0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Sự khác biệt về phương pháp nhận thức của hai nền triết học.

Một phần của tài liệu SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 27 -27 )

Triết học Hy Lạp cổ đại ngã về tư duy duy lý, Triết học Ấn Độ cổ đại ngã về dùng trực giác. Triết học Hy Lạp cổ đại đi từ cụ thể đến khái quát cho nên là tư duy tất định – tư duy vật lý chính xác nhưng lại không gói được cái ngẫu nhiên xuất hiện. Còn triết học Ấn Độ cổ đại đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụ triết học với những cấu cách ngôn, ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách nào cũng được, nó gói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa học dự báo.

Triết học Hy Lạp ngã về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ. Thế mạnh của Hy Lạp là khoa học, kỹ thuật ... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Triết học Hy Lạp đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật của toàn thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn, cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá, cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.

Triết học Hy Lạp có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan. Phương tiện nhận thức của triết học Hy Lạp là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn.

Triết học Hy Lạp nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên. Một nét nữa của triết học Hy Lạp thiên về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể...

Triết học Ấn Độ cổ đại mà nổi bật là trường phái Mimansa coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức. Nhận thức trong triết học Ấn Độ cổ đại bắt đầu từ luân lý đạo đức, nhận thức gắn liền với đạo đức. Trong nhận thức, triết học Ấn Độ cổ đại đề cao việc tự nhận thức, tự hiểu. Điều này quy định tính chất trực nhận, trực giác trong triết học Ấn Độ.

Một phần của tài liệu SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI (Trang 27 -27 )

×