Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 70 - 71)

- Về chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến việc cho số hoa nhiều hay ít Qua số

4.2.1. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve

trưởng chủ yếu của cây đậu côve

Thuốc BVTV là một trong các nguyên tố quan trọng trong các nguyên tố cấu thành nên sự sinh trưởng, phát triển và sự an toàn của sản phẩm đậu côve. Cho nên sử dụng loại thuốc BVTV thế nào là thích hợp, ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu côve được tổng hợp dưới bảng sau:

Qua bảng số liệu ta thấy:

Về chỉ tiêu số lá TB/cây: Ở vụ Đông xuân thì công thức 3 đạt nhiều nhất là 33,78 lá và thấp nhất là công thức 1 đạt 33,69 lá. Ở vụ Xuân hè thì công thức 1 là ít nhất 32,39 lá và công thức 3 có số lá nhiều nhất là 32,45 lá. Với mức ý nghĩa 0,05 số lá TB giữa các công thức không có sự khác nhau.

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu sinh học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của cây đậu côve trồng ở vụ Đông xuân,

Xuân hè 2010 - 2011

Thời vụ CT Loại thuốc trừ sâu đục quả Số lá TB/cây (lá) Số nhánh TB (nhánh/cây) Chiều cao TB từ gốc đến chùm hoa đầu (m) Chiều cao cây TB (m) CT1 Phun nước lã 33,69 3,03 0,85 3,04 CT2 Sherpa 25 EC 33,73 3,03 0,86 3,04 CT3 Aremec 36 EC 33,78 3,03 0,86 3,05 CV% 4,7 4,2 - 13,3 Đông xuân LSD0,05 3,55 0,28 - 0,91 CT1 Phun nước lã 32,39 2,57 0,83 3,02 CT2 Sherpa 25 EC 32,43 2,58 0,83 3,02 CT3 Aremec 36 EC 32,45 2,58 0,83 3,02 CV% 7,2 10,1 - 4,8 Xuân hè LSD0,05 5,25 0,58 - 0,32

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61

Về chỉ tiêu số nhánh trung bình/cây: Ở vụ Đông xuân thì các công thức đều có số nhánh tương đương nhau với số nhánh là 3,03 nhánh. Ở vụ Xuân hè thì công thức 2, 3 (2,58 nhánh) cho số nhánh cao hơn so với công thức 1 ĐC là 2,57 nhánh.

Về chỉ tiêu chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu: Ở vụ Đông xuân thì công thức 2, 3 có chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu là 0,86 m, cao hơn công thức 1 đối chứng là 0,01 m (0,85 m). Ở vụ Xuân hè thì các công thức đều tương đương nhau với chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu là 0,83 m.

Về chỉ tiêu chiều cao cây trung bình: Ở vụ Đông xuân thì CT3 có chiều cao cây cao nhất là 3,05 m. Chiều cây trung bình của công thức 3 cao hơn công thức 1 và công thức 2 là 0,01 m. Ở vụ Xuân hè chiều cao cây trung bình của các công thức là tương đương nhau là 3,02 m.

Như vậy: Khi sử dụng các loại thuốc BVTV thì sẽ cho cây đậu côve vẫn sinh trưởng, phát triển tốt không bị ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV. Tuy nhiên với các chỉ tiêu trên đa số là công thức 3 cao hơn so với công thức 1 và công thức 2. Điều này cho thấy khi sử dụng thuốc BVTV ở công thức 3 là rất phù hợp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất giúp cho cây đậu côve sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)