Dự báo chất thải rắn nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 48)

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI ĐẾN

4.2.2 Dự báo chất thải rắn nông nghiệp

Hệ số phát thải nông nghiệp được lấy ở tài liệu đánh giá nhanh của WHO năm 1993 được trình bày ở phụ lục C.

Có hệ số phát thải thì có thể tính toán khối lương rác Nông nghiệp phát sinh trong tương lai đến năm 2025. Số liệu được trình bày ở bảng 4.3 sau:

Bảng 4. 3 Dự báo khối lượng rác Nông nghiệp phát sinh 2025

ST T Ngành Nông nghiệp HSP T Đơn vị 2015 2020 2025 1 Lúa gạo 800 kg/tấn sp 42016000 56615200 71214400 2 Đường (mía) 300 kg/tấn sp 32799300 14896480 0 21046480 0 3 Cà phê 3500 kg/tấn sp 883750 397600 593200 4 Ngũ cốc khác 700 kg/tấn sp 7731500 15443200 22050400

5 Chăn nuôi trâu 4000 kg/con 47454000 14436000 19381200

6 Chăn nuôi lợn 700 kg/con 8304450

10811520 0

14725400 0 7 Chăn nuôi bò 4000 kg/con

12200600

0 23166400 21931600

Tổng khối lượng CTR nông nghiệp

261195000 0 36713840 0 49288960 0

Biểu đồ dự báo khối lượng chất thải rắn Nông nghiệp được trình bày trong hình 4.2 sau đây:

Hình 4. 2 Tổng khối lượng rác nông nghiệp đến năm 2025

Nhận xét:

Nhìn vào hình 4.4 biểu đồ trên thấy giai đoạn từ năm 2011 đến 2025 khối lượng chất thải rắn tăng 3.89% trong vòng 15 năm. Tổng lượng rác thải nông nghiêp tăng vì những ngành sản xuất như lúa, mía, cà phê thì chỉ thu hoạch được phần hạt (lúa, cà phê), thân (mía) còn những thành phần còn lại thì được thải bỏ và chăn nuôi trâu, bò, lợn thì lượng phân thải ra hàng ngày cũng rất lớn.

Và hiện nay tỷ trọng nông nghiệp của tỉnh Bình Dương ngày càng thu hẹp để nhường đất cho tỉnh phát triển công nghiệp. Ngành nông nghiệp sẽ hướng tới tập trung chủ yếu phát triển theo công nghệ cao.

Bình Dương có nền nông nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, đã hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tỉnh có 9 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. ngoài ra chưa tính đến thành phần doanh nghiệp chuyên chế biến nông lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc đang phát triển mạnh, đây là động lực quan trọng để tỉnh Bình Dương đưa nền nông nghiệp tiến tới sản xuất theo công nghệ cao.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w