Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 37)

Cá nhân và các hộ gia đình: Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải rắn chủ yếu là rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…) và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….). Đây cũng là thành phần phát sinh chủ yếu của chất thải rắn đô thị. Các cá nhân và hộ gia đình phải có trách nhiệm thu gom và phân loại rác tại nguồn và có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương.

Các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hỗ trợ quá trình thu gom và vận chuyển xử lý chất thải rắn. Đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống sản xuất nhằm giảm việc phát sinh chất thải rắn là thấp nhất.

Sở Tài Nguyên và Môi trường: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường. Trong đó:

+/ Tham mưu trình UBND tỉnh về các quy định, kế hoạch, chương trình liên quan đến môi trường.

+/ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường +/ Thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại về các vấn đề môi trường

Đồng thời thực hiện giám sát môi trường và quản lý trong công tác trung chuyển và xử lý, chôn lấp chất thải rắn đô thị, vận hành các trạm trung chuyển và Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn.

Sở Xây dựng:Xây dựng các trạm trung chuyển, Khu liên hiệp xử lý và các công tác quản lý đô thị liên quan đến quá trình thu gom, vận chuyển.

Công ty TNHH một thành viên Công Trình Đô Thị Bình Dương: doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác vệ sinh - thoát nước, quản lý - chăm sóc công viên cây xanh, duy tu và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng... Mỗi ngày hai lần quét vệ sinh đường phố, còn bố trí công nhân dùng xe đạp đi lại liên tục trên một số tuyến đường nội ô để nhặt rác, bảo đảm các tuyến đường luôn được sạch, đẹp.

Sở Y tế: Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy định bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường của chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời ban hành hướng dẫn phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại trong cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm để phục vụ công tác thu gom, phân loại chất thải rắn.

Sở Khoa học và Công nghệ: Sở có trách nhiệm quyết định quá trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo cơ sở công nghiệp đó tự xử lý sơ bộ để trách ô nhiễm bải chôn lấp của Tỉnh. Sở đưa ra các hướng dẫn và các đề xuất tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện.

Sở Tài chính: Sở Tài chính có chức năng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường.Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn.

Sở Công nghiệp: Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm về Công nghiệp và các khu Công nghiệp. Sở này có quan hệ chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Họ luôn quan tâm đến sản phẩm rác thải Công nghiệp và cố gắng bố trí địa điểm cho các cơ sở Công nghiệp có rác thải giống nhau vào trong cùng một khu. Những khu Công nghiệp này có trách nhiệm xử lý sơ bộ rác thải của mình để tránh gây ô nhiễm các bãi rác ở khu chôn lấp được đề xuất.

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn bị kế hoạch ngân sách cho các dự án đầu tư. Bao gồm việc xây dựng và cơ sở hạ tầng và thiết bị để xử lý và quản lý các rác thải.

Ủy ban nhân dân Tỉnh: UBND là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, theo dõi, xem xét và chỉ đạo cho cơ quan chức năng quản lý về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng thực hiện các công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

cấp của UBND tỉnh. Giao nhiệm vụ cho hai phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Quản lý đô thị thực hiện các chức năng sau:

+/ Phòng Quản lý đô thị: quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng).

+/ Phòng Tài nguyên và Môi trường: việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển .

Phòng Tài chính UBND Tỉnh: Phòng Tài chính được UBND Tỉnh ủy quyền để liên hệ trực tiếp với các nhà tài trợ. Phòng mở một tài khoản riêng cho từng dự án tài trợ. Nguồn tài trợ mà họ nhận được phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư thông qua. Thủ tục thanh toán cho các dự án xây dựng đã được quy định và mỗi dự án mới đều có một Hội đồng. Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi khoản thanh toán cho nhà thầu. Phòng có quyền đóng góp ý kiến hoặc phản đối các quyết định của ban quản lý dự án về mọi việc liên quan đến tài chính.

UBND phường, thị trấn: UBND phường, xã, thị trấn các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý Khu công nghiệp: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (hoặc Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp): quản lý chất lượng vệ sinh trong khu công nghiệp của mình; yêu cầu các đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp phải thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị có chức năng để có thể giám sát được chất lượng vệ sinh.Báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh hàng năm về các nội dung trong công tác quản lý chất thải rắn.

Qua những phân tích về thành phần trực tiếp các bên có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn thì thấy rằng đối với mỗi Sở đều có những chức năng liên đới

đến quản lý chất thải rắn nhưng không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác quản lý. Cụ thể là với những chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng của Sở TN&MT và Sở Xây Dựng nên đã xảy ra tình trạng chồng chéo trong quản lý. Trong khi công tác quản lý đô thị do Sở Xây dựng quản lý nhưng khi xảy ra ô nhiễm môi trường hay khiếu kiện trong thu gom, vận chuyển thì trách nhiệm lại do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giải quyết. Việc này thực chất chưa được cụ thể hóa bằng văn bản của Ủy ban nên tình trạng quản lý chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm là việc không thể tránh khỏi.

Đối với các bên liên quan gián tiếp ở cấp huyện, thị xã thì cũng giống như các bên liên quan ở Sở, mang nhiều tính chồng chéo. Việc quản lý và định hướng phát triển hệ thống ở cấp huyện cũng vì thế rất kém. Việc quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng của huyện) do phòng Quản lý đô thị thực hiện. Nhưng việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển lại do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đảm trách. Với cơ cấu tổ chức chồng chéo như vậy, việc thực hiện các chương trình kế hoạch của tỉnh về quản lý chất thải rắn hầu như rất khó thực hiện. Để có thể quản lý tốt rất cần phải có sự phân công rõ ràng từ lãnh đạo Tỉnh và phải được cụ thể hóa bằng một văn bản pháp lý. Việc phân công này cần thực hiện theo nội dung tại Chương II - Điều 8 của Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung cụ thể này sẽ được đề cập trong Chương 5.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w