1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

175 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính và các dòng vốn được giao lưu tự do và chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh này, nền kinh tế mỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ra trong toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập WTO cũng chịu sự tác động to lớn trong xu thế đó. Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính sẽ giúp nền kinh tế đất nước có sức đề kháng trước những cú sốc kinh tế bên ngoài nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời chẩn đoán ra các căn bệnh của nền kinh tế và tìm cách chữa trị nó là cách hữu hiệu để đứng vững trên con đường hội nhập. Trong đó, vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế hiện nay là tình trạng “đô la hóa” mà theo các chuyên gia “đô la hóa Việt Nam đang ở mức báo động” có thể ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại một nền kinh tế mà tình trạng đô la hóa càng cao biểu thị vị thế của đồng tiền quốc gia đó càng thấp và ngược lại. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đồng tiền quốc gia có tính chuyển đổi ban đầu là chuyển đổi trong nước và tiến đến từng bước có tính chuyển đổi quốc tế cũng là một yếu tố để đánh giá vị thế của đồng tiền quốc gia. Một đồng tiền quốc gia có tính chuyển đổi càng cao càng biểu hiện vị thế đối nội cũng như vị thế đối ngoại càng cao. Một đồng tiền có vị thế cao là một điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng (VND) và phát triển kinh tế là những nội dung có quan hệ hữu cơ. Trong đó, phát triển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao vị thế của VND sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng bao hàm việc nâng cao vị thế đối nội và vị thế đối ngoại của đồng tiền, hay nói các khác đó là hạn chế tình trạng đô la hoá và nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng. Nghị quyết Đại Hội VIII đề ra “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, đồng thời chỉ đạo “Tăng khả năng chuyển đổi của Việt Nam Đồng, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước”. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII yêu cầu “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam”. Nghị quyết đại hội IX yêu cầu “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”, cụ thể trong giai đoạn 2001 2005 là “Từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước hết là đối với tài khoản vãng lai” và trong giai đoạn 20062010 là “Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn; thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam”. Việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng là quá trình khác phục tình trạng đô la hoá và nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền. Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, tuy nhiên tính chuyển đổi của VND vẫn ở mức độ thấp và hiện tượng đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản, cần phải có giải pháp và lộ trình hợp lý để khắc phục tình trạng này trong những năm tiếp theo. Với những phân tích và nhận định trên, tác giả tập trung nghiên cứu Luận án nghiên cứu sinh với tên đề tài “Giải pháp nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” với mục đích nghiên cứu một cách toàn diện vị thế của Việt Nam Đồng, một vấn đề mà từ trước tới nay chưa có công trình nào thực hiện. Đồng thời đưa ra các giải pháp và lộ trình thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển kinh tế kết hợp các giải pháp có tính đến thực trạng của nền kinh tế để cân nhắc tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đưa ra. Nguồn số liệu tác giả sử

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tàichính liên tục, các luồng tài chính và các dòng vốn được giao lưu tự do vàchuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác Trong bối cảnh này, nền kinh tếmỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ratrong toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập WTO cũng chịu sự tác động to lớntrong xu thế đó Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tàichính sẽ giúp nền kinh tế đất nước có sức đề kháng trước những cú sốc kinh

tế bên ngoài nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời chẩn đoán ra cáccăn bệnh của nền kinh tế và tìm cách chữa trị nó là cách hữu hiệu để đứngvững trên con đường hội nhập Trong đó, vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài

chính cũng như nền kinh tế hiện nay là tình trạng “đô la hóa” mà theo các chuyên gia “đô la hóa Việt Nam đang ở mức báo động” có thể ảnh hưởng rất

lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Tại một nền kinh tế mà tình trạng đô la hóacàng cao biểu thị vị thế của đồng tiền quốc gia đó càng thấp và ngược lại.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đồng tiền quốc gia có tínhchuyển đổi ban đầu là chuyển đổi trong nước và tiến đến từng bước có tínhchuyển đổi quốc tế cũng là một yếu tố để đánh giá vị thế của đồng tiền quốcgia Một đồng tiền quốc gia có tính chuyển đổi càng cao càng biểu hiện vị thếđối nội cũng như vị thế đối ngoại càng cao Một đồng tiền có vị thế cao là mộtđiều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia

Nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng (VND) và phát triển kinh tế lànhững nội dung có quan hệ hữu cơ Trong đó, phát triển kinh tế vừa là nềntảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao vị thế của VND sẽ góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng

Trang 2

bao hàm việc nâng cao vị thế đối nội và vị thế đối ngoại của đồng tiền, haynói các khác đó là hạn chế tình trạng đô la hoá và nâng cao tính chuyển đổi

của Việt Nam Đồng Nghị quyết Đại Hội VIII đề ra “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, đồng thời chỉ đạo “Tăng khả năng chuyển đổi của Việt Nam Đồng, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước” Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII yêu cầu “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam” Nghị quyết đại hội IX yêu cầu “Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam”, cụ thể trong giai đoạn 2001 -2005 là “Từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, trước hết là đối với tài khoản vãng lai” và trong giai đoạn 2006-2010 là “Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá hoàn toàn giao dịch vãng lai, từng bước mở cửa các giao dịch vốn; thu hẹp và tiến tới xoá bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam”.

Việc nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng là quá trình khác phục tìnhtrạng đô la hoá và nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Mặc dù đã đạtđược một số tiến bộ đáng kể, tuy nhiên tính chuyển đổi của VND vẫn ở mức

độ thấp và hiện tượng đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơ bản,cần phải có giải pháp và lộ trình hợp lý để khắc phục tình trạng này trongnhững năm tiếp theo Với những phân tích và nhận định trên, tác giả tập trung

nghiên cứu Luận án nghiên cứu sinh với tên đề tài “Giải pháp nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

với mục đích nghiên cứu một cách toàn diện vị thế của Việt Nam Đồng, mộtvấn đề mà từ trước tới nay chưa có công trình nào thực hiện Đồng thời đưa racác giải pháp và lộ trình thực hiện các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triểnkinh tế kết hợp các giải pháp có tính đến thực trạng của nền kinh tế để cânnhắc tính khả thi của các giải pháp mà tác giả đưa ra Nguồn số liệu tác giả sử

Trang 3

dụng để phân tích được lấy đến hết năm 2009 và một số dữ liệu được cập nhậtđến năm 2010.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, vấn đề nâng cao tính chuyển đổi của VND và khắc phục tìnhtrạng đô la hóa đã được một số tác giả nghiên cứu dưới dạng các bài báo, luận

án, cụ thể:

Trong đề tài nghiên cứu khoa học của Học viên Ngân hàng năm 2003,

đề tài có Mã số VNH 2001-11 mang tên “Giải pháp hạn chế lưu thông ngoại

tệ mặt trên thị trường tự do ở Việt Nam – qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội”, chủ nhiệm đề tài Ts Nguyễn Ngọc Thủy Tiên Đề tài này đã nghiên

cứu nội dung quản lý ngoại tệ trên thị trường tự do, một thị trường khôngchính thức Tuy nhiên, đề tài này cũng chưa có nhiều nội dung liên quan đếnvấn đề vị thế của Việt Nam Đồng mà mới dừng ở khía cạnh quản lý thị trườngngoại tệ mặt (hay thị trường ngoại tệ tự do) để góp phần thực thi có hiệu quảchính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước

Trong một đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Vân Hà - Học viện

Ngân hàng, 2006 “Điều kiện và lộ trình để đồng Việt Nam được tự do chuyển đổi” đã đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp để Việt Nam Đồng được tự do

chuyển đổi Qua nghiên cứu tác giả thấy luận văn này phần nào làm rõ về mặt

lý luận của vấn đề tính chuyển đổi của đồng tiền, nghiên cứu kinh nghiệmchuyển đổi đồng tiền của một số nước châu Á và rút ra kinh nghiệm cho ViệtNam, đồng thời đưa ra các lộ trình và giải pháp để Việt Nam Đồng là đồngtiền chuyển đổi Tuy nhiên, luận văn mới chỉ góp phần thực hiện vấn đề nângcao vị thế đối ngoại của đồng tiền mà chưa kết hợp với vấn đề nâng cao vị thếđối nội của Việt Nam Đồng Ngay trong một quốc gia mà tình trạng đô la hóacòn tiếp diễn thì việc để đồng tiền đó là đồng tiền chuyển đổi là việc làmkhông thể Khi mà niềm tin của người dân chưa đặt hoàn toàn vào sức mạnh

Trang 4

của đồng nội tệ, họ vẫn sử dụng ngoại tệ như một đồng tiền giao dịch thứ haithì việc quản lý ngoại hối là vấn đề khó khăn, các giải pháp tự do hóa các giaodịch vãng lai và giao dịch vốn sẽ là một rủi ro rất lớn đối với việc đảm bảo sự

ổn định của Việt Nam Đồng

Năm 2007, một đề án cấp Nhà nước mang tên “Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục hiện tượng đô la hoá trong nền kinh tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 98/2007/QĐ-

TTg Nội dung của đề án đi sâu vào đánh giá tình trạng đô la hóa và tínhchuyển đổi của đồng tiền đồng thời đưa ra lộ trình và giải pháp nâng cao tínhchuyển đổi của đồng tiền Nhìn chung các giải pháp đưa ra có tính chất tìnhthế hơn là một định hướng lâu dài và khó khả thi, chưa nêu được đầy đủ cácnguyên nhân dẫn đến tình trạng VND chưa có vị thế cao và các điều kiện tiền

đề để thực hiện các giải pháp – đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để các giảipháp có thể thực hiện được

Trong năm 2009 có hai đề tài luận án Tiến sỹ về đô la hóa, một đề tài

Tiến sỹ “Các giải pháp thúc đẩy quá tiến trình phi đô la hóa ở Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Thanh Bình, Học Viện Tài chính và đề tài luận án Tiến sỹ

“Hiện tượng đô la hóa và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn - Đại học

ngoại thương, các đề tài này đi sâu vào phân tích lý luận về tình trạng đô lahóa, đánh giá tác động của đô la hóa đối với nền kinh tế, tìm hiểu nguyênnhân của tình trạng đô la hóa, nghiên cứu các kinh nghiệm giải quyết tìnhtrạng đô la hóa của một số nước và đưa ra giải pháp thúc đẩy tiến trình phi đô

la hóa ở Việt Nam Tuy nhiên, đề tài này chỉ đi sâu vào một nội dung đánh giá

vị thế đối nội của đồng tiền quốc gia, chưa đánh giá một cách toàn diện vàđầy đủ vị thế của Việt Nam Đồng đứng trên phương diện đối nội và đối ngoại

Trang 5

Ngoài ra trên các báo điện tử, báo tạp chí ngân hàng, chứng khoán, thờibáo kinh tế vv đều có những bài viết phân tích một số khía cạnh có liên quannhư tỷ giá, lãi suất, tình trạng đô la hóa , tình trạng đáp ứng ngoại tệ của ngânhàng trung ương, dự trữ ngoại hối nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về

vị thế của Việt Nam Đồng một cách đầy đủ và toàn diện

Đánh giá chung: Ở một mức độ nhất định, các bài viết, luận văn, luận

án, đề án đã nêu được thực trạng về tính chuyển đổi của VND cũng như đánhgiá thực trạng vấn đề đô la hóa ở Việt Nam Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu

ở các đề tài trên có một số hạn chế sau: Một số đề tài đi vào vấn đề nghiêncứu tình trạng đô la hóa ở Việt Nam và có đưa ra các biện pháp khắc phục và

lộ trình thực hiện, tuy nhiên với các lộ trình đó thì đối với nền kinh tế ViệtNam là không thể thực hiện được Bên cạnh đó có những đề tài chỉ nghiêncứu các giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng mà các giảipháp đó chưa gắn với thực tiễn của Việt Nam đó là nền kinh có quy mô cònhạn chế, lạm phát cao, hiệu quả đầu tư thấp, dự trữ ngoại hối còn nhỏ, thâmhụt thương mại cao, các bất cập về cơ chế, chính sách điều hành nên khi đưa

ra các giải pháp và lộ trình khó khả thi Ngay cả Đề án nêu trên của Ngânhàng Nhà nước đầu mối thực hiện cũng còn có nhiều giải pháp không khả thi

và lộ trình thực hiện chưa thực tế Hơn nữa, nền kinh tế đang trong quá trìnhkhắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008-2009) và hậu quả nặng

nề vẫn còn đang được các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam tìmcách khắc phục đã tác động đến hiệu quả của các giải pháp nêu trong đề án,

về khía cạnh nào đó đã làm giảm tính thực tiễn của Đề án

3 Mục đích nghiên cứu của Luận án

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm lý luận về vị thế của đồng tiềntrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

- Làm rõ bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đếnnền kinh tế.

- Nêu ra sự cần thiết phải nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

- Đánh giá vị thế của Việt Nam Đồng qua các giai đoạn phát triển kinh

tế, đưa ra các nguyên nhân làm cho vị thế của VND chưa được đánh giá cao

- Đưa ra các giải pháp và lộ trình thực hiện các giải pháp để nâng cao vịthế của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng vị thế

của Việt Nam Đồng qua các giai đoạn, đánh giá chung về vị thế đối nội cũngnhư vị thế đối ngoại của Việt Nam Đồng, tìm hiểu các nguyên nhân để từ đóđưa ra các giải pháp để nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng trong điều kiệnhội nhập kinh tế quốc tế

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là đánh giá vị thế

của Việt Nam Đồng mà cụ thể là vị thế đối nội (thông qua việc đánh giá mức

độ đô la hóa) và vị thế đối ngoại (thông qua đánh giá tính chuyển đổi của ViệtNam Đồng) qua các giai đoạn từ trước khi mở cửa cho đến năm 2010 Đồngthời đưa ra các giải pháp và lộ trình để nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng từnăm 2011 đến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: tổnghợp và phân tích; thống kê; so sánh đối chiếu làm cơ sở để phân tích, đánh giá

và đưa ra giải pháp; các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Trang 7

6 Đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý thuyết:

+ Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết liênquan đến vị thế của đồng tiền Luận giải các khía cạnh để đánh giá vị thế củađồng tiền của một quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

+ Làm rõ được mối quan hệ giữa vị thế đối nội của đồng tiền với việcđánh giá mức độ đô la hóa trong nền kinh tế, qua đó đánh giá vị thế đối nộicủa đồng tiền thông qua việc đánh giá mức độ đô la hóa của nền kinh tế

+ Làm rõ được mối quan hệ giữa vị thế đối ngoại của đồng tiền với tínhchuyển đổi của đồng tiền, qua đó đánh giá vị thế đối ngoại của đồng tiềnthông qua đánh giá tính chuyển đổi của nó

+ Tìm hiểu các yếu tố tác động đến vị thế của đồng tiền để từ đó nghiêncứu các nguyên nhân dẫn đến vị thế của đồng nội tệ chưa được đánh giá caotại một quốc gia

- Về thực tiễn:

+ Đánh giá được vị thế đối nội và vị thế đối ngoại của Việt Nam Đồngthông qua các giai đoạn phát triển kinh tế; Giai đoạn trước khi mở cửa 1986,giai đoạn sau khi mở cửa đến giai đoạn chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tếthị trường (1987-1991), giai đoạn phát triển kinh tế đến khủng hoảng tài chính– tiền tệ Đông Nam Á năm 1997, giai đoạn nền kinh tế chịu tác động củakhủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á (1998-2001), giai đoạn năm

2002 đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (2002-2007), giai đoạn nền kinh

tế chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (2008) đến nay

+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng vị thế của Việt Nam Đồng

bị đánh giá thấp cả về vị thế đối nội và vị thế đối ngoại

+ Phân tích quá trình nâng cao vị thế của đồng tiền Trung Quốc, TháiLan, Chi Lê và Mexico đề từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 8

+ Đưa ra những luận giải và các giải pháp nâng cao vị thế của đồng tiềncùng với lộ trình thực hiện phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế.

7 Cấu trúc của luận án

Với những mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án được tác giả chiathành 3 chương, kết thúc mỗi chương đều có phần kết luận nhằm tóm lược nộidung và nhấn mạnh những nội dung quan trọng, cụ thể:

Chương 1: Vị thế của đồng tiền quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương này trình bày các vấn đề lý thuyết chung về vị thế của đồngtiền Một đồng tiền được coi là có vị thế cao nếu nó được thể hiện toàn bộ cácchức năng vốn có của nó (3 chức năng cơ bản là: công cụ trao đổi, thước đogiá trị, phương tiện cất trữ giá trị) mà không bị đồng tiền nước khác thay thếmột hoặc một số các chức năng của nó ngay trong phạm vi quốc gia, đồngthời chính đồng tiền đó được chấp nhận là đồng tiền thanh toán và dự trữquốc tế Nội dung của chương này cũng làm rõ các vấn đề liên quan đến hiệntượng đô la hóa, các vấn đề liên quan đến tính chuyển đổi của đồng tiền vàmối liên hệ của các vấn đề trên đến vị thế của đồng tiền Các yếu tố tác độngđến vị thế của đồng tiền trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Nghiên cứucác bài học xây dựng vị thế đồng tiền quốc gia của các nước như Thái Lan,Mexico, Chi Lê và Trung Quốc sau đó rút ra bài học cho Việt Nam

Chương 2: Đánh giá vị thế của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương này tác giả đi vào vấn đề đánh giá vị thế của Việt Nam Đồngqua các giai đoạn phát triển kinh tế, đưa ra đánh giá chung nhất về vị thế củaViệt Nam Đồng đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ViệtNam Đồng bị đánh giá là có vị thế thấp Đây là nội dung quan trọng, là tiền

đề để đưa ra các giải pháp trong chương 3

Trang 9

Chương 3: Các giải pháp và lộ trình nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trên cơ sở phân tích thực trạng về vị thế của Việt Nam Đồng trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chương 3 của Luận án đã đưa ra các giảipháp và lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vị thế cả về vị thế đốinội và vị thế đối ngoại của đồng tiền

Trang 10

Chương 1:

VỊ THẾ CỦA ĐỒNG TIỀN QUỐC GIA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 KHÁI NIỆM VỊ THẾ CỦA ĐỒNG TIỀN QUỐC GIA TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển

nền kinh tế của mỗi quốc gia

1.1.1.1 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế là việc một nước tham gia vào hiệp định thương mại, kinh tế, văn hóa trong khu vực hoặc tổ chức quốc tế, như tổ chức WTO, IMF, BIS, ASEAN v.v Nói cách khác, hội nhập là một nước gia nhập, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế Hội nhập là việc các thành viên tham gia

hội nhập cam kết hoạt động kinh doanh thương mại theo luật chơi chung,được coi là hệ thông lệ quốc tế Hội nhập giúp cho các nước thành viên traođổi thông tin, hưởng các đặc quyền của thành viên Hội nhập đi theo hướng:khu vực hóa và toàn cầu hóa

Vì vậy xu thế hội nhập là xu thế nằm trong khuôn khổ của xu thế toàn cầu

Trang 11

hóa, với hai đặc trưng cơ bản đó là xu thế đơn cực và xu thế đa cực đối khángnhau, và xu thế các nước công nghiệp ngày càng mở rộng thị trường, trongkhi các nước kém phát triển ngày càng phụ thuộc vào các nước công nghiệp.

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hóa luôn luôn tiềm ẩn haimặt: Thời cơ và thách thức, hợp tác và đấu tranh, phát đạt và phá sản, vươnlên và tụt hậu Các khả năng đó diễn ra như thế nào là tùy thuộc vào môitrường kinh tế thế giới và nỗ lực chủ quan của từng quốc giá Tuy vậy nguy

cơ thất bại, mắc nợ chồng chất luôn thường trực đối với các nước chậm pháttriển Hội nhập kinh tế của Việt Nam được thực hiện theo hai phương thức:song phương và đa phương; với nhiều đối tác theo chủ trương đa phương hóa;trong nhiều lĩnh vực: Trao đổi hàng hóa, đầu tư mở rộng quan hệ tài chính -tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật

(*) Toàn cầu hóa

Có thể hiểu là một xu thế chung trên thế giới chuyển các hoạt độngkinh tế trong phạm vi một quốc gia hoặc trong khu vực sang phạm vi hoạtđộng toàn thế giới, mà không có giới hạn về biên giới quốc gia Từ khía cạnh

về sức mạnh kinh tế giữa các nước, toàn cầu hóa có thể được hiểu là việc cáccông nghiệp mở rộng phạm vi sang thị trường các nước đang phát triển, hayngược lại có sự xâm nhập hàng hóa của các nước đang phát triển Xét tổng thể

có thể thấy toàn cầu hóa gắn liền với xu hướng các Công ty đa quốc gia ồ ạtxâm nhập thị trường thế giới, trong đó có thị trường các nước đang phát triển

Xu hướng toàn cầu hóa gắn liền với cạnh tranh và độc quyền, xu thếcác Công ty đa quốc gia đang sáp nhập với nhau để thành các Công ty đaquốc gia khổng lồ cho thấy, một mặt họ phải hợp nhất để tồn tại trong khungcảnh toàn cầu hóa, mặt khác họ hợp nhất để bành trướng phạm vi hoạt độngcủa họ trên toàn cầu, trước tiên là ngày các nước công nghiệp, rồi từ đó bành

Trang 12

trướng ra các nước đang phát triển Trong thế kỷ XXI, thế giới có nguy cơ bịcác Công ty đa quốc gia thống trị về mặt kinh tế.

Để có được xu thế toàn cầu hóa thì nền kinh tế các nước phải có mộttính chất đồng nhất, đó là nền kinh tế thị trường Không có nền kinh tế thịtrường thì không thể có xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đó là điểm khác với xuthế thống trị của các Công ty đa quốc gia trong thời kỳ chế độ thực dân cũ, caitrị các nước khác bằng chế độ thực dân

Toàn cầu hóa làm cho biên giới quốc gia không còn có ý nghĩa, mộtbiến động kinh tế ở một nước có thể tác động lan truyền đến tình hình kinh tếcác nước khác, lan truyền ra phạm vi toàn thế giới Trong quá trình toàn cầuhóa, các nước kém phát triển phải tự rút ra bài học và có biện pháp riêng đểgiải quyết các vấn đề khủng hoảng của mình, mà không quá trông chờ vào cácgiải pháp từ bên ngoài

Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa sẽ dẫn đến hệ quả là quá trình

tự do hóa kinh tế

(*) Tự do hóa kinh tế

Tự do hóa kinh tế được hiểu là xóa bỏ các quy định hạn chế của nhà nước có tính chất đi ngược lại với các nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế, thiết lập thể chế kinh tế thị trường theo cơ chế cung cầu thị trường, mở cửa giao lưu kinh tế hai chiều với các nước khác theo nguyên tắc phá vỡ các hàng rào bảo vệ kinh tế trong nước, trong thực hiện giao dịch bình đẳng với nhau.

Thông thường các quy định của nhà nước phụ thuộc vào các chính sách

ưu tiên kinh tế của một quốc gia Về đối nội, đó là các chính sách hạn chế vớigiá hàng hóa, dịch vụ tài chính Ví dụ: quy định mức trần đối với giá lươngthực, quy định mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp, thậm chí quy địnhmức lãi suất tiền cho vay, quy định mức trần đối với giá xăng điện, giá xăngdầu v.v Loại chính sách thứ hai, thuộc chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất

Trang 13

trong nước Các nước đang phát triển, với mục tiêu phát triển một số ngànhcông nghiệp có tính chất chiến lược với nền kinh tế, có thể có chính sách bảo

hộ, bằng cách hạn chế nhập khẩu, đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu

Về đối ngoại, tự do hóa được hiểu là mở rộng thị trường trong nước đốivới người nước ngoài, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trong nước, chophép các ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia thị trường trong nước, đồngtời xâm nhập thị trường nước ngoài qua đầu tư và thương mại Lĩnh vực nàyliên quan không những đối với các nước đang phát triển mà đối với cả nướccông nghiệp

Tự do hóa kinh tế được coi là quá trình cải cách kinh tế, thực thi cácchính sách kinh tế cởi mở hơn, kích thích động lực cá nhân, và huy động tối

ưu các nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế Vì vậy, tự do hóa kinh

tế trong nước có thể được coi là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, thôngqua việc thu hút nguồn tài chính quốc tế công nghệ, quản lý để phát triển kinh

tế trong nước, nhưng mặt khác tự do hóa kinh tế cũng có nghĩa là mở cửa thịtrường cho người khác, đặc biệt là các công ty của các nước công nghiệp pháttriển xâm nhập thị trường trong nước, thậm chí có thể nắm giữ cổ phần cácdoanh nghiệp trong nước

(*) Mối quan hệ toàn cầu hóa kinh tế và thị trường tài chính

Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động của nền kinh tế gắn liền vớihoạt động của thị trường tài chính

Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa thị trường tàichính và ngược lại Về mặt toàn cầu hóa kinh tế thì thị trường thương mại vàđầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển mạnh mẽ Nhưng quá trình toàn cầu hóathị trường tài chính còn diễn ra mạnh mẽ hơn, thể hiện qua các luồng vốn tưnhân đổ vào nền kinh tế của các nước đang phát triển thông quá các kênh đầu

tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào thị trường tài chính Đặc trưng của toàn

Trang 14

cầu hóa thị trường tài chính là luôn chứa đựng nguy cơ gây nên cuộc khủnghoảng tài chính, như cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Đông Nam Á

và Đông Á

Toàn cầu hóa kinh tế và thị trường tài chính đặt ra hai vấn đề lớn đốivới một quốc gia: Đó là trình tự giữa tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tưtrực tiếp nước ngoài và tự do hóa thị trường tài chính Thông thường vì tự dohóa và hội nhập thị trường tài chính đối mặt với nguy cơ mất ổn định luồngvốn nước ngoài nên người ta lựa chọn tự do hóa kinh tế, hội nhập kinh tế,tham gia toàn cầu hóa kinh tế trước khi tham gia tự do hóa thị trường tàichính Vấn đề lớn thứ hai là muốn tự do hóa, hội nhập quốc tế, quốc tế hóa thịtrường tài chính thì trước tiên bản thân thị trường tài chính trong nước phải đủmạnh để có thể đối phó với việc rút vốn ồ ạt của người đầu tư nước ngoài.Thực tế cho thấy, hội nhập thị trường tài chính quốc tế phải đi đôi với khảnăng kiểm soát luồng vốn ngắn hạn

1.1.1.2 Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát

triển nền kinh tế của mỗi quốc gia

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu thế tất yếu củathời đại Không có quốc gia nào có thể cưỡng lại được dù đó là nước côngnghiệp phát triển, hay là nước đang phát triển Hội nhập kinh tế khu vực, quốc

tế tạo cơ hội cho nền kinh tế trong nước nhưng cũng mang lại nhiều tháchthức mà nền kinh tế phải đối mặt, cụ thể:

(*) Cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho nền kinh tế trong nước

- Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế tác động đến đầu tư trong nước

và phát triển thương mại Việc mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt làđầu tư trực tiếp nước ngoài tác động trực tiếp đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế,công nghệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong

Trang 15

chuyển giao công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới phương phápquản lý trong kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đào tạo được một thế hệ cácnhà quản lý mới Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có thể phục vụ cho cả chiếnlược hướng xuất khẩu lẫn chiến lược thay thế nhập khẩu Chiến lược hướngxuất khẩu, gắn với thương mại hai chiều, xuất khẩu sản phẩm có lợi thế sosánh, nhưng lại phải nhập khẩu thiết bị công nghệ Bên cạnh việc thu hút vốnđầu tư trực tiếp thì các nguồn vốn đâu tư gián tiếp cũng đóng vai trò rất quantrọng, góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước có thêm nguồn vốn đầu tưvào máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn cho hoạt động thương mại.Với những cam kết trong các hiệp định thương mại, hiệp định song phương

và đa phương đã tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước thuận lợi hơn trongviệc hướng tới thị trường quốc tế Với những ưu đãi về thông tin thị trường,các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ về thủ tục và đặc biệt các nhà đầu

tư nước ngoài có cơ hội đến tìm hiểu và ký hợp đồng kinh tế đã giúp cácdoanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, kim ngạchxuất khẩu không ngừng tăng lên

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trongnước tiếp cận với những tiến bộ khoa học, công nghệ trên thế giới, thúc đẩycác doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi công nghệ, phương thức sản xuất tiêntiến với năng suất cao, thân thiện với môi trường và từng bước nâng cao trình

độ, năng lực sản xuất và tính cạnh tranh trên thị trường

- Với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn của hàng hóa nhập khẩu, để giữthị phần trong nước bản thân các doanh nghiệp phải tự tìm ra các phương thứcsản xuất mới, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng, mẫu mã sảnphẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và giá thành cạnh tranh vớicác sản phẩm ngoại nhập Quá trình này tiếp diễn không ngừng đã tạo cho nền

Trang 16

kinh tế có sức tăng trưởng tốt và nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp nềnkinh tế hoạt động hiệu quả hơn Cạnh tranh chính là động lực cho sự pháttriển nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(*) Thách thức mà nền kinh tế trong nước phải đối mặt khi hội nhập kinh tế quốc tế

- Bên cạnh những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, quá trìnhnày chứa đựng nguy cơ của nền kinh tế các nước đang phát triển rơi vào vòngtay của các Công ty đa quốc gia thông qua hoạt động đầu tư gián tiếp, hoạtđộng thâu tóm và mua bán doanh nghiệp Đối với các nước đang phát triển rấtcần vốn để mở rộng năng lực sản xuất, đây chính là cơ hội cho các công tynước ngoài mua cổ phần và dần nắm giữ số cổ phần chi phối và dần các công

ty có triển vọng và có lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc sở hữu và chi phối bởi cáccông ty nước ngoài

- Về tổng thể nền kinh tế thì hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến việc cácnước nhỏ chịu sức ép ngày càng mạnh mẽ về chính trị và kinh tế của cáccường quốc kinh tế, đặc biệt là Mỹ Thông qua các hoạt động viện trợ pháttriển mà các nước có nền kinh tế phát triển đã tạo ra sức ép buộc các nướckém phát triển hơn phải phụ thuộc vào kinh tế, phụ thuộc công nghệ và nếusức ép này đủ mạnh có thể buộc các nước này phải chấp nhận một số yêu cầu

về chính trị mà điều này có thể ảnh hưởng đến việc giữ độc lập chủ quyềnquốc gia

- Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các nước tham gia vào quá trình nàyphải tuân thủ việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, sức ép cạnhtranh ngày càng gay gắt dẫn đến các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu,phương thức sản xuất kém hiệu quả sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng phásản, điều này có thể gây bất ổn nền kinh tế trong giai đoạn đầu của tiến trìnhhội nhập Bên cạnh việc kim ngạch xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng gia

Trang 17

tăng do phải đầu tư mua sắm công nghệ mới từ nước ngoài, hàng hóa nướcngoài cũng tự do nhập khẩu vào trong nước Điều này gây nguy cơ nhập siêu

và có thể tăng áp lực tỷ giá cũng như việc đảm bảo ổn định giá trị đồng nội tệtrước việc đảm bảo nguồn ngoại tệ lớn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động trực tiếp đến phát triển kinh

tế, có tác dụng làm cho nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, tuy vậy vềlâu dài vẫn chứa đựng hai nguy cơ: nguy cơ khủng hoảng nợ và nguy cơ hầunhư toàn bộ tài sản nằm trong tay người nước ngoài Nguy cơ lớn nhất củanguồn vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế là sự thay đổi tâm lý của các nhà đầu

tư nước ngoài, dẫn đến sự đảo chiều đột biến trong dòng vốn ngắn hạn mà ởquy mô lớn là đẩy nền kinh tế trong nước lâm vào khủng hoảng Các nguồnvốn ngắn hạn này thường được đầu tư vào thị trường chính khoán và mộtphần lớn khác đầu tư vào bất động sản, thông qua việc các ngân hàng nướcngoài cho vay các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước Các dấu hiệu vềtrì trệ xuất khẩu áp lực tăng tỷ giá, tụt giá bất động sản sẽ tác động đến cácnhà đầu tư nước ngoài Việc đảo chiều nguồn vốn còn gắn với việc đầu cơđồng tiền của các tổ chức đầu tư nước ngoài

1.1.2 Khái niệm về vị thế của đồng tiền quốc gia trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Khái niệm và các chức năng của tiền tệ

(*) Khái niệm tiền tệ: Theo Mác, tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, tách

ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đolường giá trị của mọi hàng hóa Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội hội nhậpkinh tế quốc tế và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hànghóa Quan điểm của các nhà kinh tế đương đại có mở rộng hơn khái niệm tiền

tệ, cho rằng tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanhtoán để lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ

Trang 18

(*) Các chức năng của tiền tệ: Trong thời đại của K Marx cho rằng

vàng trong vai trò là vật ngang giá chung là tiền hàng hóa và ông nêu lên 5chức năng của vàng – tiền tệ thực hiện trong điều kiện kinh tế hàng hóa pháttriển là:

- Chức năng thước đo giá trị

- Chức năng phương tiện lưu thông

- Chức năng phương tiện thanh toán

- Chức năng phương tiện cất trữ giá trị

- Chức năng tiền tệ thế giới

Ngày nay, cơ chế lưu thông tiền kim loại đã nhường chỗ cho cơ chế lưuthông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng Do đó, với sự đa dạng về hình thứctiền tệ, các nhà kinh tế xem xét các chức năng của tiền ở giác độ tổng quáthơn, không còn xem xét tiền tệ ở góc độ tiền kim loại hay tiền giấy, mà đãxem xét tiền tệ ở góc độ rộng hơn kể cả các loại séc, số dự tiền gửi vv Bêncạnh đó, các nhà kinh tế cho rằng chức năng phương tiện lưu thông thực chấttiền được sử dụng làm môi giới trung gian trao đổi hàng hóa và thực hiệnchức năng phương tiện thanh toán thực chất là khâu bổ sung cho quá trìnhtrao đổi khi phát sinh các nghĩa vụ vay, trả nợ, thực hiện trả lương hay nộpthuế Đồng thời, trong quá trình tham gia làm phương tiện trao đổi khôngnhững trong phạm vi quốc gia tiền tệ còn tham gia trong các hoạt động mua,bán trao đổi, vay mượn, đầu tư vượt ra ngoài biên giới do vậy chức năng tiền

tệ thế giới thực chất cũng là thực hiện các chức năng là phương tiện trao đổihay dự trữ giá trị mà thôi Chính từ những lý luận trên mà hiện nay, các nhàkinh tế thường đưa ra các chức năng của tiền tệ bao gồm 3 chức năng nhưsau:

- Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)

- Chức năng thước đo giá trị (Standard of Value; Unit of Account)

Trang 19

- Chức năng tích lũy, lưu giữ hay bảo tồn giá trị (Store of Value/Store

1.1.2.2 Khái niệm vị thế của đồng tiền trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế

Vị thế của đồng tiền là một phạm trù rất trừu tượng, hiện nay chưa cótài liệu nào đưa ra một khái niệm chuẩn về vị thế của đồng tiền, tuy nhiênthuật ngữ “vị thế đồng tiền” lại được nhiều tài liệu sử dụng khi muốn đề cậpđến vấn đề đô la hóa, vấn đề tỷ giá, vấn đề tính chuyển đổi của đồng tiền Cáctài liệu, các bài báo thường cho rằng do đồng tiền quốc gia có vị thế thấp dẫnđến tình trạng đô la hóa hoặc tính chuyển đổi thấp Theo tác giả thì vị thế củađồng tiền thực chất được thể hiện hay được đo lường thông qua chính mức độ

đô la hóa và tính chuyển đổi của đồng tiền Sau đây là một số quan điểm về vịthế của đồng tiền quốc gia:

(*) Quan điểm thứ nhất: Vị thế của đồng tiền quốc gia được đồng

nhất với khả năng chuyển đổi của đồng tiền, tức là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế.

Đặc tính này mang yếu tố khách quan và chủ quan Về chủ quan đó là ý chícủa Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại hối, cho phép dùng đồngnội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép hoặc được mang ra vàchuyển đổi ở thị trường quốc tế Về mặt khách quan, đồng tiền đó phải có uy

Trang 20

tín hay nói cách khác là có một vị thế nhất định để dễ dàng chuyển đổi ra cáctiền tệ của các quốc gia khác ngay trong lãnh thổ quốc gia hay trên phạm viquốc tế.

Việc đồng nhất khái niệm vị thế đồng tiền quốc gia với khả năngchuyển đổi của đồng tiền chưa lột tả bản chất của vị thế đồng tiền Một đồngtiền có vị thế cao chưa hẳn đã là đồng tiền chuyển đổi Vì một lý do nào đó đểthực hiện các mục tiêu kinh tế mà một quốc gia không muốn đồng tiền nướcmình trở thành đồng tiền chuyển đổi Bởi vì, một đồng tiền chuyển đổi bêncạnh những vai trò quan trọng và có các tác dụng tích cực đến sự phát triểnnền kinh tế thì bản thân đồng tiền chuyển đổi cũng đem lại những rủi ro nhấtđịnh Những rủi ro này sẽ được tác giả phân tích ở những nội dung tiếp theo

Tuy nhiên, xem xét trên một khía cạnh khác thì một đồng tiền phải có

vị thế cao thì mới có thể là đồng tiền chuyển đổi Nếu tại một quốc gia, việcngười dân không tin tưởng vào sức mạnh và tính ổn định của đồng nội tệ thì

họ sẵn sàng sử dụng ngoại tệ để thanh toán hay dự trữ, điều này đồng nghĩavới việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán quốc tế là điều không thể vì cácquốc gia sẽ không mạo hiểm sử dụng đồng tiền này là đồng tiền thanh toánhay dự trữ quốc gia Do vậy, đồng tiền có vị thế yếu không thể là đồng tiềnchuyển đổi

(*) Quan điểm thứ hai: Vị thế của đồng tiền quốc gia được hiểu là sự

chấp nhận sử dụng đồng tiền đó trong phạm vi quốc gia với đầy đủ các chức

năng của tiền tệ nói chung: là thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ Khi một quốc giá có đồng tiền được sử dụng chiếm tỷ lệ chủ yếu

trong các giao dịch thương mại và tài chính thì khi đó khẳng định quốc gia đó

có đồng tiền mạnh

Quan điểm này theo tác giả là chưa toàn diện, nó có thể đúng trong giaiđoạn nền kinh tế đóng, nền kinh tế “tự cung – tự cấp”, không có giao thương

Trang 21

với quốc tế Hiện nay, khi mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâurộng trên nhiều lĩnh vực mà đặc biệt liên quan đến thương mại, đầu tư thì ýnghĩa vị thế đồng tiền được quan tâm, nó thể hiện khả năng một đồng tiềnquốc gia có khả năng chuyển đổi sang một ngoại tệ mạnh để phục vụ trao đổithương mại hay thanh toán dịch vụ Do vậy, vị thế của đồng tiền được hiểungoài việc nó thực hiện đầy đủ các chức năng (3 chức năng) trong phạm viquốc gia mà nó còn thể hiện một hoặc các chức năng đầy đủ của nó trongphạm vi quốc tế, tức là nó có tính chuyển đổi sang các ngoại tệ khác.

(*) Quan điểm thứ ba: Theo quan điểm này thì vị thế của đồng tiền là

một khái niệm đồng nghĩa với việc đồng tiền đó là đồng tiền mạnh hay yếu.Một đồng tiền có vị thế cao là một đồng tiền mạnh (Hard Currency) Đó làđồng tiền của một nước có dự trữ ngoại tệ lớn, thặng dư cán cân thanh toán, tỷgiá thường ổn định hay đồng tiền đó có khả năng lên giá Khái niệm đồng tiềnmạnh thích hợp trong một số trường hợp nhưng vấn đề một đồng tiền cónhững tiêu chuẩn gì mới được coi là đồng tiền mạnh thì vẫn còn là một vấn đềđang được tranh cãi

Khái niệm đồng tiền mạnh có từ khi có sự ra đời của loại chứng thư

“quyền rút ưu tiên”- SDRs của IMF năm 1970 Vào thời gian đó, SDRs chophép quốc gia sở hữu nó được sử dụng để mua ngoại tệ mạnh là những đơn vịtiền tệ của 16 nước có quan hệ với USD của Mỹ Ngoại tệ mạnh là từ dùng đểchỉ “khả năng trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế mạnh và tiện lợi” củađồng tiền này so với những đơn vị tiền tệ còn lại khác Ngoại tệ mạnh đượcxếp thứ tự theo tiêu chuẩn là:

(1) Khả năng chấp nhận nhanh, chậm của quốc tế với đồng tiền đó(2) Nhu cầu thương mại đối với nước phát hành tiền

(3) Tiềm năng cung ứng hàng hóa cho thế giới của quốc gia đó

Trang 22

Nói chung, hai yếu tố sau quyết định yếu tố đầu tiên, cho nên có thể nóirằng, đồng tiền mạnh hay yếu được xem xét dựa trên tiềm lực kinh tế củaquốc gia đó Ngoài các đồng tiền quốc gia có sức mạnh nêu trên thì một sốđồng tiền chung như EURO, nó tổng hợp sức mạnh kinh tế của các nước khuvực Châu Âu thì bản thân đồng tiền này là đồng tiền mạnh (chỉ xếp sau USDhiện nay).

Theo Mỹ, thế giới có 31 đồng tiền mạnh nhưng theo quan điểm khácthì 27 đồng tiền của OECD là tiền mạnh Tuy nhiên, đặc điểm chung là cácđồng tiền trên có sức mua và thanh toán vượt ra ngoài biên giới của nó.Những nước mà tiềm lực sản xuất và thương mại càng lớn thì càng có nhiềunước khác cần đến đồng tiền của nó Và do đó, khả năng thanh toán quốc tếcàng mạnh Một quốc gia, không thể bằng ý kiến chủ quan cho đồng tiền củamình sẽ trở thành đồng tiền mạnh là có thể làm đồng tiền trong nước đượcngười nước ngoài chấp nhận Ngày nay, nhiều nước chấp nhận USD, EURO,Bảng Anh, JPY…là những đồng tiền mạnh không bởi vì họ quan tâm, sùngbái các nước lớn, cũng không phải vì đó là các nước có các đồng tiền đó làmạnh nhất hiện nay, mà chỉ vì nước họ vẫn cần mua bán hàng hóa, nguyênvật liệu, thiết bị, công nghệ, các công cụ tài chính… từ các nước này nên họcòn phải dự trữ các đồng tiền của các nước đó phục vụ thanh toán ngoạithương [28, tr47-49]

Trang 23

Bảng 1.1: Các đồng tiền mạnh nhất hiện nay (ngoài đồng USD)

theo cách xác định của Hoa kỳ tháng 6 năm 1996

(Xếp theo thứ tự Alphabet tên nước bằng tiếng Anh)

11 Dollar – Hồng Kông 26 Krona- Thụy điển

13 Poun – Ái nhĩ lan 28 Dollra – Đài loan

Nguồn: Federal Reserve Bulletin – Junly 1996 P.A66

Như vậy, nếu coi một đồng tiền có vị thế là đồng tiền mạnh thì chưa đủbởi vì, một đồng tiền nếu có vị thế cao nhưng chỉ có ý nghĩa trong phạm vilãnh thổ mà do chính sách quản lý ngoại hối mà nó không được quốc gia đócho phép sử dụng trong giao dịch, thanh toán quốc tế thì đồng tiền đó cũngkhông được coi là một đồng tiền mạnh theo định nghĩa trên Tuy nhiên, đồngtiền mạnh thì đương nhiên có vị thế cao trong phạm vi quốc gia và trên thếgiới Do vậy, quan điểm cho rằng đồng tiền có vị thế cao là đồng tiền mạnhthì chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng bản chất Một đồng tiền có vị thế cao

có thể là vị thế trong phạm vi quốc gia Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế thì cũng có thể mở rộng khái niệm vị thế đồng tiền là ngoài vịthế quốc gia (vị thế đối nội) thì đồng tiền đó cần có vị thế quốc tế (hay vị thếđối ngoại) để đảm bảo đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Trang 24

(*) Quan điểm của tác giả: Đây là quan điểm xem xét một cách tương

đối toàn diện trên cả hai khía cạnh đối nội và đối ngoại Tức là, khi xem xét vịthế đồng tiền thì phải xem xét về vị thế đối nội của đồng tiền đó và khả năngchấp nhận nó như một phương tiện thanh toán trong phạm vi quốc tế Theoquan điểm này thì để đánh giá một đồng tiền quốc gia có vị thế mạnh hay yếuthì dựa vào hai khía cạnh sau:

- Mức độ chấp nhận sử dụng đồng tiền đó trong phạm vi quốc gia với

đầy đủ các chức năng chung của tiền tệ đó là: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ Một đồng tiền quốc gia chỉ tham gia một vài chức năng như thước đo giá trị hay phương tiện trao đổi mà không được sử

dụng làm phương tiện cất trữ thì đồng tiền đó cũng không được coi là đồngtiền mạnh trong phạm vi quốc gia vì đồng tiền đó không được dân chúng tintưởng làm phương tiện cất trữ giá trị do sự bất ổn định về giá trị đồng tiền.Hoặc đồng tiền quốc gia đó có tỷ trọng sử dụng làm phương tiện thanh toánthấp trong tổng giá trị giao dịch thì cũng không coi là đồng tiền có vị thế đốinội cao

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì ngoài chức năng thanhtoán, trao đổi, cất trữ, thước đo giá trị trong phạm vi quốc gia thì đồng tiềnđược coi là đồng tiền mạnh nếu nó được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.Tức là, nó được các quốc gia sử dụng làm phương tiện thanh toán, phươngtiện trao đổi và thậm trí sử dụng làm phương tiện cất trữ (như USD, EURO,Bảng Anh, Yên Nhật….)

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các đồng tiền mạnh được sử dụng là phương tiện dự trữ ngoại hối trên thế giới giai đoạn 1994-2009

Trang 25

Nguồn: 1995-1999, 2006-2009 IMF : Currency Composition of Official Foreign Exchange Reserves ; 1999-2005 ECB : The Accumulation of Foreign Reserves

Một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá vị thế của đồngtiền trong phạm vi quốc tế đó là khả năng đồng tiền đó được chấp nhận trongphạm vi quốc tế với các chức năng vốn có của tiền tệ và được gọi là đồng tiền

có khả năng chuyển đổi

(*)Tóm lại: Một đồng tiền có vị thế cao là đồng tiền đó hội tụ đầy đủ 2

yếu tố sau đây:

(1) Được sử dụng trong nước với đầy đủ các chức năng của tiền tệ:Công cụ thước đo giá trị, Công cụ trao đổi, Công cụ dự trữ giá trị Tại mộtquốc gia mà một hoặc một số chức năng trên của đồng nội tệ được thay thếbởi ngoại tệ với mức độ cao thì chứng tỏ vị thế của đồng nội tệ thấp hay còngọi là hiện tượng đô la hóa

(2) Được dễ dàng chuyển đổi ra ngoại tệ trong quốc gia đó để phục

vụ các nhu cầu thanh toán quốc tế hay sử dụng dịch vụ ở nước ngoài, đầu tư

ra nước ngoài Mức độ cao hơn nữa, đồng tiền đó được các quốc gia trên thếgiới chấp nhận trong thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài và được

Trang 26

sử dụng để làm đồng tiền dự trữ quốc gia ở nước ngoài Đồng tiền quốc gia

mà được dễ dàng chuyển đổi ra các ngoại tệ trong phạm vi quốc gia đó đượccoi là đồng tiền đó có tính chuyển đổi trong nước (hay chuyển đổi đối nội).Đồng tiền quốc gia được sử dụng trong thanh toán và dự trữ quốc tế thì đồngtiền quốc gia đó được coi là đồng tiền có tính chuyển đổi quốc tế (chuyển đổiđối ngoại) Hiện tại có không nhiều đồng tiền có tính chuyển đổi quốc tế, cònlại chủ yếu là chuyển đổi trong nước

1.2 ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CỦA ĐỒNG TIỀN QUỐC GIA TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Xuất phát từ những quan điểm về vị thế của đồng tiền quốc gia, vị thếđồng tiền quốc gia bao gồm hai nội dung: Vị thế đối nội và vị thế đối ngoạicủa đồng tiền

1.2.1 Đánh giá vị thế đối nội của đồng tiền trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế

Giữa vị thế đối nội của đồng tiền và tình trạng đô la hóa có mối quan hệchặt chẽ với nhau, chính mối quan hệ này giúp cho việc đánh giá vị thế củađồng tiền quốc gia được thực hiện thông qua việc đánh giá tình trạng đô lahóa của nền kinh tế

1.2.1.1 Mối quan hệ giữa vị thế của đồng tiền quốc gia và tình trạng đô la

hóa của nền kinh tế

(*) Khái niệm đô la hóa: Đô la hóa (tiếng Anh: dollarization) là một

hiện tượng phổ biến ở khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Latinh.Quan điểm chung cho rằng, Đô la hóa là việc sử dụng một ngoại tệ (thường làcác ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) thay thế đồng nội tệ đểthực hiện một số chức năng của tiền tệ (lưu thông, thanh toán hay cất trữ)

Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật) có khả năngthay thế đồng nội tệ cũng dẫn đến hiện tượng “Đô la hóa” Tuy nhiên trong

Trang 27

tình hình hiện nay, nói đến Đô la hóa , người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiềnduy nhất đó là Đô la Mỹ (USD) Mặc dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sảnnhưng từ lâu USD đã trở thành phương tiện thanh toán quốc tế mà không cóđồng tiền nào có thể thay thế được Mặt khác, Mỹ luôn lợi dụng sự lớn mạnhcủa nền kinh tế đã gây sức ép với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệthống tiền tệ vốn chưa hoàn thiện, và còn rất “nhạy cảm” ở các nước đangphát triển [2], [24]

Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng

đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm từ 30% trởlên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông,tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ

(*) Phân loại đô la hóa: Đô la hóa có thể được phân loại theo tiêu thức

là hình thức đô la hóa và mức độ sử dụng đồng đô la trong nền kinh tế, cụ thể:

- Căn cứ vào hình thức

Đô la hóa được thể hiện dưới 3 hình thức sau:

+ Đô la hóa thay thế tài sản: Thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trêntổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) Theo IMF, khi tỷ lệ này trên 30% thìnền kinh tế đó được cho là có tình trạng đô la hóa cao, tạo ra các lệch lạctrong điều hành tài chính tiền tệ vĩ mô Nhìn chung đối với các nền kinh tếchuyển đổi, tỷ lệ đô la hóa hiện nay bình quân là 29% Đô la hóa tài sản chiatheo các khu vực như sau:

(i) Đô la hóa khu vực tài chính dân cư: được thể hiện thông qua các chỉtiêu như tỷ lệ Tiền gửi ngoại tệ dân cư/M2, Tiền gửi ngoại tệ dân cư/Tiền gửidân cư, Tiền gửi ngoại tệ dân cư/Tiền gửi ngoại tệ Ý nghĩa của các chỉ tiêu

đó thể hiện mức độ yêu thích và sẵn sàng sử dụng ngoại tệ làm tài sản cất trữ,thanh toán của khu vực tài chính dân cư

Trang 28

(ii) Đô la hóa khu vực tài chính doanh nghiệp: được thể hiện thông quacác chỉ tiêu như tỷ kệ Tiền gửi ngoại tệ doanh nghiệp/M2, Tiền gửi ngoại tệdoanh nghiệp/Tiền gửi doanh nghiệp, Tiền gửi ngoại tệ doanh nghiệp/Tiềngửi ngoại tệ Các chỉ tiêu trên thể hiện mức độ yêu thích và sẵn sàng nắm giữngoại tệ làm tài sản dự trữ giá trị và phục vự nhu cầu thanh toán của doanhnghiệp Các tỷ lệ trên càng cao thể hiện nhu cầu đó càng cao và mức độ đô lahóa càng cao, vị thế của Việt Nam Đồng càng thấp.

(iii) Đô la hóa tài sản hệ thống ngân hàng: được thể hiện thông qua cácchỉ tiêu như tỷ lệ Tín dụng ngoại tệ/M2, Tín dụng ngoại tệ/Tổng tín dụng Cácchỉ tiêu trên thể hiện mức độ ưa chuộng sử dụng ngoại tệ trong hoạt động tíndụng của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng chấp nhận cho các doanh nghiệpvay bằng ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho các khoản tín dụng, tránh sự biếnđộng bất lợi của tỷ giá Như vậy các chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ đô

la hóa càng cao

+ Đô la hóa phương tiện thanh toán: Là mức độ sử dụng ngoại tệ trongthanh toán Các giao dịch thanh toán bất hợp pháp bằng ngoại tệ rất khó đánhgiá nhất là đối với những nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam

+ Đô la hóa định giá, niêm yết giá: Là việc niêm yết, quảng cáo, địnhgiá bằng ngoại tệ

- Căn cứ vào mức độ sử dụng đồng đô la trong nền kinh tế

Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi đồng đô la trong nền kinh tế và thái

độ của quốc gia đó đối với việc thừa nhận hay không thừa nhận đồng Đô la

mà đô la hóa được chia làm 3 mức độ:

+ Đô la hóa không chính thức (unofficial dollarization) là trường hợpđồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốcgia đó chính thức thừa nhận Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm cácloại sau: Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài, Tiền

Trang 29

gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài, Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trongnước, Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trữ

Việt Nam được xếp vào nhóm những nước đô la hóa không chính thức + Đô la hóa bán chính thức (đô la hóa từng phần - semiofficialdollarization) là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền:đồng ngoại tệ và đồng tiền bản tệ Chính phủ các nước này không chính thứccông nhận đô la hóa bằng việc dùng đô la Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh khác)thay cho bản tệ, nhưng cho phép khu vực kinh tế bị đô la hóa tồn tại songsong với khu vực kinh tế sử dụng bản tệ Biểu hiện của nó là việc dân chúng

có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt nhưngvẫn tiếp tục ưa thích nắm giữ và thanh toán bằng đô la trong lĩnh vực mua bánhàng ngày Đó như là một hành động thay thế tài sản vì dân chúng luôn muốnđảm bảo an toàn cho tài sản của mình nhất là trong tình trạng hệ thống tiền tệchưa ổn định, lạm phát dễ xảy ra với đồng nội tệ Lúc này dân chúng có thểcất trữ tài sản của mình dưới nhiều hình thức: chứng khoán nước ngoài hoặcbất cứ tài sản nào của nước ngoài, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài, tiền gửingoại tệ tại các ngân hàng trong nước hay ngoại tệ mặt (foreign bank note).Hành động gửi tiền bằng ngoại tệ vào ngân hàng là một dạng đô la hóa nềnkinh tế (đô la hóa tiền gửi ở các ngân hàng trong nước)

Đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thểchiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấptrong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hàng ngày Các nước này vẫn duytrì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ

+ Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn - officialdollarization) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất đượclưu hành Nếu một quốc gia thực hiện đôla hóa chính thức có nghĩa là quốcgia đó đơn phương lấy đô la Mỹ (hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó) làm

Trang 30

phương tiện thanh toán, tích trữ tài sản, và đơn vị tính toán thay cho bản tệ(đồng tiền riêng của nước đó) Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sửdụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân, mà còn hợp pháptrong các khoản thanh toán của Chính phủ Theo đó, toàn bộ tài sản Có, tàisản Nợ, các hợp đồng giao dịch, giá cả hàng hóa và dịch vụ, tiền lương sẽhoàn toàn (hoặc một phần) được niêm yết bằng (hoặc gán theo) đô la hóa mộtcách công khai hoặc ngầm định Thông thường các nước chỉ áp dụng đô lahóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn địnhkinh tế và thường chỉ chọn một ngoại tệ làm đồng tiền hợp pháp.

Theo đánh giá của IMF năm 1998, 19 nước có mức độ đô la hoá caovới tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30%, bao gồm các nước: Argentina,Azerbaijian, Belarus, Bolivia, Cambodia, Costa Rica, Croatia, Georgia,Guinea - Bissau, Laos, Latvia, Mozambique, Nicaragua, Peru, Sao Tome,Principe, Tajikistan, Turkey và Uruguay Có 35 nước có mức độ đô la hoávừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 dưới 30%, bao gồm các nước:Albania, Armenia, Bulgaria, Cộng hoà Czech, Dominica, Honduras, Hungary,Jamaica, Jordan, Lithuania, Macedonia, Malawi, Mexico, Moldova,Mongolia, Pakistan, Philippines, Poland, Romania, Russia, Sierra Leone,Cộng hoà Slovak, Trinidad, Tobago, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam,Yemen và Zambia Các quốc gia bị đô la hóa mức thấp (dưới 10%) như TrungQuốc, Malaysia, TháiLan

(*) Mối quan hệ giữa vị thế của đồng tiền quốc gia và tình trạng đô

Trang 31

như thước đo giá trị hay phương tiện trao đổi mà không được sử dụng làm

phương tiện cất trữ thì đồng tiền đó cũng không được coi là đồng tiền mạnhtrong phạm vi quốc gia vì đồng tiền đó không được dân chúng tin tưởng làmphương tiện cất trữ giá trị do sự bất ổn định về giá trị đồng tiền Hoặc đồngtiền quốc gia đó có tỷ trọng sử dụng làm phương tiện thanh toán thấp trongtổng giá trị giao dịch thì cũng không coi là đồng tiền có vị thế Tại một quốcgia có tình trạng đô la hóa cao, tức là đồng ngoại tệ (đô la Mỹ) thay thế mộthoặc tất cả các chức năng của đồng tiền quốc gia thì đồng tiền quốc gia đóđược coi là không có vị thế cao, người dân không tin tưởng để nắm giữ hoặc

sử dụng trong thanh toán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ

Ngược lại, tại một quốc gia khi các tổ chức, cá nhân tin tưởng vào sứcmạnh, sự ổn định của đồng nội tệ thì khi đó họ sẵn sàng sử dụng đồng nội tệvới đầy đủ các chức năng vốn có của nó và hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại

tệ để thay thế, chỉ sử dụng ngoại tệ trong các trường hợp cần thanh toánthương mại, dịch vụ với quốc tế hay đầu tư vốn ra nước ngoài Khi đó đồngtiền quốc gia được đánh giá là có vị thế cao

Đồng tiền quốc gia được các tổ chức, cá nhân sử dụng với đầy đủ cácchức năng vốn có của nó và chỉ sử dụng ngoại tệ trong các trường hợp cầnthiết được coi là đồng tiền có vị thế trong phạm vi quốc gia, hay nói cáchkhác là có vị thế đối nội

Tóm lại, tại một quốc gia có tình trạng đô la hóa cao chứng tỏ vị thếcủa đồng tiền quốc gia đó thấp, mức độ đô la hóa càng cao thì vị thế của đồngtiền quốc gia mà cụ thể là vị thế đối nội của đồng tiền càng thấp và ngược lại.Nếu tình trạng đô la hóa được nhà nước kiểm soát, có thể chủ động can thiệpvào thị trường tiền tệ đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ,khi đó đồng tiền quốc gia đó được đánh giá là có vị thế cao Do vậy, để đánh

Trang 32

giá vị thế của đồng tiền quốc gia có thể căn cứ vào mức độ đô la hóa để đánhgiá, vị thế đồng tiền quốc gia tỷ lệ nghịch với mức độ đô la hóa

Tuy nhiên, nếu phân tích phạm trù vị thế của đồng tiền thì như nêu ởphần khái niệm, đây là một phạm trù rất trừu tượng, hiện chưa có tiêu chuẩnnào để đánh giá một đồng tiền đảm bảo các yếu tố về định lượng như thế nào

là một đồng tiền có vị thế cao, mặc dù thuật ngữ vị thế của đồng tiền được sửdụng khá rộng rãi Do vậy, việc đánh giá gián tiếp thông qua mức độ đô lahóa để xem xét vị thế của đồng tiền được tác giả đề xuất, trong trường hợpnày cụ thể là thông qua đánh giá mức độ đô la hóa để đánh giá vị thế đối nộicủa đồng tiền

1.2.1.2 Đánh giá vị thế đối nội của đồng tiền thông qua việc đánh giá

tệ rộng rãi để thay thế một hay nhiều chức năng của đồng nội tệ thì đồng tiềnquốc gia đó có vị thế đối nội yếu Tức là người dân quốc gia đó ít tin tưởng về

sự ổn định của đồng nội tệ và không muốn sử dụng đồng nội tệ trong các giaodịch cũng như sử dụng để cất trữ Ngược lại, tại một quốc gia mà người dânchủ yếu sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch mua bán, thanh toán, cấttrữ và chỉ sử dụng đồng ngoại tệ trong một số trường hợp cần thiết thì khi

đó đồng nội tệ của quốc gia đó được coi là có vị thế đối nội cao

Tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới thì việc sử dụng đô la Mỹ trongcác giao dịch thương mại, thanh toán và cất trữ là phổ biến, thậm trí còn sử

Trang 33

dụng nhiều hơn chính đồng nội tệ Tình trạng đó được gọi là đô la hóa Bêncạnh việc tham gia của đô la Mỹ vào các giao dịch của các quốc gia thì các

ngoại tệ mạnh khác cũng khá phổ biến Tuy nhiên, vì mức độ tham gia của đồng đô la Mỹ trong các giao dịch của các quốc gia tương đối cao cho nên khi xem xét vị thế của đồng nội tệ người ta có thể dùng mức độ đô la hóa để đánh giá Mức độ đô la hóa càng cao được xem như vị thế của đồng nội tệ đó càng yếu và ngược lại.

1.2.2 Đánh giá vị thế đối ngoại của đồng tiền trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế

Giữa vị thế đối ngoại của đồng tiền và tính chuyển đổi có mối quan hệchặt chẽ với nhau Một đồng tiền chuyển đổi phải là đồng tiền mạnh và ngượclại đồng tiền mạnh có khả năng trở thành đồng tiền chuyển đổi Tính chuyểnđổi ngoài việc phụ thuộc vào sức mạnh nền kinh tế còn phụ thuộc và chủtrương và mong muốn chủ quan của mỗi quốc gia

1.2.2.1 Mối quan hệ giữa vị thế của đồng tiền quốc gia và tính chuyển đổi

của nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

(*) Khái niệm tính chuyển đổi của đồng tiền

Khái niệm 1: (Theo Bernard A.Lietaer - A strategy for a Convertible

Currency 7/1990)

Một đồng tiền được coi là có khả năng chuyển đổi khi mà bất cứ ai cóđồng tiền đó đều có quyền tự do chuyển đổi sang một đồng tiền khác; đúnghơn là một trong những đồng tiền dự trữ quốc tế chủ yếu, như: Đô la Mỹ,JPY, Euro, theo tỷ giá thị trường

Khái niệm 2: Một đồng tiền được coi là có tính chuyển đổi khi người ta

sẵn sàng chấp nhận nó với các chức năng của tiền tệ Phạm vi là mức độ sẵnsàng chấp nhận chính là thước đo khả năng chuyển đổi của một đồng tiền

Trang 34

Tuy nhiên, để một đồng tiền được thừa nhận là đồng tiền chuyển đổi thìtheo IMF, quốc gia thành viên có đồng tiền đó được chuyển đổi tự do ngay ởtrong nước và cả khi ra khỏi biên giới quốc gia theo tỷ giá hối đoái thị trườngsang những ngoại tệ tự do (ngoại tệ mạnh, mang đầy đủ chức năng thanh toán

và dự trữ quốc tế), như: USD, GBP, EURO, JPY,

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 quốc gia có đồng tiền chuyểnđổi Tuy vậy, khả năng chuyển đổi của các đồng tiền không đồng nhất, phạm

vi và mức độ chuyển đổi của mỗi đồng tiền phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế và

tỷ trọng thương mại toàn cầu của quốc gia có đồng tiền đó [6], [23]

(*) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền

Mức độ chuyển đổi của đồng tiền được chia thành 2 loại: Chuyển đổitừng phần và chuyển đổi toàn phần:

- Chuyển đổi từng phần

Đối với đa số các đồng tiền chuyển đổi khác, tuy ở những phạm vi vàmức độ khác nhau, song hầu hết chúng mới chỉ đạt được trạng thái chuyển đổitừng phần Ở mức độ này, đồng tiền của một quốc gia chỉ có thể đổi ra một đồngtiền khác đối với một số đối tượng nhất định, để phục vụ cho những mục tiêunhất định (thanh toán các giao dịch vãng lai, các luồng thu chuyển vốn, )

Cần lưu ý rằng, đối với chuyển đổi từng phần, người ta thường xem xétcác hình thức của nó, đó là: chuyển đổi đối nội và chuyển đổi đối ngoại

+ Chuyển đổi đối nội: Chuyển đổi đối nội là khái niệm phản ánh một

giới hạn nhất định trong khả năng chuyển đổi của đồng tiền bản tệ Tuy nhiên,chuyển đổi đối nội không dựa trên cơ sở bản chất, nội dung của hoạt độngkinh tế mà căn cứ vào phạm vi, chủ thể tham gia trong các hoạt động đó đểxác định Theo đó, chuyển đổi đối nội là giới hạn cho phép tất cả các phápnhân, thể nhân là người cư trú được quyền mua, nắm giữ, sử dụng các ngoại

Trang 35

hối không hạn chế trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia, tuy nhiên khôngđược chuyển chúng ra nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào.

Như vậy, có thể thấy rằng chuyển đổi đối nội, phạm vi áp dụng là tất cảcác giao dịch kinh tế nhưng chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia, bị hạn chế bởichủ thể tham gia là người cư trú và ranh giới địa lý hành chính của quốc gia

đó Có nghĩa là Nhà nước cho phép những người cư trú được tự do nắm giữtài sản bằng ngoại tệ, như mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng, vànhư vậy là được quyền đổi đồng tiền trong nước ra các tài sản bằng ngoại tệ.Tuy nhiên, quyền tự do được giữ ngoại tệ không có nghĩa là được phép tiếnhành thanh toán với nước ngoài hoặc được giữ tài sản ở nước ngoài

+ Chuyển đổi đối ngoại: là khả năng chuyển đổi của đồng tiền cho các

giao dịch với nước ngoài, bao gồm chuyển đổi tài khoản vãng lai và chuyểnđổi tài khoản vốn

(i) Chuyển đổi tài khoản vãng lai Tự do chuyển đổi tiền tệ để thực hiệncác giao dịch thanh toán thuộc tài khoản vãng lai là yêu cầu tối thiểu mà IMFbuộc các thành viên phải chấp nhận khi muốn đồng tiền của mình trở thànhđồng tiền chuyển đổi Tài khoản vãng lai, cùng với tài khoản vốn, là mộttrong hai bộ phận chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế (BP), bao gồm: cáncân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, cán cân chuyển đổi vãnglai một chiều Qua đó, các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và không cư trúđược ghi chép trên các lĩnh vực như: Xuất - nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; Thu

và chi các khoản thu nhập từ cổ tức, lợi tức trái phiếu, lợi nhuận góp vốn, tiềnlãi ngân hàng; Thu và chi các khoản chuyển giao vãng lai một chiều như nhậnkiều hối, gửi ngoại tệ cho thân nhân ở nước ngoài,

Chuyển đổi tài khoản vãng lai có nghĩa là không có bất cứ một hạn chếnào trong việc thanh toán, kể cả các hạn chế về chuyển đổi tiền tệ cũng nhưcác hạn chế về thanh toán Đây là mức độ chuyển đổi phổ biến nhất, khi khả

Trang 36

năng chuyển đổi tự do nội tệ sang ngoại tệ chỉ được phép đối với các hoạtđộng vãng lai, mà không được phép đối với các giao dịch vốn đầu tư nướcngoài và các luân chuyển vốn quốc tế khác.

(ii) Chuyển đổi tài khoản vốn Tùy mục đích nghiên cứu, tài khoản vốn

có thể được phân thành các hạng mục khác nhau như: vốn đầu tư trực tiếp,vốn đầu tư gián tiếp, chuyển giao vốn một chiều

Tài khoản vốn ghi chép tất cả các giao dịch liên quan đến luồng chuchuyển vốn vào và ra một quốc gia Các giao dịch này trực tiếp làm thay đổiquy mô, tài sản Nợ và tài sản Có của quốc gia đối với phần còn lại của thếgiới Trong đó, luồng vốn chảy vào bao gồm cả phần vốn mới nhận đầu tư vàcác khoản thu hồi gốc đã đầu tư trước đây Tương tự, luồng vốn chảy ra baogồm: Phần vốn mới đầu tư ra nước ngoài và các khoản hoàn trả vốn gốc đầu

tư cho người không cư trú Chuyển đổi tài khoản vốn có nghĩa là không có bất

cứ một hạn chế nào, cả về phạm vi và mức độ, trong việc chuyển đổi đồngtiền phục vụ cho các giao dịch vốn giữa người cư trú và người không cứ trú

- Chuyển đổi toàn phần

Mức độ cao nhất của một đồng tiền chuyển đổi tự do là chuyển đổi toànphần Đối với các quốc gia có đồng tiền chuyển đổi ở mức độ này, đồng nội tệđược chấp nhận chuyển đổi sang ngoại tệ vào bất cứ lúc nào, trong tất cả cáclĩnh vực kinh tế đối ngoại, với tất cả các pháp nhân, thể nhân là người cư trú

và người không cư trú và có giá trị khắp mọi nơi trên thế giới Đây là trạngthái lý tưởng của một đồng tiền chuyển đổi, có khả năng tạo điều kiện thúcđẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội Song chuyển đổi toàn phần chỉ đạtđược đối với một số rất ít các đồng tiền thực sự mạnh, gắn liền với các quốcgia có tiềm lực kinh tế và trao đổi thương mại hàng đầu thế giới như Mỹ,Anh, Nhật Bản, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Cộng đồng Châu Âu

Trang 37

(*) Mối quan hệ giữa vị thế của đồng tiền quốc gia và tính chuyển đổi của nó

Như phân tích trong khái niệm về vị thế của đồng tiền, phạm trù vị thếcủa đồng tiền có thể được hiểu là mức độ đồng tiền đó thực hiện đầy đủ cácchức năng của nó trong phạm vi quốc gia và tham gia và trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế thì có thể nó được chuyển đổi ra bất cứ đồng tiền nào đểphục vụ hoạt động thanh toán, đầu tư hay tiêu dùng Tất nhiên, một đồng tiềnphải có một vị thế nhất định mới được các nước khác chấp nhận như mộtphương tiện thanh toán và ngược lại, việc đồng tiền đó được tự do chuyển đổi

ra các đồng tiền khác đánh giá vị thế của đồng tiền quốc gia Trên thế giới cókhoảng 100 quốc gia có đồng tiền chuyển đổi ở một mức độ nào đó nhưng chỉ

có rất ít các quốc gia có đồng tiền mà mức độ chuyển đổi cao, được hầu hếtcác quốc gia trên thế giới chấp nhận làm phương tiện thanh toán quốc tế(USD, Yên Nhật, EURO…)

Mối quan hệ giữa đồng tiền chuyển đổi và vị thế của nó không phải lúcnào cũng có tính chất hai chiều Tức là, một đồng tiền có tính chuyển đổi caotất nhiên phải là đồng tiền có vị thế cao, nhưng một đồng tiền có vị thế cao lạichưa hẳn là đồng tiền chuyển đổi Một lý do đưa ra đó là tính chuyển đổi củađồng tiền chuyển đổi còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của quốc gia đó cóchấp nhận sử dụng đồng tiền đó tham gia vào các hoạt động thanh toán quốc

tế hay không Trung Quốc là quốc gia được coi là có đủ các điều kiện có thểthực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ, tuy nhiên do chính sách ngoại hối củaquốc gia này mà cho đến nay, đồng Nhân dân tệ mới bước đầu tham gia làmđồng tiền thanh toán với một số ít các quốc gia có quan hệ thương mại vớiTrung quốc và mới chỉ dừng ở thanh toán thương mại, Trung Quốc chưa có ýđịnh sử dụng đồng Nhân dân tệ tham gia góp vốn hay cho phép người không

cư trú tích trữ ở nước ngoài như một đồng tiền tự do chuyển đổi

Trang 38

Việc đánh giá vị thế của đồng tiền quốc gia ngoài việc đánh giá mức độ

đô la hóa của nền kinh tế thì việc xem xét tính chuyển đổi của đồng tiền cũng

là một yếu tố để đánh giá vị thế của đồng tiền quốc gia Một đồng tiền có tínhchuyển đổi cao thì chứng tỏ vị thế của nó được đánh giá cao ngoài phạm viquốc gia (vị thế đối ngoại) và ngược lại, hay nói cách khác là vị thế của đổngtiền tỷ lệ thuận với tính chuyển đổi của nó

1.2.2.2 Đánh giá vị thế đối ngoại của đồng tiền thông qua đánh giá tính

chuyển đổi của nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Vị thế đối ngoại của đồng tiền được hiểu là khả năng chuyển đổi củađồng tiền đó ra ngoại tệ Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá quatính chuyển đổi ở trong nước và quốc tế Tính chuyển đổi trong nước củađồng tiền thể hiện qua việc ưa thích sử dụng và dễ dàng mua được ngoại tệvới mức thị trường Điều này một mặt phụ thuộc sự ổn định về giá trị và sựthuận tiện khi sử dụng đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việc được phépchuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năngđáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng Tính chuyển đổi quốc tế của đồngtiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng làm phương tiện trong các giaodịch thương mại, tài chính quốc tế Tính chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ

có một số ít đồng tiền mạnh như đô la Mỹ, bảng Anh, EURO đạt được (cònđược gọi là đồng tiền tự do chuyển đổi) Đa số các đồng tiền còn lại có tínhchuyển đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước

Vì thế, đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền của các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính chuyển đổi trong nước Với các nước này, uy tín và vị thế của đồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ số lạm phát, mức

độ đô la hóa nền kinh tế, sự phát triển của thị trường tài chính, trình độ của

hệ thống ngân hàng, chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái Với các vai trò là các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đồng bản tệ và cán

Trang 39

cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối càng nới lỏng, mức độ

tự do hóa đối với giao dịch vãng lai, giao dịch vốn là khả năng đáp ứng ngoại tệ càng lớn thì chứng tỏ đồng bản tệ càng mạnh và do đó chuyển đổi của đồng tiền càng cao.

1.2.3 Tác động của đồng tiền có vị thế cao đối với nền kinh tế quốc dân

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đồng tiền một quốc gia có vị thế cao trong hệ thống tiền tệ thế giới cónhững mặt tích cực cũng như mặt hạn chế đối với sự phát triển cùa nền kinh

tế quốc dân, cụ thể:

1.2.3.1 Những tác động tích cực

Một đồng tiền có vị thế cao, như phân tích ở Mục 1.1, là đồng tiền màtại quốc gia đó thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, không bị đô la hóa vàtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì nó còn có khả năng chuyển đổi racác đồng ngoại tệ khác ở một mức độ nhất định Một quốc gia mà nền kinh tế

mà mức độ đô la hóa thấp và đồng tiền có tính chuyển đổi càng cao thì đồngtiền quốc gia đó có vị thế cao

(*) Đồng tiền có vị thế cao tức là có khả năng chuyển đổi cao, do đó

nó mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế như:

- Tận dụng lợi thế từ tự do thương mại Chuyển đổi tiền tệ giúp tạo lập

môi trường cạnh tranh trong đó kỷ luật cạnh tranh quốc tế được tôn trọngtuyệt đối trên cơ sở những mối tương tác thị trường mang tính toàn cầu Đây

là một xu thế tất yếu khách quan mà mỗi quốc gia đều phải chủ động tiếpnhận để tiến hành hội nhập thành công

Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì được khả năng chuyển đổi tàikhoản vãng lai của đồng bản tệ cũng tạo điều kiện cho việc sử dụng bản tệtrong thanh toán ngoại thương, dù chỉ ở phạm vi hẹp giữa các nước cùng khốikinh tế, các nước đó chung đường biên giới, hoặc các bạn hàng truyền thống

Trang 40

có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn Việc sử dụng bản tệ trong giao dịchngoại thương mang lại cho quốc gia phát hành đồng tiền những lợi ích thiếtthực như tiết kiệm nguồn dự trữ ngoại tệ phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và cóthể khuếch trương uy tín của quốc gia trên thương trường quốc tế.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đồng tiền chuyển đổi có

tác dụng thu hút vốn đầu tư thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Giúp cho việc di chuyển vốn và lãi của nhà đầu tư thuận lợi hơn Khicác kiểm soát trên tài khoản vốn được dỡ bỏ, các nhà đầu tư sẽ được tự dochuyển vốn vào nền kinh tế Nếu thấy không nên tiếp tục đầu tư, việc rút vốncủa họ cũng không gặp trở ngại Bên cạnh đó, việc tự do hóa tài khoản vãnglai giúp các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng hơn

+ Hạn chế rủi ro tỷ giá Khi đầu tư vào một quốc gia có đồng tiềnchuyển đổi, các nhà đầu tư không phải lo lắng về việc chuyển đổi giữa đồngtiền nước mình và đồng tiền bản tệ nên họ sẽ tránh được rủi ro về tỷ giá

+ Thể hiện một môi trường đầu tư lành mạnh Đồng tiền chuyển đổithường được đảm bảo bởi một nền kinh tế vững mạnh với điều kiện kinh tế - xãhội và hệ thống pháp lý phát triển đứng đằng sau nó Các nhà đầu tư sẽ an tâmhơn khi quyết định đầu tư vào một quốc gia có môi trường đầu tư lành mạnh

- Phân phối hiệu quả nguồn vốn đầu tư: Một đồng tiền chuyển đổi gắn

liền với việc nới lỏng các kiểm soát trên tài khoản vốn Trong điều kiện này, cácnhà đầu tư trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế Họ sẽ có

cơ hội so sánh, tính toán các chênh lệch lãi suất, chênh lệch tỷ giá giữa các đồngtiền khác nhau để tìm ra phương án đầu tư tối ưu Đồng thời, họ có thể đầu tưvào bất kỳ loại chứng khoán, cổ phiếu của các công ty nước ngoài nào nếu thấy

có lợi cho mình chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi các công ty trong nước

- Tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối quốc gia hoạt động hiệu quả:

Một đồng tiền có tính chuyển đổi kèm theo sự dỡ bỏ các kiểm soát hành chính

Ngày đăng: 22/07/2014, 17:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình trạng đô la hóa của Việt Nam giai đoạn 1992-1997 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.1 Tình trạng đô la hóa của Việt Nam giai đoạn 1992-1997 (Trang 74)
Bảng 2.2: Tình trạng đô la hóa của Việt Nam giai đoạn 1998-2001 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2 Tình trạng đô la hóa của Việt Nam giai đoạn 1998-2001 (Trang 77)
Bảng 2.3: Tình trạng đô la hóa giai đoạn 2002-2007 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.3 Tình trạng đô la hóa giai đoạn 2002-2007 (Trang 80)
Bảng 2.4: Tình trạng đô la hóa giai đoạn 2008-2010 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4 Tình trạng đô la hóa giai đoạn 2008-2010 (Trang 87)
Bảng 2.5: Chênh lệch lợi tức giữa VND và USD - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.5 Chênh lệch lợi tức giữa VND và USD (Trang 94)
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 (Trang 106)
Bảng 2.12: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990-2008 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.12 Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990-2008 (Trang 112)
Bảng số 2.13: Nợ nước ngoài (NN) của Chính phủ Việt Nam và được Chính phủ (CP) Việt Nam bảo lãnh giai đoạn 2005-2010 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng s ố 2.13: Nợ nước ngoài (NN) của Chính phủ Việt Nam và được Chính phủ (CP) Việt Nam bảo lãnh giai đoạn 2005-2010 (Trang 118)
Bảng 2.14: Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.14 Cán cân thanh toán của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 119)
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu đô la hóa giai đoạn 2011-2020 - Giải pháp nâng cao vị thế của việt nam đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu đô la hóa giai đoạn 2011-2020 (Trang 147)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w