Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Shinhanvina.doc (Trang 36 - 42)

- Yêu cầu Tòa án kinh tế thực hiện việc chuyển quyền sỡ hữu từ công ty cho ngân hàng

2.2.3.3Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

Nội dung cơ bản của phân tích và thẩm định tín dụng tập trung vào hai vấn đề chủ yếu sau:

- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo thể lệ, chế độ, quy định cụ thể đối với loại cho vay đó, đảm bảo khả năng cho vay thu được gốc và lãi đúng thời hạn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xẩy ra tranh chấp tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

Tuỳ theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, nhân viên tín dụng cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay bình thường tối đa không quá 5 ngày làm việc. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:

Năng lực pháp lý của khách hàng:

- Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn Ngân hàng. Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ gia đình): Người vay phải có quyền công dân; có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạo đức tốt. Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó được thành lập hợp pháp; có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề; có quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các quy định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó (như: luật doanh nghiệp Nhà nước; luật Công ty; luật doanh nghiệp tư nhân; luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài...)

- Ngoài ra còn phải thẩm định xem khách hàng thuộc "đối tượng được vay vốn" theo quy định cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không?

- Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, Công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn... phải kiểm tra tính pháp lý của "người đại diện pháp nhân" đứng ra ký hồ sơ thủ tục vay vốn phù hợp với

cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

Tính cách và uy tín của khách hàng.

Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm; khả năng thích ứng với thị trường. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng.

- Tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất, đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Tính cách của cá nhân vay vốn hoặc người đứng đầu pháp nhân còn được đánh giá bằng năng lực lãnh đạo và quản lý như: khả năng truyền cảm hứng cho người xung quanh bằng lời nói và hành động, khả năng đưa ra các quyết định quản lý, trình độ học vấn; kinh nghiệm, sự chín chắn; tầm nhìn; ảnh hưởng của tuổi tác, bệnh tật, sở thích và xu hướng phát triển...

- Uy tín khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường của sản phẩm, chu kỳ sống của các sản phẩm trên thị trường; các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng; Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình suốt quá trình phát triển với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

Phải đặc biệt chú ý những chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo qua các trường lớp về quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính; khi quan hệ vay vốn, khách hàng có những lời bóng gió về lợi ích, giúp đỡ cá nhân. Hết sức thận trọng với những chủ doanh nghiệp sắp nghỉ hưu (doanh nghiệp quốc doanh) hoặc cao tuổi, sức yếu (doanh nghiệp ngoài quốc doanh), những người hay rượu chè, chơi bời...

Năng lực tài chính của khách hàng.

- Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính; khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh; khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn của chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo quy định của chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính: bảng tổng kết tài sản và bảng quyết toán lỗ lãi (ở thời điểm quyết toán gần nhất).

Chú ý: Các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định nhân viên tín dụng phải biết sử dụng chung để nhận định, đánh giá, dự báo tìm ra các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

- Khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá. Trong quy trình này, không thể đưa ra tất cả các chỉ tiêu trên, mà chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu then chốt để tham khảo khi thẩm định và phân tích năng lực tài chính của các khách hàng :

1- Thước đo tiền mặt: Chỉ tiêu này được xác định bằng: Tồn quỹ tiền mặt bình

quân cộng với những tài sản có thể bán chuyển thành tiền dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thường xuyên hàng tháng là tốt.

2- Tỷ lệ hiện hành (thương số giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn) cho biết

khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn khi thua lỗ bất ngờ xẩy ra. Tỷ lệ này > 1 là tốt; nếu < 1 cần phân tích các nguyên nhân thiếu đảm bảo.

3- Vốn lưu động của chủ sở hữu (Hiệu số giữa tài sản lưu động và tổng số nợ

chuyển và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu hàng hoá tồn kho và TSLĐ khác. Chỉ tiêu này cho biết số vốn của chủ sở hữu nằm trong tài sản lưu động nhiều hay ít, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay vốn. Từ đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng khi xảy ra khủng hoảng về tài chính; Hiệu số này càng lớn càng tốt. Nếu ≤ 0 thì năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng rất yếu (lưu ý khi tính toán vốn lưu động thực tế còn lại phải loại hàng hoá mất phẩm chất, các khoản phải thu không thu hồi được ra khỏi tài sản lưu động).

4- Tỷ lệ thanh toán nhanh: (Thương số giữa: tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền

đang chuyển, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đến hạn, các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng thu, trên tổng số nợ ngắn hạn). Tỷ lệ này cho biết trong trường hợp không còn thu nhập từ nguồn bán hàng thì khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ. Tỷ lệ này là ≥ 1 là tốt; nếu < 1 thì khả năng thanh toán có những vấn đề khó khăn.

5- Chu kỳ thu hồi vốn trung bình: (Số ngày mà tiền bán hàng còn nằm ở các

tài khoản phải thu). Tỷ lệ này được tính bằng thương số giữa các khoản phải thu và tiền bán hàng trung bình một ngày. Tỷ lệ này cho biết: chất lượng các khoản nợ phải thu, thời gian đọng vốn hợp lý hay không? Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, bằng không là lý tưởng.

6- Vòng quay hàng hoá: Tỷ lệ này được tính bằng thương số giữa doanh thu

tiêu thụ theo giá vốn và giá trị trung bình vật tư, hàng tồn kho. Vòng quay hàng hoá cho biết chu kỳ luân chuyển vật tư, hàng hoá bình quân và bao nhiêu vốn sẽ bị “găm” vào vật tư, hàng hoá để duy trì cho hoạt động bình thường của khách hàng, tỷ lệ vòng quay càng nhanh càng tốt. Tỷ lệ này dùng để nghiên cứu xác định thời hạn cho vay và các kỳ hạn nợ cụ thể.

7- Khả năng sinh lời của tài sản: tỷ lệ này được tính bằng thương số giữa tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biết khả năng sinh lời tổng thể của tai sản có. Tỷ lệ này lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản có cao và ngược lại.

8- Tỷ suất lợi nhuận của vốn sở hữu: (Lợi nhuận ròng chia cho vốn sở hữu).

Tỷ suất này cho biết đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ chỉ tiêu này, nhân viên tín dụng có thể xác định được khả năng huy động lợi nhuận cảu khách hàng để trả các khoản nợ hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

9- Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng: (Lợi nhuận ròng chia cho

doanh số bán hàng). Tỷ lệ này có thể tính chung hoặc tính riêng cho từng mặt hàng. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Tỷ lệ này để so sánh hiệu quả đầu tư vốn đối với từng loại sản phẩm để có sự lựa chọn sản phẩm nào hiệu quả hơn hoặc so sánh với cùng loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường để thấy rõ mức độ cạnh tranh.

10- Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư: (Lợi nhuận ròng chia cho tổng giá trị

vốn đầu tư). Tỷ lệ này còn gọi là “hệ số hoàn vốn”, là số đo khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Đây olà chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao và ngược lại.

11- Các hệ số an toàn về tài chính:

Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro, có thể bù đắp được bằng nguồn vốn của chủ sở hữu:

- Tổng tài sản nợ / tổng tài sản có (tỷ lệ này càng nhỏ hơn 1 càng tốt). - Tổng tài sản nợ / vốn chủ sở hữu (tỷ lệ này càng nhỏ hơn 1 càng tốt).

12- Giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Đây là 2 hệ

số quan trọng được dùng phổ biến để tính toán khi thẩm định dự án cho vay trung, dài hạn.

- Thẩm định hiệu quả kinh tế và khả năng thực thi của phương án vay vốn: Đánh giá, kiểm tra kế hoạch sản xuất - kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay có phù hợp với thực tế thị trường hay không? Các điều kiện cần thiết để thực hiện phương án; các số liệu thu nhập và chi phí, các định mức kinh tế, kỹ thuật, tỷ lệ lợi nhuận theo dự toán... có hợp lý không?

- Tính toán xác định nguồn tiền trả nợ (gốc và lãi) của khách hàng.

* Đối với loại cho vay trung, dài hạn: Nguồn tiền để trả nợ cho Ngân hàng là tổng số lợi nhuận và khấu hao cơ bản tài sản do vốn đầu tư của Ngân hàng tạo ra. Khách hàng có thể sử dụng một phần hay toàn bộ phần lợi nhuận và khấu hao do vốn của chủ sở hữu tạo ra bổ sung và nguồn trả nợ để rút ngắn thời gian vay vốn. Ngoài ra, khả năng trả nợ của khách hàng còn có thể huy động từ các nguồn tài chính sau:

+ Nguồn huy động từ nội bộ hoặc kết quả kinh doanh. + Nguồn vốn vay khác.

+ Thanh lý tài sản.

+ Các chủ sở hữu góp thêm vốn.

* Đối với loại cho vay ngắn hạn: Nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu là doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hình thành bằng vốn đã vay Ngân hàng trước đó. Ngoài ra khách hàng có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động khác để trả nợ trong trường hợp khách hàng kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ hoặc muốn trả nợ trước hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Shinhanvina.doc (Trang 36 - 42)