1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ

107 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân 4.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRẦN THỊ QUỲNH NGA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ ĐỘ AN TOÀN

CỦA SẢN PHẨM ĐẬU CÔ VE TRỒNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố Mọi trích

dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012

Trần Thị Quỳnh Nga

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và các đơn

vị Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS.Trần Khắc Thi, TS.Trần

Thị Minh Hằng, với cương vị người hướng dẫn khoa học, đã tạo mọi điều

kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn khoa Nông Học, Viện đào tạo sau đại

học, đặc biệt là bộ môn Cây Rau Hoa Quả Trường ĐHNN Hà Nội đã giúp đỡ

và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Thọ, Ủy

ban nhân dân Thành phố Việt Trì, bà con nông dân xã Tân Đức - Thành phố

Việt Trì, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn của mình

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012

Trần Thị Quỳnh Nga

Trang 4

2.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu rau an toàn trên thế giới và trong

2.3 Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu côve trên thế giới và trong

2.4 Kết quả nghiên cứu, ứng dụng phân bón sinh học và thuốc trừ

Trang 5

3.6 Phương pháp, xử lý số liệu 36

4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L

đến năng suất, chất lượng của đậu côve vụ Đông xuân 2010 -

2011 và Xuân hè 2011 tại Tân Đức - Việt Trì - Phú Thọ 38

4.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ tiêu

sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân,

4.1.2 Ảnh hưởng của phân lỏng MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng,

4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả

4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu

4.1.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân,

4.1.6 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu

trên cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 55

4.1.7 Kết quả phân tích dư lượng NO-3, kim loại nặng trên cây đậu

4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến

năng suất, chất lượng của đậu côve vụ Đông xuân 2010 - 2011 và

4.2.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh

4.2.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh

Trang 6

4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến khả năng ra hoa - đậu

quả của cây đậu côve ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 63

4.2.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các yếu

4.2.5 Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên các công thức thí nghiệm ở

4.2.6 Mật độ, tỷ lệ quả hại của sâu đục quả trên cây đậu côve trồng ở

4.2.7 Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây đậu

4.2.8 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên cây đậu côve trồng

Trang 7

FAO Food and Agricultere Organization of the United Nation:

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

2.1 Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001 13

2.2 Diện tích sản xuất rau tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 2006 20

4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ tiêu

sinh trưởng của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè

4.2 Ảnh hưởng của phân bón MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng,

phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân

4.3 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả

của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 46

4.4 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ ĐX, XH 2010 - 2011 49

4.5 Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân 53

4.6 Hạch toán hiệu quả kinh của các thí nghiệm ở vụ Xuân hè 54

4.7 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu

trên cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 55

4.8 Kết quả phân tích dư lượng NO-3, kim loại nặng trên đậu côve ở

4.9 Kết quả phân tích dư lượng NO-3, kim loại nặng trên đậu côve ở

Trang 9

4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh

trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân

4.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh

trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông

4.12 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến khả năng ra hoa - đậu quả

của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 65

4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các yếu

tố cấu thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân,

4.14 Tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên các công thức thí nghiệm ở

4.15 Mật độ, tỷ lệ quả hại của sâu đục quả trên cây đậu côve trồng ở

4.16 Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây đậu

4.17 Kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV trên đậu côve ở 2 thời vụ 75

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

4.1 Năng suất đậu cô ve ở các liều lượng phân bón khác nhau 51

Trang 11

1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Hiện nay, nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP ) đã trở nên cần thiết và bức xúc với người tiêu dùng Nhu cầu về rau xanh đạt tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số nông dân vẫn chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn ( RAT ) Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo nên chất lượng rau chưa đảm bảo, đặc biệt về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng còn cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng Mặt khác, mạng lưới kinh doanh, tiêu thụ RAT hiện tại chưa được quản lý tốt, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Theo thống kê của tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ), hàng năm trên thế giới có khoảng 40.000 người chết trong tổng số 2 triệu người ngộ độc [40] Tại Việt Nam số người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có rau cũng khá cao Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm- Bộ Y tế, năm 2010 cả nước có 1041 vụ ngộ độc với số người mắc 36163, trong đó có 300 người tử vong Vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang là vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt Nhận thức sâu sắc về vấn đề này Năm 2010 Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm và Chính phủ đang có có Nghị định hướng dẫn thực hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy mạnh chương trình phát triển sản xuất rau an toàn tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong đó có các tỉnh là

Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu rau của thị trường

Đối với Tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã từng bước được quan tâm phát triển thông qua các đề tài, mô hình, dự

Trang 12

án cụ thể như: đề tài phát triển rau an toàn tại xã An Đạo - huyện Phù Ninh,

mô hình Rau an toàn tại Xã Bạch Hạc - TP Việt Trì, dự án Xây dựng mô hình

tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn huyện Lâm Thao

Trong số chủng loại rau trồng ở Phú Thọ đậu côve là cây rau vụ đông phổ biến , đây là một trong những loại rau ăn quả cao cấp thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa và là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ

Vì đặc thù là loại cây trồng cho thu hoạch nhiều lần, vừa thu hoạch, vừa chăm sóc, khoảng cách giữa các lần thu ngắn nên khả năng đảm bảo an toàn

dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản phẩm đậu côve là vô cùng khó khăn Vấn đề này phụ thuộc nhiều ở chất lượng vật tư đầu vào và sẽ được giải quyết khi sử dụng các chế phẩm sinh học không độc hại cho người nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng quả non cho đậu côve

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu côve trồng tại Tỉnh Phú Thọ’’

1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài xác định ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học ( phân bón, thuốc BVTV) tới năng suất, chất lượng và mức độ an toàn sản phẩm, an toàn môi trường, canh tác đậu côve làm cơ sở để xây dựng quy trình sản xuất đậu côve

Trang 13

an toàn theo hướng VietGAP

1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp nông dân tiếp cận, nắm vững kỹ thuật sản xuất, nâng cao kiến thức, nhận thức về các chế phẩm sinh học trong sản suất rau nói chung và sản xuất đậu côve nói riêng, nhằm phục

vụ tốt cho công tác sản xuất RAT hiện nay Đề tài cũng đóng góp cho việc

triển khai và hoàn thành mục tiêu của “Chương trình p hát triển rau an toàn Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015 ”

Trang 14

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây đậu côve

2.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây đậu côve

Đậu côve (có tên khoa học là Phaseolus vulgaris thuộc họ Đậu Leguminosae, Fabaceae ) Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs (2005), cây đậu côve xuất hiện đầu tiên ở nam Mêhicô - Trung Mỹ, được trồng cách đây hơn

600 năm và được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên trái đất

Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs, 2005, đậu côve phân biệt theo hình dạng có 2 loại:

- Đậu côve lùn (sinh trưởng hữu hạn): Nhóm này không có giống địa

phương, chủ yếu là các giống nhập nội của Nhật Bản và Đài Loan, thích hợp trồng quanh năm ở các vùng cao, giống chịu nóng trồng được ở vụ đông xuân

ở vùng đồng bằng, giống đậu lùn rất lợi cho việc canh tác ở những vùng gió mạnh, dễ trồng xen với các loại hoa màu khác để tăng thu hoạch trên cùng một diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về việc làm giàn Các giống nhập nội rất thích hợp trong điều kiện tự nhiên nước ta nên được các công ty giống chọn lọc, nhân giống và phổ biến rộng rãi Đặc tính chung của giống đậu côve lùn là thấp cây (50 - 60 cm) cho thu hoạch sớm 40 - 45 ngày sau gieo, thời gian thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày, trái dài, thẳng, màu xanh trung bình đến xanh đậm, các giống trồng hiện nay cho năng suất và phẩm chất không thua kém đậu côve leo (18 - 22 tấn/ha)

- Đậu côve leo (sinh trưởng vô hạn): Thân dài 2,5 - 3m, trong canh tác

cần phải làm giàn Các giống hiện nay được ưa chuộng:

- Giống đậu côve Đài Loan hạt đen do công ty Giống cây trồng Miền Nam chọn lọc và sản xuất Giống chịu nóng giỏi, kháng bệnh tốt, trồng được cả ở đồng bằng và vùng cao, bắt đầu cho thu hoạch 50 - 55 ngày sau

Trang 15

khi trồng, nhiều hoa, đậu trái tốt nên cho nhiều quả Quả thẳng, dài 16 - 17

cm màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

- Giống đậu côve Thái Lan (Chiatai) cho quả màu xanh trung bình, dài

14 - 16 cm chất lượng ngon ngọt, có thể trồng quanh năm

- Giống đậu côve Thái Lan (Takii) : hạt màu nâu vàng, hoa trắng, trái dài màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, rất được ưa chuộng, thích hợp trồng vụ đông xuân

2.1.2 Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây đậu côve

* Giá trị dinh dưỡng

Cây đậu côve là loại đậu rau ăn quả quan trọng vào bậc nhất, nó có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích (theo Ths Trần Thị Ba)[4] Quả đậu côve là loại đậu rau dễ ăn, dễ chế biến, có thể ăn tươi, xào, luộc, nấu, đóng hộp, đông lạnh, hạt đậu côve khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng rất có giá trị

Quả non chứa khoảng 2,5% đạm, 0,2% chất béo, 7% chất đường bột và đặc biệt nhiều vitamin A và C, chất khoáng cho cơ thể con người

* Giá trị kinh tế

Đậu côve là loại đậu rau có tầm kinh tế lớn vì chúng phân bố rộng khắp, sản lượng tương đối cao từ 30 - 36 tấn/ha (Ths Trần Thị Ba, 2006)[4],

là nguồn thu nhập khá cao cho các nông hộ trồng loại đậu rau này

Cũng theo Ths Trần Thị Ba[4], đậu rau có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng khoảng 35 - 40 ngày đã có hoa nở, nếu quả đậu ăn tươi thì chỉ cần 10- 13 ngày sau khi hoa nở là thu hoạch được, hơn thế đậu côve cho thu hoạch nhiều lần, cứ 3 - 4 ngày thu hoạch một lần do đó mang lại năng suất rất cao

Đặc biệt đậu côve thuộc loại họ đậu nên nó có giá trị to lớn trong vai trò cải tạo đất nông nghiệp thích hợp cho việc luân canh tăng vụ với cây lúa nước, ngô và một số cây công nghiệp khác (Giáo trình sinh lí thực vật)[17], rễ

Trang 16

đậu côve chứa nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm, có tác dụng to lớn trong việc cung cấp nguồn đạm cho những loại cây trồng khi trồng xen với

nó Đậu côve còn là cây rau màu giúp cho việc tăng sản lượng cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích

Mặt khác chi phí đầu tư cho trồng cây đậu côve leo là không cao, giá bán hợp lí, thời gian sinh trưởng ngắn nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, chính vì vậy, việc trồng đậu côve leo đã đem lại hiệu quả rất cao cho người nông dân Theo nguồn tin của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết :

Do thời tiết mưa nhiều gây ngập úng làm hư hại cây trồng và nhu cầu rau cho xuất khẩu, giá bán rau củ quả tiếp tục tăng, tại Hà Nội giá bán nhiều loại rau tăng tại thời điểm cao nhất là từ 3.000 - 5.000 đ/kg so với trước: giá bán bắp cải 7.000 đ/kg, rau củ cải ngọt đều tăng cùng mức 7.000đ/kg, khoai tây 5.000 - 6.000 đ/kg, dưa leo 6.000 - 7.000 đ/kg, tại Lâm Đồng giá bán buôn nhiều loại rau củ tiếp tục tăng Đậu cove tăng 3.000 - 10.000 đ/kg vào thời điểm cao nhất, súp lơ tăng từ 5.000 - 6.000 đ/kg, cải thảo tăng từ 1.000 - 4.000 đ/kg, khoai tây tăng từ 2.000 - 12.000đ/kg

Theo điều tra sơ bộ tại các chợ đầu mối tại Hải Phòng giá bán chính vụ của đậu côve leo là 10.000 - 12.000 đ/kg, rau đậu tại thời điểm đắt nhất như dịp tết vừa qua là từ 12.000 - 14.000đ/kg bán tại ruộng và từ 20.000 - 22.000 đ/kg tại các chợ đầu mối Như vậy so với trồng lúa thì việc trồng đậu rau cho thu nhập cao gấp 5 - 7 lần trên cùng 1 ha

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây đậu côve

Theo tác giả Trần Khắc Thi và cs, 2005, đậu côve là cây hằng niên, thân thảo, rễ chính mọc sâu nên có khả năng chịu hạn tốt, rễ phụ có nhiều nốt sần chủ yếu tập trung ở độ sâu khoảng 20 cm Đậu côve có 2 dạng: dạng cây sinh trưởng vô hạn (đậu côve leo), dạng cây sinh trưởng hữu hạn (đậu côve lùn), lá kép có 3 lá phụ với cuống lá dài, mặt lá ít lông tơ, chùm hoa mọc ở nách lá, trung bình từ 2 - 8 hoa, hoa lưỡng tính tự thụ phấn

Trang 17

khoảng 95% cây leo càng cao thì hoa càng nhiều

2.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của đậu côve

*Về nhiệt độ:

Đậu côve yêu cầu khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất là từ 18 - 250C, nhiệt độ thấp hơn 130C hoặc cao hơn 250C cây sinh trưởng kém, nếu kéo dài cây sẽ chết

*Về đất:

Theo Mai Thị Phương Anh, đất trồng đậu côve leo cần có độ pH khoảng 5,5 - 6,5, đất thích hợp nhất cho đậu côve là đất phù sa hoặc đất thịt, đất kém quá hoặc quá nhiều chua đều không thích hợp cho đậu côve phát triển.[1]

*Về ánh sáng:

Đậu côve là cây ưa sáng (Giáo trình sinh lí thực vật)[17] vì vậy việc làm giàn leo là rất quan trọng Quả đậu ăn tươi thu hoạch từ 10 - 13 ngày sau khi nở hoa, hạt đậu to trọng lượng 250 - 450 g

Đậu côve là loại cây trồng canh tác được trong điều kiện ấm áp của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu không chịu được thời tiết rét (Ths Trần Thị

Đậu côve có hệ rễ chùm chứa nhiều vi khuẩn nốt sần cố định đạm cho cây chủ yếu tập trung ở quanh rễ gần mặt đất khoảng 10 - 20 cm

Trang 18

2.1.5 Thành phần sâu bệnh chính trên đậu côve và biện pháp phòng trừ

Theo Ths Trần Thị Ba bộ môn khoa học Cây Trồng khoa Nông nghiệp

& Sinh học ứng dụng Trường Đại Học Cần Thơ[4], cho biết trên cây đậu côve chủ yếu có những sâu hại chính sau:

- Dòi đục thân (Ophioyia phaseoli): Loài này gây hại đáng kể khi cây

còn nhỏ có 3 - 4 lá và lúc ra hoa Dòi trưởng thành là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ, dài 2 - 3mm, thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời mát, đẻ trứng vào mô lá non trên mặt lá, ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, thường đục bên trong gân qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp vỏ và phần gỗ làm lớp vỏ thân bị nứt Nhộng có màu vàng nâu nằm ngay lớp vỏ thân gần mặt đất, dòi gây hại nặng vào giai đoạn cây con, làm cây

dễ bị chết héo hoặc gây chết nhánh Tránh trồng gối vụ liên tục, cần theo dõi mật độ thường xuyên, có thể phòng ngừa bằng cách rải thuốc hạt lúc gieo theo khuyến cáo, có thể phun ngừa bằng thuốc nước trước khi cây ra hoa

- Sâu đục quả (Maruca testulais): Bướm có màu nâu đậm, giữa cánh

trước có vệt màu trắng, cánh sau màu trắng bóng có bìa nâu đen, thân dài

10 - 13 mm, ấu trùng màu trắng hơi nâu, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh, hay bầu dục màu nâu đậm, trứng đẻ trên hoa, đài và quả non Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong quả non, phân sâu làm hỏng và gây rụng quả Do sâu nằm trong quả nên khó phòng trị, nhộng nằm trong các kẹt lá khô Loài này thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa Nên trồng sớm đậu và không nên trồng xen canh cùng cây họ đậu Xịt các loại thuốc gốc Cúc có tính phân huỷ nhanh trước khi

ra hoa và giai đoạn phát triển quả như : Cyperan, Cyper, Peran cần bảo đảm độ an toàn cho quả bằng thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoạch

* Các nghiên cứu về bệnh hại chủ yếu trên cây đậu côve

Trên đậu rau có 80 loại bệnh chủ yếu trong đó đậu Hà Lan có 37 loại bệnh, đậu côve có 30 loại bệnh, Lima có 13 loại bệnh

Trang 19

Các loại bệnh hại chủ yếu là:

1.Bệnh thán thư đậu: tác nhân gây hại Collectotrichum lindemuthianum

Đậu côve ở nước ta bệnh thán thư gây hại hầu hết trên tất cả các giống đậu như đậu vàng, đậu trạch, đậu đũa, đậu bở

Bệnh thán thư đậu có thể phá hoại từ giai đoạn cây mọc mầm đến khi

có quả Trên lá tử diệp cây non vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm Trên cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ Bệnh nặng nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống

Trên cây đã lớn, vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình

đa giác hoặc hình bất định, kích thước từ 3 - 10 mm, vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm, góc viền màu đỏ Trên vết bệnh

có nhiều chấm nổi màu nâu đen, đó là đĩa cành của nấm gây bệnh Cuối cùng vết bệnh khô rách nát

Trên cuống lá và thân, cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây còi cọc, lá vàng dễ rụng Bệnh còn phá hoại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng không đậu quả Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn (3 - 10 mm), màu nâu vàng hoặc xám, lõm sâu, xung quanh nổi gờ màu nâu đỏ Trên vết bệnh cũng hình thành nhiều đĩa cành màu đỏ nhạt xếp lộn xộn hoặc theo vòng đồng tâm Trên hạt vết bệnh nhỏ màu nâu hoặc màu đen Bình thường vết bệnh chỉ ở bề mặt hạt, đôi khi vào tận phôi hạt

Bệnh phát sinh hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt

độ tương đối thấp Khi độ ẩm không khí dưới 80% bệnh có thể ngừng phát triển Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 16 - 20 0C Bào tử nấm

có thể nảy mầm ở phạm vi nhiệt độ 4 - 340C, tối thích là 22 - 230C Trong điều kiện có ẩm độ và nhiệt độ thuận lợi thời kỳ tiềm dục của bệnh là 4 - 7 ngày, ở nước ta bệnh thường phát sinh gây hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm ướt kéo dài trong vụ đông xuân, nhất là những ruộng đậu đũa trũng thấp, nước

ứ đọng nhiều

Trang 20

Biện pháp phòng trừ chủ yếu hiện nay là chọn và trồng các giống chống bệnh Chọn ruộng, cây và quả không có vết bệnh để trồng và lấy hạt làm giống Thực hiện luân canh 2 - 3 năm với cây trồng nước vun gốc tránh ứ đọng nước vào mùa mưa, khi bệnh chớm có thể phun kịp thời: Dùng Zinep 80

WP nồng độ 0,4% hoặc Daconil dạng bột thêm nước 50 và 70% với nồng độ 0,125 - 0,250% để phun

2 Bệnh gỉ sắt: tác nhân gây hại là: Uromyces appendicutus (Pers)

Hầu hết các nước có trồng đậu đỗ trên thế giới đều bị bệnh này phá hại Đặc biệt trong những năm điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh gây hại càng nghiêm trọng, ở nước ta hầu hết các giống đậu Trạch, đậu bở, đậu côve, đậu xanh, đậu vàng đều bị bệnh này phá hại Bệnh làm lá khô vàng, dễ rụng, cây chóng lụi tàn, làm giảm năng suất rất lớn Bệnh hại trên cả lá, thân, hoa, quả Vết bệnh ban đầu là những điểm nhỏ hơi vàng hoặc vàng chanh Về cuối giai đoạn sinh trưởng của cây, ở mặt dưới lá và trên vỏ quả bệnh thường hình thành những ổ bào tử đông màu đen Bệnh nặng làm lá

khô cháy, rụng sớm, quả nhỏ, khô và nép

3 Bệnh thối gốc, lở cổ rễ: nguyên nhân gây bệnh là do nấm Fusarium

solani f.s phaseoli Rhizoctonia solani Kuhn Bệnh hại phổ biến ở nhiều nước

trên thế giới và ở nước ta Bệnh xuất hiện ở hầu khắp các vùng đồng bằng, trung du và miền núi trên các loại đậu đỗ làm thực phẩm vụ Đông và Xuân

hè Bệnh có thể phá hoại trong suốt quá trình phát triển của cây nhưng chủ yếu là ở thời kì cây con Bệnh thối gốc, lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 - 250C hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường Bệnh cũng phát triển mạnh trên các ruộng ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa Để phòng trừ thối gốc

và lở cổ rễ cần thực hiện các biện pháp canh tác từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch Nên xử lí hạt trước khi gieo trồng và phun thuốc phòng trừ xuất hiện bệnh Có thể dùng một số thuốc như: Ridomil MZ72 WP với lượng dùng 2.5 -

Trang 21

3.5 kg/ha, Topsin M (50 và 70 WP), 50 - 100 g thuốc bột/100 lít nước hoặc Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ 0,1 - 0,2 % hoặc chế phẩm sinh

học ( Trichoderma)

Theo Vũ Triệu Mân, (2007)[15] thì trên cây đậu côve được trồng tại Việt Nam ngoài các bệnh do nấm gây ra còn có các bệnh do virut gây lên như: Bệnh khảm lá, bệnh khảm vàng

- Bệnh khảm lá thường gây ra hiện tượng khảm tạo thành sọc xanh nhạt hay bạc xen kẽ sọc xanh thẫm trên lá non ở cây đậu Khi bệnh nặng, các lá đều co hẹp và biến dạng một số lá cuốn lại, cây ít quả và năng suất thấp Cây

có thể bị chết sau một thời gian bị bệnh hại nặng Virut gây bệnh có hình sợi, kích thước 750 x 15 nm, thuộc nhóm Poty virut Virut truyền bệnh bằng rệp

họ Aphididae theo kiểu bền vững (non persistant)

- Bệnh khảm vàng thường gây ra hiện tượng khảm biến vàng ở lá cây đậu và nhiều cây họ đậu Virut tạo ra những biến vàng ngoằn ngoèo trên bề mặt lá cây đậu, lá không phát triển Virut gây bệnh có hình sợi, kích thước

750 x 15 nm, thuộc nhóm Poty virut Virut truyền bệnh bởi 20 loại rệp họ

Aphididae theo kiểu không bền vững (non persistant)

Hai loại bệnh trên phân bố rộng trên khắp thế giới ở tất cả các vùng có trồng đậu ăn quả như đậu côve, đậu đũa, đâu vàng, đậu bở, đậu Trạch Ngoài việc truyền bệnh trên đồng ruộng virut hại cây đậu ăn quả còn có khả năng truyền qua hạt giống Reddick, Stewart - 1919, Crewley - 1957, Shipper -

1963 cho rằng có thể có tới 83% hạt ở cây bị bệnh có thể bị nhiễm virut Còn Pierce và Hungerford - 1927, cho biết virut có thể vẫn có khả năng gây bệnh nếu bảo quản hạt trong kho lạnh tới 30 năm Biện pháp phòng trừ là khi phát hiện bệnh thì phải loại bỏ cây, lấy hạt giống từ những cây khỏe mạnh Đặc biệt là côn trùng môi giới và vệ sinh thường xuyên để hạn chế bệnh lây lan

Theo Ths Trần Thị Ba,[4] trên cây đậu côve được trồng tại Việt Nam thường xuất hiện những bệnh chủ yếu sau:

Trang 22

- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora canescens và Cercospora cruenta: Đốm bệnh gây bởi C.canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm

màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá, bệnh gây hại nhiều trên cây đậu Lima và đậu đũa hơn đậu côve, đốm bệnh có màu gỉ sắt, hình dạng và kích thước không đều, thường xuất hiện trên thân và trái chín, phun ngừa bằng các thuốc trừ nấm: Anvil SEC, Antracol 75 WP, Ridomil

- Bệnh phấn trắng: do nấm Erysiphe poligoli: Vết bệnh xuất hiện đầu

tiên là những đốm mắt màu xanh, dần biến thành trắng xám Các lá non bị bệnh sẽ cuốn lại chuyển sang vàng và rụng đi, trái nhỏ, cây còi cọc Bệnh thường xuất hiện vào cuối thu hoạch Phun ngừa bằng Cuzate - M8, Mancolaxyl, Zicozep, Vimonyl, Score, Metaxyl

2.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu rau an toàn trên thế giới và trong

nước

2.2.1 Trên thế giới

Theo số liệu thống kê của FAO (2001)[31] cho biết: năm 1980 trên toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau trong đó có 20,3 triêụ tấn là đậu rau, năm 1990 có 441 triệu tấn trong đó đậu rau là 25,2 triệu tấn, năm 2001 đã lên tới 768 triệu tấn trong đó đậu rau 50,3 triệu tấn Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu người là 78kg/người/năm Tuy nhiên trình độ phát triển nghề trồng rau ở mỗi nước là khác nhau, ở các nước phát triển cây rau được chú trọng hơn các nước đang phát triển về chất lượng cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm Theo K.U Ahmed và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính sản lượng bình quân theo đầu người thì ở các nước phát triển cao hơn hẳn so với các nước đang phát triển, ở các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực là 2/1, trong khi đó ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là 1/2 Riêng Châu á sản lượng rau hàng năm và đậu rau nói riêng là khoảng 400 triệu tấn

so với mức tăng trưởng 3% (khoảng 5 triệu tấn/năm), mức tiêu dùng rau của các nước Châu á là 84 kg/người/năm Trong các nước đang phát triển thì

Trang 23

Trung Quốc có sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm ấn Độ đứng thứ hai thế giới với sản lượng rau hàng năm đạt 65 triệu tấn (FAO, 2001).[31]

Ngoài việc tăng về mức sản lượng rau nói chung và đậu rau nói riêng thì chất lượng ngày càng được quan tâm, nhiều tiến bộ của khoa học được áp dụng để tăng sản lượng và chất lượng cho rau như kĩ thuật canh tác công nghệ cao Tại Canada và Hoa Kỳ trong sản xuất nông nghiệp việc đầu tiên và trọng tâm chính là phẩm chất của cây rau sau mới là sản lượng Nhiều mô hình trồng rau trên đồng ruộng ra đời đã làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống ở những nước này, đã đưa năng suất và phẩm chất đậu rau nâng lên đáng kể

Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001

TT Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Trang 24

Pháp, ., Đài Loan, Singapo, Thái Lan, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, quy trình công nghệ và các giải pháp kỹ thuật về quản lý, giám định chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn đã được tiến hành tương đối đồng bộ, thường tập trung theo những hướng sau :

- Chọn tạo giống chống chịu đồng thời với nhiều loại sâu bệnh

- Nghiên cứu phát triển các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, các biện pháp đấu tranh sinh học ở mức độ phân tử

- Nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ, phân sinh học cùng các biện pháp canh tác hữu cơ

Tại Đài Loan, đã có khoảng 8 trạm xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả bằng phương pháp sinh học đặt ở hầu hết các vùng sản xuất, kinh doanh rau, quả của nước này Tại mỗi chợ đầu mối rau, quả ở các thành phố lớn như Đài Bắc, Đài Trung hay Kaohsiung đều có một trạm xét nghiệm sinh học nhanh Do giá thành xét nghiệm thấp, thời gian xét nghiệm ngắn nên có đến 1% số sản phẩm lưu thông trong ngày ở các chợ đầu mối này được xét nghiệm để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm của những người cung cấp lớn cũng được xét nghiệm ít nhất là ba tháng một lần (Trần Việt Đức,2009)[11]

Tại Hàn Quốc, mặc dù mới phổ biến biện pháp xét nghiệm sinh học để xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả nhưng đến nay liên đoàn các hợp tác xã nông nghiệp toàn quốc đã thành lập được khoảng 100 trạm xét nghiệm phân bố trên khắp các vùng trong nước Nhìn chung, ban đầu nông dân tỏ ra nghi ngờ kết quả xét nghiệm của phương pháp xét nghiệm sinh học nhanh và không cho lấy mẫu từ các sản phẩm của mình Nhưng đến khi các

cơ quan quản lý nhà nước tiến hành rộng rãi các xét nghiệm này thì nông dân lại hiểu rõ sự cần thiết của nó Họ bắt đầu mang mẫu đến các trạm xét nghiệm

Trang 25

địa phương trước khi thu hoạch một cách tự nguyện và họ nhận thấy rằng người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm đã qua xét nghiệm sinh học hơn

Theo Joseph Ekman (2007)[33], thời gian gần đây, việc đề xuất và áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn, còn gọi là quy trình nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) đã được triển khai tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã và đang mang lại hiệu quả to lớn trong sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau an toàn nói riêng

Quy trình GAP là một quy trình hướng dẫn, kiểm soát và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tất cả các khâu sản xuất nông sản, từ khâu đầu tiên sửa soạn vườn trại, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu sau thu hoạch, bao bì và cuối cùng là khâu bầy bán ở chợ Ngày nay, trong bối cảnh thị trường toàn cầu hoá, GAP trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu Mặc dầu có nhiều quy trình GAP có tên gọi khác nhau nhưng các quy trình vẫn có các điểm chung được thế giới công nhận đối với việc xuất khẩu nông sản

Theo nhiều tác giả, quy trình GAP với an toàn thực phẩm bao gồm:

- Sử dụng hoá chất

- Phân bón và phụ gia cho đất

- Sử dụng nước

- Địa điểm sản xuất và điều kiện đất đai

- Trang thiết bị và vật liệu gieo trồng

- Thiết bị làm sạch và điều khiển sinh vật gây hại

Trang 26

mỗi người trên khắp hành tinh Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng ra tăng như mộ nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.[25]

Cho đến nay, khoa học đã làm rõ vai trò của rau xanh là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin, đặc biệt là các vitamin A, C; các chất khoáng (canxi, phốt pho, sắt,…) và chất xơ cho cơ thể Ngoài ra, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, rất nhiều loại rau có tính dược lý cao là những loại thảo dược quý giúp ngăn ngừa

và chữa trị nhiều bệnh nan y của con người, nhất là trẻ em và người cao tuổi.[25]

Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Theo kết quả nghiên cứu của (đề tài KC.06.10NN)[21], bình quân 1 hecta rau tại đồng bằng sông Hồng cho thu nhập 42,5 triệu đồng/vụ, gấp đôi so với trồng lúa Nghề trồng, sơ chế và chế biến rau cũng thu hút lớn lực lượng lao động vốn đang dư thừa ở nông thôn hiện nay Ngoài ra, rau xanh, rau chế biến còn tham gia xuất khẩu đóng góp phần đáng kể lượng ngoại tệ cho đất nước

Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước ta năm 2010 là 780

000 ha, tăng 20,03% so với năm 2005 (514.600 ha), gần gấp đôi so với 10 năm trước ( năm 2000 là 442,6 nghìn ha) Đây là một trong nhóm cây trồng

có tốc độ tăng diện tích trồng nhanh nhất trong một thập kỷ qua

Năng suất rau năm 2010 đạt mức cao nhất: 16,6 tấn/ha, tăng 14,2% so với năm 2005 (15,14 tấn/ha), bằng 95% so với trung bình toàn thế giới (17,7 tấn/ha)

Với khối lượng rau sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 12,935 triệu tấn năm 2010, bình quân lượng rau sản xuất đầu người ở nước ta là 146 kg/năm, tương đương trung bình toàn thế giới, gấp đôi trung bình các nước ASEAN (57 kg/người/năm ).[25]

Sản xuất rau ở nước ta được tập trung ở 2 vùng chính:

- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công

Trang 27

nghiệp chiếm 46% diện tích và xấp xỉ 45% sản lượng Sản xuất rau cung cấp cho thị trường nội địa là chính Chủng loại rau ở đây rất phong phú: 60 - 80 loại trong vụ đông xuân, 20 - 30 loại trong vụ hè thu

- Vùng rau hàng hóa, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% diện tích và 55% sản lượng Rau ở đây tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hòa, lưu thông trong nước

Rau là mặt hàng có khối lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng Năm 1997 tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả, hoa - cây cảnh mới đạt 59,88 triệu đô la Mỹ ( USD ), trong đó rau tươi 43,77 triệu, năm 2007 đạt 430 triệu, năm 2010 giá trị đạt xấp xỉ 475 triệu USD.( Tổng cục Thống kê, 2011)

Mục tiêu của ngành sản xuất rau những năm tới theo đề án phát triển rau - quả - hoa cây cảnh đến năm 2015, bên cạnh việc giữ mức rau bình quân đầu người hiện nay (115 - 200 kg/năm) kim ngạch xuất khẩu rau quả là: phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 760 triệu USD vào năm 2010, xuất khẩu rau đạt 200.000 tấn tương đương 155 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 23 - 25% và đạt kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2015 (Quyết định số 52/2007 QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT) Bên cạnh về sự gia tăng về khối lượng, chất lượng rau được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tới Ngoài việc bổ sung thêm chủng loại rau, tăng lượng rau gia vị, rau ăn quả theo xu hướng chung của thế giới, đa dạng hóa các sản phẩm rau chế biến công nghiệp… phát triển sản xuất rau an toàn là những nội dung cơ bản làm chuyển biến nghề trồng rau của nước ta theo hướng hội nhập với thế giới.[25]

Trong xu thế của một nền nông nghiệp thâm canh, việc ứng dụng ồ ạt các sản phẩm hóa học không chon lọc đã làm cho sản phẩm rau xanh và môi trường canh tác bị ô nhiễm có chiều hướng gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế (2006), từ 1999 - 2004 trên toàn quốc có 1.428 vụ ngộ độc với hơn 23.000 người mắc, trong đó có 316 trường hợp tử

Trang 28

vong, tăng 61 trường hợp so với 5 năm trước (1994 - 1998) Giai đoạn 2002 -

2007 số vụ ngộ độc là 181 vụ, số người mắc là 5.211 người, số người tử vong

là 290 người Trong số các nguyên nhân gây ngộ độc, vi sinh vật chiếm 72,83%, độc tố tự nhiên 24,22%, hóa chất 13,9%, còn lại không xác định được nguyên nhân (Lâm Quốc Hùng và CS 2008) Rau quả không an toàn là một trong những tác nhân của các vụ ngộ độc trên Tuy nhiên, đều phần lớn là ngộ độc cấp tính do thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật có hại gây ra, dễ nhận biết ảnh hưởng của tồn dư quá ngưỡng nitrat (NO3) và các kim loại nặng đối với cơ thể con người còn gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn.[25]

Nghiên cứu về rau an toàn ở nước ta được bắt đầu từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước với những nội dung chính sau:

- Nghiên cứu các nguyên nhân gây ô nhiễm tới môi trường canh tác và sản phẩm rau xanh: Đó là các hóa chất dùng trong nông nghiệp ((thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân khoáng)) được các đề tài cấp nhà nước KC.02.07 và KN.01.12 thực hiện giai đoạn 1991 - 1995 đề cập (Phạm Bình Quyền,1996; Trần Khắc Thi, 1996[19]) Đó là các vi sinh vật gây hại có trong nước tưới, trong phân hữu cơ, trong đất được nghiên cứu trong giai đoạn 1996 - 2000 (Bùi Quang Xuân, 1998[28]; Vũ Thị Đào, 1999[10]; Phạm Xuân Tùng, 1999[27]; Trần Khắc Thi, 2001[20]) Đó còn là tác động của các kim loại nặng tồn dư trong đất và nước tưới (Phạm Bình Quyền, 1996; Vũ Thị Đào, Nguyễn Vĩnh Chân, 1997; Cheang Hong, 2003[11])

- Nghiên cứu quy trình chung cho sản xuất rau an toàn và quy trình canh tác an toàn đối với một số loại rau Nội dung này được các Viện Nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn như Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trung tâm Khoai tây, Rau hoa Đà Lạt… thực hiện Trên cơ sở các nghiên cứu này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số

67 - 1998/QĐ.BNN-KHCN về việc ban hành “ Quy định tạm thời về sản xuất

Trang 29

rau an toàn” để thực hiện chung trong cả nước Sở Khoa học và Công nghệ

Hà Nội trên cơ sở các nghiên cứu của chương trình rau an toàn cho các loại rau, trong đó có dưa chuột

- Nghiên cứu xây dựng mô hình và tổ chức triển khai chương trình rau

an toàn tại một số địa phương:

* Thành phố Hà Nội là nơi sớm triển khai chương trình rau an toàn với

sự tham gia của các ngành Khoa học - Công nghệ, Nông nghiệp, Thương mại

Từ 1996 - 2004 Thành phố đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học, quy hoạch vùng, xây dựng mô hình trình diễn và hỗ trợ xây dựng

cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau an toàn Cho đến nay đã có 28 mô hình sản xuất rau an toàn với quy mô từ 1.000 m2 - 10 ha được xây dựng tại các vùng trồng rau của Hà Nội với các nội dung đa dạng: mô hình áp dụng quy trình IPM, mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm; mô hình trồng rau thủy canh, mô hình trồng rau quanh năm, an toàn, Cũng trên địa bàn Hà Nội, các

dự án quốc tế như “Rau hữu cơ” của tổ chức Phát triển Nông nghiệp Đan Mạch (ADDA), “Rau ngoại ô” của CIRAD (Pháp) thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật IPM, trồng rau an toàn quanh năm giai đoạn

1998 - 2003 với kinh phí hơn 1 triệu USD đã góp phần thúc đẩy chương trình nghiên cứu - phát triển rất có ý nghĩa này Cũng tại đây đã triển khai đề tài

tuyển chọn: “Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau

an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong 2 năm (2002 - 2003) với kinh

phí 2,1 tỷ đồng Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn của thành phố đã đạt 3.450 ha gieo trồng với sản lượng 55.230 tấn Năm 2006 diện tích rau an toàn đạt 5651,5 ha trên tổng số 7927,5 ha gieo trồng rau hàng năm.[25]

- Theo số liệu thống kê, hiện nay khoảng 60% lượng rau tiêu thụ trên thị trường Hà Nội là do các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh cung cấp Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã điều tra, đánh giá tình hình sản xuất rau của vùng này như sau:

Trang 30

Bảng 2.2 Diện tích sản xuất rau tại một số tỉnh đồng

bằng sông Hồng 2006

TT Tỉnh,

thành phố

Số quận, huyện

Diện tích canh tác rau (ha)

Diện tích gieo trồng hàng năm (ha)

Diện tích rau an toàn (ha)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Chi cục BVTV Hà Nội năm 2006

Như vậy lượng rau cung cấp về Hà Nội từ các tỉnh lân cận mới chỉ có 8,8% được sản xuất theo quy trình an toàn

Tháng 3/2007 thành phố Hà Nội đã thông qua đề án “ Sản xuất và tiêu

thụ rau an toàn” với mục tiêu: “ Hoàn thành quy hoạch sản xuất rau an toàn,

hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở

hạ tầng, tăng sản lượng và chất lượng rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng thủ đô, phấn đấu đến năm 2008 có 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuất rau của Hà Nội được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn”

* Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “ Phát triển rau sạch cộng đồng”

nằm trong chương trình IPM - NNS được triển khai theo Quyết định số 179/QĐ ngày 01/02/1997 của UBND tỉnh Nội dung cơ bản của chương trình

là áp dụng các nguyên tắc IPM trên cây rau, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứng dụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác Tỉnh

đã quy hoạch một vùng rau an toàn gồm 10 xã với diện tích 500 ha, 7.200 hộ dân, sản lượng 20.000 tấn/năm Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc (2003), trong 5 năm (1997 - 2001) vùng rau quy hoạch đã sản xuất được khoảng 10.000 tấn rau an toàn cung cấp cho thị trường, trong đó 70% tiêu thụ

Trang 31

ngoài Kết quả kiểm tra mẫu cho thấy 94,2% mẫu có dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng (rau thường là 28,5%), 76,5% mẫu có NO3 (rau thường 14,2%)

và 100% không có nhiễm vi snh vật gây hại Hiện nay tỉnh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau an toàn “ Sông Phan” Vĩnh Phúc tại Cục sở hữu trí tuệ.[25]

Cũng như các địa phương ở phía Bắc, các tỉnh phía Nam cũng đồng loạt triển khai các hoạt động sản xuất rau an toàn cùng các biện pháp canh tác mới:

- Biện pháp che phủ luống rau Ban đầu dùng chủ yếu cho dưa hấu, nay phần lớn diện tích trồng dưa chuột, mướp đắng, ớt, cà chua đã được phủ nilon hai mặt (mặt ánh bạc và mặt đen) Bên cạnh việc giữ ẩm đất, hạn chế cỏ dại, màng phủ bạc còn tăng quang hợp, điều chỉnh tiểu khí hậu làm tăng năng suất nhiều loại rau ăn quả, nhất là dưa chuột (Trần Thị Ba, 2005)[4] Các tỉnh áp dụng nhiều biện pháp này là Khánh Hòa, Tiền Giang, Đồng Tháp, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Văn Biên, 2003)

- Biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới thấm dẫn nước bằng ống nhựa cũng đã được áp dụng Cách tưới này không chỉ hiệu quả đối với vùng thiếu nước mà

ở đâu nếu áp dụng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hại giảm ẩm độ xung quanh cây trồng

- Sử dụng nhà lưới dùng vỉ để ươm cây con trong canh tác là xu thế phát triển mạnh những năm gần đây đặc biệt là Lâm Đồng và các vùng chuyên canh rau

Các biện pháp trên dù là đơn lẻ hay đồng bộ cũng đều nằm trong khuyến cáo của quy trình sản xuất rau an toàn

Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Nam, nhiều trở ngạu còn đang tồn tại ảnh hưởng tới chất lượng rau hiện nay:

- Môi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm theo tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa Ví dụ, ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải trung bình của thành phố khoảng 600.000 m3, trong đó lượng nước thải

Trang 32

công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp khoảng 10%, đa số chưa được xử lý hoặc xử lý chưa tốt, ảnh hưởng tới nguồn nước tưới cho rau ngoại thành

- Lượng rác thải không được chế biến đúng quy chuẩn, nhiều hộ vẫn sử dụng phân tươi để trồng rau làm ô nhiễm nguồn đất

- Việc sử dụng phân bón chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Phân đạm bị lạm dụng, kali và lân ít được bón cân đối Tình trạng chung là đối với các cây:

cà chua, cải bắp, dưa chuột, lượng trung bình theo điều tra của Ngô Quang Vinh là 332 kg/ha Đặc biệt là cà tím được bón tới 654 kg/ha

- Giống dưa chuột được nông dân sử dụng phần lớn là các giống lai do các công ty liên doanh cung cấp

Việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Hồ Chí Minh được giao cho Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và các Công ty Trách nhiệm hữu hạn trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ đã tổ chức sản xuất theo quy trình an toàn và cung cấp hàng năm 430 - 530 tấn rau cho các siêu thị và cho xuất khẩu Hiện nay thành phố đang xây dựng dự án phát triển rau an toàn với quy mô 6.000/9.000 ha đất trồng rau ngoại thành Tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đã xây dựng vùng rau an toàn 600/3.500 ha trong nhà lưới với 2 dạng:

+ Sản xuất rau trong nhà lưới không sử dụng các hóa chất, chỉ sử dụng nông dược hữu cơ

+ Sản xuất rau trong nhà lưới có sử dụng hạn chế các hóa chất BVTV

và phân khoáng

Mô hình thử nghiệm được triển khai tổng số khoảng 20 ha (Công ty TNHH Kim Băng - 7 ha, Công ty TNHH Trang Food - 3 ha, các hộ nông dân - 10 ha ) cho kết quả tốt Rau được đảm bảo an toàn và người sản xuất có hiệu quả

Tại Bình Định, trên cơ sở đề tài nghiên cứu tuyển chọn “ Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất rau an toàn trên địa bàn Bình Định” đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn với các loại rau: dưa chuột, mướp đắng, xà lách, hành, cải đủ cung cấp cho thị trường 300 - 400 kg hàng ngày

Trang 33

Tuy nhiên, do việc tổ chức tiêu thụ không tốt, người sản xuất không muốn áp dụng quy trình sản xuất mới

* Ngoài các địa phương trên, hiện các tỉnh thành phố khác như Hải Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ đều có các dự án phát triển rau an toàn và các mô hình trình diễn

Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 trên toàn diện tích trồng rau ở nước ta phải được sản xuất theo quy trình an toàn (Thông báo kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại hội nghị triển khai sản xuất rau an toàn tháng 07 năm 2006), các địa phương ở phía Bắc, trước tiên là các tỉnh có sản xuất và cung cấp rau cho thị trường Hà Nội đều tổ chức xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn cho địa phương mình Ngày 19/01/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN về việc ban hành quy định quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn.[25]

2.3.Tình hình sản xuất, nghiên cứu đậu côve trên thế giới và trong nước

2.3.1 Trên thế giới

Sản xuất đậu côve tập trung ở Châu Âu, châu Mỹ và châu Á, với hai dạng sản phẩm tươi và khô Châu Á có diện tích và sản lượng lớn nhất (385.000 ha với sản lượng 2.575.000 tấn) trong đó nước đứng đầu là Trung Quốc: 90.000 ha, năng suất 14 tấn/ha, sản lượng 1,26 triệu tấn (FAO 1999) Năng suất trung bình của đậu côve trên thế giới là 6.829 kg/ha Tính trung bình trên toàn bộ diện tích gieo trồng, châu Âu là nơi có năng suất trung bình của đậu côve cao nhất (8.101 kg/ha) Bỉ là nước có năng suất đậu côve trung bình cao nhất thế giới với 19 tấn/ha.[25]

Trang 34

Bảng 2.3 Sản xuất đậu côve trên thế giới

Địa phương Diện tích

(1.000 ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Bảng 2.4 Sản lượng đậu côve quả tươi (1.000 tấn)

Trang 35

Bảng 2.5 Sản lượng đậu côve hạt khô (1.000 tấn)

Trang 36

diện tích lớn là Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Phòng,… ở phía Bắc và Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh ở phía Nam Trong vài năm gần đây, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã phát triển trồng đậu côve trong vụ Đông xuân Năng suất quả trung bình 20 tấn/ha.( Trần Khắc Thi, Nghiêm Hoàng Anh, Nguyễn Thị An, Nguyễn Thị Liên Hương (2009)).[25]

2.4 Kết quả nghiên cứu, ứng dụng phân bón sinh học và thuốc trừ sâu

sinh học trên rau

2.4.1 Nguồn gốc phân lỏng hữu cơ MV - L

Phân hữu cơ MV - L được sản xuất từ phụ phẩm của công nghiệp sản xuất bột ngọt (mì chính Miwon) với nguyên liệu chính là mật gỉ đường và tinh bột sắn

Phân hữu cơ MV - L được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam theo Thông tư 65/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN & PTNT, ký ngày 05/11/2010.[29]

Phân hữu cơ MV - L có màu nâu đen, pH: 5,5-7

Thành phần chính gồm:

 Hữu cơ (HC) 22%

 Đạm (N) 3,5%

 Kali (K2O) 1%

2.4.2 Tác dụng của phân hữu cơ MV - L

* Sử dụng MV - L góp phần thay thế sự thiếu hụt phân chuồng hiện nay, nâng cao độ phì cho đất làm đất tốt hơn:

- Đất tơi xốp, thoáng khí, giảm rửa trôi các chất dinh dưỡng

- Tăng khả năng hòa tan các chất khó tan trong đất, nâng cao hiệu quả

sử dụng các loại phân khoáng

- Giữ pH đất ổn định, giảm độc tố trong đất, tạo môi trường tốt cho tập đoàn vi sinh vật có ích tăng nhanh và hoạt động mạnh

* Kích thích cây ra rễ mạnh, đâm chồi nẩy lộc nhanh, lá cây xanh dầy

Trang 37

Tạo nhiều hoa và đậu quả, tạo nhiều củ và củ to, chất lượng nông sản tốt và hình thức đẹp

* Bón phân MV - L giảm chi phí đầu tư phân bón khoảng 30 - 50%, và còn góp phần diệt trừ sâu đất, bọ nhảy, nhậy, sâu ăn rễ giảm các loại bệnh:

lở cổ rễ, chết ẻo, đốm nâu trên cây lạc, cây rau, hành hoa, củ cải, cà rốt; giảm bệnh khô vằn trên cây ngô, lúa, giữ được bộ lá xanh bền hơn, giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh

* Bón phân hữu cơ MV - L làm cho đất tốt lên, nhờ đó đảm bảo cho thực vật “ăn no” (cung cấp kịp thời và đầy đủ thức ăn), “uống đủ”(chế độ nước tốt), “ở tốt” (chế độ không khí và nhiệt) và “đứng vững” (rễ cây có thể mọc rộng và sâu) Giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại vụ mùa bội thu, lãi cao cho nông dân.[29]

2.5 Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trên rau

Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp

Các loại thuốc trừ sâu sinh học đã được bà con nông dân sử dụng từ lâu đời như một kinh nghiệm sống Ví dụ như: lá sầu đâu (xoan đào), cây thuốc cá, mủ đu đủ, mủ xương rồng, mủ vú sữa đã được bà con sử dụng từ bao đời nay để diệt sâu bọ, cua, ốc cắn phá cây trồng Tuy nhiên, việc sử dụng các loại cây, lá trên để diệt trừ sâu bọ gây hại đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian Để khắc phục khó khăn đó, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu để chiết xuất ra các hoạt chất, tạo thành một dòng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chủ yếu là trừ sâu, trừ nấm bệnh

và kích thích sinh trưởng như khuẩn Bacillus thuringiensis (BT), nấm Trichoderma, hoạt chất Azadirachtin, bột neem (chiết xuất từ cây neem - xoan

Trang 38

đào), Karanjin - chiết xuất từ cây hoa đào Ấn Độ, Matrine - chiết xuất từ cây khổ sâm, Saponin - bã trà, abamectin, emamectin benzoate và hoạt chất được sản xuất để diệt trừ sâu, bọ mới đây nhất là hoạt chất Methylamine avermectin.[36]

Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… làm phá huỷ môi trường, làm mất đi một số nguồn sinh vật có lợi cho con người như chim chóc, tôm cá… và những ký sinh thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, các nguồn vi sinh vật khác như nấm, virus, tuyến trùng…quan trọng hơn còn tác động xấu đến sức khoẻ con người [36]

Hơn nữa, do chúng ta ăn nhiều rau và đặc biệt ưa thích ăn rau sống, trong khi việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học như hiện nay trên đồng ruộng sẽ dẫn đến nguy cơ ăn phải các loại nông sản còn dư lượng thuốc quá nhiều Đó là nguyên nhân gây ra ngộ độc hoặc các bệnh tật sau này Để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ con người, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản Thuốc trừ sâu sinh học ra đời như một biện pháp hữu hiệu đáp ứng những yêu cầu nói trên nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người Thuốc trừ sâu sinh học được xem là một biện pháp đầy tính khả thi Đây là một thành phần không thể thiếu của hệ thống IPM Việc ứng dụng thành tựu này đang là một vấn đề đáng quan tâm đối với nông nghiệp Việt Nam Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học không gây ra những hậu quả lớn do thời gian cách ly ngắn, an toàn đối với người sử dụng nên loại thuốc này đang được bà con nông dân ưa chuộng và đưa vào sử dụng

để bảo vệ cây trồng Do đó việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học là một hướng

đi tích cực cho nông nghiệp sạch Việt Nam.[36]

Nghiên cứu, sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đã được thực hiện ở nước ta trong nhiều năm qua Tuy nhiên, việc sử dụng trong sản xuất đại trà còn hạn chế Ðể góp phần ổn định chất lượng nông

Trang 39

sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, chúng ta cần có các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh việc sản xuất và ứng dụng thuốc BVTV sinh học

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nông sản an toàn, Bộ Khoa học và Công nghệ,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ các viện nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài, dự án phát triển thuốc BVTV sinh học Qua đó, đã tạo được nhiều sản phẩm sinh học tiên tiến, có khả năng sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả để ứng dụng trong sản xuất nông sản an toàn

Các sản phẩm có thể tạo ra bằng nhiều con đường khác nhau như chế

phẩm sản xuất từ vi-rút (NPV), vi khuẩn (Bacillus thuringiensis), các loại nấm côn trùng (Metarhizum, Beauvenia), nấm đối kháng (Trichoderma),

tuyến trùng cũng như các độc tố được chiết xuất từ các loài thực vật có hoạt tính trừ sâu như xoan Ấn Ðộ, Deris, cây thanh hao Tuy nhiên, mức độ thành công trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm sinh học còn tùy thuộc vào từng tác nhân sinh học được ứng dụng trong công tác BVTV

Từ năm 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong BVTV đã được Nhà nước và các cơ quan khoa học quan tâm đầu tư và đã đạt được những kết quả bước đầu Tuy nhiên, việc triển khai sản xuất và ứng dụng trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn Cho đến nay, tỷ trọng thuốc BVTV sinh học vẫn chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất

Khắc phục những nhược điểm của các thuốc sinh học truyền thống (sản xuất từ dây chuyền lên men vi sinh vật sống), gần đây trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển thành công một số thuốc sinh học thế hệ mới được sản xuất theo quy trình chiết xuất các độc tố của vi sinh vật như nấm, xạ khuẩn hay hoạt chất độc của các loài cây độc Công nghệ này cho phép tạo ra sản phẩm

có phổ tác động rộng hơn, hiệu lực cao và ổn định hơn, cũng như giá thành hạ

do có thể sản xuất ở quy mô hàng hóa lớn Do nhận thức được ưu điểm nổi

Trang 40

bật của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc, an toàn trước hết cho người sử dụng, góp phần đáng kể tạo ra sản phẩm an toàn nên hiện nay việc sử dụng chúng trong sản xuất rau đã được nhiều nông dân quan tâm Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều trở ngại về hiệu quả trừ sâu, giá thành và thói quen trong sử dụng, tỷ lệ thuốc BVTV sinh học được ứng dụng trong sản xuất vẫn còn rất thấp.[37]

Ngày đăng: 22/11/2014, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Mai Thị Phương Anh (1997), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp
Tác giả: Mai Thị Phương Anh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
3. Hồ Hữu An (2003). Bài giảng môn học Cây rau - Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học Cây rau
Tác giả: Hồ Hữu An
Năm: 2003
4. Ths. Trần Thị Ba, (2006) Giáo trình cây rau, Bộ môn khoa học cây trồng, khoa nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường ĐHCT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây rau
5. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000). Giáo trình Cây rau - NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cây rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
6. Tạ Thu Cúc (2000). Cây rau - NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
7. Tạ Thu Cúc (2005). Kỹ thuật trồng cây đậu rau - NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng cây đậu rau
Tác giả: Tạ Thu Cúc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
9. Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2002
10. Vũ Thị Đào (1999). Đánh giá tồn dư nitrate và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà Nội. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tồn dư nitrate và một số kim loại nặng trong rau vùng Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Đào
Năm: 1999
11. Trần Việt Đức (2009). Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa tại thành phố Vinh - Nghệ An. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng hàng hóa tại thành phố Vinh - Nghệ An
Tác giả: Trần Việt Đức
Năm: 2009
12. Cheang Hong (2003). Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón đến tồn dư NO -3 và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội. Luận án tiến sỹ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, phân bón đến tồn dư NO"-3" và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội
Tác giả: Cheang Hong
Năm: 2003
13. Trịnh Thu Hương (2001), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Trịnh Thu Hương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
14. Trần Thị Kiếm (2004). Bài giảng về cây rau, Trường Đại học Thủ Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về cây rau
Tác giả: Trần Thị Kiếm
Năm: 2004
15. Vũ Triệu Mân (2007). Giáo trình bệnh cây đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây đại cương
Tác giả: Vũ Triệu Mân
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
16. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), Cẩm nang trồng rau, NXB Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang trồng rau
Tác giả: Trần Văn Lài, Lê Thị Hà
Nhà XB: NXB Mũi Cà Mau
Năm: 2002
17. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000). Giáo trình sinh lý thực vật - NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý thực vật
Tác giả: Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
18. Phạm Chí Thành, Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
19. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng rau sạch
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1996
20. Trần Khắc Thi (2001), Báo cáo tổng kết Nghiên cứu một số giải pháp để phát triển rau an toàn, Viện nghiên cứu rau quả Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Nghiên cứu một số giải pháp để phát triển rau an toàn
Tác giả: Trần Khắc Thi
Năm: 2001
21. Trần Khắc Thi (2005). Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa. Đề tài KC.06.10.NN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các giải pháp KHCN và thị trường để phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa
Tác giả: Trần Khắc Thi
Năm: 2005
22. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau, NXB Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau
Tác giả: Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Lao động Hà Nội
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001  TT  Tên quốc gia  Diện tích (ha)  Năng suất (tạ/ha) - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau của 10 nước trên thế giới năm 2001 TT Tên quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) (Trang 23)
Bảng 2.3. Sản xuất đậu côve trên thế giới  Địa phương  Diện tích - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 2.3. Sản xuất đậu côve trên thế giới Địa phương Diện tích (Trang 34)
Bảng 2.5. Sản lượng đậu côve hạt khô (1.000 tấn) - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 2.5. Sản lượng đậu côve hạt khô (1.000 tấn) (Trang 35)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Sơ đồ b ố trí thí nghiệm như sau: (Trang 43)
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ  tiêu sinh trưởng của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón MV - L đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, (Trang 49)
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve  trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 (Trang 54)
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả của cây đậu côve trồng ở vụ Đông  xuân, Xuân hè 2010 - 2011 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến khả năng ra hoa - đậu quả của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 (Trang 56)
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu côve  trồng ở vụ ĐX, XH 2010 - 2011 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón MV - L đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ ĐX, XH 2010 - 2011 (Trang 59)
Bảng 4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm ở vụ Đông xuân (Trang 63)
Bảng 4.6. Hạch toán hiệu quả kinh của các thí nghiệm ở vụ Xuân hè  Thí nghiệm phân bón - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.6. Hạch toán hiệu quả kinh của các thí nghiệm ở vụ Xuân hè Thí nghiệm phân bón (Trang 64)
Bảng 4.9: Kết quả phân tích dư lượng NO -3 , kim loại nặng trên đậu côve ở vụ Xuân hè - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.9 Kết quả phân tích dư lượng NO -3 , kim loại nặng trên đậu côve ở vụ Xuân hè (Trang 69)
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh  trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân (Trang 72)
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các  yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, (Trang 77)
Hình 4.2 - Năng suất đậu côve ở các công thức khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Hình 4.2 Năng suất đậu côve ở các công thức khác nhau (Trang 78)
Bảng 4.16: Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây  đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.16 Hiệu lực của thuốc trừ sâu sinh học trừ sâu đục quả trên cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011 (Trang 84)
Bảng 4.17: Kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV   trên đậu côve ở 2 thời vụ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ
Bảng 4.17 Kết quả phân tích tồn dư thuốc BVTV trên đậu côve ở 2 thời vụ (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w