1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

195 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cáchoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, trong đó có dịch vụ ngânhàng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUỐC THỤ

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG N HÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUỐC THỤ

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 62.31.12.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS., TS TRẦN HOÀNG NGÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Trương Quốc Thụ

Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1962 – Tại: Hà Nội

Quê quán: Xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Hiện công tác tại: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng,

số 44 Hồ Tùng Mậu, Phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Là Nghiên cứu sinh khóa 11 của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Mã số: 010111060008

Cam đoan đề tài: Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS Trần Hoàng Ngân

Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.H ồ Chí Minh

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tínhđộc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dungnày bất kỳ ở đâu; Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc

rõ ràng, minh bạch

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012

Tác giả

Trương Quốc Thụ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT – TIẾNG VIỆT

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT – TIẾNG ANH

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

DANH MỤC PHỤ LỤC

NỘI DUNG LUẬN ÁN

MỞ ĐẦU……… 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP K INH TẾ QUỐC TẾ

7 1.1 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 7

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng 7

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng 10

1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 12

1.1.3.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống 12

1.1.3.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại 19

1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ ngân hàng 22

1.1.4.1 Do nhu cầu của thị trường 22

1.1.4.2 Do nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại 23

1.1.4.3 Do yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế 24

1.2 THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 25

1.2.1 Một số vấn đề liên quan về thị trường dịch vụ ngân hàng và phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng 25

1.2.1.1 Về thị trường dịch vụ ngân hàng 25

Trang 5

1.2.1.2 Về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng 26

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng 26

1.2.3 Các chủ thể tham gia và các yếu tố có liên quan trên thị trường dịch vụ ngân hàng 27

1.2.3.1 Các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng 27

1.2.3.2 Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng 28

1.2.3.3 Giá cả của dịch vụ ngân hàng 30

1.2.3.4 Môi trường pháp lý 31

1.2.3.5 Các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước 32

1.2.4 Vai trò của thị trường d ịch vụ ngân hàng 34

1.2.5 Hội nhập kinh tế quốc tế 36

1.2.5.1 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 36

1.2.5.2 Nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế gắn với hội nhập thị trường dịch vụ ngân hàng

37 1.2.6 Thị trường dịch vụ ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế 37

1.2.6.1 Bản chất của hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng 38

1.2.6.2 Những đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng 38

1.2.6.3 Những cơ hội và thách thức trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế

39 1.2.6.4 Hội nhập kinh tế quốc tế về thị trường dịch vụ ngân hàng là một xu thế tất yếu của thời đại

42 1.2.7 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng

44 Kết luận chương 1 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 48 2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ N HIÊN – KINH TẾ - XÃ

HỘI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA

48

Trang 6

2.1.1 Một số nét cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế

48 2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 48

2.1.1.2 Về kinh tế 49

2.1.1.3 Các đặc điểm về xã hội 53

2.1.2 Các thế mạnh, tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng Tây Nguyên có liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng trong quá trình hội nhập kinh tế

56 2.1.2.1 Về tài nguyên khí hậu 56

2.1.2.2 Về tài nguyên rừng 56

2.1.2.3 Về thổ nhưỡng và tài nguyên đất 57

2.1.2.4 Về tài nguyên khoáng sản 58

2.1.2.3 Về tài nguyên du lịch 58

2.1.3 Những khó khăn, hạn chế và thách thức trên lĩnh vực kinh tế xã hội của vùng Tây Nguyên 59

2.1.3.1 Về phát triển kinh tế 59

2.1.3.2 Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 60

2.1.3.3 Về chất lượng nguồn nhân lực 60

2.1.3.4 Về thực hiện các vấn đề xã hội khác 61

2.1.4 Một số nguyên nhân của tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên trong thời gian qua 61

2.1.4.1 Những nguyên nhân khách quan 61

2.1.4.2 Một số nguyên nhân chủ quan nội vùng 62

2.1.5 Những vấn đề cấp bách đặt ra đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước 62

2.1.10.1 Những vấn đề về dân số và di dâ n 62 2.1.10.2 Phát triển kinh tế vùng trong thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần

phải giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, gắn tăng trưởng kinh tế

Trang 7

với công bằng, tiến bộ xã hội 63

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 64

2.2.1 Đánh giá thực trạng về tổ chức và mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng và các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên 64

2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại 67

2.2.3 Đánh giá thực trạng và khả năng huy động vốn 68

2.2.4 Đánh giá thực trạng và khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng 74

2.2.5 Đánh giá thực trạng và khả năng cung ứng dịch vụ than h toán 81

2.2.6 Đánh giá thực trạng một số nghiệp vụ phi tín dụng khác 87

2.2.7 Thực trạng về doanh thu dịch vụ ngân hàng 87

2.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 88

2.3.1 Về huy động vốn 88

2.3.2 Về cho vay đối với nền kinh tế 91

2.3.3 Về dịch vụ thanh toán 92

2.3.3.1 Về dịch vụ chuyển tiền 94

2.3.3.2 Về dịch vụ thanh toán thẻ 94

2.3.3.3 Về khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 98

2.3.3.4 Về tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ 99

2.3.3.5 Về các yếu tố khác của thị trường 100

2.3.4 Việc triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ 100

Kết luận chương 2 102

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 104

Trang 8

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY

NGUYÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT T RIỂN THỊ

TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1043.1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên 1043.1.1.1 Đặt sự phát triển của vùng Tây Nguyên trong tổng thể cả nước, trong

chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh t ế, xã hội những vùng kém phát triển 1043.1.1.2 Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý để khai thác có hiệu quả các tài

nguyên cho phát triển 1053.1.1.3 Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng,

trước hết là giao thông, hình thành các đô thị mới 1063.1.1.4 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên 1073.1.2 Một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên có liên quan

đến định hướng phát triển thị t rường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn 1073.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 1163.2.1 Định hướng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây

Nguyên trong mối quan hệ với định hướng chung của toàn ngành ngân hàng 1173.2.1.1 Nhìn nhận đúng thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng của cả nước

cũng như mặt mạnh, mặt yếu về kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên để có định

hướng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng đúng đắn 1173.3.1.2 Khai thác có hiệu quả các đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng chính của

thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 1233.2.2 Xây dựng và triển khai các giải pháp tiền tệ ngân hàng để phục vụ mục tiêu

phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 1253.3 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC 1283.3.1 Nhóm giải pháp về huy động vốn 1283.3.1.1 Các giải pháp tổng thể về huy động vốn 129

Trang 9

3.3.1.2 Các giải pháp liên quan đến chăm sóc khách hàng 1313.3.2 Nhóm giải pháp về tín dụng đối với nền kinh tế 1313.3.2.1 Định hướng đầu tư tín dụng của các ngân hàng thương mại phải trên cơ sở

bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng và từng địa phương

trong vùng 1313.3.2.2 Trong cho vay, đề cao tính tuân thủ các nguyên tắc cho vay và hiệu quả

kinh tế đối với ngân hàng thương mại và nền kinh tế 1343.3.3 Nhóm giải pháp về dịch vụ ngân hàng phi tín dụng 1373.3.4 Đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng

những tiến bộ của khoa học công nghệ 1413.3.5 Tiếp tục mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1433.3.6 Một số giải pháp khác 1453.3.6.1 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ đối với từng

hoạt động, từng nghiệp vụ phát sinh 1453.3.6.2 Có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực có đạo đức, có trình độ để đảm

đương được các nhiệm vụ của ngân hàng phù hợp với những điều kiện đặc thù

của vùng Tây Nguyên 1463.3.6.3 Tăng cường chiến lược tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương

hiệu của ngân hàng thân thiện, gần gũi, dễ hiểu đối với các thành phần kinh tế và

nhân dân trong vùng 1473.3.6.4 Phát triển mạng lưới phù hợp với các đặc điểm đặc trưng của vùng 1493.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN

QUẢN LÝ ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY NGUYÊN 1503.4.1 Đối với Chính phủ 1503.4.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 1513.4.3 Đối với các ngân hàng thương mại trong nước có hoạt động trên địa bàn

Tây Nguyên 153Kết luận chương 3 154

Trang 10

KẾT LUẬN 156DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÁC PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT (TIẾNG VIỆT)

ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH : Công nghiệp hóa

Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu

HĐH : Hiện đại hóa

NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

QTDND : Quỹ Tín dụng nhân dân

QTDNDCS : Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở

Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tínSHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội

Trang 12

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT (TIẾNG ANH)

IMF : International Moneytary Fund

ADB : Asian Development Bank

APEC : Asia – Pacific Economic Cooperation

ASEAN : Association of Southeast Asia Nations

FDI : Foreign Direct Inverstment

ODA : Official Development Assistance

GDP : Gross Domestic Product

GAST : General Agreement on Trade in Services

WTO : World Trade Organization

OTC : Over The Counter Market

ATM : Automatic Teller Machine

POS/EDC : Point Of Sale/ Electronic Data Capture

OECD : Organisation for Economic Co-operation and DevelopmentAFTA : Asean Free Trade Area

EURO : European Curency Unit

OPEC : Organization of Petrolium Exporting Country

Trang 13

Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 81Bảng 2.4 Cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế của các ngân hàng thương mại

trên địa bàn Tây Nguyên thời kỳ 2006 – 2010 82

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn thời kỳ 2006 – 3/2011……… …… 71Biểu đồ 2.2 Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tây Nguyên đến

31/3/2011 74Biểu đồ 2.3 Tình hình tăng trưởng tín dụng khu vực Tây Nguyên thời kỳ 2006 –

3/2011 79Biểu đồ 2.4 Mức độ tự lực nguồn vốn để cho vay vùng Tây Nguyên thời điểm

31/3/2011 80

Trang 15

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01 Giá trị và tốc độ tăng trưởng GDP vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 –

2010 (theo giá so sánh)Phụ lục 02 Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên thời kì 2001 – 2005 – 2010 (theo giá so

sánh 1994)Phụ lục 03 Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên (2001 -2010)

Phụ lục 04 Hoạt động vốn đầu tư phá t triển trên địa bàn Tây Nguyên (2001 -2010)Phụ lục 05 Thu nhập bình quân đầu người (2001 -2010) theo gía hiện hành

Phụ lục 06 Tình hình xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên thời kì 2001-2010

Phụ lục 07 Tình hình lao động, việc làm vùng Tây Nguyên 2001-2010

Phụ lục 08 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng Tây Nguyên

giai đoạn 2011 - 2015Phụ lục 09 Biểu số liệu huy động vốn khu vực Tây Nguyên thời kì 2006 – 2010 và

31/3/2011Phụ lục 10 Biểu số liệu dư nợ khu vực Tây Nguyên thời kì 2006 – 2010 và

31/3/2011Phụ lục 11 Biểu số liệu thanh toán không dùng tiền mặt thời kì 2006 – 2010 (đối

với NHTM Nhà nước)Phụ lục 12 Biểu số liệu thanh toán không dùng tiền mặt thời kì 2006 – 2010 (đối

với NHTM cổ phần)Phụ lục 13 Biểu tổng hợp thanh toán không dùng tiền mặt vùng Tây Nguyên thời

kì 2006-2010Phụ lục 14 Bảng phân ngành dịch vụ ngân hàng của tổ chức thương mại thế giới

(WTO)Phụ lục 15 Một số sản phẩm dịch vụ về thẻ và dịch vụ ứng dụng trực tuyến trên

nền Internet

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 20 11 – 2020 của cả nước tại văn kiện Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN đã chỉ rõ: “ Phấn đấu đến năm 2020 nước

ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hư ớng hiện đại…” “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7 – 8%/năm… GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD ” Về tài chính – tiền tệ, chiến lược đã chỉ rõ: “Thực hiện một hệ thống và cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế…” và “Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh hoạt thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt Điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường … ” Có thể nói, từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế theo cơ

chế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế của đất nước đ ã đạt mức tăng trưởng khácao so với các nước trên thế giới và trong khu vực Kinh tế phát triển theo hướng ngàycàng phát triển các ngành dịch vụ, và kết quả của quá trình thay đổi này là tỷ trọng củacác ngành dịch vụ từ dưới mức 20% trong những năm 60,70 của thế kỷ 20 đã lên mức gần40% GDP trong những năm đầu của thế kỷ 21 Các loại hình dịch vụ không những tăngthêm về số lượng, chất lượng mà còn về tín h đa dạng và sự phong phú của từng chủngloại Tuy tỷ trọng dịch vụ trong GDP tuy có tăng nhanh như vậy song vẫn còn khá khiêmtốn so với các nước khác Trong đó tỷ trọng dịch vụ ngân hàng lại càng nhỏ bé, bình quânchỉ chiếm 4,4% trong cơ cấu các ngành dịch vụ Thực hiện chủ trương chuyển đổi cáchoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, trong đó có dịch vụ ngânhàng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã trở thành một tất yếukhách quan, trở thành một nhân tố quan trọng và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bềnvững đối với toàn bộ các hoạt động tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng

Đối với vùng kinh tế Tây Nguyên – là một tiểu vùng, cùng với các tỉnh duyên hảiNam Trung bộ, là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm được Chính phủ xác định có vị trí

Trang 17

chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốcphòng của nước ta Tây Nguyên là một vùng dân cư đa sắc tộc bao gồm 5 tỉnh là LâmĐồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông (điều 15 Nghị định 92/2006/NĐ -CP),dân số khoảng trên 5 triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 23,5% Về kinh

tế của Tây Nguyên trong những năm vừa qua đã có những bước nhảy vọt, đặc biệt trongthời kỳ đổi mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao (bình quân 12%/năm)[14]; Ngoài ra còn có những thành tựu to lớn về xây dựng kết cấu hạ tầng, về cơ sở vậtchất kỹ thuật, từng bước khai thác các tiềm năng, thế mạnh Cơ cấu sản xuất Nông nghiệpđược chuyển dịch theo hướng mở rộng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyêncanh sản xuất cây công nghiệp tập trung, từng bước gắn với công nghiệp chế biến

Tuy vậy, nhìn chung Tây Nguyên vẫn được coi là vùng nghèo, các điều kiện kinh

tế - xã hội còn gặp rất nhiếu khó khăn Những kết quả đạt được trong thời gian qua chưatương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, nhiều lợi thế chưa được phát huy, nềnkinh tế phát triển không cân đối, thiếu ổn định và kém bền vững GDP bình quân đầungười trong vùng đến năm 2010 chỉ đạt khoảng 15,5 triệu đồng (t ương đương khoảng 750USD), tức là chỉ đạt xấp xỉ 60% mức thu nhập bình quân chung của cả nước (năm 2010,GDP bình quân đầu người của cả nước ước đạt 1.168USD) [15] Về cơ cấu kinh tế chủyếu vẫn là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 60%); Ngành dịch vụ, trong đó

có dịch vụ ngân hàng và thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn còn rất khiêm tốn và nhỏ bé sovới mặt bằng chung của cả nước

Xác định các hoạt động tiền tệ - ngân hàng là ngành xương sống của nền kinh tếđất nước trong điều kiện hội nhập kin h tế quốc tế Đối với dịch vụ ngân hàng được xácđịnh phải đi trước một bước để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế khác có điều kiện

đi lên, đặc biệt khi đã có những nhìn nhận và đánh giá các hoạt động kinh tế của vùng TâyNguyên vốn chưa được phát hu y các tiềm năng và thế mạnh, thậm chí vẫn còn khá lạchậu so với các vùng khác và mặt bằng chung của cả nước thì yêu cầu phát triển thị trườngdịch vụ ngân hàng và các yếu tố của thị trường phù hợp với những đặc điểm và lợi thế sosánh của vùng đang là nhữ ng đòi hỏi bức thiết

Trang 18

Chính vì thế vấn đề đặt ra là phải có những đánh giá phân tích một cách nghiêmtúc, toàn diện về đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là những vấn đề về m ôitrường kinh tế xã hội có liên quan; đánh giá một cách khách quan thực trạng của thịtrường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng chủ yếu qua các yếu tố của thị trường, thôngqua hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước, thông qua các yếu tố tác động

từ bên ngoài,… để từ đó có những đóng góp thiết thực góp phần giúp hoạt động của thịtrường dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ của các

NHTM đi đúng hướng, thiết thực Vì thế, tác giả đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường

dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để làm luận ánnghiên cứu

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục tiêu chính của luận án: Qua phân tích tình hình kinh tế xã hội các tỉnh TâyNguyên và hoạt động của thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mạitrong nước tại khu vực này để qua đó đề xuất định hướng và đề ra các biện pháp phát triểnthị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng nhằm đảm bảo 3 lợi ích: Nhànước, Ngân hàng và khách hàng từ đó góp phần thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng

và nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng ngày càng giảm

tỷ trọng ngành nông nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành dịch vụ, trong đó códịch vụ ngân hàng trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội đối với cả nước nói chung và nhữngvùng nghèo như vùng Tây Nguyên nói riêng Chính vì thế, luận án phải hoàn thành đượccác mục tiêu cơ bản là:

- Tập hợp những lý luận cơ bản, chủ yếu liên quan đến dịch vụ ngân hàng , thịtrường dịch vụ ngân hàng, về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thị trường dịch vụngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế làm nền tảng và cơ sở lý luận chonhững đánh giá và phân tích ở những nội dung sau

- Phân tích các đối tượng và yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, tậptrung vào việc đánh giá thực trạng kinh tế và những vấn đề xã hội có liên quan , thực trạng về cơcấu dịch vụ ngân hàng và những yếu tố tác động; Rút ra những mặt mạnh để phát huy, những hạn

Trang 19

chế, yếu kém để khắc phục và những bài học kinh nghiệm qua thực tế làm cơ sở cho các giảipháp và các kiến nghị, đề xuất.

- Đề xuất các nhóm giải pháp để góp phần vào việc phát triển thị trường dịch vụngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên và những vùng kinh tế khác có những đặc đi ểmtương đồng, mặt khác còn hỗ trợ các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong việc nghiêncứu mở rộng các dịch vụ ngân hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của khu v ực, từ đónâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của mình đồng thời góp phần vào sự nghiệp pháttriển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên theo các chủ trương của Đảng và nhà nước , phùhợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của toàn ngành

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng đa dạng và lồng ghép nhiều phương pháp, từ thu thập, xử lý, sosánh thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia, Cụ thể là tập hợp nhữngkiến thức cơ bản, có liên quan đến thị trường dịch vụ ngân hàng và việc phát triển thịtrường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để làm nền tả ng và cơ

sở cho việc đánh giá, phân tích ở những nội dung sau Ở những nội dung tiếp theo, tác giả

sử dụng phương pháp thống kê tình hình và số liệu, qua đó có những phân tích, đánh giá,tìm ra những vấn đề cốt lõi có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để từ đó có những kiếnnghị, đề xuất các phương án, các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nhằmgóp phần giúp các TCTD và các NHTM có được cách nhìn toàn diện, trong mối quan hệvới những vấn đề có liên quan về kinh tế, xã hội trên địa bàn vùng để từ đó góp phần cùng

cả hệ thống phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Luận án sử dụng cảphương pháp phân tích định tính cũng như định lượng nhằm đạt được các mục đích mà đềtài hướng tới

4 Đối tượng và p hạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TâyNguyên và các yếu tố của nó, trong đó tập trung phân tích tình hình hoạt động cung ứngdịch vụ của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn Tây Nguyên trongnhững năm qua (thời kỳ 2006 – 2010 Riêng hai chỉ tiêu huy động và sử dụng vốn đượccập nhật đến hết quý 1 năm 2011 ) là thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam cũng như tại các

Trang 20

tỉnh Tây Nguyên đang ở những thời kỳ những năm đầu hội nhập mọi mặt, mọi lĩnh vựctrong mối quan hệ với các yếu tố kinh tế, các đối tượng sử dụng dịch vụ của vùng ; Về cơchế chính sách được áp dụng riêng cho vùng Tây Nguyên; So sánh với các cam kết chung

về dịch vụ ngân hàng của ngành Ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO và các cơ chế,chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan đến thị trường dịch vụ ngânhàng và việc phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

5 Những đóng góp mới của luận án

- Những lý luận cơ bản nhất về dịch vụ ngân hàng, thị trường dịch vụ ngân hàng,

về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng, về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là nhữngnghiên cứu về các yếu tố cấu thành của thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung tuy lànhững vấn đề thuộc về lý luận và nghiên cứu mà đa phần đã có sẵn nhưng được thu thập,chọn lọc, sắp xếp logic và đầy đủ mà chưa có một luận án tương tự nào thực hiện Các nộidung về mặt lý luận còn được minh chứng qua một số kinh nghiệm của nước ngoài vềnhững vấn đề liên quan làm cơ sở cho những đánh giá, phân tích ở những nội dung sau

- Những nghiên cứu, đánh giá tại phần thực trạng là một trong những điểm mới,nổi bật của luận án Đó là một hệ thống số liệu, tình hình được thu thập, thiết kế và sửdụng chọn lọc và công phu, làm nổi bật lên bức tranh toàn cảnh của tình hình kinh tế xãhội, những đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên và thực trạng những tồn tại, khiếmkhuyết, những vấn đề then chốt cần chú ý để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng tạivùng kinh tế này

- Xây dựng được một hệ thống giải pháp phát triển thị trường d ịch vụ ngân hàngphù hợp với đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên và những vùng, những địa phươngtương đồng, phù hợp cho các ngân hàng thương mại đã, đang và sẽ hoạt động tại vùngTây Nguyên kèm theo đó là các kiến nghị, đề xuất với nhà nước và ngân hàn g nhà nướcViệt Nam và các ngân hàng thương mại

Những nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất để phát triển thị trường dịch vụ ngânhàng trên địa bàn Tây Nguyên tuy không phải tất cả là hoàn toàn mới nhưng được lựachọn, sắp xếp và hệ thống lại khá toàn diện và tạo nên một hệ thống giải pháp phù hợp

Trang 21

với các đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế, mangtính khả thi cao.

6 Kết cấu luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng biểu,…, nội d ungluận án được thiết kế thành 3 chươn g:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường dịch vụ Ngân hàng

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng

thương mại trong nước trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

- Chương 3: Hệ thống giải pháp phát triển thị trường d ịch vụ ngân hàng của các

ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế

Trang 22

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ1.1 DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng

Lịch sử phát triển ngành ngân hàng trên thế giới đã khẳng định, ngay từ thời kỳ sơkhai hoạt động, đặc biệt là đến giai đoạn mà các ngân h àng thương mại đã trở thành mộtthực thể kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các ngân hàngthương mại đã thực sự có những vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động của nềnkinh tế, đó là thực hiện vai trò trung gian trên các lĩnh vực huy động và sử dụng vốn;Thanh toán; Bảo lãnh; Thực hiện chính sách tiền tệ,… Với vai trò nêu trên, ngân hàng là

tổ chức tạo lập và cung ứng một số loại hình dịch vụ cho các chủ thể trong nền kinh tếliên quan đến lĩnh vực tiền tệ và hoạt động n gân hàng

Quan điểm và cách nhìn nhận về dịch vụ: Trên phạm vi toàn cầu hiện nay chưa cómột định nghĩa hay một khái niệm thống nhất về dịch vụ vì tính vô hình và khó nắm bắtcủa khái niệm về dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp trong các loại hình dịch vụ làm c ho việcđưa ra khái niệm về dịch vụ là vô cùng khó khăn

Theo cách hiểu chung, “dịch vụ” là bất cứ hành động hoặc lợi ích nào mà một phía

có thể đem lại cho phía bên kia mà chắc chắn là không thể nhìn thấy được, không thể táchrời khỏi đối tượng cung cấp, có khả năng thay đổi và không dẫn đến bất cứ quyền sở hữumới nào

Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia,không thể sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó Việc thực hiệndịch vụ có thể có khoặc không có liên quan đến hàng hoá dưới dạng vật chất của nó Bảnchất của dịch vụ là một hoạt động bao gồm các yếu tố không hiện hữu giải quyết các mốiquan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản của khách hàng với người cung cấp mà không có sựchuyển giao quyền sở hữu

Trang 23

Quan điểm và cách nhìn nhận về dịch vụ ngân hàng: C ho đến nay khái niệm về

“dịch vụ ngân hàng” vẫn chưa có sự phân định rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau.Quan điểm thứ nhất cho rằng ngành ngân hàng là ngành không trực tiếp sản xuất ra củacải vật chất cho xã hội nên tất cả mọi hoạt động của NHTM đều được xếp vào nhómngành dịch vụ Do đó tất cả các hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền

tệ như cho vay, huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán ,… nhằm phục vụ cho doanhnghiệp và công chúng đều được coi là dịch vụ ngân hàng

Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động ngân hàng có những dịch vụ thu lãi trongcác nghiệp vụ nhận tiền gửi, tín dụng, đầu tư trái phiếu Bên cạnh đó cũng có những dịch

vụ thu phí và thu khác như các dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, ngân quỹ, mua bán ngoại tệ,dịch vụ thẻ, tài trợ xuất nhập khẩu, các dịch vụ ngân hàng điện tử,.…Các dịch vụ này nằmngoài hoạt động tín dụng và nhận tiền gửi nên được g ọi chung là các dịch vụ ngoài tíndụng hay các dịch vụ phi tín dụng

Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 cụm từ “dịch vụ ngân hàng” được đề

cập tới tại khoản 1 và khoản 7 điều 20 nhưng đều không có định nghĩa Theo đó: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán

Còn theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (gọi tắt là luật 47) cũng không đưa

ra khái niệm về dịch vụ ngân hàng ngoài việc đề cập đến cụm từ “dịch vụ” tại một sốđiều, khoản; Tại khoản 1, điều 105 quy định về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối

và các sản phẩm phái sinh có quy định “ …Sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ (ngân hàng) cho khách hàng ở trong nước và ngoài nước các sản phẩm sau đây: (a) Ngoại hối; (b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác ”; Điều 107 quy định về các h oạt

động kinh doanh khác của NHTM bao gồm 8 loại dịch vụ khác nhau [21]

Theo cách định nghĩa của WTO đưa ra trong GATS thì “Một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp” Dịch vụ tài chính bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi

dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm) Điều đó có nghĩa là

Trang 24

dịch vụ ngân hàng là một bộ phận dịch vụ cấu thành dịch vụ tài chính và trong bảng phânngành dịch vụ của tổ chức WTO xác định dịch vụ ngân hàng được chia thành 12 phânngành cụ thể [27].

Trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (BTA), phụ lục G mục VI, phânngành B về các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, gồm 12 tiết, từ tiết (a)đến tiết (1) cũng nêu lên cách phân loại dịch vụ ngân hàng như WTO [5]

Như vậy theo thông lệ quốc tế, vấn đề đáng quan tâm và quan trọng là dịch vụngân hàng có thể hiểu là toàn bộ các dịch vụ liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng,thanh toán, ngoại hối… thuộc 12 phân ngành nói trên mà hệ thống các ngân hàng cung

ứng cho nền kinh tế Trong đó phân định dịch vụ phi tín dụng bao gồm các yếu tố không hiện hữu giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với ngân hàng mà không có sự chuyển g iao quyền sở hữu Theo đó, dịch vụ phi tín dụng

là loại hình dịch vụ ngoài các hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động tín dụng, mang lại chongân hàng nguồn thu nhập ngoài lãi đó là các khoản thu nhập từ phí, hoa hồng, chênh lệchgiá hoặc đơn giản chỉ là nân g cao uy tín của ngân hàng mà không đặt nặng đến những vấn

đề khác Như vậy khả năng để sáng tạo và cung ứng các dịch vụ phi tín dụng cho thịtrường hiện nay của ngân hàng là rất lớn, nó không còn bị bó hẹp trong một số dịch vụtruyền thống như thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ…mà ngày càng có nhiều dịch vụ mới rađời dựa trên thành tựu của tiến bộ công nghệ nhất là công nghệ thông tin và các nhu cầu đadạng, phong phú của khách hàng

Tóm lại, mặc dù ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ ngân hàng chưa được đề cập tớimột cách đầy đủ trong Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khácnhưng theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng có thể hiểu là toàn bộ các dịch vụ liênquan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối thuộc 12 phân ngàn h nói trên

mà hệ thống các ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế Do đó dù là các dịch vụ truyềnthống hoặc hiện đại thì các loại hình dịch vụ do các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tếđều dựa vào hoặc được phát triển trên cơ sở ba nhóm dịch vụ cơ bản:

• Dịch vụ huy động vốn,

• Dịch vụ tín dụng,

• Dịch vụ thanh toán

Trang 25

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng

- Tính vô hình: Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt dịch vụ ngân hàng với các

sản phẩm của các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế Dịch vụ ngân hàng có đặc tínhphi vật chất, và nó chỉ thực sự bắt đầu khi khách hàng tìm đến với ngân hàng và đưa rayêu cầu cụ thể về một nhu cầu nào đó phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ củaNHTM Đặc điểm này làm cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng trở nên khókhăn ngay cả khi khách hàng đang sử dụng chúng vì dịch vụ ở mỗi ngân hàng và chấtlượng của mỗi dịch vụ là khác nhau, nếu có giống nhau thì cũng còn có những cái khácnhau do đặc điểm kinh doanh, thế mạnh của từng ngân hàng hay đơn giản là khác nhau docác quy định khác nhau của mỗi ngân hàng

- Tính không thể tách biệt hay không thể chia cắt : là đặc điểm phát sinh do quá

trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời Mặt khác quá trình cung ứng dịch

vụ được tiến hành theo những quy trình nhất định, không c ó sản phẩm dở dang, không có

dự trữ lưu kho mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người sử dụng khi và chỉ khikhách hàng có nhu cầu và đáp ứng những điều kiện của nhà cung cấp Đặc tính này sẽ chiphối việc xác định giá cả dịch vụ nhằm đảm bảo cả người sử dụng và tổ chức cung ứngdịch vụ cùng tồn tại, cùng có lợi và phát triển bền vững Dịch vụ ngân hàng hay các dịch

vụ nói chung cũng đều có đặc điểm này Chẳng hạn như đối với dịch vụ chuyển tiền, quátrình khách hàng thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng cũng là quá trình mà ngânhàng thương mại cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Tính không ổn định và khó xác định : Thỏa thuận của khách hàng trong các uỷ

nhiệm có thể xảy ra từng lần, từng dịch vụ hoặc định kỳ nhưng yêu cầu chất lượng dịch

vụ đồng nhất, cùng đạt được mục đích và kết quả cuối cùng , trong khi đó chất lượng dịch

vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín của nhà cung cấp dịch vụ, côngnghệ, trình độ cán bộ ,… của từng ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ ,

độ khó và những yêu cầu về dịch vụ của khách hàng,… đặc biệt là uy tín của nhà cungcấp dịch vụ Thông thường thì những tổ chức tài chính, tín dụng có quy mô lớn thường có

đủ khả năng và các điều kiện khác nhau nhưng liên quan đến nhau như khả năng ứngdụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, khả năng đào tạo và thuhút được những lao động có trình độ cao, khả năng sáng tạo những dịch vụ mới có lợi

Trang 26

nhất cho khách hàng và ngân hàng, uy tín và thời gian hoạt động trong lĩnh vực dịch vụngân hàng,… và nhờ những yếu tố ấy để trở thành nhà cung cấp dịch vụ lớn Những yếu

tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ nhưng lại thường xuyên biến động vàrất khó lượng hoá, do vậy nó không ổn định và khó xác định

- Dịch vụ ngân hàng do NHTM hoặc một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế được phép cung cấp (gọi chung là tổ chức cung ứng dịch vụ) Nói chung các nhà cung cấp

dịch vụ này phải được cơ quan quản lý nhà nước, mà cụ thể ở Việt Nam là Ngân hàng nhànước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động sau khi đã thẩm định các yếu tố cần thiết theo cácchuẩn mực và quy định cụ thể mà quy định cao nhất có tính chuyên ngành là luật Ngân hàngnhà nước và luật các Tổ chức tín dụng

- Các dịch vụ ngân hàng đều có chung đặc điểm là không hiện hữu : Nó không tồn

tại dưới dạng vật chất cụ thể nên không thể cảm nhận được bằng các giác quan, nó là kếtquả của một quá trình chứ không phải là một cái gì cụ thể có thể nhìn thấy, đếm, chứađựng, tích trữ, thử trước khi sử dụng Tuy nhiên nó cũng được biểu lộ qua một số yếu tố ,

đó chính là phương tiện chuyển giao dịch vụ cho khách hàng như địa điểm cung ứng dịch

vụ, thái độ, trình độ chuyên môn của giao dịch viên, thời gian xử lý công việc, kỹ thuậtcông nghệ được áp dụng, … cần nhận thấy vì đó là những dịch vụ liên quan đến tiề n bạc,tài sản tài chính,… của khách hàng nên những yếu tố nói trên có tầm ảnh hưởng rất lớnđến khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ

- Các dịch vụ ngân hàng nói chung đều dễ bị sao chép, bắt chước: Khi một ngân

hàng có một loại dịch vụ nào đó mang lại hiệu quả tốt thì ngay lập tức các ngân hàng kháccũng có thể triển khai dịch vụ đó nếu muốn mà không bị bất cứ một cản trở nào Ngoài ra

nó còn có tính không ổn định và khó xác định chất lượng vì nó mang tính cá biệt hoátrong cung ứng và tiêu dùng, nó phụ thuộc vào người cung cấp, người sản xuất và thờiđiểm thực hiện dịch vụ

- Dịch vụ ngân hàng có đặc tính không tách rời giữa quá trình tiêu dùng với quá trình cung ứng dịch vụ Việc tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ diễn ra cùng lúc với quá

trình cung ứng dịch vụ Cho nên việc cung ứng dịch vụ ở bất kỳ thời điểm nào vẫn luôn

đề cao khách hàng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh ngân hàng Để phục vụ kháchhàng tốt bên cạnh việc đảm bảo khả năng và kỹ thuật của ngân hàng trong cung ứng dịch

Trang 27

vụ, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụthì còn cần phải giúp khách hàng hiểu về dịch vụ ngân hàng với các tính năng và tiện íchcủa nó, đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng để giúp ngân hàng hoàn thành tốt quá trìnhcung ứng và tiêu dùng dịch vụ Chính vì ngân hàng chỉ cung ứng được dịch vụ khi cókhách hàng cùng tham gia nên nó không có khả năng lưu trữ, lưu kho.

- Các dịch vụ ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự ra đời của dịch vụ này là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của dịch vụ kia Các dịch vụ tín dụng và dịch vụ

phi tín dụng đều có mối quan hệ với nhau tạo thành một chu trình Các mối quan hệ nàytạo ra một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng Nhờ đó ngânhàng có được sự phát triển dịch vụ bền vững, phát huy tính hệ thống của dịch vụ và có thểcung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng

- Dịch vụ ngân hàng nói chung luôn phải gánh chịu sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ thông qua ngân hàng trung ương được cụ thể hóa bằng các luật Ngân

hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quannhư các quy định về chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, giấy phép hoạt động, các cơ chế,chính sách về bảo đảm an toàn hoạt động , dự phòng rủi ro, an ninh tài chính,…

1.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Ngày nay với sự phát triển đa năng của một ngân hàng thương mại hiện đại, cácngân hàng thương mại với quy mô lớn trên thế giới có tới hàng nghìn sản phẩm dịch vụ.Trong các trung gian tài chính thì ngân hàng là một định chế tài chính có nhiều sản phẩmdịch vụ nhất Với vai trò trung gian tài chính thì hầu hết các sản phẩm của ngân hàngthương mại đều được coi là sản phẩm dịch vụ Nhìn nhận ở g óc độ marketing, quả thật rấtkhó khăn trong việc xếp các sản phẩm dịch vụ vào nhóm nào cho thích hợp vì mỗi sảnphẩm đều đã gắn liền với một vài tiện ích Vì vậy, việc phân loại các sản phẩm dịch vụtruyền thống hay hiện đại chỉ mang tính tương đối Với các tiếp cận như vậy chúng ta cóthể hệ thống những sản phẩm dịch vụ truyền thống và sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngânhàng thương mại như sau:

1.1.3.1 Nhóm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống

Với cách hiểu về tín dụng ngân hàng:

Trang 28

- Nếu xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sangchủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được xem là phương pháp chuyển dịch quỹ từngười cho vay sang người đi vay [1].

- Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở

có hoàn trả giữa hai chủ thể mà phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các địnhchế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức

là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay sẽphải thanh toán vốn gốc và lãi cho ngân hàng

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu

là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng thương mại

và các định chế tài chính có chức năng cho vay) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp vàcác chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên c ho vay khi đến hạn thanh toán

Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽđược hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai Do đó tín dụng là quan hệ chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữusang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơnlượng giá trị ban đầu

Đối với hoạt động ngân hàng, v ì quan hệ tín dụng được hiểu đó là quan hệ giữangười thừa vốn đem cho vay và người thiếu vốn cần vay nên có thể hiểu tín dụng khôngnhững là quan hệ cho vay của ngân hàng (với tư cách là người cho vay) đối với kháchhàng (với tư cách là người vay) mà phải hiểu cả theo chiều ngược lại qua nghiệp vụ huyđộng vốn của NHTM, vì trong nghiệp vụ này ngân hàng (với tư cách là người vay) sẽ đivay vốn của khách hàng (với tư cách là người cho vay – người có nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi)

Với cách hiểu như vậy, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng bao gồm nghiệp vụ huyđộng vốn và nghiệp vụ cho vay:

Trang 29

+ Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất nhằm tạo

ra thành phần chính của tài sản nợ của ngân hàng thương mại Vì chúng ta đều biết, tàisản nợ của ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh củangân hàng Tuy tỷ trọng tài sản nợ trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng thương mạiViệt Nam còn ở mức thấp hơn tỷ trọng này của các ngân hàng thương mại lớn trên thếgiới (thông thường chiếm khoảng 90 – 95%) nhưng cũng lên tới khoảng 80 – 85%.Nghiệp vụ huy động vốn đương nhiên là cấu thành lớn nhất của tài sản nợ, quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của NHTM, theo chiều ngược lại còn đem đến cho khách hàng ,bao gồm tất cả dân cư, doanh nghiệp, tổ chức trong nước thuộc tất cả các khu vực của nềnkinh tế những tiện ích lớn lao, bằng cách đáp ứng những điều kiện và các công cụ thuậnlợi cho việc chuyển và rút các khoản tiền gửi, rộng hơn là những khoản thanh toán trongnền kinh tế một cách dễ dàng Huy động vốn, từ bản chất của hoạt động ngân hàng đãthực sự là một chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện chocác khách hàng thuộc các thành phần kinh tế bảo đảm an toàn các khoản tài sản tài chính,thực hiện được các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền theo yêu cầu của quá trình sản xuấtkinh doanh đồng thời còn giúp cho người gửi có thu nhập danh nghĩa phù hợp thông qualãi suất với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao Với số vốn huy động được,NHTM một mặt phải trích một khoản để đảm bảo dự trữ pháp định bắt buộc theo quyđịnh của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ, đồng thời phải giữ tại ngân hàng mộtkhoản tiền khác cũng theo quy định của ngân hàng trung ương để đảm bảo tính thanhkhoản, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của ngân hàng nhưng mặt khác là quan trọng hơn,các ngân hàng thương mại dùng số vốn huy động được đó để mở rộng cho vay, tài trợ vốncho các doanh nghiệp và cá nhân thiếu vốn và đang cần vay cho các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, và các nhu cầu tiêu dùng khác

Ở một mức độ nào đó, dịch vụ huy động vốn không hàm chứa các rủi ro mang tínhbản chất nghiệp vụ (như so với nghiệp vụ cho vay chẳng hạn) tuy nhiên các yếu tố khácnhư chất lượng phục vụ, tiện ích, thái độ của nhân viên ngân hàng lại đóng vai trò quantrọng Cấu thành nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay chủyếu là nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của khách hàng là cá nhân và doanhnghiệp và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của thể nhân

Trang 30

Xét về khía cạnh kế hoạch hóa nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế thìnguồn vốn huy động có kỳ hạn hoặc tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất.Trên cơ sở các kỳ hạn huy động, các NHTM sẽ có các kỳ hạn cho vay tương ứng Cũngchính vì lẽ đó cơ quan quản lý nhà nước là Ngân hàng Trung ương cũng xác định các mức

dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn ở mức thấp hơn

Các khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiết kiệm không kỳ hạn tuy chiếm một tỷtrọng nhỏ hơn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM, số dư của loại này biếnđộng không ngừng làm cho NHTM gặp khó khăn trong việc bảo đảm thanh khoản, dẫntới các ngân hàng này phải dự trữ thanh khoản nhiều hơn, Ngân hàng Trung ương cũngbắt các NHTM phải dự trữ bắt buộc nhiều hơn,… nhưng nó lại là một nguồn vốn vô cùngquan trọng vì giá của nó cực rẻ, thông thường chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá của các loạitiền gửi có kỳ hạn khác tùy theo từng thời điểm và khả năng quản trị nguồn vốn của từngngân hàng Chính vì thế các NHTM luôn tìm mọi cách tìm kiếm nguồn huy động này

+ Nghiệp vụ cho vay nền kinh tế

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàngvới các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò là người cho vay

Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung giancủa ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn Khác với hìnhthức tín dụng trực tiếp, nguồn vốn của tín dụng ngân hàng là nguồn vốn huy động của xãhội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đadạng về khối lượ ng cũng như thời hạn và mục đích sử dụng Vì nguồn vốn huy động cótính chất nhàn rỗi tạm thời nên tín dụng ngân hàng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vốn ngắnhạn, điều này cũng lý giải vì sao hoạt động chính của các NHTM là trên thị trường tiền tệ

Ở đây, sự tin tưởng đóng một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển củaquan hệ tín dụng ngân hàng Rủi ro mất vốn của một khoản tín dụng không chỉ làm ảnhhưởng đến sự tồn tại của một ngân hàng mà nó có thể gây phản ứng dây chuyền tới sự ổnđịnh của toàn hệ thống vì chúng có mối quan hệ với nhau thông qua hệ thống thanh toán.Nguy hiểm hơn điều này còn làm thiệt hại đến quyền lợi của người gửi tiền, gây ảnhhưởng không tốt đến sự ổn định xã hội Vì thế yêu cầu đảm bảo an toàn cho mỗi khoản tín

Trang 31

dụng ngân hàng là điều bắt buộc Yêu cầu này được thực hiện ngay từ trước khi cho vaythông qua đánh giá thẩm định tính khả thi của dự án xin vay, cho đến yêu cầu thế chấp,cầm cố và bảo lãnh khi vay và theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.

Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhucầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ , bởi chúng không đủ điều kiện để thamgia vào các thị trường vốn trực tiếp Hơn thế nữa, khả năng cung ứng vốn của tín dụngngân hàng còn góp phần đẩy nhanh tốc độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năngcạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng bao gồm các loại:

● Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay mà thời hạn không quá 12 tháng nhằmđáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toánđến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân Đây làloại tín dụng có mức rủi ro thấp vì thời gian hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro về lãisuất, về lạm phát cũng như sự b ất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô Vì thế lãi suất thường

là thấp hơn các loại cho vay khác Ngoài các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn thông thường,các nghiệp vụ khác như chiết khấu thương phiếu, mua các loại tín phiếu, các loại phiếumua hàng trả góp,… cũng được xếp vào nhóm nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn

● Cho vay trung và dài hạn có thời hạn cho vay từ trên một năm đến vài chục năm.Loại cho vay này thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất theo chiều rộnghoặc theo chiều sâu và kết quả là góp phần làm tăng mức sản xuất và của cải xã hội Vìthời hạn dài và hiệu quả đầu tư thường là dự tính trong tương lai tương đối dài hoặc rấtdài nên loại tín dụng này chứa đựng rủi ro cao; kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống và

do đó lãi suất cho vay sẽ tăng l ên tương ứng với thời hạn vay, thông thường là lãi suất caohơn ngắn hạn Ngoài nghiệp vụ cho vay trung, dài hạn thông thường, các nghiệp vụ thuêmua tài chính, bảo lãnh trên một năm, … cũng được x ếp vào nhóm nghiệp vụ tín dụngtrung và dài hạn

- Nghiệp vụ ngân hàng phi tín dụng:

Ngoài nghiệp vụ cho vay và huy động vốn như trình bày trên đây , gắn liền với sự

ra đời và phát triển của họat động ngân hàng còn có các sản phẩm dịch vụ khác (dịch vụ

Trang 32

phi tín dụng), đó là các sản phẩm dịch vụ truyền thống như mua bán ngoại tệ, chiết khấuthương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, huy động kỳphiếu, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch, cung cấp cácdịch vụ uỷ thác Các sản phẩm này ngày càng được cải tiến theo hướng hoàn chỉnh hơn,phù hợp hơn với các tiến bộ của khoa học công nghệ, gọn về thủ tục, rút ngắn thời giangiao dịch,… Một mặt, vẫn đảm bảo được tính an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàngnhưng mặt khác ngày càng thân thiện hơn với người s ử dụng dịch vụ, cho phép người sửdụng dịch vụ chủ động nắm được các thông tin về tài khoản của mình và các dịch vụ dongân hàng cung cấp Như vậy, các NHTM đã hướng tới việc đáp ứng nhu cầu khách hànghơn là áp đặt sản phẩm mà mình có Coi việc đảm bảo cá c nhu cầu dịch vụ ngân hàngngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng là trước hết và là sau đó chính nhờ uy tín

và sự ủng hộ thông qua việc sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng mới đem lạinguồn thu cho ngân hàng

Một số nghiệp vụ ngân hàng phi tín dụng phổ biến:

● Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Là loại nghiệp vụ mà trong đó một ngân hàng đứng

ra mua, bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác cho bản thân ngân hàng hoặc chokhách hàng

Dịch vụ mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu sau đây của khách hàng:

▪ Với các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhậpkhẩu) nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán thư tín dụng (L/C); Thanh toán tiền hàng hóadịch vụ với nước ngoài; Trả nợ vay ngân hàng bằng ngoại tệ,… Dịch vụ mua bán ngoại tệcủa NHTM phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp thường gồm hai mảng chủ yếu làmua ngoại tệ phục vụ xuất khẩu và bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu

▪ Với các cá nhân phục vụ cho các mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịchnước ngoài… một cách hợp pháp

Việc mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng thường được thực hiện thôngqua các nghiệp vụ giao dịch hối đoái giao ngay (Spot ); Giao dịch kỳ hạn (Forward); Hợpđồng quyền chọn (Option) và giao dịch hoán đổi (Swap ) Trong đó hai hình thức được sửdụng phổ biến nhất là spot và forward

Trang 33

● Nghiệp vụ bảo quản an toàn vật có giá: Nhờ ưu thế của các NHTM là nơi có các

trụ sở kiên cố với những kho chứa tiền bạc, vật có giá của bản thân ngân hàng mà cácNHTM có điều kiện để thực hiện chức năng bảo quản vật có giá của khách hàng Bảoquản an toàn vật có giá vốn là một nghiệp vụ truyền thống ra đời đầu tiên, trước cả nghiệp

vụ tín dụng Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá của khách hàng thường thực hiệnbằng hai loại hình là cho khách hàng thuê két sắt hoặc chính ngân hàng trực tiếp bảo quảntài sản cho khách hàng

● Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Thông thường, theo thông lệ quốc tế (tại

Việt Nam không phải là yêu cầu bắt buộc), NHTM được cấp giấy phép thành lập với điềukiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi

mà ngân hàng huy động được Việc mua trái phiếu Chính phủ được thực hiện t heo cơ chếđấu thầu Tổ chức thắng thầu trái phiếu chính phủ là tổ chức đặt thầu với giá thấp nhất tạiphiên đấu thầu ấy

● Cung cấp các tài khoản giao dịch và làm dịch vụ thanh toán: Các ngân hàng

cung cấp tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng, một tài khoản tiền gửi cho phépchủ tài khoản được viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và thanh t oán tiền dịch vụ

Ở các nước phát triển và nhiều nền kinh tế khác, phần lớn công tác thanh toán được thựchiện thông qua séc và phần lớn séc thanh toán trong nước được thực hiện qua thanh toán

bù trừ của các NHTM hoặc chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng trung ương Với công nghệngân hàng ngày càng lớn mạnh và phát triển trên nền tảng của những phát minh khoa họccông nghệ mới nhất trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, việc thanh toán bằng phát hành sécđang từng bước được thay thế bằng các phương thức khác như chuyển tiền điện tử quaNgân hàng trung ương hoặc sử dụng công nghệ thanh toán thẻ

Dịch vụ thanh toán là một trong những dịch vụ quan trọng nhất của ngân hàng đemlại nhiều tiện ích cho người sử dụng như nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm chiphí…từ đó góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho nhà kinhdoanh và các tổ chức kinh tế Thêm vào đó đối với một quốc gia, dịch vụ thanh toán quangân hàng còn góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia đó, chẳng hạn như gópphần thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán, góp phần phát triển

Trang 34

công nghệ điện tử, công nghệ sản xuất và thanh toán bằng thẻ,… Bên cạnh đó công nghệthông tin phát triển cũng thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhiều hình thức thanh toán khácnhau được sử dụng trên nền tảng internet như Home-banking, Internet banking, thẻ thanhtoán, đồng thời tạo điều kiện thuận thuận lợi và nhanh chóng hơn cho các dịch vụ ngânhàng truyền thống (Nhờ thu, uỷ nhiệm chi, L/C,…) phát huy tác dụng giúp cho nền kinh

tế hoạt động một cách linh hoạt và sôi động hơn

Với đặc điểm nhằm hỗ trợ việc thanh toán cho khách hàng khi tham gia các giaodịch kinh tế dân sự, tuỳ theo phạm vi của giao dịch, dịch vụ thanh toán bao gồm thanhtoán trong nước và thanh toán quốc tế

▪ Thanh toán trong nước: Khách hàng sử dụng dịch vụ này để thanh toán các khoảntiền mua bán hàng hóa, dịch vụ với đối tác trong phạm vi một quốc gia Khách hàng cóthể sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng như thanh toán bằng séc, thanh toánbằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán qua thẻ,…

▪ Thanh toán quốc tế: Khách hàng sử dụng dịch vụ này để thực hiện thanh toán,chuyển tiền cho các đối tác ở nước ngoài Việc chuyển tiền có thể được thực hiện thôngqua các ngân hàng đại lý qua phương thức chuyển tiền quốc tế khác nhau

● Cung cấp dịch vụ uỷ thác: Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập của

mọi tầng lớp dân cư được tăng lên, tạo ra khả năng tích lũy lành mạnh, chính nhờ khảnăng đó mà làm cho dịch vụ ủy thác của các ngân hàng thương mại tăng lên Dưới hìnhthức ủy thác, người ủy thác ủy thác cho ngân hàng thực hiện một trách nhiệm nào đó, kể

cả việc ủy thác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ

sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn được giao quản lý Chức n ăng quản lý tài sản nàyđược gọi là dịch vụ ủy thác Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại là dịch vụ uỷthác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và uỷ thác thương mại cho các doanh nghiệp

1.1.3.2 Nhóm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại

- Nhóm các sản phẩm thẻ

Dịch vụ thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đang được sử dụng rấtphổ biến hiện nay Chúng mang lại tiện ích cao cho khách hàng và được khách hàng ưachuộng Thẻ được chia làm nhiều loại tuỳ theo tính năng và tác dụng củ a thẻ Hiện nay ở

Trang 35

Việt Nam thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ ghi nợ (Debit card) là 2 loại thẻ được sử dụngphổ biến nhất.

Với dịch vụ thẻ khách hàng có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt, kiểm tra số dư,thanh toán các loại hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển khoản cho một tài khoản khác,trả tiền hàng thông qua các thiết bị chấp nhận thẻ Tiện ích của từng loại thẻ nhiều hay ít

là tùy thuộc vào đặc tính và số lượng dịch vụ mà mỗi ngân hàng cung cấp

- Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như inter net banking, phone banking, home banking…

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Các NHTM là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh ngoạihối, do đó các ngân hàng có thể thực hiện đầu cơ tự doanh kiếm lời trên thị trường liênngân hàng thông qua việc đứng ra mua bán các loại ngoại tệ để hưởng phí dịch vụ vàchênh lệch tỷ giá, đó chính là nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Nghiệp vụkinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu:

+ Với các doanh nghiệp: nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán L/C, thanh toán tiềnhàng hóa dịch vụ với nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng… bao gồm mua ngoại tệ phục vụxuất khẩu và bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu

+ Với các cá nhân: để phục vụ cho các mục đích: học tập, chữa bệnh, công tác, dulịch nước ngoài…

Việc mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng được thực hiện thông quacác hình thức sau: Giao dịch hối đoái giao ngay (Spot); Giao dịch kỳ hạn (Forward); Hợpđồng quyền chọn (Option); Giao dịch hoán đổi (Swap) Trong đó hai hình thức được sửdụng phổ biến nhất là Spot và Forwad

- Tài trợ xuất nhập khẩu

Tài trợ xuất nhập khẩu là các dịch vụ có liên quan đến yếu tố thanh toán với nướcngoài là nghiệp vụ cung ứng các dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu thuộcmột trong các trường hợp sau:

+ Giao dịch được xác lập hoặc thực hiện hoặc kết thúc ở nước ngoài, hoặc là giaodịch thanh toán có liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài

+ Giao dịch thanh toán có các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất tham gia

Trang 36

Tài trợ xuất nhập khẩu gồm có các hình thức sau:

+ Thư tín dụng (L/C - Letter of Credit) đây là hình thức phổ biến hiện nay tronghoạt động tài trợ xuất nhập khẩu gồm: Thư tín dụng xuất khẩu: Thông báo kiểm tra chứng từ,

mở L/C, thanh toán L/C; Thư tín dụng nhập khẩu: Kiểm tra chứng từ, mở L/C, thanh toánL/C

+ Ngoài ra nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu còn có các dịch vụ sau: Nhờ thu; Bảolãnh nhận hàng (Shipping Guarantee); Ký hậu vận đơn (Advance Endorsement), Mua chiếtkhấu bộ chứng từ; Thông báo bảo lãnh (Bank Guarantee Advising)

Có thể nói các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu là một trong số các loại dịch vụ cótính lưỡng tính vì khi là các dịch vụ mang lại nguồn thu là phí thì chúng được xếp vàodịch vụ phi tín dụng như phí phát hành L/C, phí sửa đổi L/C, phí thông báo L/C, phí bảolãnh nhận hàng, phí ký hậu vận đơn, phí nhờ thu,… tuy nhiên khi các dịch vụ này liênquan đến mảng tài trợ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thì chúng mang lạicho ngân hàng nguồn thu là lãi, lúc này các dịch vụ tài trợ này lại mang tính chất là cácdịch vụ tín dụng

- Nghiệp vụ bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của NHTM (bên bảo lãnh) với bên cóquyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bênđược bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đãcam kết với bên nhận bảo lãnh Khi đó khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngânhàng cả gốc và lãi số tiền đã được trả thay

Với dịch vụ này bên được bảo lãnh sẽ được một tổ chức có uy tín, có năng lực tàichính đủ mạnh đó chính là ngân hàng dùng uy tín của mình đứng ra làm người bảo lãnhgiúp cho người được bảo lãnh có điều kiện thuận lợi để thực hiện các thỏa thuận với bênnhận bảo lãnh như để thực hiện một hợp đồng, thi công một công trình, nhận hàng hóadịch vụ trước khi trả t iền…Và ngược lại bên được bảo lãnh sẽ phải trả cho ngân hàng mộtkhoản phí gọi là phí bảo lãnh

Các loại bảo lãnh hiện nay gồm: Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnhthực hiện hợp đồng; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh tiền ứng trước; Bảo lãnh đảm bảo chấtlượng và các loại bảo lãnh khác

Trang 37

Các hình thức bảo lãnh gồm: Phát hành bảo lãnh bằng thư, điện (telex, swift); Pháthành bảo lãnh đối ứng; Xác nhận bảo lãnh; Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnhphiếu; Các hình thức bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật.

Xét về tính chất, bảo lãnh là loại dịch vụ lưỡng tính vừa tín dụng vừa phi tín dụng.Trong giao dịch bảo lãnh nếu chưa phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh với bên thứ nhấtthì giao dịch này được coi là phi tín dụng và lúc này nguồn thu mà dịch vụ này mang lạicho ngân hàng là phí bảo lãnh Tuy nhiên khi nghĩa vụ này được bên bảo lãnh thực hiệncũng có nghĩa là bên được bảo lãnh có nghĩa vụ đối với ngân hàng về khoản tiền, vật chất

mà ngân hàng đã trả cho bên thứ nhất hay chính là ngân hàng đã cho bên được bảo lãnhvay thì giao dịch này lại có tính chất tín dụng và lúc này nghiệp vụ này sẽ mang lại chongân hàng nguồn thu là lãi Bảo lãnh về mặt bản chất là một hình thức cấp tín dụng Tuynhiên về một khía cạnh khác bảo lãnh lại là một dịch vụ có thu phí của NHTM, là mộtdịch vụ phi tín dụng mang lại nguồn thu nhập là phí bảo lãnh cho ngân hàng

1.1.4 Sự cần thiết của việc phát triển các dịch vụ ngân hàng

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế ngày càng mang tính toàncầu, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là các công nghệ ứng dụng trong lĩnhvực ngân hàng việc phát triển các dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu tất yếu và là hướngphát triển của hầu hết các ngân hàng trên thế giới nói chung và các NHTM Việt Nam nóiriêng Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ ngân hàng là do những lý do sau:

1.1.4.1 Do nhu cầu của thị trường

Đời sống của người dân và trình độ dân trí trong dân cư ngày càng được nâng cao

Sự phát triển của các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế ngày càng mạnh mẽ và mở rộngvới nhiều mối quan hệ làm ăn không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng raphạm vi toàn cầu Vì thế nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng đa dạng đặcbiệt là nhu cầu về dịch vụ ngân hàng Khách hàng ngày nay không chỉ dừng lại ở việcthoả mãn sử dụng các dịch vụ truyền thống mà họ muốn được sử dụng nhiều dịch vụ ngânhàng hiện đại, chất lượng cao đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để phục vụ mộtcách tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của mình Vì vậy việcphát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là một yêu cầu tất yếu khách quan Các dịch vụngân hàng ngày càng được hoàn thiện và được khách hàng đón nhận sử dụng là một xu

Trang 38

hướng khẳng định tính đúng đắn của việc lựa chọn phát triển các dịch vụ ngân hàng Tuynhiên vấn đề quan trọng hiện nay tại các NHTM Việt Nam là còn thiếu những hoạt độngnghiên cứu tổng thể về các nhu cầu của thị trường, chưa có một chiến lược cụ thể, phù hợpvới từng điều kiện kinh tế, xã hội của từng vù ng, miền, từng nhóm dân cư,… để từ đó cóđược những căn cứ sát thực về các nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ này để cóchiến lược hoạt động hiệu quả

1.1.4.2 Do nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại

- Phát triển dịch vụ ngân hàng giúp các ngân hàng một mặt tăng cường tính đadạng trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc mở rộng dịch vụ với chấtlượng phục vụ khách hàng ngày càng tăng lên và qua đó giúp các ngân hàng thương mạităng thu nhập Xu hướng phát triển hiện nay của các ngân hàng là tăng cường phát triểncác dịch vụ phi tín dụng, chuyển dịch cơ cấu nguồn thu, tăng tỷ trọng thu dịch vụ ròngtrong tổng lợi nhuận trước thuế (vì như đã phân tích, việc phát triển các dịch vụ ngânhàng phi tín dụng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và hầu như không gặp phải các rủi

ro so với nghiệp vụ tín dụng) Mặc dù hiện nay ở các NHTM Việt Nam hoạt động tíndụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu song bên cạnh đó một ngân hàngkhông thể tồn tại và phát triển nếu chỉ kinh doanh “độc canh” tín dụng vì chênh lệch lãisuất đầu vào đầu ra ngày càng hẹp, hơn nữa bản chất của hoạt động tín dụng luôn đi kèmtheo những rủi ro tiềm ẩn đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc hiện thực hóa chiến lược l ợinhuận của ngân hàng Việc phát triển mở rộng dịch vụ phi tín dụng là xu hướng phát triểntất yếu của các ngân hàng hiện đại Các sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng cao sẽ đemlại cho ngân hàng nguồn thu từ phí, hoa hồng, chênh lệch giá hoặc thu hút thêm kháchhàng nhờ những dịch vụ mà ngân hàng mang lại cho khách hàng, và từ đó gi úp ngân hàngnâng cao hiệu quả kinh doanh

- Phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp các ngân hàng phân tán rủi ro: hoạt độngngân hàng mang lại lợi nhuận lớn xong cũng tiềm ẩn không ít rủi ro trong đó tín dụng làlĩnh vực rủi ro nhất Vì thế phát triển và đang dạng hoá các dịch vụ phi tín dụng là mộtphương cách hiệu quả nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh, giữ vững sự ổn định tronghoạt động của các NHTM

Trang 39

- Tăng khả năng cạnh tranh: Các ngân hàng ngày nay không chỉ cạnh tranh về lãisuất mà còn cạnh tranh về phí, phong cách giao dịch, cải tiến quy trình theo hướng đơngiản, thuận lợi, hướng về khách hàng và qua đó chính khách hàng tạo ra nguồn thu chongân hàng thông qua việc sử dụng dịch vụ Vì thế, yếu tố quan trọng nhất là các NHTMphải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ phi tín dụng Đây là phương án cạnhtranh hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩmdịch vụ đa dạng, trọn gói, chất lượng và cạnh tranh.

1.1.4.3 Do yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâurộng, với tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, từ năm

1992, Việt Nam đã nối lại quan hệ với IMF , WB, ADB Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhậphiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Tháng 12 năm 1995 tham gia khu vực mậudịch tự do ASEAN (AFTA); Tháng 3 năm 1996 tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu với tưcách là thành viên sáng lập; Tháng 11 năm 1998, Việ t Nam được kết nạp là thành viênchính thức của APEC – diễn đàn hợp tác gồm 21 nền kinh tế thuộc vùng châu Á – TháiBình Dương 20 năm sau kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (19 86), từ năm 2006 ViệtNam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

và đang trong quá trình thực hiện các cam kết về tự do hoá thị trường tài chính ngân hàngkhi gia nhập WTO [16]

Bên cạnh việc tham gia vào các hiệp định hợp tác đa phương và khu vực, ViệtNam cũng đã tiến hành đàm phán và ký k ết rất nhiều hiệp định thương mại và đầu tư đaphương và song phương để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các đối tácchiến lược Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết trên 90 hiệp định thương mạisong phương Trong đó đáng kể là đã ký kết hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA), gần

60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần vànhiều hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.Việt Nam cũng đã và đang đàm phán các hiệ p định thương mại tự do để thiết lập khu vựcthương mại tự do với các đối tác quan trọng như ASEAN, Nhật Bản, Chi Lê,… [23]

Với các nỗ lực nêu trên của Đảng và nhà nước , tiến trình hội nhập quốc tế của ViệtNam đã và đang có nhiều tác động tới mọi khu vực từ thành thị đến nông thôn và đến tận

Trang 40

cả những vùng sâu, vùng xa, đến mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng trong đờisống kinh tế của đất nước Tuy nhiên, do đặc điểm của từng vùng, miền khác n hau nên tácđộng của hội nhập kinh tế cũng khác nhau Dựa trên những đặc điểm riêng của mình màmỗi ngành, mỗi vùng miền có thể chủ động tham gia và khai thác những lợi ích từ hộinhập kinh tế quốc tế đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục những tác động bất lợi

có thể phát sinh và phải đối mặt trong quá trình hội nhập Đối với lĩnh vực tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức

to lớn với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình xâmnhập thị trường Việt Nam - một trong những thị trường mới nổi và giàu tiềm năng củachâu Á và thế giới Các ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh chủ yếu là lĩnh vựcdịch vụ với những sản phẩm chất lượng cao và nhiều tiện ích, nguồn vốn và kỹ thuật cũngnhư trình độ quản trị tốt hơn hẳn , vì thế các NHTM Việt Nam đang đứng trước yêu cầuphải cải tiến và phát triển, mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm dịch vụngân hàng để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường vốn mang tính t oàn cầu, mangtính cạnh tranh hơn bao giờ hế t

1.2 THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.2.1 Một số vấn đề liên quan về thị trường dịch vụ ngân hàng và phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng

1.2.1.1 Về thị trường dịch vụ ngân hàng

- Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cungcấp dịch vụ tài chính cung cấp Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch

vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác Như vậy dịch

vụ ngân hàng là một khái niệm thuộc nội hàm dịch vụ tài chính

- Dịch vụ ngân hàng bao gồm dịch vụ tiết kiệm (tiền gửi tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu…); cho vay (tín dụng, thuê mua tài chính, cầm cố thế chấp, cho vay ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu giấy tờ có giá…); thanh toán (thanh toán, chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, séc du lịch và hối phiếu…); giao dịch (thị

trường tiền tệ, thị trường ngoại hối)

Ngày đăng: 21/11/2014, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. PGS., TS. Ngô Hướng (2010) – Thị trường Tài chính Nông thôn và những vấn đề của thị trường Tài chính nông thôn hiện nay – Phát triển thị trường tài chính nông thôn Việt Nam lành mạnh và hiệu quả (Kỷ Yếu hội thảo khoa học) – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Tài chính Nông thôn và những vấn đề của thịtrường Tài chính nông thôn hiện nay – Phát triển thị trường tài chính nông thôn Việt Nam lànhmạnh và hiệu quả (Kỷ Yếu hội thảo khoa học)
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội
4. Hoàng Kim (1998) - Tiền tệ và ngân hàng – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ và ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà nội
5. Phạm Bảo Lâm (2006) – Tác động đối với dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO – Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Báo cáo nghiên cứu số 3.Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Tác động đối với dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO– Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Báo cáo nghiên cứu số 3
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
7. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007 )- Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 – Kỷ Yếu các công trình nghiên cứu khoa học, quyển 8 – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: )- Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hànggiai đoạn 2006 – 2010 – Kỷ Yếu các công trình nghiên cứu khoa học, quyển 8
Nhà XB: Nhà xuất bảnVăn hóa thông tin Hà Nội
8. PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Nhi Quang – Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói – Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 7(352) ngày 01/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng trọn gói
9. Nguyễn Thị Kim Thanh - Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua các giải pháp công nghệ thông tin - Tạp chí ngân hàng số 6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng thông qua các giảipháp công nghệ thông tin
11. PGS., TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà (2004)- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ – Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: )- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: PGS., TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
12. ThS. Nguyễn Thu Trang, ThS. Trần Thanh Hoài – Tái cơ cấu, cải cách hoạt động ngân hàng trên thế giới – Thực tiễn và bài học cho Việt Nam - Tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Tái cơ cấu, cải cách hoạt động ngân hàngtrên thế giới – Thực tiễn và bài học cho Việt Nam
13. Vũ Thế Vậc – Khuôn khổ pháp lý tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại – Tạp chí ngân hàng số 1+2/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuôn khổ pháp lý tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
17. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI – Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội. (2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nhà xuất bản chínhtrị quốc gia – Hà Nội. (2011)
21. Quốc hội (2010). Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật các Tổ chức Tín dụng; Hướng dẫn quản lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả - Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật các Tổ chức Tín dụng; Hướngdẫn quản lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nhà xuất bảnTài chính
Năm: 2010
2. Đặng Công Hoàn – Một số thuận lợi và thách thức trong việc phát triển thị trường thẻ thanh toán – Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số 10 ngày 15/5/2011 Khác
10. Nguyễn Chí Thành – Củng cố và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong bối cảnh mới – Tạp chí ngân hàng số 4/2011 Khác
14. Bộ Kế hoạch đầu tư (2009). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 Khác
15. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết nghị quyết 10-NQ- /TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010 Khác
16. Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010 – Kỷ Yếu các công trình nghiên cứu khoa học, quyển 8 – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Hà Nội – 2007 Khác
18. Đảng Bộ tỉng Lâm Đồng. Văn kiện đại hội tỉnh Đảng bộ Lâm Đồng lần thứ IX – Phần Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội 5 năm 2006 -2010, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015 Khác
19. Cục Thống kê Lâm Đồng . Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng các năm 2006 - 2010 Khác
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh các tỉnh Tây nguyên. Báo cáo thống kê qua các năm (2005 – 3/2011) Khác
22. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008 – Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội – (2009) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRÊN DƯ NỢ CHO VAY THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ QUÝ 1/2011 - phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
Bảng 2.1 TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRÊN DƯ NỢ CHO VAY THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ QUÝ 1/2011 (Trang 85)
Bảng 2.2: TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHU VỰC TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ QUÝ 1/2011 - phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
Bảng 2.2 TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ KHU VỰC TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ QUÝ 1/2011 (Trang 90)
Bảng 2.3: THỐNG KÊ TỶ LỆ TỰ LỰC NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG - phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
Bảng 2.3 THỐNG KÊ TỶ LỆ TỰ LỰC NGUỒN VỐN CỦA HỆ THỐNG (Trang 93)
Bảng 2.4: CƠ CẤU CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2006 – 2010 - phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
Bảng 2.4 CƠ CẤU CHO VAY PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2006 – 2010 (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w