hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng; nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả kiểm tra kiểm soát đều phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đề xuất với khách hàng và lãnh đạo Ngân hàng cho vay.
Nhân viên tín dụng phải có biện pháp để theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh chung của khách hàng. Các lĩnh vực phải xem xét và kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tại cơ sở của khách hàng (kiểm tra dảm bảo tiền vay và tình hình sử dụng vốn vay thực tế).
- Theo dõi tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của người vay có ảnh hưởng đến vốn vay của Ngân hàng.
- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì phải bổ sung tài sản thế chấp hoặc giảm dư nợ tương ứng.
- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với các khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm, nhân viên tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng theo các loại doanh nghiệp phù hợp.
- Phân tích, đánh giá, xếp loại các danh mục nợ cho vay quá hạn, khó đòi, nợ có vấn đề, để có biện pháp xử lý thích hợp.
Thu hồi nợ, gia hạn nợ.
Tất cả mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn đi vay Ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã được khách hàng thoả thuận trong kế hoạch trả nợ đều phải trả nợ Ngân hàng; khi có nguồn thu, Ngân hàng phải thu hồi nợ ngay. Khách hàng không được sử dụng các nguồn vốn dùng trả nợ Ngân hàng để quay vòng, sử dụng cho mục đích khác.
- Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng đề nghị cho gia hạn nợ, giãn nợ, nhân viên tín dụng phải thẩm định, kiểm tra thực tế và lập tờ trình cho tổng giám đốc. Nếu các khoản nợ không trả được đúng hạn và không được gia hạn giãn nợ, khoanh
nợ... thì phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ gốc và lãi, kể cả các biện pháp phát mại tài sản, thu hồi tài sản, khởi kiện ra cơ quan pháp luật.
- Để đôn đốc khách hàng trả nợ, thường sử dụng 3 cách trao đổi với khách hàng như sau:
+ Gọi điện thoại : nhắc nhở khách hàng các khoản nợ sắp đến hạn và nợ đến hạn phải trả.
+ Công văn đề nghị khách hàng phải thanh toán các khoản nợ đã đến hạn hoặc nợ quá hạn, nợ khó đòi, bày tỏ sự không hài lòng của Ngân hàng và nói rõ nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt cụ thể.
+ Công văn gửi bằng thư bảo đảm qua bưu điện, yêu cầu khách hàng phải trả nợ và thông báo biện pháp xiết nợ TSTC, khởi kiện...
Tất cả các công văn nói trên phải lưu giữ vào hồ sơ cụ thể để đề phòng trong quan hệ tố tụng.
- Để theo dõi thu hồi nợ, nhân viên tín dụng phải mở sổ theo dõi hàng ngày cho từng khách hàng với hệ thống thông tin quản lý phản ánh những tiêu thức cơ bản sau:
1. Những khoản nợ đến hạn. 2. Nợ quá hạn gốc, lãi.
3. Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn. 4. Gia hạn nợ, giãn nợ, định lại kỳ hạn nợ. 5. Tình hình thu lãi của các khoản nợ. 6. Xếp loại nợ theo chất lượng.
Xử lý rủi ro.
- Đối với các món nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu hồi được phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ, văn bản quy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, họp Ban điều hành để xử lý theo thẩm quyền.
- Tổng giám đốc Ngân hàng Shinhanvina triệu tập cuộc họp Ban điều hành để quyết định đúng theo chế độ quy định và thẩm quyền.
2.2.3.10 Thanh lý hợp đồng vay vốn:
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi, hoặc dư nợ vay đã được cấp có thẩm quyền cho phép xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xoá nợ, nhân viên tín dụng và nhân viên kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó; chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.