Ảnh hưởng của phân lỏng MV L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)

- Về chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến việc cho số hoa nhiều hay ít Qua số

4.1.2.Ảnh hưởng của phân lỏng MV L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve

phát triển chủ yếu của cây đậu côve

Thời gian sinh trưởng và phát triển là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của cây đậu côve. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) và đặc biệt là tác động của các loại phân bón.

Ảnh hưởng của phân lỏng MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve TL1 được biểu hiện ở bảng 4.2:

Qua bảng 4.2 cho thấy:

Thời gian từ trồng đến khi cây nảy mầm: Ở vụ Đông xuân các công thức đều nảy mầm sau khi gieo là 4 ngày, ở vụ Xuân hè do ảnh hưởng của

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42

thời tiết nên thời gian nảy mầm muộn hơn so với vụ Đông xuân là 1 ngày, điều này có được là do trong thời gian này ở các công thức thí nghiệm các cây đều được chăm sóc như nhau.

Thời gian từ trồng đến ra hoa: Ở vụ Đông xuân công thức 1, 2 và 3 có thời gian từ trồng đến ra hoa muộn hơn (37, 38 ngày sau trồng), muộn hơn công thức 4 và công thức 5 là 1 - 2 ngày, ở công thức 4 và 5 (36 ngày) có thời gian trồng đến ra hoa sớm, sớm hơn công thức ĐC 2 ngày. Ở vụ Xuân hè công thức 1, 2, 3 có thời gian từ trồng đến ra hoa muộn hơn (40 ngày), muộn hơn công thức 4 và 5 là 1 ngày, ở công thức 4 và 5 (39) có thời gian từ trồng đến ra hoa sớm hơn công thức ĐC là 1 ngày.Thời gian từ trồng đến ra quả: Ở cả 2 thời vụ công thức 4 và 5 có thời gian từ khi trồng đến ra quả sớm hơn công thức đối chứng 2 - 3 ngày, còn công thức 1, 2 và 3 có thời gian từ trồng đến ra quả muộn hơn công thức 4, 5.

Thời gian từ trồng đến thu quả lần đầu: Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy ở cả 2 thời vụ công thức 4 và 5 có thời gian từ trồng đến khi thu quả lần đầu là ngắn hơn ở công thức ĐC 1 - 2 ngày. Còn công thức 1, 2 và công thức 3 có thời gian từ trồng đến khi thu quả lần đầu dài hơn công thức 4 và công thức 5 là 1 - 2 ngày.

Thời gian từ trồng đến thu quả lần cuối: Qua bảng số liệu cho thấy ở cả vụ Đông xuân lẫn vụ Xuân hè công thức 4 và 5 có thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch lần cuối khá dài: 96 - 98 ngày sau khi trồng, dài hơn ở công thức đối chứng 2 - 4 ngày. Còn công thức 1, 2 và công thức 3: thời gian từ khi trồng cây đến khi thu hoạch quả lần cuối ngắn hơn ở công thức 4 và công thức 5 là 2 - 4 ngày.

Thời gian sinh trưởng của cây: Qua bảng 4.2 cho thấy ở vụ Đông xuân công thức 4 và công thức 5 cây có thời gian sinh trưởng cao là 110 ngày sau trồng, dài hơn ở công thức ĐC là 1 - 5 ngày. Còn ở công thức 1, 2 và 3 thời gian sinh trưởng của cây là 105; 107 và 109 ngày sau trồng, ngắn hơn công

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

thức 4 và công thức 5 là 1 - 5 ngày. Ở vụ Xuân hè công thức 4 và công thức 5 cây có thời gian sinh trưởng cao: 106 ngày sau trồng, dài hơn ở công thức ĐC là 3 - 5 ngày. Còn ở công thức 1, 2 và 3 thời gian sinh trưởng của cây là 101 và 103 ngày sau trồng, ngắn hơn công thức 4 và công thức 5 là 3 - 5 ngày.

Như vậy: Qua số liệu ở bảng 4.2 cho thấy: ở cả 2 thời vụ thời gian từ khi cây trồng đến khi cây nảy mầm ở các công thức không có sự sai khác. Công thức 4 và 5 cho thời gian từ khi trồng đến khi cây ra hoa, tạo quả, thu hoạch quả lần đầu ngắn hơn công thức 1; 2 và 3. Công thức 4 và công thức 5 cho thời gian thu hoạch quả lần cuối và thời gian sinh trưởng dài hơn ở công thức đối chứng 4 - 5 ngày. Còn công thức 1; 2 và công thức 3: cho thời gian ra hoa, tạo quả và thu hoach quả lần đầu dài hơn so với công thức 4 và 5. Công thức 1; 2 và 3 cho thời gian thu hoạch quả lần cuối và thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Lý do vì công thức 4 và công thức 5 sử dụng phân bón MV - L ở liều lượng thích hợp cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp với cây đậu côve ở các thời kỳ ra hoa, đậu quả, thu hoạch và cung cấp dinh dưỡng giúp kéo dài thời gian sinh trưởng của cây. Tuy nhiên đầu và giữa vụ Xuân hè do ảnh hưởng của thời tiết rét nên thời gian ra hoa, tạo quả, thu hoạch quả lần đầu kéo dài hơn so với vụ Đông xuân. Đến cuối vụ thì gặp thời tiết nắng nóng kèm theo mưa lớn dẫn đến thời gian thu hoạch quả lần cuối và thời gian sinh trưởng bị ngắn hơn so với vụ Đông xuân.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón MV - L qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân hè 2010 - 2011

Thời gian từ gieo đến... (ngày)

Thời vụ CT Loại phân và lượng

bón lót Nảy mầm Ra hoa Ra quả Thu quả lần đầu Thu quả lần cuối Tổng thời gian sinh trưởng CT1 Không bón lót 4 38 48 58 94 105 CT2 10 tấn phân chuồng 4 37 47 58 96 107 CT3 20 lít MV - L 4 37 46 57 96 109 CT4 40 lít MV - L 4 36 45 56 98 110 Đông xuân CT5 80 lít MV - L 4 36 45 56 98 110 CT1 Không bón lót 5 40 50 60 92 101 CT2 10 tấn phân chuồng 5 40 50 60 92 103 CT3 20 lít MV - L 5 40 49 59 95 103 CT4 40 lít MV - L 5 39 48 59 96 106 Xuân hè CT5 80 lít MV - L 5 39 48 59 96 106

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 51 - 55)