Phương pháp tính toán khả năng trả nợ của khách hàng:

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Shinhanvina.doc (Trang 42 - 48)

* Căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng phải lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của khách hàng trong một thời gian nhất định (phân theo từng tháng đối với cho vay ngắn hạn, từng năm đối với cho vay trung - dài hạn). Báo cáo thu chi là bản ghi chép toàn bộ

chu chuyển tiền thu vào và chi ra của một pháp nhân hoặc thể nhân trong một thời kỳ.

Nguồn thu vào bao gồm các khoản: Vốn chủ sở hữu; vốn vay, doanh thu các loại.

Nguồn chi ra bao gồm: chi cho tài sản cố định, chi cho tài sản lưu động, nguyên vật liệu, trả lương, trả lãi, nộp thuế, chi trả cổ tức, các loại chi phí trực tiếp, gián tiếp khác.

* Tính ra số chênh lệch nguồn thu vào và nguồn chi ra.

* Căn cứ số chênh lệch nguồn thu nói trên để xác định nguồn trả nợ vay ngắn hạn và nguồn trả nợ vay trung - dài hạn theo từng thời gian phù hợp với nguồn thu.

Một số vấn đề cần thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng:

+ Đánh giá khả năng thực hiện của kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính, trả nợ của khách hàng.

+ Xác định độ chính xác và hợp lý của các số liệu kế hoạch và số liệu dự báo, loại trừ các yếu tố bên trong, bên ngoài có ảnh hưởng.

+ Đánh giá nguồn thu nhập và các chỉ số về khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn.

+ Xác định xem phương án trả nợ có khả thi hay không: Cân đối giữa các nguồn thu của dự án, phương án vay vốn với kế hoạch trả nợ. Trường hợp khách hàng có vay vốn nhiều Ngân hàng hoặc có nhiều khoản nợ phải trả thì phải làm được cân đối tổng hợp về nguồn trả nợ và kế hoạch trả nợ.

Đánh giá các đảm bảo tiền vay (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh). - Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Do đó mục đích thẩm định là tài sản thế

chấp, cầm cố, bảo lãnh khi phát mại phải dễ bán, giá trị thu được thực tế phải bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế theo quy định.

- Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý; giấy tờ sở hữu tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá TSCĐ, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các quy định hiện hành. Ngoài ra, phải kiểm tra thực tế tại hiện trường để xác định địa điểm, chất lượng thực tế, hình thức hiện vật; giá trị thực tế. Phải xác định chính xác tài sản thực tế phù hợp với giấy tờ hồ sơ của chủ sở hữu hoặc người cấp quyền sử dụng hợp pháp. Nhân viên tín dụng và tổ thẩm định phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo chế độ quy định tại hiện trường.

- Đối với hồ sơ nhà và đất cũng phải có ý kiến, xác nhận của phòng trước bạ của Sở nhà đất; Sở địa chính, hoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND huyện, thị xã.

- Những trường hợp TSTC, cầm cố, bảo lãnh vượt quá năng lực thẩm định của nhân viên Ngân hàng, phải thuê các cơ quan chức năng hoặc chuyên gia có hiểu biết về lĩnh vực đó thẩm định.

Phân tích và dự báo ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng.

Nhân viên tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thông tin về:

+ Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà Ngân hàng cho vay.

+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP; tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, tình trạng thất nghiệp, cân đối ngân sách, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái...

+ Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay.

- Từ các thông tin trên rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới; nhu cầu mới về sản phẩm và thị trường sẽ biến đổi theo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển.

- Phân tích và dự báo về chu kỳ sống của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà hách hàng sử dụng vốn vay Ngân hàng để đầu tư.

Quyết định cho vay:

Bảng 7 : Quyền phán quyết tín dụng Đvị:1,000USD 1. Tín dụng có đảm bảo Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất Đứng đầu của T/O Giám Đốc Chi Nhánh Vay hoạt động >200 <200 <150 <100 <150 Vay hỗ trợ tài chính >200 <200 <150 <100 <150 Vay cá nhân >200 <200 <100 <50 <100 Vay đồng tài trợ >200 <200 <150 <100 <150 Vay của các tổ chức >200 <200 <150 <100 <150

tín dụng khác Bảo lãnh >200 <200 <150 <100 <150 2. Tín dụng không đảm bảo Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất Đứng đầu của T/O Giám Đốc Chi Nhánh Vay hoạt động >100 ≤100 ≤50 ≤20 ≤50 Vay hỗ trợ tài chính >200 ≤200 ≤100 ≤50 ≤100 Vay cá nhân >50 ≤50 ≤30 ≤20 ≤30 Vay đồng tài trợ >200 ≤200 ≤100 ≤20 ≤30 Vay của các tổ chức tín dụng khác >200 ≤200 ≤100 ≤50 ≤100 Bảo lãnh >100 ≤100 ≤50 ≤20 ≤50

Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

- Trước khi phát tiền vay phải lập đầy đủ hồ sơ cho vay, hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. (Các loại hồ sơ cụ thể của từng lợi cho vay theo thể lệ, chế độ tín dụng hiện hành).

- Kiểm tra tính pháp lý của các hồ sơ: Hình thức và nội dung các hồ sơ (theo mẫu biểu quy định); con dấu, chữ ký và họ tên của những người có liên quan phải ký theo chế độ quy định; ngày, tháng và số liệu giữa các giấy tờ, văn bản phải khớp đúng.

- Sau khi kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo có liên quan sẽ chính thức ký vào nơi quy định trong hồ sơ.

- Hồ sơ vay vốn, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố Ngân hàng lưu giữ phải là hồ sơ gốc, không được tẩy xoá, sửa chữa.

- Hồ sơ phải lập một số bản chính để lưu tại CBTD và CB kế toán ngân hàng như sau:

+ Nhân viên tín dụng: Phải lưu giữ đầy đủ một bộ hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và các văn bản, giấy tờ bổ sung khác trong suốt quá trình theo dõi thu nợ, gia hạn nợ, hoặc xử lý rủi ro... cho đến khi hết nợ.

+ Nhân viên kế toán: Phải lưu giữ các hồ sơ bản gốc: Giấy đề nghị vay vốn, kế ước nhận nợ, tờ trình thẩm định của CBTD và trưởng phòng đã được Lãnh đạo duyệt (để đối chiếu với kế ước và giấy đề nghị vay vốn khi phát tiền vay); một bản hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (để hạch toán giá trị tài sản, chế chấp, cầm cố, bảo lãnh ở tài khoản ngoại bảng), các giấy tờ bổ sung khác có liên quan (thay đổi lãi suất, giãn nợ, gia hạn nợ...)

- Riêng giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, giấy tờ có giá khác là tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh của khách hàng; Ngân hàng phải giữ bản gốc duy nhất, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán kiểm tra, niêm phong và giao cho cán bộ kho quỹ bảo quản theo chế độq uản lý tiền và chứng từ có giá.

Cán bộ tín dụng chỉ được lưu bản sao về giấy tờ sở hữu hoặc giấy tờ có giá để thế chấp để theo dõi.

- Đối với vàng bạc, đá quý phải qua thẩm định chất lượng sau đó mới niêm phong và quản lý như tiền mặt ở kho quỹ.

- Hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh không được cho khách hàng mượn lại với bất kỳ lý do nào. Sau khi Ngân hàng thu hồi hết nợ vay gốc và lãi, Ngân hàng chỉ trả lại cho khách hàng giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố,

bảo lãnh và các giấy tờ có giá; tất cả các hồ sơ còn lại được đưa vào kho lưu trữ bảo quản theo chế độ hiện hành.

Giải ngân

Yêu cầu giải ngân phải quản lý sao cho khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy, phải lưu ý các vấn đề sau đây:

- Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng tiền vay trên hồ sơ vay vốn; số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

- Kiểm tra xác định mục đích sử dụng tiền vay; phương thức thanh toán liên quan đến tiền vay, từ đó quyết định hình thức phát tiền vay bằng tiền mặt, ngân phiếu, chuyển khoản cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, không qua trung gian. Những trường hợp cho vay chuyển tiền trước, lấy hàng sau, phải kèm theo các điều kiện bảo đảm khác giữa người mua và người bán hoặc người bán hàng phải có tiêu chuẩn tín nhiệm cao (về khả năng tài chính) hoặc cán bộ tín dụng phải trực tiếp giám sát; tối ưu nhất là thực hiện phương thức thanh toán "mua đứt bán đoạn" (giao hàng và thanh toán tiền cùng lúc); phải có ngân hàng phục vụ người mua bảo lãnh .

Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Shinhanvina.doc (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w