1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

24 960 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 250 KB

Nội dung

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

Trang 1

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, 2012

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6

SỐ THỜI

GIAN

ĐỊA ĐIỂM

NGƯỜI VẮNG NỘI DUNG THỐNG NHẤT

- Phổ biến định dạng bìa, trang giấy, cỡ chữ, số trang, dàn bài… mà thầy đã yêu cầu Thống nhất cách viết tên các triết gia là Xơcrát, Platơng chứ khơng phải

là Socrate, Platon

- Chương 1 phải bao gồm cả phần

“điều kiện lịch sử ra đời, phát triển”

và “các đặc điểm cơ bản” nhằm giúp

đọc giả hiểu rõ chi tiết hơn về đề tài

- Mỗi thành viên phải tìm những nguồn tài liệu cho dàn bài để phục vụ cho ngày họp nhĩm tiếp theo

Nguyễn Đức Hồng

- Chi tiết hĩa dàn bài chương 2 của dàn bài vì đây là phần khĩ tìm tài liệu nhất Bước đầu, nhĩm đã phác thảo nên 7 ý kiến về giá trị và 5 ý kiến về hạn chế

- Loại bỏ một số tài liệu tham khảo từ một số trang web cĩ độ tin cậy thấp như : mạng Việt Nam http://go.vn/diendan /forum.php; diễn đàn sinh viên đại học Lao động – Xã hội http://sinhvienulsa info/showthread.php?t=216;…

- Mỗi thành viên phải bổ sung thêm nhà xuất bản, năm xuất bản cho tài liệu đem vào họp nhĩm như “Câu chuyện triết học của Will Durant”,…và tên tác giả

Trang 4

trong trang web như “Kỷ yếu hội thảo triết học 2011”,…

+ Dương Quang Hiếu & Nguyễn Đức

Sĩ Hoàng : những tư tưởng cơ bản

+ Dương Hoàng Hiệp : giá trị “phản

bác trường phái ngụy biện” và “tạo nền tảng cho trường phái triết học duy tâm sau này”.

+ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh : giá trị “là

động lực thúc đẩy khoa học phát triển” và “tạo nền tảng vững chắc cho đạo đức”.

+ Lư Kỳ Hảo : giá trị và hạn chế của

“quan niệm về chính trị - xã hội”.

+ Bùi Thúy Hằng & Trần Thị Hoa : giá

số 36,

- Sau khi tham khảo ý kiến của thầy về phần “điều kiện lịch sử ra đời, phát triển và các đặc điểm cơ bản”, nhóm 6

Trang 5

Vân, quận 3

ra đời” và không quá nửa trang giấy.

- Chia sẻ tài liệu và thông tin bằng văn bản hoặc mail đường link web cho một

số thành viên gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu về phần được giao phó

5 18h00

21/02/12

(thứ Ba)

Hội quán Kinh tế -

số 36, Trần Cao Vân, quận 3

- Do có một số ý trùng lặp trong bài làm, nhóm 6 cùng thống nhất loại bỏ các ý như giá trị “về mỹ học”, hạn chế

“còn rời rạc, chưa được hệ thống hóa”

- Sau quá trình tìm hiểu sâu sắc về đề tài, để tôn trọng ý kiến cá nhân, mỗi thành viên có thể loại bỏ hoặc sáng tạo thêm những ý kiến khác vào tiểu luận

- Thống nhất ngày gửi bài in và file mềm cho nhóm trưởng là 24/02/2012

Các thành viên đã nộp bài và thống nhất những ý kiến trên :

51 Bùi Thúy Hằng

52 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

53 Phạm Thị Ngọc Hạnh

54 Lư Kỳ Hảo

55 Dương Hoàng Hiệp (trưởng nhóm)

56 Nguyễn Ngọc Hiếu

57 Dương Quang Hiếu

58 Trần Thị Hoa

59 Nguyễn Đức Hoàng

60 Nguyễn Đức Sĩ Hoàng

Trang 6

MUÏC LUÏC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 – NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 2

I Hoàn cảnh ra đời 2

II Những tư tưởng cơ bản 2

1 Xôcrát 2

2 Platông 4

CHƯ ƠNG 2 – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI 8

I Những giá trị 8

1 Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử 8

2 Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập và đặt nền tảng vững chắc 9

3 Tạo nền tảng triết lý cho những người Thiên Chúa và Do Thái giáo 9

4 Phác thảo nên những nét vẽ đầu tiên của phép biện chứng chất phác 10

5 Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển 11

6 Quan niệm về chính trị – xã hội được áp dụng nhiều nơi trên thế giới 11

II Những hạn chế 12

1 Mang đầy màu sắc duy tâm thần bí 12

2 Quan niệm về đạo đức duy lý còn nhiều hạn chế 13

3 Quan niệm về chính trị - xã hội chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn 13

KẾT LUẬN 15

CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử văn minh thế giới, văn minh Hy Lạp với phong thái đặc sắc và thành tựu tuyệt vời của mình đã tạo nên một ảnh hưởng vơ cùng to lớn đối với phương Tây nĩi riêng và tồn thể nhân loại nĩi chung Hy Lạp cổ đại chính là cái nơi của nền văn minh phương Tây Và yếu tố gây nên ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với nền văn minh phương Tây cĩ lẽ chính là bộ mơn khoa học liên quan đến tâm linh nhân loại – đĩ là triết học Lịch sử Hy Lạp cổ đại cĩ rất nhiều trường phái triết học đua nhau phát triển Trong đĩ, những triết gia vĩ đại như Xơcrát [Socrate (469 – 399 TCN)], Platơng [Platon (427 – 347 TCN)] đã để lại cho hậu thế những tư tưởng bất hủ về chủ nghĩa duy tâm khách quan của mình Họ chính là những người gĩp phần đưa nền triết học thế giới từ giai đoạn cổ điển phát triển thành chủ nghĩa duy vật khoa học hiện đại

Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề con người nhưng lại dựa hẳn vào một thế lực hồn tồn đối lập với thế giới tự nhiên, đĩ là

“ý niệm tuyệt đối” Việc này rõ ràng là rất kỳ lạ và hấp dẫn Thơng qua việc tiến

hành nghiên cứu, tham khảo những quyển sách như : 1) Bùi Văn Mưa chủ biên,

Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh khơng thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại

học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011; 2) Tơ Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại, Nguyễn Kim Dân biên dịch, NXB Lao động, 2010; 3) Will

Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB Văn hĩa

thơng tin, 2008; cùng một số trang web, tài liệu khác, tiểu luận này hy vọng

giải đáp phần nào những thắc mắc của đọc giả về những tư tưởng cơ bản, giá trị

và hạn chế của trường phái triết học này

Tuy nhiên, với tính chất là một tiểu luận cùng với lượng tài liệu tham khảo quá ít ỏi, tiểu luận này chắc chắn khơng thể trình bày một cách đầy đủ và chi tiết như đọc giả mong đợi Rất mong quý đọc giả thơng cảm và tham khảo tài liệu này cho những nghiên cứu, khảo sát tỉ mỉ về sau Xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI

I HỒN CẢNH RA ĐỜI :

Theo cách nhìn của các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại, sự ra đời của triết học phải cĩ những điều kiện sau: trước hết là sự kinh ngạc, tức là cĩ cảm giác kinh ngạc khi nhìn thấy một sự vật nào đĩ, cĩ năng lực đặt ra câu hỏi và nghiên cứu cùng tận vấn đề; thứ hai là sự nhàn nhã, tức là cĩ những điều kiện vật chất đáp ứng cho việc theo đuổi hoạt động trí não; thứ ba là sự tự do, tức là tự do suy nghĩ

Do đĩ, sự hình thành của các thành bang Hy Lạp (từ thế kỷ VIII TCN), sự phát triển của chế độ chiếm hữu nơ lệ, một xã hội tương đối tự do dân chủ cùng với một tơn giáo giáo điều, hà khắc, khơng cĩ hệ thống đã tạo tiền đề cho sự ra đời

và phát triển cao độ của triết học Hy Lạp cổ đại [5, trang 196] Trong đĩ, chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN.Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại cho rằng ý thức, tinh thần nĩi chung như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái cĩ trước, tồn tại khách quan bên ngồi con người [8] Nĩ thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nơ thống trị Nĩ là cơng cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trị thống trị của mình, chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học triết học của trường phái ngụy biện, trường phái nguyên tử luận

II NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN :

Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại do Xơcrát đặt nền mĩng và sau đĩ được Platơng, học trị của ơng, hồn thiện Cĩ ý kiến cho rằng “chỉ thị của thần linh” là điểm mấu chốt thật sự để giải đáp những bí ẩn của nĩ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của Xơcrát và Platơng để làm rõ vấn đề trên

Trang 9

1 Xôcrát :

Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Aten Ông không viết một tác phẩm nào, chúng ta biết về ông chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và Arixtốt [Aristotle (384 – 322 TCN)] Ông là nhà triết học “đối thoại” vì đối với ông, chỉ

có văn nói mới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng

Khác với các triết gia khác, ông không chủ trương nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên vì theo ông, chúng đã được thần thánh an bài, con người không có khả năng khám phá được sự sáng tạo ra giới tự nhiên của thần thánh và cũng không thể cải đổi được giới tự nhiên theo ý mình Dành phần lớn vào việc nghiên cứu về con người, về đạo đức, về nhân sinh quan, Xôcrát cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình.Xôcrát tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc đàm thoại Theo ông, để có đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại phải có “ngôn ngữ chung” nhất định Ngôn ngữ đó mang tính khách quan và nhờ đó, con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận Theo ông, ngoài yếu tố chủ quan, ý thức của con người trong cuộc đàm thoại còn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát Đó là tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ

lực của mình Xôcrát cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận nên ý kiến chủ quan của mỗi người không phải là tiêu chuẩn của chân lý Theo ông, khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm, nếu không có khái niệm xem như không có tri thức Đây là một vấn đề được lý luận rõ ràng và có logic dễ thuyết phục

Đạo đức học của Xôcrát mang tính chất duy lý, ông thừa nhận đạo đức và tri thức thống nhất làm một Xôcrát cho rằng hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là tiêu chuẩn của đạo đức; ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới có đạo đức và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn

Trang 10

hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân

lý theo cách thức mà về sau được gọi là phương pháp Xôcrát Phương pháp này gồm bốn bước Một là “mỉa mai”, tức là nêu ra những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn Hai là “đỡ đẻ tinh thần”, tức là giúp đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra đến chân lý Ba là “quy nạp”, tức là xuất phát từ những hiểu biết riêng lẻ khái quát lên thành những hiểu biết phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức Bốn là “định nghĩa”, tức là chỉ ra hành

vi thế nào là đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực Bốn bước này quan hệ chặt chẽ với nhau trên bước đường tìm kiếm tri thức chân thật giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự của mình trong đời sống xã hội

Về chính trị, Xôcrát chủ trương việc trị nước không nên do nhiều người mà phải do những nhà thông thái có tài năng và đạo đức, nói một cách khác là do một số quý tộc Chủ trương đó rõ ràng là trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ dân chủ của Aten Năm 399 TCN, ông bị đưa ra xét xử ở Aten và bị kết tội truyền bá học thuyết kỳ quặc đầu độc thanh niên và làm hại đến chế độ dân chủ

và sự tồn tại của quốc gia và bị xử tử bằng thuốc độc

Chủ nghĩa duy tâm Xôcrát thể hiện trước hết việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức Theo ông, khái niệm chỉ là kết quả của những nỗ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thoát nào đó của lý tính Khái niệm tồn tại tự thân và không lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người Ông đã phác thảo nên những nét đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan để Platông về sau đẩy nó lên trình độ một hệ thống

2 Platông :

Platông sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc, là người xây dựng nên Viện hàn lâm Aten và viết nhiều tác phẩm như “Biện hộ cho Xôcrát”, “Đối thoại”, “Bữa tiệc”, “Chế độ cộng hòa”, Luật pháp”,…

Trang 11

Platông chịu ảnh hưởng bởi ba nguồn gốc tư tưởng: tư tưởng của Xôcrát về cái phổ biến, cái chung làm cơ sở cho đạo đức; học thuyết của Pácmênít [Parmenide (500 – 449 TCN)], trường phái Êlê, về sự tồn tại duy nhất, bất biến;

tư tưởng của Pytago [Pythagore (571 – 497 TCN)] về những con số được xem là bản chất chân thật của sự vật Dựa vào ba nguồn gốc trên, trong đó chủ yếu vẫn

là tư tưởng của Xôcrát, Platông đã xây dựng nên chủ nghĩa duy tâm khách quan lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để

* Thuyết ý niệm:

Đây chính là hạt nhân trong tư tưởng triết học của Platông Ông đã chia thế giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật Thế giới ý niệm là lý tính, tồn tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng và duy nhất Thế giới sự vật là cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến, thoáng qua và đa tạp Ông coi ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, bản chất và khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái được sản sinh, có sau và là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; đồng thời, bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm.Bằng thuyết ý niệm, Platông đã lý giải sự sinh thành thế giới sự vật, con người và hoạt động của linh hồn Theo ông, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với bốn yếu tố cơ bản là tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (tỷ lệ) và sự vật cảm tính Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính

* Quan niệm về con người và linh hồn:

Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) với linh hồn bất tử Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra Chúng ngự trị trên các vì sao rồi dùng cánh bay xuống nhập vào thể xác của con người, lúc ấy nó quên hết quá khứ Linh hồn của con người bao gồm ba bộ phận: cảm tính, ý chí và lý trí; trú ngụ tạm thời ở ba chỗ trong cơ

Trang 12

thể (từ rốn trở xuống, trong lồng ngực, trong đầu óc), hoạt động theo ba khía cạnh (dục vọng, tình cảm, nhận thức), thể hiện ba phẩm hạnh (điều độ, can đảm, khôn ngoan), trong đó chỉ có lý trí là bất tử Hoạt động cở bản của linh hồn là nhận thức Nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức và hành vi đạo đức là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị - xã hội.

* Quan niệm về nhận thức:

Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tỉnh lại các ý niệm trong bản thân mình Tranh luận, va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực và là công cụ để nhận thức chân lý Nhận thức chân lý là khám phá ra

ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật

* Quan niệm về đạo đức:

Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng sống hạnh phúc là sống

có đạo đức Sống có đạo đức là làm điều thiện Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí

Platông cho rằng con người muốn sống hạnh phúc thì phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc

Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] : Bùi Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)
[2] : Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)
[3] : Edward McNall Burns, Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hóa, NXB Từ điển bách khoa, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hóa
Nhà XB: NXB Từ điển bách khoa
[4] : Norman F.Cantor, Nền văn minh thế giới cổ đại, Kiến Văn và Khắc Vinh biên dịch, NXB Lao Động Xã Hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nền văn minh thế giới cổ đại
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
[5] : Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại, Nguyễn Kim Dân biên dịch, NXB Lao động, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại
Nhà XB: NXB Lao động
[6] : Vũ Dương Minh chủ biên, Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới cổ đại
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
[7] : Will Durant, Câu chuyện triết học, Trí Hải và Bửu Đích biên dịch, NXB Văn hóa thông tin, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện triết học
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w