CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

19 906 0
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI NHÓM 6: CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ  SVTH : NGUYỄN NGỌC HIẾU STT : 56 - Lớp: Cao học Đêm 5 - K21 GVHD :TS BÙI VĂN MƯA Tp HCM, ngày 24 tháng 2 năm 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 2 6. Quan niệm về chính trị – xã hội được áp dụng nhiều nơi trên thế giới: 12 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA MỞ ĐẦU Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc hợp xướng của triết học phương Tây. Một giai đoạn lịch sử, khởi nguyên của triết học nhân loại, làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Những đôi tay vàng trong bản hợp xướng đầu tiên đó được phản ánh qua những triết gia dệt nên những trang bất hủ bởi thời gian. Một trong những đôi tay đẹp hơn tất cả đôi tay ở Hy Lạp cổ đại đó là Platông. Ông đã để lại cho hậu thế những tư tưởng bất hủ về tư tưởng chủ nghĩa duy tâm khách quan của mình; góp phần đưa nền triết học thế giới từ giai đoạn cổ điển phát triển thành chủ nghĩa duy vật khoa học hiện đại. Thông qua việc tiến hành tìm hiểu, tham khảo những quyển sách như: 1) Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Norman F.Cantor, Nền văn minh thế giới cổ đại, Kiến Văn và Khắc Vinh biên dịch, NXB Lao Động Xã Hội, 2008; 3) Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại, Nguyễn Kim Dân biên dịch, NXB Lao động, 2010; 4) Vũ Dương Minh chủ biên, Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2011; 5) Will Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB Văn hóa thông tin, 2008; cùng một số trang web, tài liệu khác chúng ta sẽ nghiên cứu về “chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại và những giá trị hạn chế của nó” mà tiêu biểu là nhà triết học Platông. Qua đây, tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy - TS Bùi Văn Mưa đã hướng dẫn tôi cũng như các bạn trong nhóm triết 6 hoàn thành tiểu luận nghiên cứu này. SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 1 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA CHƯƠNG I NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI: Văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển rất rực rỡ, nó phong phú trong nhiều lãnh vực như: kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật, và đặc biệt là về triết học. Điều đó có thể giải thích bằng tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ. Như Ăng-ghen nói: “nếu không có chế độ nô lệ, thì cũng không có nhà nước Hy Lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp”. Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, vũ trụ. Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là khoa học bao quát mọi tri thức ra đời. Trường phái triết học duy tâm khách quan được xây dựng bởi Xôcrát và Platông. Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Platông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời Hy Lạp cổ đại. Ông trở thành kiệt xuất nhất bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan của mình. Ông xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là: “thuyết ý niệm” (giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm), với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về tư tưởng, đạo đức, chính trị, xã hội. II. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN: 1. Xôcrát: Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Aten. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Năm 399 BC, ông bị chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội “coi thường luật pháp, chống lại chế độ bầu cử dân chủ”. Ông không viết một tác phẩm nào, chúng ta chỉ biết về ông chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và Arixtốt [Aristotle (384 – 322 TCN)]. Ông là nhà SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 2 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA triết học “đối thoại” vì đối với ông, chỉ có văn nói mới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng. Triết học của ông khác với các nhà triết học trước đó. Các nhà triết học trước nghiên cứu về giới tự nhiên nhưng ông dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan. Triết học không gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính mình. Vì vậy, quan điểm triết học của ông bàn đến vấn đề con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức. Xôcrát tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc đàm thoại, theo ông để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định, ngôn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngoài yếu tố chủ quan, còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình. Xôcrát cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Nên ý kiến chủ quan của mỗi người không phải là tiêu chuẩn của chân lý. Theo ông khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm. Nếu không có khái niệm xem như không có tri thức. Một vấn đề được lý luận rõ ràng, có lôgíc dễ thuyết phục. Nhận thức luận của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo đức học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận đạo đức và tri thức thống nhất là một, mỗi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát. Ông cho rằng cái thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, muốn tuân thủ theo cái thiện thì phải nắm bắt được nó, hiểu nó, để phát hiện được cái phổ biến, phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận. Theo Xôcrát có 4 phương pháp: SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 3 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA + Một là “mỉa mai” đây là một thủ pháp phản biện bằng cách nêu lên những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn với ý kiến của mình. + Hai là “đỡ đẻ” đây là thủ pháp đi liền với thủ pháp thứ nhất, tức là giúp đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra đến chân lý, đạt tới tri thức đúng trừ bỏ quan điểm sai. + Ba là “quy nạp” mục đích của yếu tố này là từ những cái riêng lẻ khái quát lên thành cái chung, có ý nghĩa phổ biến; nghĩa là từ những hành vi đạo đức cụ thể, riêng lẻ phải phân tích, so sánh để tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. + Bốn là “xác định” chủ yếu chỉ ra những hành vi đạo đức thuộc loại nào, chúng có phụ thuộc và quan hệ với nhau như thế nào. [1, trang 106]. Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự của mình trong đời sống xã hội. Về chính trị Xôcrát chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, nói một cách khác là do một số quý tộc. Chủ trương đó trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ của Aten bấy giờ. Chủ nghĩa duy tâm Xôcrát thể hiện trước hết việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức. Khái niệm trong cách hiểu của ông chỉ là kết quả của những nỗ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thoát nào đó của lý tính. Khái niệm tồn tại tự thân và không lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người. Ông đã phác thảo nên những nét đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan để Platông về sau đẩy nó lên trình độ một hệ thống. 2. Platông: SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 4 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA Platông sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc ÔNG viết nhiều tác phẩm như “Biện hộ cho Xôcrát”, “Đối thoại”, “Bữa tiệc”, “Chế độ cộng hòa”… Platông chịu ảnh hưởng bởi ba nguồn gốc tư tưởng: tư tưởng của Xôcrát về cái phổ biến, cái chung làm cơ sở cho đạo đức; học thuyết của Pácmênít [Parmenide (500 – 449 TCN)], trường phái Êlê, về sự tồn tại duy nhất, bất biến; tư tưởng của Pytago [Pythagore (571 – 497 TCN)] về những con số được xem là bản chất chân thật của sự vật. Dựa vào ba nguồn gốc trên, chủ yếu vẫn là tư tưởng của Xôcrát, Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để. Thuyết ý niệm: Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật. Thế giới ý niệm là lý tính, tồn tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng và duy nhất. Thế giới sự vật là cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến, thoáng qua và đa tạp. Ông coi ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, bản chất và khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái được sản sinh, có sau và là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; đồng thời, bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm [1, trang 106]. Bằng thuyết ý niệm, Platông đã lý giải sự sinh thành thế giới sự vật, con người và hoạt động của linh hồn. Theo ông, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với bốn yếu tố cơ bản là tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (tỷ lệ) và sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính [1, trang 107]. Quan niệm về con người và linh hồn: Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) với linh hồn bất tử. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu. Chúng ngự trị trên các vì sao trời, sau đó dùng cánh bay xuống nhập vào thể xác của con người, lúc ấy nó quên hết quá khứ. Linh hồn của con người bao gồm ba bộ phận: cảm tính, ý chí SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 5 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA và lý trí; trú ngụ tạm thời ở ba chỗ trong cơ thể (từ rốn trở xuống, trong lồng ngực, trong đầu óc), hoạt động theo ba khía cạnh (dục vọng, tình cảm, nhận thức), thể hiện ba phẩm hạnh (điều độ, can đảm, khôn ngoan), trong đó chỉ có lý trí là bất tử. Hoạt động cở bản của linh hồn là nhận thức. Nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị - xã hội [1, trang 107]. Quan niệm về nhận thức: Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tỉnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực và là công cụ để nhận thức chân lý. Nhận thức chân lý là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật [1, trang 108]. Quan niệm về mỹ học: Cũng dựa trên thuyết ý niệm, Platông cho rằng cái đẹp chân thực là cái đẹp của ý niệm, nó đối lập tuyệt đối với cái đẹp của sự vật cảm tính. Cái đẹp của sự vật không tuyệt vời, khả biến và tương đối. Còn cái đẹp của ý niệm là cái đẹp tuyệt vời, vĩnh viễn, tồn tại ngoài không gian và phi thời gian, nó là bất biến. Theo Platông, chỉ có thể cảm nhận cái đẹp của ý niệm bằng lý tính. Ông phê phán quan niệm cho rằng cái đẹp chỉ có trong thực tế và bác bỏ quan niệm cho rằng cái đẹp là cái có lợi ích hoặc là cái có khoái cảm do thị giác và thính giác mang lại. Chủ thể nhận thức cái đẹp là linh hồn bất tử, phương pháp nhận thức là sự hồi tưởng. Platông cho rằng nghệ thuật là sự bắt chước nhưng không phải bắt chước sự vật, mà là bắt chước ý niệm. Chỉ có nghệ thuật xuất phát từ nguồn cảm hứng do SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 6 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA thần thánh tạo ra mới là nghệ thuật cao quý vì nó không phải là sự bắt chước sự vật cảm tính. Đây là một thứ chủ nghĩa thần bí về nghệ thuật. Quan niệm về đạo đức: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Platông cho rằng con người muốn sống hạnh phúc thì phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc. Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình, dưới trần gian và con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết. Quan niệm về đạo đức đầy tính chất duy tâm thần bí của Platông là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giao sau này [1, trang 108]. Quan niệm về chính trị - xã hội: Platông rất căm ghét chế độ dân chủ. Ông cho rằng ở Aten, "bình dân được tự do quá trớn", thậm chí chó ngựa lừa cũng muốn làm gì thì làm không theo sự chỉ huy của chủ. ở Aten, dân tự do và nô lệ, công dân và ngoại kiều, thầy giáo và học trò, người nhiều tuổi và ít tuổi đều không phân biệt. Hơn nữa lúc bấy giờ, đạo đức tốt đẹp không được đề cao, chủ nghĩa lợi kỷ thịnh hành và sự phân hóa giàu nghèo càng trầm trọng. Vì vậy, Platông nêu ra một mẫu hình nhà nước lý tưởng để làm thay đổi tình hình ấy. Trong tác phẩm "Chế độ cộng hòa", ông nêu ra rằng nhà nước lý tưởng do ba tầng lớp họp thành. Thứ nhất, các nhà hiền triết là tầng lớp cầm quyền lãnh đạo. Tầng lớp này không nên có tài sản riêng, cũng không nên có gia đình vì dễ nảy sinh lòng tham lam vị kỷ. Những nhà hiền triết cầm quyền nên sống tập thể, như vậy có thể tránh được sự lo lắng về cuộc sống. Tầng lớp thứ hai là các chiến sĩ. Tầng lớp này có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ cũng không nên có gia đình và SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 7 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA tài sản. Tầng lớp thứ ba là số công dân, còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái buôn Tầng lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng hai tầng lớp trên. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp đều do nhà nước quản lý. Con cái của mọi người cũng thuộc về nhà nước. Cha mẹ không biết con cái, con cái cũng không biết cha mẹ. Những đứa trẻ sơ sinh nếu yếu đuối thì giết đi, còn những đứa trẻ khỏe mạnh thì đem đến nhà nuôi trẻ để nuôi nấng. Còn nô lệ thì không được coi là một tầng lớp, nhưng trong nhà nước của Platông vẫn có nô lệ, hơn nữa Platông hết sức nhấn mạnh sự phân biệt giữa chủ và nô lệ, ông nói: "Cần phải biết rằng nô lệ vĩnh viễn không thể trở thành bạn của chủ, vì những người vô tích sự không thể thàn bạn của những người đứng đắn, dẫu rằng họ cũng giữ một chức vụ đáng kính như nhau". Về sau Platông còn viết tác phẩm “Luật pháp”, tuy lời lẽ có mềm dẻo hơn nhưng tư tưởng tập quyền và chế độ công hữu thì không thay đổi. SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 8 [...]...CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA CHƯƠNG II NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I NHỮNG GIÁ TRỊ: 1 Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử: Trường phái duy tâm Hy Lạp cổ đại lúc đầu xuất hiện dưới hình thức ngụy biện và lập thành một trường phái gọi là phái ngụy biện Tính chất duy tâm chủ yếu của phái ngụy biện là cho rằng không có chân lý khách. .. phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong thế giới [1, trang SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 11 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA 176] Đó là phép biện chứng tư duy – một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại và là một cội nguồn của triết học Mác [1, trang 208] 5 Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển: Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại đã có... nhà nước dân chủ Aten [1, trang 109] SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 15 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA KẾT LUẬN Platông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại Hy Lạp, dưới hình thức duy tâm ông phát triển, xây dựng những nền tảng khách quan của ý thức con người Ông có công lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề ý thức xã hội, khẳng định vai trò to lớn của nó trong việc... thể duy trì được lâu dài Kết quả của sự thú nhận đó là sự ra đời và phát triển của phong trào triết học mới mà những người đứng đầu là Xôcrát, Platông [3, trang 161] Chủ nghĩa duy tâm khách quan của hai ông cho rằng chân lý và ý niệm tuyệt đối là thực sự tồn tại, đồng thời nâng sự lý giải vấn đề đạo đức – chính trị lên trình độ khái niệm, SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 9 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ... nền tảng triết lý cho những người Thiên Chúa và một số người Do Thái giáo: Quan niệm về con người và linh hồn của Platông được những người Thiên Chúa và một số người Do Thái giáo rất ngưỡng mộ Platông cho rằng bản chất con người như hai nhánh rẽ vào linh hồn và thể xác Hai thực thể này nhập chung SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 10 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA vào nhau khi con người... duy tâm khách quan mang tính duy tâm là vì cho rằng “ý niệm”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, sản sinh ra thế giới tự nhiên và mang tính “thần bí” là vì không thể giải thích được “ý niệm” đã sản sinh ra thế giới tự nhiên bằng cách nào SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 13 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA 2 Quan niệm về đạo đức chỉ mang tính chất duy lý: Khi phủ nhận quan điểm của. .. cảm và tham khảo tài liệu này cho những nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ về sau Xin chân thành cảm ơn! SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 16 CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] : Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại. .. do của sự phân chia này là những mâu thuẫn kinh tế trong xã hội Với nội dung của bài tiểu luận này, chúng tôi đã khái quát lại những tư tưởng cũng như những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan mà tiêu biểu nhất là Platông, tuy nhiên trong quá trình lĩnh hội kiến thức bộ môn triết học cùng với lượng tài liệu tham khảo ít ỏi, tiểu luận này chắc chắn không thể trình bày một cách đầy đủ và. .. chân lý khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thôi Đại biểu đầu tiên của trường phái ngụy biện là Prôtagôrát [Protagoras (485 – 410 TCN)] Ông cho rằng mọi nhận thức đều có tính chủ quan, "con người là thước đo của mọi sự vật" Như thế có nghĩa là chủ trương mỗi cá nhân đều có thể căn cứ vào trực giác của mình để giải thích thế giới Một đại biểu khác là Giorơgiát (487-380... ĐẠI GVHD: BÙI VĂN MƯA chứng minh tính chất khách quan của đức hạnh, chính trị, pháp quyền để đối lập với chủ nghĩa tương đối của trường phái ngụy biện 2 Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập và đặt nền tảng vững chắc: Bắt đầu từ Xôcrát, đề tài con người trở thành một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của triết học Hy Lạp Luận điểm nổi tiếng “hãy nhận thức chính mình” có ý nghĩa . triết học của Platon, http://sites.google.com/site/philosophiahv/ky-yeu-hoi-thao-triet-hoc-2011/cuoc- dhoi-va-noi-dung-triet-hoc-cua-platon. SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU 1 . LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI NHÓM 6: CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ  SVTH : NGUYỄN NGỌC HIẾU STT : 56 - Lớp: Cao học Đêm 5 - K21 GVHD :TS BÙI VĂN MƯA Tp. đạo đức; học thuyết của Pácmênít [Parmenide (50 0 – 449 TCN)], trường phái Êlê, về sự tồn tại duy nhất, bất biến; tư tưởng của Pytago [Pythagore (57 1 – 497 TCN)] về những con số được xem là bản

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI

    • 6. Quan niệm về chính trị – xã hội được áp dụng nhiều nơi trên thế giới:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan