- Hồng vân: Theo máy mới Xuân phú: theo thiết kế mớ
4.3.Tính toán xác định các thông số thiết kế của kênh chính:
4.3.1.Giới thiệu các tuyến kênh chuyển nước chính:
Hệ thống có 3 tuyến kênh chuyển nước chính đó là: kênh Băc, kênh Đông và kênh Tây.
*)Kênh Bắc: dài 8.015,1 m phụ trách tưới cho 3.364,24 ha (trong đó tưới cho huyện Thanh Trì là 1.700,0 ha đất nông nghiệp và 747,2 ha đất cho nuôi trồng thủy sản ). *)Kênh Tây: dài 11.247,8 m phụ trách tưới cho 2.324,3 ha.
*)Kênh Đông: dài 13.345,2 m tưới cho 3.442,92 ha
4.3.2.Thiết kế kiên cố hoá mặt cắt kênh tưới
4.3.2.1. Lựa chọn giải pháp kiên cố hoá, bọc lót kênh mương.
4.3.2.1.1. Những cơ sở để lựa chọn giải pháp kiên cố hoá:
- Tính chất đất: Đối với mỗi loại đất nền khác nhau có tính chất cơ, lý khác
nhau. Vì vậy sẽ phải có những giải pháp hợp lý khác nhau sao cho đảm bảo độ bền bọc lót.
- Điều kiện địa hình
Nếu địa hình tương đối bằng phẳng hoặc ít dốc phù hợp với kênh bằng bê tông gạch xây, đá xây. Kênh bọc lót cứng thích hợp với trường hợp kênh đi theo đường đồng mức.
- Điều kiện mực nước ngầm
Nếu mực nước ngầm cao hơn cao trình đáy kênh thì kênh phải chịu áp lực thuỷ tĩnh từ phía lưng và đáy.
- Việc sử dụng đất
Việc sử dụng đất rất quan trọng đặc biệt khi kênh đi qua các đô thị kênh thường được bố trí bằng bê tông, xây chìm hoặc bọc lót cứng mặt cắt chữ nhật nhằm tiết kiệm diện tích đất tuy nhiên thi công, quản lý sẽ khó khăn.Khi kênh qua các vùng nông thôn có thể bố trí kênh hình thang, hở cho dễ thi công quản lý.
- Cây trồng trong khu tưới
Nếu cây trồng trong khu tưới là những cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng
chính của địa phương hoặc cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhân dân trong vùng thì dùng các loại bọc lót cứng bằng bê tông, bê tông cốt thép, gạch xây, đá xây thì thời gian hoàn vốn nhanh, công trình sớm phát huy tác dụng.
- Quy mô khu tưới
Khi diện tích phụ trách của kênh là lớn, thì cần bọc lót cứng, diện tích canh tác
nhỏ mà bọc lót thì rất lãng phí. Còn khi diện tích canh tác nhỏ, nhưng cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc điều kiện chinh trị nhạy cảm thì cần xem xét, tính toán cân nhắc để chọn biện pháp hợp lý.
- Điều kiện nguồn nước
Ở những vùng khan hiếm nước, tổn thất nước của kênh được đánh giá là quan trọng nên có thể chọn các loại bọc lót có khả năng chống thấm cao như: Bê tông, bê tông cốt thép, đá xây, gạch xây... có khả năng chống thấm tốt và độ bền cao.
- Độ bền bọc lót
Độ bền của lớp bọc lót phụ thuộc nhiều yếu tố như: Chất lượng vật liệu, chất lượng và độ chính xác khi thi công, điều kiện khí hậu, phương thức quản lý khai thác. Bọc lót bằng bê tông cốt thép có độ bền cao, lâu dài, còn gạch xây thì thời gian sử dụng ngắn hơn.
- Khả năng cung ứng vật liệu
Đối với tất cả các hình thức kiên cố hoá bằng công trình xây lát, điều quan trọng
là cần có vật liệu xây dựng tại chỗ hoặc khoảng cách vận chuyển đến kênh hợp lý vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành xây dựng. Loại kiên cố hoá kinh tế nhất là sử dụng vật liệu tại chỗ.
- Khả năng cung ứng nhân công và thiết bị
Một số loại hình bọc lót kênh thích hợp với thi công bằng thủ công như: Đá xây,
gạch xây, còn một số thích hợp với thi công bằng cơ giới. Nếu tại khu vực có nguồn nhân công dồi dào thì tiến hành thi công bằng thủ công để tận dụng nguồn nhân lực dư thừa của địa phương.
- Việc quản lý vận hành
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và độ bền vững của kênh bọc lót nên phải được chú ý các biện pháp thiết kế thi công phù hợp với vận hành.
- Vốn đầu tư xây dựng cần hợp lý để hạ giá thành của biện pháp bọc lót.
Thực tế khả năng tài chính quyết định phương án bọc lót hợp lý tuy nhiên thường phương án có hiệu quả kinh tế nhất thì giá thành lại đắt,vốn đầu tư vượt quá khả năng hiện có. Trường hợp này có thể thực hiện trên phạm vi vốn sẵn có, phần còn lại sẽ thực hiện khi có vốn. Nếu phương án có giá thành rẻ hơn, vốn nằm trong phạm vi hiện có nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trường hợp này có thể thực hiện kiên cố hoá
kênh mương cùng một lúc. Vì vậy tuỳ vào điều kiện tài chính cụ thể mà quyết định phương án hợp lý nhất.
4.3.2.1.2. Lựa chọn giải pháp kiên cố hoá.
1.Một số giải pháp kiên cố hoá
a) Một số biện pháp kỹ thuật bọc lót.
Hiện nay có một số biện pháp kỹ thuật bọc lót được sử dụng như sau: +) Bọc lót bằng bê tông vỏ mỏng.
+) Bọc lót kênh bằng bê tông cốt thép hay bê tông ( đổ tại chỗ ). +) Bọc lót kênh bằng bê tông cốt thép hoặc bê tông ( lắp ghép ). +) Bọc lót bằng đá.
+) Bọc lót bằng gạch xây kết hợp bê tông, gạch xây kết hợp đá xây( có thể đáy là bê tông, tường bằng gạch xây hoặc đáy bằng đá xây)
+) Lát mái kênh bằng phun vữa b)Các hình thức mặt cắt ngang.
Hiện nay có một số hình thức mặt cắt ngang hay được sử dụng như sau:
*) Mặt cắt hình chữ nhật
Với mặt cắt kênh hình chữ nhật thì thi công dễ dàng, đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không cao, việc xác định các thông số của mặt cắt ngang kênh cũng đơn giản. Nhưng với kênh có mặt cắt ngang lớn, tường kênh xây cao thì kém ổn định dẫn đến tuổi thọ công trình không cao. Việc xác định các thông số của mặt cắt ngang kênh cũng đơn giản, không phức tạp. Do vậy mặt cắt ngang kênh chữ nhật được áp dụng rộng rãi đối với kênh có lưu lượng nhỏ.
*) Mặt cắt hình thang.
Mặt cắt hình thang thường được áp dụng cho kênh xây, nó có tính ổn định cao, tuổi thọ công trình cao hơn. Việc tính toán xác định các thông số của mặt cắt đơn giản, không phức tạp. Khi kiên cố hoá yêu cầu kỹ thuật không cao, thi công dễ dàng nó thường được dùng với những kênh có lưu lượng lớn, mặt cắt ngang kênh rộng.
*) Mặt cắt hình thang cân, đáy có đoạn thẳng b nối tiếp với cung tròn
Mặt cắt ngang hình thang có đoạn thẳng nối tiếp với cung tròn được áp dụng với những kênh chuyển lưu lượng lớn, mặt cắt ngang kênh rộng. Điều kiện thi công kênh phức tạp hơn kênh hình thang cân. Tính toán xác định các thông số của mặt cắt ngang cũng phức tạp.
2. Lựa chọn giải pháp kiên cố hoá cho kênh chính
Để lựa chọn giải pháp kiên cố hoá cho kênh chính ta đi phân tích các yếu tố sau