Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 202
Trang 1Em xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của emdưới sự hướng dẫn của TS Chế Đình Lý, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào Các
số liệu được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét, đề xuất
là số liệu khảo sát thực tế Ngoài ra em cũng có sử dụng một số nhận xét nhận địnhcủa các tác giả từ các nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trướcHội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011
Tác giả luận văn
Lê Ngọc Tú
Trang 2Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô Khoa Môi Trường –Công Nghệ Sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và cần thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.
Tiến Sĩ Chế Đình Lý- Phó Viện Trưởng Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP Hồ Chí Minh, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Anh Nguyễn Thanh Hải, anh Nguyễn Hiền Thân - Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP Hồ Chí Minh đã động viên giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều để
em có thể hoàn thành được luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp 07DMT đã động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn.
Và cuối cùng con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, đấng sinh thành đã luôn ở bên cạnh giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để con được như ngày hôm nay.
Lời cuối cùng em xin gửi đến toàn thể quý Thầy cô Khoa Môi Công Nghệ Sinh Học, Thầy T.S Chế Đình Lý, Ba Mẹ luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Trường-Xin chân thành cảm ơn !
LỜI CẢM ƠN
Trang 3Tp Hồ Chí Minh,tháng 7 năm 2011
Sinh viên: Lê Ngọc Tú MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1.1 Đặt vấn đề 9
1.2 Tổng quan tài liệu 10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 12
1.4 Phương pháp nghiên cứu 13
1.5 Phạm vi nghiên cứu 16
1.6 Ý nghĩa đề tài 16
PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG 18
1.1 Khát quát đặc điểm tự nhiên 18
1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 18
1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 19
1.1.3 Khí hậu, thời tiết 20
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến chất thải rắn đô thị 21
1.2.1 Sự phát triển dân số 21
Trang 41.2.5 Công nghiệp 24
1.2.6 Nông nghiệp 25
1.2.7 Phát triển dịch vụ, du lịch 26
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 27
2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 27
2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn 27
2.1.2 Đánh giá nhận xét 28
2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 29
2.2.1 Thành phần, khối lượng CTRĐT 29
2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom 30
2.2.3 Hiện trạng công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 35
2.2.4 Hiện trạng tái sinh, tái chế 37
2.2.5 Đánh giá, nhận xét 38
CHƯƠNG 3 : CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG 42
3.1 Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương 42
3.1.1 Các bên liên quan đến nguồn gốc phát sinh CTRĐT 46
3.1.2 Các bên liên quan đến quá trình thu gom vận chuyển và xử lý CTRĐT 47
3.1.3 Các bên liên quan bị ảnh hưởng CTRĐT 47
3.2 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành và đánh giá hiệu quả áp dụng tại Bình Dương 48
3.2.1 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương48 3.2.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng các chính sách quản lý chất thải rắn tại Bình Dương 48
Trang 5CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG
TƯƠNG LAI ĐẾN 2025 50
4.1 Các phương pháp tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn 50
4.1.1 Phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp 50
4.1.2 Phương pháp cân bằng vật chất 50
4.1.3 Phương pháp sử dụng hệ số phát thải 50
4.2 Kết quả dự báo 51
4.2.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 51
4.2.2 Dự báo chất thải rắn nông nghiệp 53
4.2.3 Dự báo chất thải rắn công nghiệp 55
4.3 Đánh giá và cân đối nhu cầu quy họach bải chôn lấp 56
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 59
5.1 Xây dựng định hướng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT 59
5.2 Giải pháp phối hợp các bên liên quan 70
5.3 Một số biện pháp hỗ trợ khác 72
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDM Clean Development Mechanism- Cơ chế phát triển sạch
CTRCNNH Chất thải rắn Công nghiệp nguy hại
GDP Gross Domestic Product –Tổng sản phẩm quốc nội
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
TNHH MTV CTĐT Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
Trang 7DANH MỤC CÁC B
Bảng 1 1 Các đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương 11
YBảng 2 1Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương 30
Bảng 2 2 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương 31
Bảng 2 3 Các đơn vị hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt các huyện 33
Bảng 2 4 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các huyện 34
YBảng 4 1 Dự báo dân số đến 2025 51
Bảng 4 2 Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến năm 2025 52
Bảng 4 3 Dự báo khối lượng rác Nông nghiệp phát sinh 2025 53
Bảng 4 4 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến năm 2025 55
Bảng 4 5 Tổng hợp khối lượng CTRĐT 57
Bảng 4 6 Định mức bãi chôn lấp 57
Bảng 4 7 Cân đối nhu cầu bãi chôn lấp 57
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌN
Hình 1 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 21
Hình 1 2 Các nhóm đất chính ở Bình Dương 22
Hình 1 3 Biểu đồ dân số đô thị Bình Dương từ năm 1997- 2010 23
Hình 1 4 Cơ cấu kinh tế tỉnh 24
Hình 1 5 Quy hoạch đô thị Tây –Nam Bến Cát 25
Hình 1 6 Thành phố mới Bình Dương 25
Hình 1 7 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 26
Hình 1 8 Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải 27
YHình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương 35 Hình 5 1 Mẫu túi chứa chất thải đã phân loại cho chương trình phân loại rác tại nguồn 68
Hình 5 2 Các loại thùng chứa rác thông dụng hiện nay 68
Hình 5 3 Minh họa cho các loại chất thải được in trên nắp thùng chứa rác 69
Hình 5 4 Thùng rác chứa rác thải công nghiệp 70
Trang 10Môi trường Việt Nam trong 10 năm đã chịu những tác động đáng kể do tốc độtăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vàgia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên Do đó môi trường ngày càng có vị tríquan trọng trong đời sống thường ngày
Chất thải rắn(CTR) vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môitrường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững của ViệtNam Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệutấn Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệutấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn.(BộTN&MT
2010 )
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiện côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuynhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắnsinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ Công tác thugom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt khoảng 81%, chủ yếu tập trung tại các khu vựcnội thị (HoàngPhạm 2010) Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thugom, vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêuchuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên Một số bãirác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa.Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều phải xử lý chung cùng các loại rácthải khác Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnhhưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng
Đang trên đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của BìnhDương là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội vớinhiệm vụ bảo vệ môi trường Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý
Trang 11chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương
là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025” làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi
trường của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh
1.2 Tổng quan tài liệu
Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhànước và các cơ quan tổ chức quan tâm Nên trong thời gian qua đã có rất nhiều cácnhà nghiên cứu khoa học quan tâm Trước hết phải kể đến các nghiên cứu ở ViệnMôi Trường và Tài Nguyên TP HCM Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiệntrạng, quy hoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn như sau:
- Tác giả Nguyễn Thanh Phong (Phong) với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử
lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thảicông nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp Đồng thời xây dựng chương trìnhquản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam BìnhDương
- Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn Đề xuất các giải
pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của Th.S Nguyễn Văn Phước (Phước 2006) Trong
nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàntỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển,
xử lý CTR Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh BìnhDương
Trang 12nghiên cứu về lĩnh vực này với nhiều mảng đề tài khác nhau Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ, Đại Học Bách Khoa TP HCM, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cũngtham gia tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này.
Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ thì có một số đề tài như sau: Vào năm 2005
Phan Thị Lâm Tuyền (Tuyền 2005) đã bảo vệ đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch hệ
thống chất thải rắn tại huyện Di Linh- Tỉnh Lâm Đồng” đã phân tích và giúp chúng
ta thấy rõ các tác động tích cực và tiêu cực, gián tiếp hoặc trực tiếp, giai đoạn trướcmắt hay lâu dài của các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn; Về mảng nghiên
cứu hiện trạng đã được rất nhiều tác giả chú ý quan tâm: “Khảo sát, đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị xã Gò Công” của tác giả Lê Nguyên Kim Ngân (Ngân 2008) đã đánh giá và đề
xuất được biện pháp phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho Thị Xã
Gò Công
Đại học Bách Khoa có những nghiên cứu sau đây:“Nghiên cứu xây dựng hệ
thống quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” được thực hiện bởi Trần Nhật Nguyên (Nguyên 2008) Đề tài đã phân tích
đánh giá thực trạng lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp HồChí Minh Dự báo các vấn đề có liên qua đến quản lý CTR đến năm 2020 và đềxuất xây dựng hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Luận văn tốt
nghiệp đại học của Trương Văn Hiếu (Hiếu 2008)“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quãng Ngãi” Luận văn đã
khảo sát đánh giá hiện trạng thu gom CTR và nhận thức của người dân về CTRSH
Từ những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lýCTRSH tại Tp Tam Kỳ
Lĩnh vực chất thải rắn cũng được nhiều quan tâm từ trường Đại Học Khoa Học
Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh: Tác giả Nguyễn Phú Khánh (Khánh 2007) “Nghiên cứu
hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Tân An – tỉnh Long An” Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt đối với môi trường
Trang 13tại Thị xã Tân An- Long An Đồng thời xây dựng các giải pháp quản lý CTRSHnhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiêm năng lượng thông qua
việc phân loại; Sinh viên Dương Hoàng Vũ (Vũ 2005) với đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu” Tác giả đã đi sâu vào phân tích và làm rõ tác động môi trường rác thải
sinh hoạt trên địa bà Thị xã Bà Rịa –Vũng Tàu Từ những cơ sở đó xây dựng đượccác giải pháp quản lý để kiểm soát rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn thị xã
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và Bình Dương nói riêngtrong thời gian qua rất nhiều Các nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lýngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết đượcmột số vấn đề đang đặt ra Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiềucho việc quản lí chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng để đảm bảo
sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảophát triển bền vững bảo vệ môi trường
Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải pháp rỏràng và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế phù hợp cho địabàn tỉnh Bình Dương
Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứunày sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn đô thị của BìnhDương hiện nay như thế nào ? làm thế nào để quản lý chất thải rắn đô thị tại tỉnhBình Dương? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứusau đây:
1 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý CTR đôthị ở tỉnh Bình Dương như thế nào?
2 Những bên liên quan nào đến quản lý chất thải rắn đô thị? Những chính
Trang 14Mục tiêu luận văn
Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn đô thị của tỉnh Bình Dương đến năm 2025
và đề xuất các biện pháp quản lý
Các mục tiêu cụ thể của luận văn
1 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý chất thảirắn đô thị ở tỉnh Bình Dương
2 Phân tích các bên liên quan trong việc quản lý chất thải rắn đô thị Đánh giáhiệu quả của các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị của Tỉnh BìnhDương
3 Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương laiđến năm 2025
4 Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn
- Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn đô thị
PP khảo sát thực địa
Trang 15- Tham quan tìm hiểu thực tế hệ thống thu gom và trung chuyển,các bãi chôn
lấp rác để có cái nhìn toàn diện hơn về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị
ở tỉnh Bình Dương
Địa điểm khảo sát: TX Thủ Dầu Một, TX Thuận An, TX Dĩ An
Thời gian khảo sát : từ 17 đến 30 tháng 5 năm 2011
Số lần khảo sát: 2-4 lần/ địa điểm
PP phân tích các bên liên quan: Sử dụng các dữ liệu đánh giá định lượng,
nhằm định lượng hóa mối liên hệ tương tác giữa quản lý chất thải rắn đô thị
và các bên liên quan.Phân tích chức năng nhiệm vụ của các bên liên quanđến việc để thực hiện nhằm hoàn thiện chương trình quản lý chất thải rắn đôthị tỉnh Bình Dương
PP phân tích SWOT : (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) Dùng xác
định định hướng, chiến lược phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn đô thịtỉnh Bình Dương
PP dự báo khối lượng
Kế thừa hệ số phát thải CTR ĐT đã có sẵn trong tài liệu tham khảo
Dùng phần mềm Excel để tính toán hệ số phát thải
Sử dụng công thức Euler để dự báo dân số làm cơ sở dự báo khối lượng rácthải sinh hoạt Dựa vào số dân và tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm của địaphương tính lượng rác thải sinh hoạt hiện tại và ước tính khối lượng phátsinh đến năm 2025.Công thức tính (theo mô hình Euler cải tiến), có thể tính
sự tăng trưởng dân số theo phương trình:
Trang 16Ni: dân số của năm trước năm cần tính (người)
Ni+1: Dân số năm cần tính (người)
r : Tốc độ gia tăng dân sô hằng năm (%)
∆t : khoảng thời gian (năm) (thường lấy ∆t =1)
Dự báo sản lượng sản xuất công nghiệp đến 2025:
Dùng công thức ngoại suy theo tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
n
n n n
i i
(nghìn tấn) Trong đó:
y n: Sản lượng cuối cùng của dãy số thời gian
y n 1 : Sản lượng dự báo theo thời gian
i(i=1,n):Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Để tính toán dự báo lượng chất thải qua các năm trong luận văn sẽ tiến hànhtính toán như sau:
Chất thải rắn sinh hoạt
Thải lượng (lượng chất ô nhiễm) = Hệ số phát thải x dân số
Chất thải từ các ngành công nghiệp
Thải lượng = Hệ số phát thải x sản lượng sản xuất
Trang 17 Chất thải từ nông nghiệp
Trồng trọt : Thải lượng = Hệ số phát thải x sản lượng cây trồng
Chăn nuôi: Thải lượng = Hệ số phát thải x số lượng ( gia súc, gia cầm )
Tóm tắt tiến trình nghiên cứu
Trang 18Thu thập báo cáo CTR ĐT
Xây dựng các giải pháp quản
lý CTR ĐT Bình Dương
Dự báo chất thải rắn đô thị
BD đến năm 2025 Các bên liên quan và Chính sách quản lý CTR
Hiện trạng CTR ĐT & BCL tỉnh Bình Dương
Báo cáo Luận văn tốt
nghiệp
Thu thập tài liệu tại CTy cấp thoat nước môi trường BD
về CTR
Thu thập chính sách,Luật CTR, phân tích hiệu quả
và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Trang 19Nghiên cứu tổng quát các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương dựa trên các tài liệu
có sẵn, bao gồm niên giám thống kê, các thành phố thị xã, thị trấn trong toàn tỉnh
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011
Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường củadân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho tỉnhBình Dương
Tính mới của đề tài
Khảo sát chất thải rắn đô thị trên toàn địa bàn tỉnh Bình Dương
Áp dụng hệ số phát thải của WHO cho CTRCN, CTRNN
Trang 20CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÌNH HÌNH KINH
TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để có thể nhận thức được những vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị thì trongchương 1 sẽ trình bày các đặc điểm kinh tế xã hội có tác động liên quan đến quátrình phát sinh CTR ĐT
1.1 Khát quát đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của Tp HồChí Minh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.695,54 km2, chiếm 11% diện tíchkhu vực miền Đông Nam Bộ và chiếm 0,83% diện tích cả nước
Tọa độ địa lý được giới hạn: Từ 11052’ đến 12018’ vĩ độ Bắc, từ 106045’ đến
107030’ kinh độ Đông Ranh giới hành chánh như sau: Phía Nam giáp thành phố HồChí Minh, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Đông giáp Tỉnh Đồng Nai, phía Tâygiáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, Bình Dương có 03 thị xã và 06 huyện với 11 phường, 9 thị trấn, 71 xã.Diện tích các huyện, thị xã được trình bày trong bảng 1.1sau:
Trang 221.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãyTrường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnhbình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15m sovới mặt biển
Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóngyếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại ( xem hình 1.2 sau)
Hình 1 2 Các nhóm đất chính ở Bình Dương “Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010”
Như vậy, trong 6 nhóm đất có trong tỉnh, nhóm đất đỏ vàng có tỷ trọng cao nhất,chiếm đến 46,12% diện tích tự nhiên; kế đến là nhóm đất xám: 42,42%; nhóm đấtphù sa: 5,13%; nhóm đất phèn: 1,23%; nhóm đất dốc tụ: 0,94% và cuối cùng lànhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, chỉ chiếm 0,02%
Với sự đa dạng và phong phú về chủng loại đất đai cho phép người dân nơi đâytrong được nhiều loại cây: cây công nghiệp, cây ăn trái, các loại hoa màu,….Vàcũng tạo ra nhiều mẫu thừa thải sau khi trồng trọt, thu hoạch cây trồng Việc áp
Trang 23dụng khoa học kỹ thuật vào giống cây trong trồng trọt tạo ra nhiều cây cho năngsuất cao, chất thải phát sinh ra thấp nhất là yêu cầu cấp bách hiện nay của Tỉnh.
1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12năm trước đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,780C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là29,20C (tháng 4/2005), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,40C (tháng
1/2009) Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,80C
Độ ẩm không khí trong 05 năm trung bình từ 80 – 84% và có sự biến đổi theo mùakhá rõ rệt Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùakhô là 78%
Lượng mưa trung bình trong 05 năm qua từ 1.734,2 – 2.286,8 mm Tháng mưanhiều nhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bìnhdưới 20 mm
Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm làgió Tây – Tây Nam và gió Đông – Đông Bắc Gió Tây – Tây Nam là hướng gióthịnh hành trong mùa mưa và hướng gió Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hànhtrong mùa khô
Tuy nhiên Bình Dương với khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao thì các
Trang 24khu vực dân cư và môi trường xung quanh
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến chất thải rắn đô thị
1.2.1 Sự phát triển dân số
Dân số: 2.185.655 người (9/2010) Bình Dương với mật độ dân số 675 người/km².Trong 5 năm từ 2005-2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc
độ tăng dân số cao nhất nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm
Qua biểu đồ hình 1.3 thì quy mô dân số đô thị của tỉnh ngày một lớn nhanh, chủ yếu
là tăng do cơ học Dân số đô thị phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thị
xã Dĩ An, Thuận An (nơi tập trung nhiều khu công nghiệp) Dân cư ngoại tỉnh cũng
đổ về đây làm việc và sinh sống Việc gia tăng dân số cơ học sẽ gây áp lực mạnhđối với địa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ở và cung cấp cácdịch vụ tiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử
Trang 25“Nguồn: Niên giám thống kê 2010”
1.2.2 Y tế
Hệ thống y tế cơ sở công lập của tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện Hệ thống y
tế tư nhân phát triển mạnh, toàn tỉnh hiện có 763 cơ sở y tế và dịch vụ y tế, 1453 cơ
sở dược và 189 cơ sở y học cổ truyền
Lượng rác thải y tế phát sinh trung bình hơn 1 tấn/ngày Một số chất thải đặc trưngcủa y tế: Chất thải sinh hoạt thông thường từ sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnhnhân và người thăm nuôi; chất thải y tế: bông băng, ống chuyền dịch, ống chích,bình lọc máu…đã qua sử dụng của bệnh nhân, chất thải là hóa chất, phóng xạ, thuốcgây độc…và chất thải sinh hoạt của khoa lây nhiễm, vật dụng thải bỏ của bệnh nhânlây nhiễm; chất thải là bệnh phẩm bao gồm phần bị hoại tử của quá trình phẫuthuật,các xét nghiệm máu…
Tuy nhiên, ngành y tế vẫn chưa có phương án thu gom, xử lý rác thải y tế cho toànngành, đặc biệt là chất thải y tế cấp xã và y tế hoạt động tư nhân theo hướng xử lýtập trung tại Khu liên hợp rác của tỉnh
1.2.4 Phát triển đô thị mới
Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa toàn Bình Dương ước đạt 45%, diện tích nhà ở đạt 16,92
m2/người Toàn tỉnh hiện có 112 dự án đầu tư khu dân cư, nhà ở thương mại vớitổng diện tích là 6.253 ha; trong đó, có 28 dự án đã cơ bản hoàn chỉnh, 38 dự ánđang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 46 dự án đang đền bù giải tỏa
Mục tiêu phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 là xây dựng đô thịBình Dương trở thành một cực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề ô nhiễm môi trường côngnghiệp, đô thị cũng ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động; đó là việc gia tăng
Trang 26Hình 1 4 Quy hoạch đô thị Tây –Nam
Bến Cát
(Nguồn:http://www.binhduong.gov.vn)
Hình 1 5 Thành phố mới Bình Dương
(Nguồn: http://baobinhduong.org.vn)
1.2.4 Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với tỷtrọng tương ứng 63% - 32,6% và 4,4%; so với năm 2005, dịch vụ tăng 4,5%, côngnghiệp giảm 0,5% và nông nghiệp giảm 4%
Hình 1 6 Cơ cấu kinh tế tỉnh
“Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2009”
Trang 27Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địaphương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôntạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phươngkhác chuyển đến Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường tỉnh dophát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạt động giaothông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế.
1.2.5 Công nghiệp
Ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăngbình quân 20% hàng năm, đạt gấp 2.5 lần năm 2005 (Sản lượng một số ngành sản
xuất công nghiệp được trình bày trong phần Phụ lục A.).Tuy nhiên, các sản phẩm
trên thường tiêu thụ nhiều nguyên liệu, năng lượng và quá trình sản xuất cũng gây ônhiễm môi trường với mỗi ngành nghề là một đặc trưng chất thải khác nhau
Ngành hóa chất và bảo vệ thực vật: bao gồm chất thải hóa chất, chất thải nguyênliệu đóng gói, chất thải nhiễm dầu; Ngành dệt nhuộm: Chất thải từ quá trình nhuộm( hóa chất nhuộm, hóa chất tẩy trắng,…), chất thải dầu; Ngành dược phẩm: quátrình sản xuất dược phẩm thường thải ra những chất rắn hữu cơ độc hại (thường cácxưởng virus, vi trùng,kiểm nghiệm); Ngành sản xuất giày da: Rác da giày thuộcnhóm chất thải công nghiệp, gồm chất dẻo, chất xốp sinh ra trong quá trình sản xuấtgiày dép và các sản phẩm da Loại rác thải này tuy dễ cháy nhưng lại rất khó phânhuỷ khi chôn lấp và gây độc hại với môi trường lâu dài Các loại rác thải da giầythường chứa dung môi, chứa dầu và các chất nguy hại…
1.2.6 Nông nghiệp
Giai đoạn 2005- 2009, ngành nông – lâm – ngư nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong cơcấu kinh tế nhưng vẫn tăng bình quân 4,7% hàng năm, trong đó ngành nông nghiệptăng 4,6% so với cùng kỳ
Trang 28Hình 1 7 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
“Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2009”
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%; ngành chăn nuôi tăng13,7% hàng năm; tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi đến năm 2009 là 68,2% - 26,7%;cây lâu năm và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh của Tỉnh Năng suất câytrồng vật nuôi tăng từ 5-10% so với năm 2005 do ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹthuật vào sản xuất
Trong hoạt động chăn nuôi: chất thải
chăn nuôi được thải trực tiếp xuống ao,
rạch, sông mà không qua bất kỳ khâu xử
lý nào gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, và gây mùi khó chịu, chỉ có một
số được xử lý bằng cách ủ làm phân bón
hoặc sử dụng mô hình biogas Tỉ lệ
chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
được xử lý chất thải đã tăng dần qua các
năm và đến năm 2010 đã đạt được tỉ lệ
60% chuồng trại có xử lý chất thải
2005 2006 2007 2008 2009 0
10 20 30 40 50 60
T l chu ng tr i chăn nuôi đ c x lý ch t th i (%) ỉ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải (%) ệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải (%) ồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải (%) ại chăn nuôi được xử lý chất thải (%) ược xử lý chất thải (%) ử lý chất thải (%) ất thải (%) ải (%)
Hình 1 8 Tỉ lệ chuồng trại chăn nuôi
được xử lý chất thải
Trang 291.2.7Phát triển dịch vụ, du lịch
Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương các năm gần đây đã gia tăng Năm 2009
số khách đến là 2.996.203 người, chủ yếu là khách trong nước, tăng gấp nhiều lầnlần so với năm 2005 Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến không nhiều, chỉ chiếm4% tổng số khách du lịch, đa số là khách của các văn phòng, các công ty và các khucông nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hoạt động du lịch của tỉnh có bước phát triểnnhanh, hạ tầng một số dự án, khu du lịch lớn được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụngbước đầu đã tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách đến tỉnh tham quan du lịch Pháttriển du lịch tỉnh đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển hạ tầng dulịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản lượng dịch vụ du lịch Bên cạnh đó,
sự phát triển du lịch tỉnh cũng đang gây ra một sức ép đối với môi trường từ nướcthải, rác thải
Trang 30CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để hiểu rỏ hơn về công tác quản lý chất thải tại địa bàn tỉnh Bình Dương Chương 2
sẽ làm rõ : (1) Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương; (2)Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương
Trang 31Lưu trữ tại nguồn
Thu gom
Trung chuyển và
Bãi chôn lấpNguồn phát sinh
2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương
2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn
Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị được trình bày tóm tắt tronghình 2.1 sau đây Công tác thu gom, vận chuyển, tái sinh và xử lý chất thải côngnghiệp được thực hiện với nhiều bất cập
Trang 32Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tỉnh Bình Dương
“Nguồn:CTy cấp thoát nước- môi trường Bình Dương”
Với sự phát triển không ngừng của tỉnh Bình Dương thì việc quản lý chất thải rắntrong những năm qua đã có những kết quả tích cực, kiểm soát được phần lớn nguồnchất thải rắn và giữ gìn được vệ sinh đô thị tương đối sạch nhưng với nhu cầu pháttriển hiện nay thì hệ thống quản lý chất thải rắn cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế về mặt
tổ chức quản lý, công nghệ, chiến lược phát triển,…và cần có sự quan tâm đầu tưxây dựng trong tương lai
Hệ thống quy trình, quy phạm: Cho đến nay mặc dù đã có nhiều quy định về
việc giữ gìn vệ sinh đô thị nhưng các văn bản này đều mang tính chất đối phó,thiếu sự liên kết nên đôi khi còn mang tính mâu thuẫn lẫn nhau Cần phải đượcxác định lại những nội dung ở các văn bản này và biên soạn thống nhất, bổsung, cập nhật thành hệ thống văn bản quy trình, quy phạm chính thức theohướng phát triển để áp dụng trong giai đoạn mới
Trang 33 Hệ thống quản lý hành chính: Trên cùng là UBND tỉnh, Sở TN&MT, các
Công ty công trình công cộng huyện, thị, các đội vệ sinh thu gom tư nhân, hợptác xã vận chuyển Mặc dù đã có quy chế quản lý bộ phận thu gom tư nhânnhưng việc áp dụng thực thi còn kém, không cưỡng chế nên ít hiệu quả
Hệ thống tài chính: Hiện nay hệ thống này chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách
của tỉnh, chỉ có một ít các huyện thị có thu nhưng cũng không đủ để bù chi
Hệ thống tác nghiệp: Do chưa có tiêu chuẩn trong công tác quản lý có nhiều
hình thức quản lý khác nhau, có những chính sách cơ quan khác nhau, trangthiết bị, vật tư sử dụng khác nhau và điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động
Hệ thống công nghệ: Tuy đã xác lập được các công nghệ cần áp dụng nhưng
việc triển khai vào thực tế đã vấp nhiều vấn đề do thiếu kiến thức và đồng bộtrong quản lý chuyên ngành Do đó, cần xác lập và ban hành các quy trình,quy phạm cụ thể cho từng công nghệ như tái chế, sản xuất sản phẩm theo cáchướng khác nhau, đốt, chôn lấp,
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này còn thiếu
nhiều và chưa đúng tiêu chuẩn, do đó cần phải có kế hoạch xây dựng trongtương lai gần để làm nền tảng cho hệ thống quản lý chất thải rắn
2.1.2 Đánh giá nhận xét
Hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương về nhiều mặt cho thấy là hiệu quảhoạt động chưa cao và còn nhiều điều chưa hợp lý, trong đó có các nguyên nhânchính như sau:
Trang 34riêng còn thiếu và chưa đồng bộ.
- Công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở các cấp còn chưa đáp ứng đượcnhu cầu
- Nguồn ngân sách cấp cho quản lý chất thải rắn còn thiếu Lệ phí vệ sinh đôthị tính trung bình trên đầu người/ tháng ở mức quá nhỏ so với chi phí quản
lý thực tế
- Trong những năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn của tỉnh đã đượcchú trọng hơn trước, nhưng về cơ bản hình thức và nội dung hoạt động còn ít
và chậm đổi mới
Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì phải tích cực trong việc cải thiện toàn
bộ hệ thống nói chung và hệ thống quản lý hành chính nói riêng
2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương
2.2.1 Thành phần, khối lượng CTRĐT
Thành phần tính chất rác thải đô thị được trình bày ở bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2 1 Thành phần và tính chất rác thải đô thị tại một số đô thị của tỉnh Bình
Dương
ST
T
Thành phần và tính chất rác đô thị được đưa tới bãi rác
Bãi rác thị xã Thủ Dầu Một
Bãi rác thị xã Lái Thiêu
(% trọng lượng)
Trang 35- Giấy, giẻ vụn, vải sợi
- Chất hữu cơ
- Plactic
- Da và cao su-
18,71
65,0710,385,84
14,90
64,8716,064,17
- pH
30,7744,44
192 kg/m3
23,81
5,46
38,176,19
Trang 36phần rác thải đô thị mở ra nhiều triển vọng cho việc tái sinh chất thải rắn đô thịtrong tương lai thông qua chương trình phân loại rác tại nguồn.
Thành phần rác thải công nghiệp của một số ngành nghề sản xuất được thể hiệntrong phụ lục F Thành phần chính là bao bì, nhựa, vỏ chai… có thể tái chế
2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom
Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát sinh khoảng 700 - 800tấn chất thải rắn đô thị/ngày Trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chỉ đạt trung bìnhkhoảng 70% Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn toàn tỉnh Bình Dương dokhoảng 65 đơn vị, cá nhân thực hiện
2.2.2.1 Trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một:
Khối lượng chất thải rắn đô thị ước tính phát sinh khoảng 140-150 tấn/ ngày (vàonăm 2008) Trong đó rác sinh hoạt 140 tấn, xà bần 10 tấn Nhưng hiện tại chỉ thugom được khoảng 70% và 30% còn lại là do dân tự xử lý bằng hình thức đốt hoặcchôn lấp
Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyểnchất thải rắn tại địa bàn thị xã Thủ Dầu Một Hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 30%
số hộ dân là Công ty thu tiền vệ sinh được, số còn lại một là không đóng tiền, hai làrơi vào những đối tượng tự xử lý (chôn lấp hoặc đốt)
Theo số liệu tại Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương, số lượng công nhân phụtrách công tác vệ sinh được trình bày trong bảng 2.1 sau:
Trang 37Bảng 2 2Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của Công ty TNHH một
thành viên công trình đô thị Bình Dương
nhân
Khu vực phụ trách
Nghĩa Lợi Hòa
3 Tổ tài xế 50 Vận chuyển tại nguồn - trạm trung
chuyển – Bãi chôn lấp
“Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương”
Khối lượng thực hiện năm 2009:
- Diện tích quét chính lòng đường, vĩa hè: 7052,67/59 tuyến
Trang 38- Cự ly thu gom rác trung bình: khoảng 33,5 km/ chuyến
Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển bằng xe ép kín, xe tải benz trong đó chủyếu là rác sinh hoạt, xà bần và phế thải xây dựng, bùn hố ga, chà cây… tại cácđiểm, tuyến đường được thuê bao trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một chở thẳng về xínghiệp xử lý chất thải thuộc xã Chánh Phú Hòa Các đội rác dân lập thuộc cácphường, xã thu gom rác trên các tuyến đường, ngõ hẻm tập kết rác trên trục đườngchính để xe Công ty đến thu gom chở về xí nghiệp xử lý chất thải
Hiện nay trên địa bàn Thị xã việc thu gom vận chuyển rác trên các trục chính, hẻmnhỏ ở các khu vực nội ô Thị xã là gần 100% Khu vực ngoại ô Thị xã, việc thu gomchỉ được thực hiện trên các trục chính do Công ty thực hiện và một số hẻm lớn cóyêu cầu thì đội rác dân lập sẽ thu gom
Bảng 2 3 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn của Công
ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương
STT Thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng
Trang 394 Xe tải 4 tấn 09
“Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương’
Với số lượng nhân lực và số lượng trang thiết bị như trên, Công ty TNHH CTĐTBình Dương có thừa khả năng thực hiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thị xãThủ Dầu Một Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương hướng tới việc mở rộngđầu tư đấu thầu sang các huyện khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.2.2.2 Trên địa bàn Thị xã Thuận An
Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn huyện ước tính khoảng 120 –
140 tấn/ ngày Tại TX.Thuận An, hiện nay có Xí nghiệp Công trình công cộngTX.Thuận An chủ yếu thu gom chất thải rắn tại thị trấn Lái Thiêu và khu vực chợBúng rồi vận chuyển lên Khu liên hợp để chôn lấp Bên cạnh đó, còn có 3 đơn vị tưnhân lớn cũng đang hoạt động thu gom rác sinh hoạt hàng ngày
Tuy nhiên, chất thải rắn do các đơn vị tư nhân thu gom vẫn chưa được chuyển toàn
bộ về bãi rác tạm của huyện để Xí nghiệp Công trình công cộng Thuận An vậnchuyển tiếp lên Khu liên hợp Một số đơn vị tư nhân sau khi thu gom chất thải rắnvẫn đổ tại các bãi rác gần khu dân cư Thuận Giao hoặc một số bãi rác tự phát tại cáckhu đất trống và một số còn lại có xu hướng vận chuyển về bô rác Tân Bình củaTX.Dĩ An (xã An Phú) và thành phố Hồ Chí Minh (xã Bình Hòa) Nguyên nhân
Trang 40này để không phải đóng tiền.
Tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của Thuận An hiện naychiếm khoảng 80%, 110 tấn/ ngày; trong đó khoảng 50 tấn/ ngày được vận chuyển
về Khu liên hợp, lượng chất thải rắn còn lại do các đơn vị tư nhân thu gom thìkhông quản lý được
Việc quản lý các tổ thu gom rác dân lập do Ủy ban nhân dân thị trấn/xã quản lý.Trong đó có những nơi quản lý rất tốt như thị trấn Lái Thiêu, nhưng cũng có nơiquản lý rất kém như xã Thuận Giao, để phát sinh những bãi đổ rác lộ thiên khôngđảm bảo chất lượng vệ sinh
Rác từ các khu công nghiệp hiện nay một phần lớn do Công ty TNHH MTV Cấpthoát nước - môi trường Bình Dương thực hiện thu gom và vận chuyển lên Khu xử
lý Phần còn lại do các đơn vị thu gom phế liệu trong Khu công nghiệp thu gom.Tuy nhiên, mục đích của các đơn vị này là thu phế liệu chứ không phải thu gom rácsinh hoạt; rác sinh hoạt chỉ là phần đi kèm họ bắt buộc phải thu gom, là điều kiệncần cho họ thu gom phế liệu trong khu công nghiệp Chính vì vậy, họ thường không
có ý thức giao rác đến đúng nơi xử lý cuối cùng (Khu liên hiệp xử lý Nam BìnhDương) mà đổ bậy ra các khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường
2.2.2.3 Trên địa bàn Thị xã Dĩ An
Trên địa bàn TX.Dĩ An hiện nay có 32 tổ thu gom rác dân lập ở 7 xã, thị trấn với
201 tổ viên tham gia; cùng với Hợp tác xã thu gom (Hợp tác xã chợ Dĩ An); các tổnày thu gom rác sinh hoạt tại các chợ, hộ dân, cơ quan sau đó vận chuyển đến các
bô trung chuyển tại xã Tân Bình và An Bình để Xí nghiệp Công trình công cộng