NĂNG SUẤT ĐẬU CÔVE Ở CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN KHÁC NHAU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 61 - 62)

- Về chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên: Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến việc cho số hoa nhiều hay ít Qua số

NĂNG SUẤT ĐẬU CÔVE Ở CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN KHÁC NHAU

(tạ/ha) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 Công thức

NĂNG SUẤT ĐẬU CÔVE Ở CÁC LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN KHÁC NHAU

Vụ Đông xuân Vụ Xuân hè

Hình 4.1 - Năng suất đậu cô ve ở các liều lượng phân bón khác nhau

Năng suất cá thể: Trong vụ Đông xuân cao nhất là công thức sử dụng liều lượng phân bón MV - L 80 lít (515,45 g/cây), thứ hai là công thức 4 sử dụng liều lượng phân bón MV - L 40 lít (485,05 g/cây), thứ ba là công thức sử dụng liều lượng phân bón MV - L 20 lít (442,76 g/cây), thứ tư là công thức sử dụng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

phân bón lót theo tập quán của nông dân (416,43 g/cây), thấp nhất là công thức không sử dụng phân bón lót (ĐC) (381,27 g/cây). Ở vụ Xuân hè cao nhất là công thức sử dụng liều lượng phân bón MV - L 80 lít (488,62 g/cây), thứ hai là công thức 4 sử dụng liều lượng phân bón MV - L 40 lít (457,05 g/cây), thứ ba là công thức sử dụng liều lượng phân bón MV - L 20 lít (437,62 g/cây), thứ tư là công thức sử dụng phân bón lót theo tập quán của nông dân (390,79 g/cây), thấp nhất là công thức không sử dụng phân bón lót (ĐC) (357,33 g/cây).

Năng suất thực thu: Ở vụ Đông xuân công thức 1 cho năng suất thực thu thấp nhất 21,35 tạ/ha, sau đó đến công thức 2 là 23,90 tạ/ha. Công thức 5 có năng suất thực thu cao nhất là 31,75 tạ/ha, sau đó đến công thức 4 là 29,88 tạ/ha và cao hơn công thức ĐC lần lượt là 8,53 tạ/ha; 10,4 tạ/ha. Ở vụ Xuân hè công thức 1 cho năng suất thực thu thấp nhất 19,51 tạ/ha, sau đó đến công thức 2 là 21,88 tạ/ha và công thức 3 là 26,35 tạ/ha. Công thức 5 có năng suất thực thu cao nhất là 31,47 tạ/ha, sau đó đến công thức 4 là 28,35 tạ/ha và cao hơn công thức ĐC lần lượt là 8,84 tạ/ha; 11,96 tạ/ha.

Như vậy : Từ số liệu bảng 4.4 cho thấy công thức 4 và 5 sử dụng 40 lít MV - L và 80 lít MV - L đều cho chiều dài quả, khối lượng quả, số quả trên cây và năng suất thực thu cao hơn ở công thức 1 không sử dụng phân bón lót (ĐC). Còn ở công thức 2 và sử dụng phân bón theo nông dân, 20 lít MV - L thì đều cho thấy các chỉ tiêu so sánh như trên đều cao hơn ở công thức ĐC và thấp hơn ở công thức 4 và công thức 5. Điều này chứng tỏ rằng sử dụng liều lượng 80 lít MV - L và liều lượng 40 lít MV - L đã cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp cho việc phát huy hết tiềm năng về năng suất của cây và tác động rất lớn đến sự hình thành năng suất của cây đậu côve kết quả năng suất thực thu ở hai công thức này cao hơn công thức ĐC và hai công thức còn lại. Từ đó cho thấy phân bón lót MV – L có ảnh hưởng đến năng suất của đậu côve TL1 ở mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến năng suất và độ an toàn của sản phẩm đậu cô ve trồng tại tỉnh phú thọ (Trang 61 - 62)