộng sự [47] chỉ ra rằng 62% số bệnh nhân có nhiễm CagA có viêm teo niêm mạc dạ dày. Nhiễm khuẩn với chủng CagA (+) có nguy cơ tăng phát triển viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng liên quan giữa nhiễm mang gen CagA với viêm teo niêm mạc dạ dày ở các mức độ khác nhau là có ý nghĩa thống kê với 2

= 17,04; p < 0,05.

Bảng 3.19 chỉ ra rằng nếu bệnh nhân có dị sản ruột, loạn sản kèm theo thì tỷ lệ nhiễm CagA(+) chiếm 72.4% và CagA (-) 27,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu khác của một số tác giả trong nước như: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh [25] cho thấy ở nhóm có dị sản ruột tỷ lệ nhiễm với CagA (+) chiếm 72,7%, cao hơn có ý nghĩa

64

thống kê với CagA (-). Ngược lại ở nhóm không có dị sản ruột thì tỷ lệ CagA (+) là 39,4% thấp hơn có ý nghĩa với CagA (-) là 60,6%.

Phần lớn các chủng được phân thành 2 nhóm có kiểu hình khác nhau dựa vào sự có mặt hay không của Protein mang độc tố tế bào CagA do gen CagA sản suất và độc tố gây rỗng tế bào VacA do gen VacA sản xuất. Các độc tố này gây tổn thương trực tiếp lên các tế bào biểu mô dạ dày. Các gen mã hóa cho các độc tố khác nhau đã được phân lập trong các tiểu đảo PAI như picA, picB gọi là Cagb, CagC và iceA và iceB. Các protein do các gen của PAI sản xuất kích thích tế bào biểu mô chế tiết cytokin và gây phản ứng viêm mạnh.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy các gen độc hại là dấu hiệu báo trước các thể nặng của bệnh nhân. Sự có mặt của CagA có thể đã báo trước các thể bệnh nặng như: Viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản, ung thư dạ dày…Mức độ không đồng nhất của vùng CagA đã xác thực là dấu diệu nhận dạng tiềm ẩn của sự xuất hiện bệnh.

Nghiên cứu của Rudi J Koebe và cộng sự [] cho thấy kháng thể kháng CagA ở 84,2% bệnh nhân loét dạ dày và 67,4% bệnh nhân viêm dạ dày; Atherton J [31] cũng cho rằng loét gắn liền với CagA…

Hidekazu Suzuki và cộng sự [44] có kết quả tương tự khi nghiên cứu trên 30 bệnh nhân loét dạ dày có (+) qua nuôi cấy hoặc mô bệnh học và làm PCR các mảnh sinh thiết cho thấy 73% số bệnh nhân có CagA (+).

Theo tác giả Iwahashi M (Nhật Bản) [46] nghiên cứu trên 738 cư dân của một làng thấy rằng tỷ suất chênh (OR) phát triển viêm teo dạ dày mạn là 4,26% ở những người nhiễm có CagA (+); 3,87 ở những người nhiễm CagA (-) đối với nam và 4,92; 3,02 đối với nữ so với những người không nhiễm . Từ đó, tác giả rút ra kết luận là nhiễm chủng sản xuất CagA có liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện viêm teo dạ dày mạn tính có với chủng không sản xuất CagA.

65

Tác giả Maaroos HI và cộng sự [49] nghiên cứu trên 70 bệnh nhân viêm dạ dày nhiễm được theo dõi trong 18 năm đã rút ra kết luận là có sự liên quan có ý nghĩa quan trọng nhiễm chủng sản xuất Protein CagA với viêm teo dạ dày vùng hang vị và thân vị.

Một nghiên cứu khác Ruzsovics A và cộng sự trên 43 mẫu sinh thiết niêm mạc của 43 bệnh nhân có sử dụng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch và PCR đã rút ra kết luận: Nhiễm chủng CagA (+) làm thúc đẩy sự tăng sinh tế bào ở niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ xuất hiện dị sản ruột [62].

Nghiều tác giả người Italia đã đi sâu nghiên cứu các dạng khác nhau của gen Cag bằng cách làm PCR từ nuôi cấy bệnh phẩm sinh thiết của những bệnh nhân nhiễm để xác định CagA, CagE (nằm ở vị trí nửa bên phải của gen Cag), vir B11 (nằm ở vị trí nửa bên trái của gen Cag) đã cho thấy kết quả là sự không đồng nhất của gen CagA thường thấy hơn trong các trường hợp viêm teo dạ dày so với viêm dạ dày không teo hoặc loét tá tràng [58].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)