Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

- Về chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến việc cho số hoa nhiều hay ít Qua số

4.2.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve

trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve

Thời gian sinh trưởng và phát triển là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất của cây đậu. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm giống, điều kiện chăm sóc và khí hậu, thời tiết, đặc biệt là tình hình sâu bệnh hại. Nắm được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây là giúp chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật, chủ động điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến thời gian sinh trưởng, phát triển của cây đậu côve được biểu hiện ở bảng sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân, Xuân

hè 2010 - 2011

Thời gian từ gieo đến... (ngày) Thời vụ CT Loại thuốc trừ

sâu đục quả Nảy mầm Ra hoa Ra quả Thu quả lần đầu Thu quả lần cuối Tổng thời gian sinh trưởng CT1 Phun nước lã 4 36 46 58 97 108 CT2 Sherpa 25 EC 4 36 46 57 97 110 Đông xuân CT3 Aremec 36 EC 4 36 46 57 98 110 CT1 Phun nước lã 5 39 49 60 96 103 CT2 Sherpa 25 EC 5 39 49 59 96 103 Xuân hè CT3 Aremec 36 EC 5 38 48 59 97 105

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:

Thời gian từ trồng đến nảy mầm: Ở cả 2 thời vụ các công thức đều có cùng ngày nảy mầm (vụ Đông xuân 4 ngày, vụ Xuân hè 5 ngày).

Thời gian từ trồng đến ra hoa: Ở vụ Đông xuân các công thức có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đương nhau là 36 ngày. Ở vụ Xuân hè công thức 3 (48 ngày) có thời gian từ trồng đến ra hoa sớm hơn công thức ĐC và công thức 2 là 1 ngày.

Thời gian trồng đến ra quả: Ở vụ Đông xuân các công thức có thời gian từ trồng đến ra quả tương đương nhau là 46 ngày. Vụ Xuân hè ở công thức ĐC và công thức 2 (49 ngày) có thời gian từ trồng đến ra quả dài hơn 1 ngày so với công thức 3 (48 ngày).

Thời gian từ trồng đến thu quả lần đầu: Vụ Đông xuân thì công thức 1 (58 ngày) có thời gian từ trồng đến thu quả lần đầu kéo dài hơn so với công thức 2 và công thức 3 (57 ngày) là 1 ngày. Vụ Xuân hè thì công thức 2 và 3 (59 ngày) có thời gian từ trồng đến thu quả lần đầu ngắn hơn so với công thức ĐC (60 ngày) là 1 ngày.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63

Thời gian từ trồng đến thu quả lần cuối: Vụ Đông xuân công thức 3 có thời gian thu quả lần cuối kéo dài hơn so với công thức ĐC và công thức 2 là ngày. Vụ Xuân hè thì công thức ĐC và công thức 2 có thời gian thu quả lần cuối ngắn hơn so với công thức 3 là 1 ngày.

Về chỉ tiêu thời gian sinh trưởng: Ở vụ Đông xuân thì công thức 1 có thời gian sinh trưởng kém nhất trong 3 công thức với 108 ngày, ít hơn công thức 2 và công thức 3 là 2 ngày. Công thức 2 và công thức 3 đều có thời gian sinh trưởng là 110 ngày. Vụ Xuân hè thì công thức 3 có thời gian tốt hơn trong 3 công thức với 105 ngày, nhiều hơn công thức 1 và công thức 2 là 2 ngày. Công thức 1 và 2 đều có thời gian sinh trưởng là 103 ngày.

Như vậy: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, thời gian từ trồng tới khi hạt nảy mầm, các công thức không có sự sai khác, đều là 4 - 5 ngày. Thời gian từ trồng tới khi ra hoa thì công thức 3 là sớm nhất với 38 ngày, nhanh hơn công thức 2 và công thức đối chứng là 1 ngày.Chúng ta dễ dàng nhìn thấy với các chỉ tiêu còn lại thì đa số công thức 3 đều chiếm ưu thế hơn so với 2 công thức còn lại, điều này chứng tỏ với việc sử dụng thuốc BVTV ở công thức 3 thì các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu côve diễn ra sớm hơn, điều này có ý nghĩa rút ngắn được thời gian chăm sóc, tiết kiệm bớt chi phí, sẽ giúp cho nông dân có thêm lợi ích kinh tế, hạn chế ngộ độc thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)