Phương pháp sử dụng hệ số phát thả

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 46)

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI ĐẾN

4.1.3Phương pháp sử dụng hệ số phát thả

Đây là phương pháp dựa trên lượng phát thải trung bình đo được từ quá trình tương tự và các cơ sở. Hệ số phát thải (HSPT) được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m2 hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn, m, m2, m3, cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng cho các tính toán, dự báo mở rộng, Yếu tố thời gian đôi khi cũng được đưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụng như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi.

Trong quá trình học hỏi nghiên cứu nhiều phương pháp tính và trong điều kiện thực tế của địa phương thì tác giả lựa chọn phương pháp tính dựa trên hệ số phát thải. Bởi vì những ưu điểm của phương pháp này mang lại như sau:

-Phương pháp được ứng dụng rộng và có cơ sở pháp lý cao.

-Các số liệu được thu thập dễ dàng, có tính khoa học.

-Kết quả sau khi tính toán sai số trong phạm vi chấp nhận được ( dưới 10% ).

-Tính được phần lớn các nguồn gây ô nhiễm quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường chất thải rắn trong phạm vi toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 46)