Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trên rau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp.

Các loại thuốc trừ sâu sinh học đã được bà con nông dân sử dụng từ lâu đời như một kinh nghiệm sống. Ví dụ như: lá sầu đâu (xoan đào), cây thuốc cá, mủ đu đủ, mủ xương rồng, mủ vú sữa... đã được bà con sử dụng từ bao đời nay để diệt sâu bọ, cua, ốc cắn phá cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại cây, lá trên để diệt trừ sâu bọ gây hại đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Để khắc phục khó khăn đó, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu để chiết xuất ra các hoạt chất, tạo thành một dòng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chủ yếu là trừ sâu, trừ nấm bệnh và kích thích sinh trưởng như khuẩn Bacillus thuringiensis (BT), nấm Trichoderma, hoạt chất Azadirachtin, bột neem (chiết xuất từ cây neem - xoan

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

đào), Karanjin - chiết xuất từ cây hoa đào Ấn Độ, Matrine - chiết xuất từ cây khổ sâm, Saponin - bã trà, abamectin, emamectin benzoate... và hoạt chất được sản xuất để diệt trừ sâu, bọ mới đây nhất là hoạt chất Methylamine avermectin.[36]

Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… làm phá huỷ môi trường, làm mất đi một số nguồn sinh vật có lợi cho con người như chim chóc, tôm cá… và những ký sinh thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, các nguồn vi sinh vật khác như nấm, virus, tuyến trùng…quan trọng hơn còn tác động xấu đến sức khoẻ con người .[36]

Hơn nữa, do chúng ta ăn nhiều rau và đặc biệt ưa thích ăn rau sống, trong khi việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học như hiện nay trên đồng ruộng sẽ dẫn đến nguy cơ ăn phải các loại nông sản còn dư lượng thuốc quá nhiều. Đó là nguyên nhân gây ra ngộ độc hoặc các bệnh tật sau này. Để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ con người, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Thuốc trừ sâu sinh học ra đời như một biện pháp hữu hiệu đáp ứng những yêu cầu nói trên nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người. Thuốc trừ sâu sinh học được xem là một biện pháp đầy tính khả thi. Đây là một thành phần không thể thiếu của hệ thống IPM. Việc ứng dụng thành tựu này đang là một vấn đề đáng quan tâm đối với nông nghiệp Việt Nam. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học không gây ra những hậu quả lớn do thời gian cách ly ngắn, an toàn đối với người sử dụng nên loại thuốc này đang được bà con nông dân ưa chuộng và đưa vào sử dụng để bảo vệ cây trồng. Do đó việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học là một hướng đi tích cực cho nông nghiệp sạch Việt Nam.[36]

Nghiên cứu, sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đã được thực hiện ở nước ta trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc sử dụng trong sản xuất đại trà còn hạn chế. Ðể góp phần ổn định chất lượng nông

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, chúng ta cần có các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh việc sản xuất và ứng dụng thuốc BVTV sinh học.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nông sản an toàn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ các viện nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài, dự án phát triển thuốc BVTV sinh học. Qua đó, đã tạo được nhiều sản phẩm sinh học tiên tiến, có khả năng sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả để ứng dụng trong sản xuất nông sản an toàn.

Các sản phẩm có thể tạo ra bằng nhiều con đường khác nhau như chế phẩm sản xuất từ vi-rút (NPV), vi khuẩn (Bacillus thuringiensis), các loại nấm côn trùng (Metarhizum, Beauvenia), nấm đối kháng (Trichoderma), tuyến trùng... cũng như các độc tố được chiết xuất từ các loài thực vật có hoạt tính trừ sâu như xoan Ấn Ðộ, Deris, cây thanh hao. Tuy nhiên, mức độ thành công trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm sinh học còn tùy thuộc vào từng tác nhân sinh học được ứng dụng trong công tác BVTV.

Từ năm 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong BVTV đã được Nhà nước và các cơ quan khoa học quan tâm đầu tư và đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, việc triển khai sản xuất và ứng dụng trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, tỷ trọng thuốc BVTV sinh học vẫn chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất.

Khắc phục những nhược điểm của các thuốc sinh học truyền thống (sản xuất từ dây chuyền lên men vi sinh vật sống), gần đây trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển thành công một số thuốc sinh học thế hệ mới được sản xuất theo quy trình chiết xuất các độc tố của vi sinh vật như nấm, xạ khuẩn hay hoạt chất độc của các loài cây độc. Công nghệ này cho phép tạo ra sản phẩm có phổ tác động rộng hơn, hiệu lực cao và ổn định hơn, cũng như giá thành hạ do có thể sản xuất ở quy mô hàng hóa lớn. Do nhận thức được ưu điểm nổi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

bật của thuốc trừ sâu sinh học là ít độc, an toàn trước hết cho người sử dụng, góp phần đáng kể tạo ra sản phẩm an toàn nên hiện nay việc sử dụng chúng trong sản xuất rau đã được nhiều nông dân quan tâm. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều trở ngại về hiệu quả trừ sâu, giá thành và thói quen trong sử dụng, tỷ lệ thuốc BVTV sinh học được ứng dụng trong sản xuất vẫn còn rất thấp.[37]

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)