Đánh giá, nhận xét

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 33)

Qua những phân tích trên những mặt còn tồn tại của hệ thống kỹ thuật như sau:

2.2.5.1 Đối với hệ thống thu gom

Về cơ cấu tổ chức, hoạt động

- Đối với các Công ty, xí nghiệp, Hợp tác xã:

Đây là những đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, có tính độc lập cao, là những tổ chức kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã. Những tổ chức này có khả năng hạch toán tài chính, tự thuê mướn lao động thu gom rác nên rất thuận lợi để áp dụng các chính sách của Nhà nước cho các tổ chức này. Do đó, đây là các tổ chức cần được định hướng phát triển trong thời gian tới.

- Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập:

Việc tổ chức lực lượng thu gom rác dân lập thành các đội, tổ thu gom và các mô hình hoạt động của các đội, tổ thu gom ngày càng đa dạng đã góp phần không nhỏ vào quá trình quản lý công tác thu gom của tỉnh. Tuy nhiên, mô hình đội, tổ thu gom cũng có rất nhiều điểm hạn chế:

- Đội, tổ thu gom rác dân lập chỉ là các tổ chức nghề xã hội, không phải các tổ chức kinh tế nên khó tạo ra tính cạnh tranh trong họat động, do đó không kích thích người lao động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội, người dân.

- Bộ máy tổ chức của các đội, tổ thu gom thường rất đơn giản, hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình thực hiện thu gom của người công nhân

Qua các mô hình đội, tổ thu gom ở trên cho thấy: để có thể hoạt động tốt và duy trì hoạt động thường xuyên, các đơn vị phải có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền ở phường/xã, thị trấn trong quản lý (Uỷ ban nhân dân phường/xã) cũng như sự tham gia của các Công ty, Xí nghiệp Công trình công cộng trong công tác hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, với hoạt động như vậy các đội, tổ thu gom không có tính tự chủ cao. Do đó, khi những sự hỗ trợ này không còn thì hoạt động của các đội, tổ thu gom cũng sẽ gặp khó khăn và hầu như tan rã. Ngoài ra, với cách thức tổ chức này, các đội, tổ thu gom cũng không thể có đủ chi phí để tái đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị thu gom hay đầu tư vào các lĩnh vực khác. Do đó, định hướng trong thời gian tới các tổ chức đội, tổ thu gom dân lập cần phải thay đổi cách thức hoạt động.

Về đảm bảo chất lượng vệ sinh

- Đối với các Công ty, xí nghiệp, Hợp tác xã:

Với trang thiết bị thu gom khá đồng bộ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng thu gom của lực lượng này khá đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị theo yêu cầu chung của tỉnh. Đối với các Hợp tác xã tuy chưa quy mô bằng các Công ty, xí nghiệp nhưng cũng đã bước đầu có đầu tư trang thiết bị mới phù hợp với quy chuẩn đảm bảo môi trường. Các tuyến đường do các đơn vị này đảm trách thường được thu gom đúng giờ quy định, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn giao thông trong khi thu gom.

- Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập:

Lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập do trang thiết bị thu gom còn thô sơ nên việc ô nhiễm môi trường, rơi vãi chất thải rắn dọc đường hay chảy nước rỉ rác trong quá trình thu gom là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một tình trạng vẫn còn phổ biến trong thu gom của lực lượng dân lập là chưa lấy rác đúng theo thời gian quy định, tình trạng bỏ không lấy rác đúng ngày còn nhiều.

Phù hợp với định hướng xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển của tỉnh

Việc thực hiện xã hội hóa các công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn của tỉnh là công tác đang rất cần được thực hiện mạnh mẽ. Để thực hiện quá trình xã hội

hóa các đơn vị tham gia quá trình đấu thầu phải có các tiêu chuẩn hợp lý, có đội ngũ công nhân lành nghề và được tổ chức khoa học, hợp lý. Với những yêu cầu cơ bản đó thì hiện nay, hầu như chỉ có các đơn vị thu gom chất thải rắn công lập mới đáp ứng được. Các đơn vị thu gom chất thải rắn dân lập chưa đủ khả năng tài chính, chưa có cơ cấu tổ chức tốt do đó quá trình đấu thầu sẽ không thể thực hiện được đối với họ.

Một vấn đề quan trọng nữa trong công tác xã hội hóa thu gom chất thải rắn là tiết kiệm chi phí trong thu gom. Việc thu gom da beo như hiện tại (thu gom không tập trung) sẽ làm gia tăng chí phí chung của hệ thống gây lãng phí công lao động và hao mòn thiết bị. Do đó, cần phải cơ cấu lại các khu vực thu gom hợp lý về tuyến, cự li và thời gian thu gom để vừa đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh và mỹ quan đô thị.

2.2.5.2 Đối với hệ thống vận chuyển, trung chuyển

Sử dụng xe cơ giới thu gom dọc các trục đường chính và thu gom các điểm hẹn là công nghệ lạc hậu vừa không có hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường.

Thống kê cho thấy số lượng xe vận chuyển có tuổi thọ cao, không đảm bảo về môi trường trong quá trình tác nghiệp. Các xe ép rác khi vận chuyển làm phát sinh mùi và nước rỉ rác suốt quá trình thu gom và vận chuyển rác.

Số lượng trạm trung chuyển còn quá ít, trong khi quãng đường vận chuyển lại quá xa. Điều này dẫn đến tình trạng tại các khu vực như huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng chưa thu gom, quản lý được, phần lớn rác sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ thải, đối với lượng rác thu gom được cũng đổ trực tiếp vào các bãi đất lộ thiên rồi dùng các phế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích rác. Điều này không những gây ảnh hưởng tạm thời đến cuộc sống của người dân mà lâu dài có thể gây những tác động lớn trên phạm vi rộng của xã hay huyện. Ngoài ra, do quãng đường vận chuyển quá dài nên không kinh tế, tốn nhiều chi phí của Nhà nước. Hơn nữa, nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra thì khó có thể thu hút các thành phần kinh

Công nghệ sử dụng tại các trạm trung chuyển đơn giản và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác xử lý mùi hôi, xử lý nước rỉ rác trong quá trình trung chuyển chưa thật sự được thực hiện tốt ở các trạm trung chuyển. Các trạm trung chuyển chủ yếu là các bãi đất trống lộ thiên, khu đất có mái tôn che xung quanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Những nơi này cần được quy hoạch lại và xây dựng thành các trạm trung chuyển kín hơn. Việc quy hoạch các trạm trung chuyển thực hiện quá chậm nên không đảm bảo quy trình vận chuyển, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường.

2.2.5.3 Đối với hoạt động tái sinh, tái chế

Chưa có chính sách khuyến khích phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tại khu xử lý chất thải rắn chưa có phương tiện và thiết bị phân loại nên chưa có thể phát triển các phương tiện xử lý có quy mô và hiện đại.

Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái sử dụng vào khoảng 12-20%, chủ yếu do những người chuyên bới rác để thu nhặt các phế thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh. Tỷ lệ thu hồi chất thải rắn từ nguồn phát sinh cho đến tận nơi xử lý. Tuy nhiên, hoạt động thu nhập chất thải rắn là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý. Chưa phát triển được kỹ thuật chế biến phân hữu cơ tổng hợp cao do đó một khối lượng rác thực phẩm lớn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao lại chôn lấp xuống bãi rác.

UBND Phường, thị trấn

Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và trường đại học

Sở K ế ho

ạch và đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ầu tư

Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 33)