Hiện trạng công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn đô thị tại Bình Dương

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 30)

Đa số trang thiết bị đều được trang bị từ lâu, cũ kĩ, không hiện đai, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển rác.

2.2.3 Hiện trạng công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn đô thị tại BìnhDương Dương

2.2.3.1 Thị xã Thủ Dầu Một

Vận chuyển rác trên địa bàn do Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương đảm trách. Khối lượng rác vận chuyển về khu liên hợp khoảng 80-100 tấn/ngày.

Phương tiện vận chuyển hiện nay của Công ty TNHH MTV CTĐT Bình Dương là 02 xe ép rác 20m3 và 01 xe tải ben 15 tấn. Công tác trung chuyển được thực hiện thông qua trạm trung chuyển Truông Bồng Bông. Thực chất đây chỉ là một bô rác hở (có tôn chắn xung quanh) với diện tích khoảng 2.400 m2. Thời gian tiếp nhận rác tại trạm trung chuyển này là từ 20 giờ đến 04 giờ sáng ngày hôm sau. Thời gian vận chuyển rác là từ 05 giờ đến 16 giờ.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường tại trạm trung chuyển cũng chưa thật sự tốt. Ngoài ra, tại thị xã còn phát sinh một số các điểm hẹn không đạt chất lượng vệ sinh môi trường, gây mùi hôi và thiếu mỹ quan. Việc đầu tư trạm trung chuyển mới cần được thực hiện và theo nguyện vọng của Ủy ban nhân dân thị xã thì nên do thị xã

đầu tư chứ không giao cho Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương thực hiện.

2.2.3.2 Thị xã Thuận An

Việc vận chuyển rác tại địa bàn do Xí nghiệp Công trình công cộng của huyện thực hiện theo hình thức giao việc từ Ủy ban nhân dân huyện – phương thức chung của nhiều nơi trên tỉnh Bình Dương. Chi phí vận chuyển và xử lý hàng tháng sẽ được huyện trả cho Xí nghiệp và đơn vị xử lý trên Khu liên hiệp.

Trang thiết bị hiện nay của xí nghiệp gồm có 01 xe ép rác 12,5 tấn, 03 xe 6,5 tấn (trong đó có 01 xe sắp đầu tư). Tuy nhiên, những xe đang hoạt động đều ở trong tình trạng xuống cấp gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thu gom (xe hiệu Trường Long). Một tình trạng xảy ra nữa là các xe này không cạp được thùng thu gom 660 lít nên khó khăn khi tiếp nhận rác từ thùng ở trên đường. Vì vậy hầu như rác đều phải được vận chuyển về bô rác của Thị xã.

Hiện nay, huyện chỉ có một trạm trung chuyển nằm ở xã Thuận Giao. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 12/18 tổ thu gom rác dân lập đem đổ rác ở đây. Do cự li thu gom khá rộng, xe vận chuyển không cạp được thùng và ít trạm trung chuyển nên việc thu gom, vận chuyển rác còn gặp nhiều khó khăn.

Cự li vận chuyển trung bình từ Thị xã lên Khu liên hiệp xử lý rác là 32 km. Trung bình hàng ngày Xí nghiệp vận chuyển lên Khu liên hiệp khoảng 60 – 70 tấn rác.

2.2.3.3 Thị xã Dĩ An

Xí nghiệp công trình công cộng huyện phụ trách công tác vận chuyển lên khu liên hợp. Hiện nay, Xí nghiệp công trình công cộng Thị xã đang được xem xét cấp thêm 01 xe vận chuyển 11 tấn, vì hiện nay Xí nghiệp đang phải đi thuê 03 xe 11 tấn ở ngoài. Đề xuất của Xí nghiệp là cấp đủ 04 xe ép rác 11 tấn thì mới có khả năng vận chuyển hết số lượng rác trên địa bàn huyện về nơi xử lý. Cự li vận chuyển đến khu xử lý là khoảng 50 km nên cần thiết phải có nhiều xe ép với tải trọng lớn mới đảm bảo tính kinh tế trong vận chuyển. Thời gian vận chuyển hiện nay là vào ban ngày

Với nhu cầu hiện tại và dự kiến khối lượng phát sinh trong những năm sắp tới, Xí nghiệp công trình công cộng đề xuất phải đầu tư thêm 01 trạm trung chuyển nữa.

2.2.3.4 Các huyện còn lại

Rác thải sinh hoạt của các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giao, Dầu Tiếng chưa thu gom, quản lý được, phần lớn rác sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ thải, đối với lượng rác thu gom được cũng đổ trực tiếp vào các bãi đất lộ thiên rồi dùng các phế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích rác. Số lượng thống kê các đơn vị vận chuyển rác sinh hoạt trên địa các huyện như sau:

- Bến Cát: 02 đơn vị (Đội công trình công cộng huyện Bến Cát và HTX vệ sinh môi trường Thành Long).

- Tân Uyên: 03 đơn vị (Xí nghiệp công trình công cộng huyện Tân Uyên; HTX nông nghiệp 30/4 và Ban quản lý chợ Tân Thành).

- Dầu Tiếng: 03 đơn vị (Đội công trình công cộng huyện Dầu Tiếng và 02 cá nhân).

- Phú Giáo: Đội công trình công cộng huyện Phú Giáo.

Tại các huyện này việc vận chuyển lên bãi chôn lấp còn hạn chế do có ý kiến rằng phí xử lý rác của Khu liên hiệp quá cao, các huyện không co đủ kinh phí chi trả. Vì vậy các huyện này ưu tiên xử lý ngay tại huyện. Tuy nhiên, do quy trình xử lý còn thô sơ, đơn giản nên thường không đảm bảo chất lượng vệ sinh.

2.2.4 Hiện trạng tái sinh, tái chế

Việc thu hồi và tái chế sử dụng chất thải rắn là hoạt động phát triển tự phát ở tỉnh Bình Dương. Các tư nhân tự tổ chức thu gom tái chế chất thải rắn theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thực phẩm. Hệ thống này sử dụng rất nhiều lao động và tập hợp những tay nghề rất đặc biệt.

Hiện nay, trong hệ thống QL CTR đã có đề cập đến lĩnh vực tái chế. Hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ rác xảy ra trong các công đoạn của hệ thống quản lý như sau:

- Chất thải rắn tại nguồn được thu gom bởi hộ gia đình. - Một số người nhặt rác tại điểm đổ rác của hộ dân tại vỉa hè

-Thu hồi tại điểm hẹn - Trạm trung chuyển - Bãi chôn lấp

Thành phấn rác tái chế chủ yếu là nhựa, thủy tinh, cao su, bìa carton, vải, một phần bao nhựa,…..còn các thành phần như rác thực phẩm, mút xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và đổ bỏ tại bãi rác.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w