Hiện trạng hệ thống thu gom

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 25)

Theo thống kê năm 2008, trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát sinh khoảng 700 - 800 tấn chất thải rắn đô thị/ngày. Trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chỉ đạt trung bình khoảng 70%. Việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn toàn tỉnh Bình Dương do khoảng 65 đơn vị, cá nhân thực hiện.

2.2.2.1 Trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một:

Khối lượng chất thải rắn đô thị ước tính phát sinh khoảng 140-150 tấn/ ngày (vào năm 2008). Trong đó rác sinh hoạt 140 tấn, xà bần 10 tấn. Nhưng hiện tại chỉ thu gom được khoảng 70% và 30% còn lại là do dân tự xử lý bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp.

Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 30% số hộ dân là Công ty thu tiền vệ sinh được, số còn lại một là không đóng tiền, hai là

Theo số liệu tại Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương, số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh được trình bày trong bảng 2.1 sau:

Bảng 2. 2Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương

STT Tổ công tác Số công

nhân Khu vực phụ trách

1 Tổ đường 56 Phường Phú Cường, Hiệp Thành, Nghĩa Lợi Hòa

2 Tổ quét chợ 17 Chợ Thị Xã

3 Tổ tài xế 50 Vận chuyển tại nguồn - trạm trung chuyển – Bãi chôn lấp

4 Tổ duy trì xe đạp 8 Phụ trách đường phố

5 Tổ vỉa hè 10 Rác lề đường

6 Tổ lấy rác hẻm 6

7 Tổ xử lý rác 3

8 Tổ rửa bụi đường 2

Tổng cộng 152

“Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương”

Khối lượng thực hiện năm 2009:

- Diện tích quét chính lòng đường, vĩa hè: 7052,67/59 tuyến

- Diện tích quét chính vĩa hè: 7466,8/59 tuyến đường

- Tổng chiều dài quét duy trì ban ngày: 11724,8 km

- Cự ly thu gom rác trung bình: khoảng 33,5 km/ chuyến

Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển bằng xe ép kín, xe tải benz trong đó chủ yếu là rác sinh hoạt, xà bần và phế thải xây dựng, bùn hố ga, chà cây… tại các điểm, tuyến đường được thuê bao trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một chở thẳng về xí nghiệp xử lý chất thải thuộc xã Chánh Phú Hòa. Các đội rác dân lập thuộc các phường, xã thu gom rác trên các tuyến đường, ngõ hẻm tập kết rác trên trục đường chính để xe Công ty đến thu gom chở về xí nghiệp xử lý chất thải.

Hiện nay trên địa bàn Thị xã việc thu gom vận chuyển rác trên các trục chính, hẻm nhỏ ở các khu vực nội ô Thị xã là gần 100%. Khu vực ngoại ô Thị xã, việc thu gom chỉ được thực hiện trên các trục chính do Công ty thực hiện và một số hẻm lớn có yêu cầu thì đội rác dân lập sẽ thu gom.

Bảng 2. 3 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chất thải rắn của Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị Bình Dương

STT Thiết bị thu gom – vận chuyển Số lượng

1 Thùng 240 L 55 3 Xe ép rác 2.5 tấn Xe ép rác 5 tấn Xe ép rác 6,5 tấn Xe ép rác 10 tấn 06 07 02 06 4 Xe tải 4 tấn 09 5 Xe tải 2 tấn 06 6 Xe tải benz 10 tấn 01

“Nguồn: Công ty TNHH MTV môi trường- đô thị Bình Dương’

Với số lượng nhân lực và số lượng trang thiết bị như trên, Công ty TNHH CTĐT Bình Dương có thừa khả năng thực hiện thu gom, vận chuyển trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương hướng tới việc mở rộng đầu tư đấu thầu sang các huyện khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.2.2.2 Trên địa bàn Thị xã Thuận An

Khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh trên địa bàn huyện ước tính khoảng 120 – 140 tấn/ ngày. Tại TX.Thuận An, hiện nay có Xí nghiệp Công trình công cộng TX.Thuận An chủ yếu thu gom chất thải rắn tại thị trấn Lái Thiêu và khu vực chợ Búng rồi vận chuyển lên Khu liên hợp để chôn lấp. Bên cạnh đó, còn có 3 đơn vị tư nhân lớn cũng đang hoạt động thu gom rác sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, chất thải rắn do các đơn vị tư nhân thu gom vẫn chưa được chuyển toàn bộ về bãi rác tạm của huyện để Xí nghiệp Công trình công cộng Thuận An vận chuyển tiếp lên Khu liên hợp. Một số đơn vị tư nhân sau khi thu gom chất thải rắn vẫn đổ tại các bãi rác gần khu dân cư Thuận Giao hoặc một số bãi rác tự phát tại các khu đất trống và một số còn lại có xu hướng vận chuyển về bô rác Tân Bình của TX.Dĩ An (xã An Phú) và thành phố Hồ Chí Minh (xã Bình Hòa). Nguyên nhân chính của việc này là do khi đổ rác tại bô trung chuyển của huyện Thuận An các tổ thu gom dân lập phải đóng phí 30.000 đồng/tấn. Điều này, khác so với các huyện

Tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được của Thuận An hiện nay chiếm khoảng 80%, 110 tấn/ ngày; trong đó khoảng 50 tấn/ ngày được vận chuyển về Khu liên hợp, lượng chất thải rắn còn lại do các đơn vị tư nhân thu gom thì không quản lý được.

Việc quản lý các tổ thu gom rác dân lập do Ủy ban nhân dân thị trấn/xã quản lý. Trong đó có những nơi quản lý rất tốt như thị trấn Lái Thiêu, nhưng cũng có nơi quản lý rất kém như xã Thuận Giao, để phát sinh những bãi đổ rác lộ thiên không đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Rác từ các khu công nghiệp hiện nay một phần lớn do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương thực hiện thu gom và vận chuyển lên Khu xử lý. Phần còn lại do các đơn vị thu gom phế liệu trong Khu công nghiệp thu gom. Tuy nhiên, mục đích của các đơn vị này là thu phế liệu chứ không phải thu gom rác sinh hoạt; rác sinh hoạt chỉ là phần đi kèm họ bắt buộc phải thu gom, là điều kiện cần cho họ thu gom phế liệu trong khu công nghiệp. Chính vì vậy, họ thường không có ý thức giao rác đến đúng nơi xử lý cuối cùng (Khu liên hiệp xử lý Nam Bình Dương) mà đổ bậy ra các khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

2.2.2.3 Trên địa bàn Thị xã Dĩ An

Trên địa bàn TX.Dĩ An hiện nay có 32 tổ thu gom rác dân lập ở 7 xã, thị trấn với 201 tổ viên tham gia; cùng với Hợp tác xã thu gom (Hợp tác xã chợ Dĩ An); các tổ này thu gom rác sinh hoạt tại các chợ, hộ dân, cơ quan sau đó vận chuyển đến các bô trung chuyển tại xã Tân Bình và An Bình để Xí nghiệp Công trình công cộng vận chuyển lên Khu liên hợp. Hiện chỉ có 27/34 (chiếm 79%) Tổ thu gom rác thải đã đăng ký kinh doanh với UBND huyện.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày của TX.Dĩ An ước tính khoảng 140 tấn (thu gom khoảng 80%). Hàng ngày, khoảng 100 – 120 tấn chất thải rắn của huyện được vận chuyển lên Khu liên hợp, lượng còn lại được đưa về đổ ở tỉnh Đồng Nai và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh do địa bàn có ranh giới giáp các vùng lân cận này.

Về phương tiện của những người thu gom rác dân lập hầu hết đều là phương tiện tự chế (14 xe cải tiến, 08 xe lam và các xe đẩy tay, ba gác), không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Một số xã đã chuyển sang xe ôtô 1,5 tấn (10 xe) và 02 xe ép nhỏ.

Xí nghiệp Công trình công cộng TX.Dĩ An cũng thực hiện thu gom rác tại một số địa điểm, chủ yếu là tại các cơ quan, trường học, xí nghiệp. Trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom gồm 01 xe 2,5 tấn và 01 xe 05 tấn.

2.2.2.4 Trên địa bàn các huyện còn lại

Chất thải rắn sinh hoạt của các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo và Dầu Tiếng chưa được thu gom, quản lý theo quy định. Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ trực tiếp vào các bãi rác lộ thiên rồi dùng các chế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích.

Một nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do phí xử lý rác tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương quá cao, nên các đơn vị này có xu hướng tự xử lý tại địa bàn huyện. Việc xử lý này thường không đảm bảo chất lượng vệ sinh do không thực hiện theo các quy trình xử lý hợp vệ sinh (chi phí quá cao) nên việc gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh là không thể tránh khỏi. Các đơn vị thu gom trên địa bàn huyện được thống kê tại bảng 2.3 như sau:

Bảng 2. 4 Các đơn vị hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt các huyện

STT Huyện Đơn vị thu gom

Công lập Dân lập

1 Bến Cát - Đội Công trình công cộng huyện Bến Cát - HTX vệ sinh môi trường Thành Long 2 Tân Uyên - Xí nghiệp Công trình công cộng huyện Tân

Uyên

- HTX nông nghiệp 30/4 - BQL chợ Tân Thành

3 Dầu Tiếng - Đội Công trình công cộng huyện Dầu

Tiếng 02 đơn vị

4 Phú Giáo - Đội Công trình công cộng huyện Phú Giáo

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương năm 2007)

Bảng 2. 5 Số lượng trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các huyện

STT Trang thiết bị thu gom – vận chuyển

Số lượng Tình trạng sử dụng

Huyện Dầu Tiếng

1 Thùng 240 L 42 Sử dụng năm 2001 2 Thùng 660 L 20 Sử dụng năm 2001 3 Xe ép 7 tấn 1 Tốt 4 Xe ép 3,5 tấn 1 Huyện Phú Giáo 1 Thùng 140 L 8 Sử dụng năm 2004 2 Thùng 240 L 55 Sử dụng năm 2006 3 Thùng 660 L 5 Sử dụng năm 2006 4 Xe 5,3 m3 1 Sử dụng năm 2000 5 Xe 9,3 m3 1 Sử dụng năm 2005

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tỉnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w