1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Triết họcCHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

15 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Tiểu luận Triết họcCHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC **** TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI NHÓM 6: CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ NGỌC HẠNH STT: 53 LỚP CAO HỌC: KHÓA 21-ĐÊM 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM, 2012 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 – NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời 2 II. Những tư tưởng cơ bản 2 1. Tư tưởng của Xôcrát 2 2. Tư tưởng của Platông 3 CHƯƠNG 2 – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. Những giá trị 8 II. Những hạn chế 10 KẾT LUẬN 12 CHÚ THÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 3 SVTH: Phạm Thị Ngọc Hạnh Lớp Cao học: K21-Đêm 5 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa PHẦN MỞ ĐẦU Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, là thời kì phát triển rực rỡ của xã hội loài người. Hy Lạp cổ đại không chỉ là một trung tâm kinh tế - xã hội mà còn là một trung tâm văn hoá. Thời kì cổ đại ở đây đã tích trữ được một khối lượng tri thức khổng lồ trên nhiều lĩnh vực: toán học, vật lý, thiên văn học, thuỷ văn đặc biệt không thể không nhắc tới chính là triết học. Triết học thời kì này được đánh giá là rất phát triển, với những cái tên hết sức nổi tiếng: Acsimét, Talét, Hêraclit, Đêmocrit, Platông, Arixtốt… chính các đại biểu này đã tạo lên một nền triết học phát triển rực rỡ mà ngày nay chúng ta đã được thừa hưởng. Nổi bật trong đó phải nói đến triết gia vĩ đại Platông. Trước đó, triết học có rất nhiều trường phái xuất hiện nhưng chúng xuất hiện một cách phi tập trung hóa. Triết học Platông là sự phản kháng đầu tiên chống lại xu hướng phi – tập trung hoá của văn hoá, và bản thân Platông là người cha đỡ đầu cho mọi thứ “triết học – hệ thống” về sau. Cùng với Xôcrát [Socrate (469 – 399 TCN)], Platông [Platon (427 – 347 TCN)] đã để lại cho hậu thế những tư tưởng bất hủ về tư tưởng chủ nghĩa duy tâm khách quan. Karl Jaspers, một triết gia Đức, đã cho rằng toàn bộ triết học Tây Phương chỉ là những dòng cước chú dưới những trang sách của Platông. Chính vì vậy, tác giả đã chọn trường phái này để tìm hiểu sâu hơn nhằm trang bị kiến thức cho bản thân. Thông qua việc tiến hành nghiên cứu, tham khảo một số quyển sách và một số trang web, tài liệu khác, tiểu luận này nhằm mục đích tóm tắt, cô đọng lại những tư tưởng của hai triết gia Xôcrát và Platông; cũng như đóng góp một số giá trị và hạn chế mà bản thân tác giả nhận ra trong quá trình nghiên cứu chủ nghĩa duy tâm khách quan. SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 1 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa duy tâm khách quan Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Như Ăng-ghen nói: “nếu không có chế độ nô lệ, thì cũng không có nhà nước Hy Lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp”. Trường phái triết học duy tâm khách quan được hình thành trong giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học. Platông là người đầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclit, Đêmôcrit. II. Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Trường phái duy tâm khách quan thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Trường phái này do Xôcrát đặt nền móng và Platông - học trò của ông hoàn thiện. 1. Tư tưởng của Xôcrát : Xôcrát xuất thân trong một gia đình khá giả ở Athen. Ông hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Ông không viết một tác phẩm nào, chúng ta chỉ biết về ông chủ yếu qua các tác phẩm của Platông và Arixtốt SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 2 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa [Aristotle (384 – 322 TCN)]. Ông là nhà triết học “đối thoại” vì đối với ông, chỉ có văn nói mới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng Xôcrát không hướng về nghiên cứu tự nhiên. Ông dành phần lớn công sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con người và về đạo đức vì theo ông con người không có khả năng khám phá được sự sáng tạo của giới tự nhiên và không thể cải đổi được giới tự nhiên mà thần thánh đã an bài. Nhận thức luận của ông chủ yếu là thể hiện qua đạo đức của con người. Đạo đức học của ông mang tính chất duy lý, ông thừa nhận Đạo Đức và Tri Thức thống nhất là một “Mỗi điều thiện đó là tri thức và mỗi điều ác đó là sự dốt nát”, mỗi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát của chúng ta. Ông cho rằng chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của đức hạnh, muốn tuân thủ theo cái thiện thì phải nắm bắt được nó, hiểu nó, muốn hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân lý hay phương pháp Xôcrát. Phương pháp này gồm 4 bước sau: Một là “mỉa mai” tức nêu lên những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm sao cho đối phương tự thấy mâu thuẩn với ý kiến của mình. Hai là “ đỡ đẻ “ tức là giúp đỡ đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra chân lý. Ba là “ quy nạp” tức là từ những cái riêng lẻ khái quát lên thành những hiểu biết phổ biến, từ những hành vi đạo đức cụ thể, riêng lẻ khái quát lên thành cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức. Bốn là “định nghĩa “ tức là chỉ ra những hành vi nào là Đạo Đức, quan hệ thế nào là đúng mực. 2. Tư tưởng của Platông: Platông (427-347 TCN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc ở thành phố Athen, là nhà triết học duy tâm khách quan. Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 3 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức- chính trị- xã hội. Học thuyết triết học của ông dựa trên tiền đề lý luận về cái phổ biến của Xôcrát, lý luận về tồn tại duy nhất bất biến của trường phái Êlê và lý luận về con số của phái Pitago. Platông la người xây dựng Viện hàn lâm Athen và viết nhiều tác phẩm như: Biện hộ cho Xôcrát, Đối thoại, Bữa tiệc, Chế độ cộng hòa, Luật pháp… • Thuyết ý niệm : Platông chia thế giới làm hai loại: thế giới ý niệm (là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh viễn, tuyệt đối, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính) và thế giới của các sự vật cảm tính (là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến đổi, phụ thuộc vào thế giới ý niệm, do các ý niệm sản sinh ra). Theo ông, thế giới ý niệm là nguyên mẫu, nó có trước và thế giới vật chất là cái được sinh ra, nó là thế giới cảm tính. Thế giới vật chất chẳng qua là cái bóng, là sự mô phỏng, bắt chước thế giới ý niệm, thế giới ý niệm quyết định thế giới vật chất, không có thế giới ý niệm thì không có thế giới vật chất. Ông lý giải sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với bốn yếu tố cơ bản là tồn tại (ý niệm), không tồn tại ( vật chất), con số ( quan hệ tỷ lệ), sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua các tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính. Các ý niệm, theo cách hiểu của Platông, là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hoá, chúng tồn tại mãi mãi từ xưa đến nay. Thế giới ý niệm là vĩnh viễn, bất biến, không phân chia được và chỉ được nhận thức duy nhất bằng lý tính. Ông cho rằng thế giới ý niệm có vô vàn ý niệm, trong số tất cả các ý niệm thì ý niệm phúc lợi là cao nhất - nó là ý niệm của các ý niệm. Theo Platông, vật chất nói chung cũng tồn tại vĩnh viễn, nó là căn nguyên tạo ra chất liệu cụ thể của mỗi sự vật, làm cho chúng đa dạng, biến đổi không ngừng; các ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật, là cơ sở thống nhất toàn vũ trụ, là linh hồn đem lại sinh khí cho toàn vũ trụ; còn các con số là một dạng bản chất độc lập đặc biệt SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 4 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa chiếm vị trí trung gian ở giữa ý niệm và sự vật cảm tính, sự khác nhau giữa các sự vật là do khác nhau về quan hệ toán học, do những con số quyết định. • Quan niệm về con người và linh hồn : Ông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (được cấu thành từ đất, nước, lửa và không khí, là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) và linh hồn bất tử. Linh hồn con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao, sau đó dung cánh bay xuống nhập vào thể xác của con người và quên hết toàn bộ quá khứ. Linh hồn con người gồm ba bộ phận là cảm giác, ý chí và lý trí trú ngụ tạm thời tương ứng với ba chỗ trong cơ thể con người là từ rốn trở xuống, trong lòng ngực và trong đầu óc. Chúng hoạt động theo ba khiá cạnh tương ứng là dục vọng, tình cảm và nhận thức; thể hiện ba phẩm hạnh là điều độ, can đảm và khôn ngoan. Trong đó, chỉ có lý trí là bất tử. Hoạt động cơ bản của con người là nhận thức. • Quan điểm về nhận thức : Platông cho rằng, nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức chân thực, mà tri thức chân thực - nhận thức ý niệm - chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính và thể hiện trong khái niệm. Theo ông, mọi tri thức phải có tính khái quát cao. Sự nhận thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới vật chất mà là sự hồi tưởng của linh hồn bất tử, hồi tưởng lại những gì mà linh hồn bất tử đã quên đi khi nằm trong thế giới ý niệm. Nhận thức chân lý là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người (lý tính). Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật. • Quan điểm về đạo đức: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức la làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 5 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi cùm gông của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc Như vậy theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình, dưới trần gian, con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết. Quan niệm về đạo đức đầy tính chất duy tâm thần bí của Platông là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này. • Quan điểm về chính trị - xã hội: Do ba bộ phận cấu thành linh hồn của con người cụ thể là không giống nhau nên xã hội có ba loại người. Thứ nhất là triết gia- những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn con người đóng vai trò chủ đạo, có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả; Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai gồm các chiến binh – những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ tràn đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo vệ xã hội. Loại thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia…- những người có bộ phận cảm xúc chi phối chủ đạo linh hồn họ; họ thích nghi với lao động chân tay và đam mê của cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để họ đảm bảo đời sống vật chất cho xã hội. Platông cho rằng nô lệ không là con người mà là động vật biết nói và không có lý trí. Vì vậy nô lệ không biết nhận thức. Do không nhận thức nên không có đời sống đạo đức và do đó nằm ngoài vòng chính trị, họ không có một quyền nào khác ngoài quyền được tự do làm nô lệ cho người khác. Nhà nước đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế độ sở hữu tư nhân đã làm cho nhà nước bị tha hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức, phá hoại tính hài hòa của xã hội. Platông đã xây dựng học thuyết lý tưởng trên cơ sở học thuyết về linh hồn và học thuyết ý niệm, học thuyết đạo đức. Theo ông, đã có ba hình thái nhà nước SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 6 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa đã tồn tại trước đó và đều xấu xa, tồi tệ. Trong đó hình thái nhà nước quân chủ được xây dựng và duy trì trên cơ sở làm giàu đến vô độ và cách thức hoạt động chủ yếu của nó là ăn cướp và đàn áp; hình thái nhà nước quân phiệt cũng hoạt động chủ yếu là ăn cướp, bóc lột và xâm lược; hình thái nhà nước dân chủ là hình thái xấu xa, tồi tệ nhất vì quyền lực của nhà nước thuộc về số đông. Theo ông, thể chế nhà nước lý tưởng nhất là nhà nước cộng hoà quý tộc, do một vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo, thực hành công hữu. SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 7 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI I. Những giá trị: 1. Thực hiện đơn đặt hàng của lịch sử Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Xôcrát và Platông đã chống đối và làm sụp đổ trường phái ngụy biện do Prôtagôrát (485 – 410 TCN) sáng lập, Giorơgiát (487-380 TCN) phát triển. Phái ngụy biện cho rằng không có chân lý khách quan mà chỉ có nhận thức chủ quan hoặc chủ nghĩa tương đối mà thôi. Hai ông phản biện nếu chân lý và những điều tốt hay công lý chỉ mang tính tương đối với ý nghĩ chợt nảy ra trong tâm trí của một con người thì tôn giáo, những nền tảng đạo đức, nhà nước hay xã hội đều không thể duy trì được lâu dài. 2. Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử được đề cập trong triết học Sự đóng góp của Xôcrát đã làm nên một bước chuyển mới: nền triết học Hy Lạp cổ đại thay đổi từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân minh. Bắt đầu từ Xôcrát, đề tài con người trở thành một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của triết học Hy Lạp. Luận điểm nổi tiếng “hãy nhận thức chính mình” có ý nghĩa xây dựng nên những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đạo đức đòi hỏi biết ý thức về cái thiện và đức hạnh nói chung. Nó phải trở thành khoa học về sự hoàn thiện phẩm chất con người. Con đường đi đến tri thức cũng chính là con đường hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người, con đường hướng con người tới cái thiện và hạnh phúc. Để tôn vinh những giá trị của tư tưởng Xôcrát đối với sự phát triển trong lịch sử, triết học Hy Lạp cũng đã lấy ông làm tiêu chí để phân kỳ. 3. Thể hiện một số t ư tưởng tiến bộ về chính trị - xã hội Platông thể hiện tư tưởng tiến bộ trong vấn đề nam nữ bình quyền. Theo Platông, không có sự phân chia nam nữ nhất là trong giáo dục. Con gái cũng có cơ hội học tập và vươn lên đỉnh cao chính trị như con trai. “Nếu một người đàn SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 8 [...]... Thị Ngọc Hạnh 11 GVHD: TS Bùi Văn Mưa PHẦN KẾT LUẬN Mặc dù chủ nghĩa duy tâm khách quan còn một số hạn chế, thiếu sót và chưa chính xác nhưng không thể phủ nhận giá trị tư tưởng thời đại của nó mang đến cho loài người bởi lẽ, không một luận điểm nào là tuyệt đối hoàn hảo cho tất cả các chế độ Ta càng trân trọng hơn khi những nhà duy tâm khách quan chủ nghĩa dành cả chính cuộc đời mình trăn trở và kiếm... cống hiến của Xôcrát và Platông về phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân, triết học của hai ông thực sự tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Đúng như Mác nhận xét : “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 12 GVHD: TS Bùi Văn Mưa CHÚ THÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] : Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Triết học... đối chiếu những mặt đối lập trong lý luận nhận thức của Platông cũng thể hiện tư duy biện chứng chất phác trong tư tưởng của ông Ngoài ra, biện chứng của quá trình nhận thức thể hiện rõ nét trong các luận chứng về sự cần thiết giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vận động và SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 9 GVHD: TS Bùi Văn Mưa đứng im, hữu hạn và vô hạn, liên tục và giàn đoạn, tồn tại và hư vô của hai ông... trường duy tâm khách quan trong quan niệm về thế giới, coi sự vật chỉ là cái bóng của ý niệm nhưng ông đã thực hiện một bước tiến trong việc chuyển triết học từ tư duy ẩn dụ tới tư duy khái niệm, giải thích một hiện tượng ở mức độ khái niệm, tư duy lý luận Phép biện chứng về khái niệm đã được Heghen vận dụng sau này 5 Là động lực thúc đẩy nền toán học phát triển Nhận thức luận, triết học toán học và tư... cho những hiện tượng trong xã hội Hy Lạp đương thời Bản thân tác giả cũng rút ra được nhiều bài học cho bản thân trong quá trình nghiên cứu đề tài Không chỉ nhận ra được mình có xu hướng hành động theo quan niệm duy tâm trong khi nhận thức được sự đúng đắn và hợp lẽ của quan niệm duy vật Tác giả cũng phần nào ứng dụng phương pháp Xôcrát trong quá trình thảo luận nhóm và trong hành động Tóm lại, những. .. Linh, Bùi Xuân Thanh, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học (tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh), 2011 [3] : Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành... Lịch sử và văn hóa, NXB Từ điển bách khoa, 2010 [5] : Norman F.Cantor, Nền văn minh thế giới cổ đại (Kiến Văn và Khắc Vinh biên dịch), NXB Lao Động Xã Hội, 2008 [6] : Tô Mộng Vi, Tìm lại nền văn minh Hy Lạp cổ đại (Nguyễn Kim Dân biên dịch), NXB Lao động, 2010 [7] : Vũ Dương Minh, Lịch sử văn minh thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2011 [8] : Will Durant, Câu chuyện triết học (Trí Hải và Bửu Đích... cha đẻ của triết học chính trị, luân lý học, và là người khởi đầu của các xu hướng chính trong triết học phương Tây Các quan điểm triết học của Platông cũng chứa đựng nhiều yếu tổ biện chứng Bên cạnh việc kế thừa phương pháp đối thoại kiểu Xôcrát, Platông còn thừa nhận sự vận động của thế giới mặc dù đó chỉ là vận động theo sự điều khiển của ý niệm Ngoài ra, thông qua các khái niệm đối lập và phương... trị của Platông thiếu sự mềm dẻo và tế nhị: nó đề cao trật tự mà không đề cao sự tự do” [8,22] Ông đã phân loại con người thành những giai cấp không khác gì nhà côn trùng học phân loại các côn trùng Ông còn coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là động vật biết nói 2 Quan điểm của Platông có một số điểm bất hợp lý khi quá đề cao vai trò của tư duy Theo Arixtốt, ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và. .. môn hình học sau này II Những hạn chế: 1 Tư tưởng chính trị - xã hội của Platông chứa đầy tính tính bảo thủ và mâu thuẫn Đầu tiên ông vừa đòi hỏi phải xóa bỏ tư hữu lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng; lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quí . http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_Th%C3%A1i_T%E1%BB% 95. [10] : Phan Thị Cam, Cuộc đời và nội dung triết học của Platon, tại http://sites.google.com/site/philosophiahv/ky-yeu-hoi-thao-triet-hoc-2011/cuoc- dhoi-va-noi-dung-triet-hoc-cua-platon. SVTH. TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI NHÓM 6: CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ NGỌC HẠNH STT: 53 LỚP CAO HỌC: KHÓA 2 1- ÊM 5 GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA TP.HCM,. Sống có đạo đức la làm điều thi n. Hành vi hướng thi n là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng SVTH : Phạm Thị Ngọc Hạnh 5 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa tuyệt

Ngày đăng: 20/11/2014, 23:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w