Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phát triển tài nguyên rừng là một trong những chiến lược quan trọng, vừa có tác dụng thúc đẩy k
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG GẮN VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN, 2013
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG GẮN VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.0501
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Quỳnh Phương
THÁI NGUYÊN, 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Dương Quỳnh Phương - Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa lý, tổ bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội và các thầy cô khoa Sau Đại học, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, dạy bảo, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành và nhân dân tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu, tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên quan đến luận văn
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn quan tâm góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 8
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 8
6 Những đóng góp của luận văn 11
7 Cấu trúc đề tài 11
NỘI DUNG ……… 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢM NGHÈO 12
1.1 Cơ sở lí luận 12
1.1.1 Rừng và phát triển lâm nghiệp 12
1.1.2 Nghèo và giảm nghèo 22
1.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng và vai trò trong việc giảm nghèo của Việt Nam 29
1.2.2 Tổng quan phát triển tài nguyên rừng và vai trò đối với giảm nghèo của đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc 37
Trang 6Tiểu kết chương 1 39
Chương 2: PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ VAI TRÕ ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG 40
2.1 Khái quát chung về huyện Vị Xuyên 40
2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 40
2.1.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 42
2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 44
2.2 Thực trạng nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 45
2.3 Tài nguyên rừng và vai trò đối với việc giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên 49
2.3.1 Thực trạng tài nguyên rừng của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 49
2.3.3.Vai trò của tài nguyên rừng đối với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên 65
2.4 Phong tục tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lí, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Vị Xuyên 85
2.4.1 Phong tục tập quán của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác và bảo vệ rừng 85
2.4.2 Kiến thức bản địa của các dân tộc trong việc quản lí, khai thác và bảo vệ rừng 89
2.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên 91
2.5.1 Điểm mạnh(Strengths) 91
2.5.2 Điểm yếu (Weaknesses) 92
2.5.3 Cơ hội (Opportunities) 93
2.5.4.Thách thức (Threats) 94
Tiểu kết chương 2 95
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG 96
3.1 Quan điểm, định hướng chung 96
3.1.1 Quan điểm 96
Trang 73.1.2 Định hướng chung 96
3.2 Các giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở huyện Vị Xuyên 97
3.2.1 Phát huy kiến thức bản địa trong bảo vệ, quản lí và phát triển tài nguyên rừng 97
3.2.2 Giải pháp về đất đai và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho thôn bản và từng hộ gia đình quản lí 99
3.2.3 Tăng cường và phát huy vai trò của cộng đồng trong việc phát triển tài nguyên rừng 101
3.2.4 Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo tham gia trồng và bảo vệ rừng 103
3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 104
3.2.7 Giải pháp về tuyên truyền 106
3.2.8 Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình giảm nghèo từ tài nguyên rừng107 3.2.9 Giải pháp khuyến lâm cho hộ nghèo 108
3.2.10 Các giải pháp khác 109
Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Châu Á - Thái Bình Dương
LĐ&TBXH Lao động và thương binh xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 1.1 Diện tích rừng của Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011 29Bảng 1.2 Diện tích rừng trồng tập trung của Việt Nam giai đoạn 1990-201031Bảng 1.3 Sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 31Bảng 1.4 Diện tích rừng của Việt Nam theo loại chủ quản lý tính đến ngày
31/12/2011 32Bảng 1.5 Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ở nước ta giai đoạn 2000-
2009 33Bảng 1.6 Diện tích rừng, tỉ lệ che phủ rừng và tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2011 36Bảng 1.7 Diện tích rừng trồng tập trung ở Trung du miền núi phía Bắc và tỉ
lệ so với cả nước giai đoạn 2000 - 2010 37Bảng 1.8 Sản lượng gỗ khai thác của Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn
2000-2010 38Bảng 2.1 Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo phân theo xã, thị trấn của huyện Vị
Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2012 46Bảng 2.2 Thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân lương thực trên
đầu người của huyện Vị Xuyên so với cả nước 47Bảng 2.4 Biến động diện tích rừng đặc dụng của huyện Vị Xuyên giai đoạn
2007 - 2012 53Bảng 2.5 Kết quả nghiên cứu sơ lược về đa dạng sinh học một số khu bảo tồn
huyện Vị Xuyên năm 2007 54Bảng 2.6 Biến động diện tích rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên giai đoạn
2007 - 2012 55Bảng 2.7 Diện tích rừng trồng tập trung của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2000
- 2011 56Bảng 2.8 Số lượng cây trồng phân tán của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2000-
2011 57
Trang 10Bảng 2.9 Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại ở huyện Vị Xuyên giai đoạn
2009 - 2012 59Bảng 2.10 Diện tích đất lâm nghiệp và tỉ lệ so với diện tích đất tự nhiên phân
theo các xã, TT huyện Vị Xuyên năm 2012 63Bảng 2.11 Đối tượng thu hái LSNG theo công dụng 71Bảng 2.12 Lịch mùa vụ của một số loài LSNG được người dân khai thác 73Bảng 2.13 Một số loài cây thuốc quý có giá trị trên thị trường 74Bảng 2.15 Thu nhập LSNG theo nhóm kinh tế hộ 76Bảng 2.16 Tỉ trọng cơ cấu thu nhập từ rừng của các nhóm hộ 83
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 41Hình 2.2 Bản đồ độ che phủ rừng huyện Vị Xuyên năm 2012 50Hình 2.3 Diện tích rừng phòng hộ phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012 52Hình 2.4 Diện tích rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012 53Hình 2.5 Diện tích rừng sản xuất phân theo đơn vị hành chính của huyện Vị
Xuyên năm 2012 55Hình 2.6 Bản đồ tỷ lệ hộ nghèo và diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở huyện
Vị Xuyên năm 2012 64Hình 2.7 Tỉ trọng thu nhập của các nhóm hộ (%) 79Hình 2.8 Tỉ trọng thu nhập từ LSNG so với tổng thu nhập từ rừng 80Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và tỉ lệ hộ nghèo
huyện Vị Xuyên giai đoạn 2005 - 2010 83
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết Đối với Việt Nam, xóa đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của đất nước, trở thành chương trình mục tiêu quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Đây là nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên và lâu dài
Trong số các tài nguyên thiên nhiên, rừng là tài nguyên quý giá và có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người Rừng là lá phổi xanh của toàn xã hội và bảo vệ rừng là bảo vệ mái nhà chung cho cả nhân loại Không chỉ là cỗ máy điều hòa khí hậu, bên cạnh đó rừng còn là cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội đất nước
Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt vật liệu phục vụ cuộc sống Rừng được coi là chiếc nôi sinh ra
và là môi trường sống của con người Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phát triển tài nguyên rừng
là một trong những chiến lược quan trọng, vừa có tác dụng thúc đẩy kinh tế đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Vị Xuyên là huyện miền núi biên giới nằm bao quanh thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, diện tích đất lâm nghiệp
có rừng chiếm hơn nửa diện tích tự nhiên, Vị Xuyên có tiềm năng phát triển tài nguyên rừng và kinh tế rừng khá lớn Hơn nữa, trong cộng đồng 20 dân tộc sinh sống ở nơi đây có không ít dân tộc thiểu số do điều kiện khó khăn họ đã và đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng Bao đời nay, rừng là nguồn sinh kế của họ Bởi vậy việc phát triển tài nguyên rừng gắn với công cuộc giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Trang 13Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Trên thế giới
Vào khoảng những năm 1960 các tổ chức phát triển trên thế giới đã có những nghiên cứu về tiềm năng sử dụng tài nguyên rừng nhằm thúc đẩy quá trình giảm nghèo ở các nước đang phát triển Tuy nhiên những nghiên cứu này còn nhiều hạn chế
Bước sang thiên niên kỉ mới vấn đề này càng được quan tâm, đặc biệt trong những năm gần đây ngày càng có nhiều tài liệu xem xét tiềm năng giảm
nghèo dựa vào rừng, một số tài liệu đáng chú ý là của Byron và Arnold (What
futures for the people of the tropical forests? – Tương lai nào cho người dân của các rừng nhiệt đới, 1999); Schmidt (Forests to fight poverty: Creating national strategies – Rừng chống lại nghèo: Xây dựng những chiến lược quốc gia, 1999); Arnold (Forestry, Poverty and Aid - Lâm nghiệp, Nghèo, Trợ giúp, 2001); FAO và DFID (How forests can reduce poverty - Rừng có thể giảm nghèo như thế nào, 2001); Gutnam (Forests conservation and the Rural poor: A call to broaden the conservation agenda - Bảo tồn rừng và người nghèo nông thôn: Kêu gọi mở rộng chương trình bảo tồn, 2001);
Wunder (Poverty alleviation and tropical Forests – What scope for
synergies - Giảm nghèo và rừng nhiệt đới - mức độ phối hợp, 2001);
Algelsen & Wunder (Exploring the poverty – Forest link: Key, Concepts,
Issues and Research Implications - Khai thác mối liên hệ nghèo đói - Rừng: Các khái niệm, vấn đề và ngụ ý nghiên cứu, 2003)…
Với vấn đề này, tiến sĩ William D.Sunderlin đã thực hiện nghiên cứu về
Giảm nghèo ở các cộng đồng vùng cao khu vực Mê Kông thông qua cải thiện công nghiệp rừng và lâm nghiệp cộng đồng Trường đại học Humbold (Berlin,
CHLB Đức) phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc
Trang 14Lắc tiến hành nghiên cứu phát triển các công cụ đánh giá tác động sinh thái và giảm nghèo thông qua giao đất giao rừng
Ngoài ra có nghiên cứu Why Forests Are Important for Global Poverty
Alleviation: a Spatial Explanation- Tại sao rừng là quan trọng cho xóa đói giảm nghèo toàn cầu: Giải thích không gian của Sunderlin, WD, S Dewi, A
Puntodewo, D Müller, A Angelsen, và M Epprecht (Năm 2008); Xây dựng
bản đồ đói nghèo và rừng khu vực sông Mê Kông Của Trung tâm Lâm nghiệp
quốc tế CIFOR …
2.2 Ở Việt Nam
Trong những thập kỉ gần đây, do sức ép về dân số và phát triển kinh tế, nhiều nguồn tài nguyên trên Trái đất đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng Bởi vậy vấn đề quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại Ở Việt Nam, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đã được nghiên cứu với rất nhiều công trình được công bố rộng khắp Đặc biệt đối với khu vực miền núi Việt Nam vừa là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời lại là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị Có
thể điểm qua một số công trình nghiên cứu cụ thể như: Điều tra nghiên cứu
kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng (Đỗ Đình Sâm chủ
biên - 2002) đề tài này đã đánh giá được các kiến thức bản địa về quản lý, bảo
vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng dân tộc thiểu
số khu vực miền núi phía Bắc; Đề án Nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế
đến sinh kế và quản lý rừng của người dân địa phương miền núi ở Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Đắc Lắc, Quảng Nam và Hà Giang (Viện
chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - 2008) Nội dung của đề án đề cập tới những tác động của tiến trình hội nhập kinh tế đến vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và các hoạt động sinh kế được tạo ra từ kinh
tế rừng ở các cộng đồng dân cư miền núi Việt Nam Ngoài ra còn cuốn sách tài
Trang 15liệu hội thảo Giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng (Cục Kiểm Lâm - 2003); Hoàng Xuân Tý – Lê Trọng Cúc (chủ biên), Kiến thức bản địa của đồng
bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội – 2008 Kỷ yếu hội thảo Quản lý và phát triển bền vững tài
nguyên miền núi (Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – 2004); Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt
ra (ĐH Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Tài nguyên Môi trường -2002); Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững, Dương Quỳnh Phương – 2011)…
Về vấn đề nghèo và giảm nghèo có thể nói nguồn tài liệu nghiên cứu rất
phong phú có thể kể tới như: Báo cáo Việt Nam đánh giá nghèo đói và chiến
lược của WB vào tháng 1/1995; Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000 - Tấn công nghèo đói - Báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ; Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo
(Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt
Nam); Tác giả Lâm văn Bé với nghiên cứu Nghèo đói Việt Nam nhìn qua
những con số (2008) đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về diễn biến nghèo đói
của Việt Nam…
Trước thực trạng đó, xoá đói giảm nghèo trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta Có không ít những
công trình nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo như: Nghèo đói và xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam (Lê Xuân Bá – 2001) Những đặc điểm khác nhau về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khiến cho mức độ nghèo có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng miền trên cả nước Trong đó đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trầm trọng hơn so với khu vực đồng bằng và lại chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Một số cuốn sách đã đề cập rất
rõ đến những vấn đề này như: Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp (Hà Quế Lâm – 2002); Một số vấn
Trang 16đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam (Bùi Minh Đạo – 2003); Các kỷ
yếu hội thảo: Xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận (Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam – 2002); Xoá đói giảm
nghèo vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
(Viện Dân tộc – 2004)…
Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển, việc tài nguyên rừng
có thể hỗ trợ công tác giảm nghèo như thế nào, ở chừng mực ra sao, và việc duy trì, mở rộng độ che phủ rừng, hay rừng có liên quan với giảm nghèo như thế nào đang là vấn đề được quan tâm lớn
Cuốn sách Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam của Huỳnh Thu Ba và
Sunderlin (2004) đã đưa ra bức tranh tổng thể về mối quan hệ giữa lâm nghiệp
và giảm nghèo ở Việt Nam Theo tác giả giữa giảm nghèo và lâm nghiệp là mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng
Nghiên cứu Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam
của Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp đã tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa lâm nghiệp với sinh kế và giảm nghèo ở vùng nông thôn của nước ta Mối quan hệ này được tác giả phân tích theo 6 biến số: Thay đổi từ đất rừng sang đất nông nghiệp; gỗ; lâm sản ngoài gỗ; chi trả cho dịch vụ môi trường; việc làm và các lợi ích gián tiếp
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế với cuốn Người nghèo ở đâu?
Cây cối ở đâu? Đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo và bảo tồn rừng tại Việt Nam
(2006) đã nêu bật được những mối liên hệ giữa chất lượng rừng với tỉ lệ và mật
độ nghèo đói ở Việt Nam Theo tài liệu này tại Việt Nam các vùng có mật độ nghèo thấp nhất và tỉ lệ nghèo cao nhất có xu hướng xuất hiện ở các nơi hẻo lánh với diện tích rừng lớn nhất Tài liệu này mô tả mối quan hệ rừng-nghèo thông qua việc sử dụng số liệu địa lí và phân tích tác động của các mô hình không gian này tới xóa đói giảm nghèo và quản lí, bảo tồn rừng
Trang 17Kỷ yếu hội thảo Lâm nghiệp để giảm nghèo ở Việt Nam của PGS.TS
Triệu Văn Hùng – Vụ trưởng vụ khoa học công nghệ, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu tổng quan về rừng, tình hình sản xuất lâm nghiệp, mối quan hệ giữa lâm nghiệp và giảm nghèo ở Việt Nam, một số kết quả của sự kết hợp giữa lâm nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Bên cạnh đó tác giả Hoàng Đức Nghi với nghiên cứu Đóng góp của nghề
rừng trong xóa đói giảm nghèo ở miền núi (2007); Hay Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020 ( Bộ NN&PTNT Việt Nam)… Ngoài ra còn một
số nghiên cứu, đề án, luận án, bài báo, tạp chí cũng đề cập tới các khía cạnh của vấn đề rừng và giảm nghèo ở Việt Nam…
Đặc biệt từ ngày 04 đến 06/03/2009, tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp, Tổ chức nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF), Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Đối tác hỗ trợ ngành Lâm Nghiệp (FSSP) đồng
phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia về Gắn kết bảo tồn rừng, phát triển kinh tế
và xoá đói giảm nghèo – Các vấn đề và phương thức tiếp cận ở Việt Nam Nội
dung của Hội thảo đi sâu vào các vấn đề đang đặt ra đối với ngành Lâm nghiệp,
cụ thể là: Những phương thức tốt nhất cho các dự án kết hợp bảo tồn và phát triển tại Việt Nam, Lào, Campuchia; Các chiến lược của dự án nhằm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển tại lưu vực sông Mê Kông; Nhóm cộng đồng thôn bản hỗ trợ công tác bảo vệ rừng - Những thách thức và cơ hội; Các thực tiễn tốt nhất trong bảo tồn và phát triển; Tổng quan về chi trả dịch vụ môi trường; Công tác bảo tồn rừng rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường; Xây dựng
mạng lưới quốc gia về đền đáp và chi trả dịch vụ môi trường rừng Ngoài ra có Hội thảo Quốc tế quy mô lớn với chủ đề Quản lý rừng phục vụ xoá đói giảm
nghèo đã diễn ra trong 4 ngày từ 03-06/10/2006 tại TP Hồ Chí Minh
Tất cả những công trình nghiên cứu nêu trên có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn, có thể coi là những định hướng quan trọng cho những nghiên cứu ở cấp nhỏ hơn
Trang 182.3 Tại Hà Giang
Tại địa bàn tỉnh Hà Giang một địa phương còn nhiều khó khăn của đất nước, việc nghiên cứu vấn đề phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo có
ý nghĩa rất lớn Có thể tìm thấy một số tài liệu liên quan như: Đánh giá nghèo
có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang ( nhóm PTF, 8-2003); Dự án đầu
tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008-2015 (UBND tỉnh Hà Giang, 2008), Đánh giá các hợp đồng bảo vệ rừng ở tỉnh Hà Giang (Vũ Hoàng Minh, 2002)…
Tuy nhiên trên địa bàn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và cụ thể về vấn đề phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo Đây có thể coi là đề tài đầu tiên, bởi vậy tài liệu thu thập được chủ yếu là các báo cáo của một số cơ quan ban ngành trong huyện, tỉnh liên quan tới nội dung đề tài…
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu luận cứ lý thuyết và thực tiễn về vai trò và thực trạng phát triển tài nguyên rừng đối với vấn đề giảm nghèo của huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sống dựa vào rừng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về mối quan
hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo
- Đánh giá việc phát triển tài nguyên rừng và vai trò của nó đối với giảm nghèo của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang
Trang 194 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung lý luận cũng như thực tiễn vai trò của phát triển tài nguyên rừng đối với giảm nghèo của huyện
Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trọng tâm là các xã có nhiều diện tích rừng và nhiều hộ nghèo sống dựa vào rừng)
- Về thời gian nghiên cứu: Tập trung phân tích từ năm 2005 đến năm 2012
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Huyện Vị Xuyên được xem là một hệ thống lãnh thổ KTXH, trong đó cộng đồng các dân tộc và tài nguyên rừng có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau Các bộ phận lãnh thổ chính của huyện (xã, thôn) là các hệ thống cấp thấp hơn tác động qua lại với nhau
Khi nghiên cứu chúng ta phải nắm vững quan điểm hệ thống để sao cho vừa bảo vệ tài nguyên lại vừa tổ chức khai thác hợp lí, hiệu quả tài nguyên rừng góp phần thúc đẩy phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái
5.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Bất kì một sự vật, hiện tượng địa lí nào cũng tồn tại trên một không gian lãnh thổ nhất định Bởi vậy các thông tin về dân số và tài nguyên rừng của huyện được phân tích gắn với những đặc thù lãnh thổ ở tỉnh về các mặt vị trí địa lí, lịch sử phát triển, truyền thống phong tục tập quán của từng dân tộc và định hướng phát triển Trên cơ sở đó thấy được mức độ tác động khác nhau của việc phát triển kinh tế rừng đến việc giảm nghèo của huyện Vị Xuyên
Vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ trong nghiên cứu phát triển kinh
tế rừng gắn với giảm nghèo nhằm đánh giá đúng đối tượng nghiên cứu, đánh giá đúng tác động của con người đến tài nguyên rừng, giúp cho việc bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng đạt hiệu quả cao nhất
Trang 205.1.3 Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được hiểu đầy đủ hơn, đó là tính mục đích của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ quy hoạch, khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng gắn chặt với chức năng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất Một khi các điều kiện tự nhiên được đánh giá đầy đủ có thể bảo vệ, khai thác hợp lí tài nguyên rừng đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội Điều này vô cùng cần thiết cho một tỉnh miền núi, cần phát huy nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội vì mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân
5.1.4 Quan điểm lịch sử
Sự gia tăng dân số và mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên rừng không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo thời gian Vì thế khi nghiên cứu về việc giảm nghèo của người dân trong huyện với việc phát triển kinh tế rừng ta cần đứng trên quan điểm lịch sử để thấy được một cách sâu sắc sự biến đổi của chúng đồng thời phân tích được các nguyên nhân thay đổi Từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trong mọi kế hoạch, chương trình, chiến lược phát triển của nhân loại trong thời đại ngày nay Đặc biệt khi nghiên cứu các vấn đề về cuộc sống con người và việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, chống ô nhiễm, suy thoái môi trường cần phải chú ý ưu tiên trên những khía cạnh bảo đảm sự phát triển bền vững của các yếu tố và của cả tổng thể Mọi giải pháp và phương hướng đều phải xuất phát từ quan điểm này
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp tổng hợp phân tích tư liệu
Việc nghiên cứu đối tượng được thực hiện dựa trên rất nhiều nguồn tài liệu, số liệu, do vậy phương pháp thu thập tổng hợp phân tích tư liệu là rất quan
Trang 21trọng và cần thiết Đối với đề tài này ta có thể thu thập tài liệu từ các báo cáo khoa học, tài liệu hội thảo, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, xã; các tài liệu về dân tộc, giảm nghèo, số liệu thống kê của các ban ngành, sách báo, tạp chí đã xuất bản… có liên quan đến nội dung nghiên cứu
5.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực địa
Việc tiến hành điều tra khảo sát thực địa là yêu cầu cần thiết để đánh giá mối quan hệ phát triển kinh tế rừng với việc giảm nghèo của huyện Vị Xuyên Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu địa lí Đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi theo nội dung nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin về sự tác động qua lại giữa cuộc sống dân cư và việc phát triển kinh tế rừng ở huyện Vị Xuyên
5.2.3 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở nguồn tài liệu thu thập được, phải tiến hành xử lí, phân tích, so sánh, đối chiếu để có được những tài liệu đáng tin cậy nhất, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ và cập nhật Từ đó có thể rút ra những kết luận khoa học cho đề tài
5.2.4 Phương pháp đánh giá (SWOT)
Dùng để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) giúp tác giả đánh giá mối quan hệ giữa phát triển kinh tế rừng và giảm nghèo từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế rừng và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên
5.2.5 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lý (GIS)
Trong quá trình nghiên cứu tác giả vận dụng kiến thức về bản đồ, ứng dụng công nghệ GIS và Mapinfor để xây dựng các bản đồ chuyên đề CỤ thể là bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, bản đồ độ che phủ rừng huyện Vị Xuyên năm 2012, bản đồ tỉ lệ hộ nghèo và diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện
Vị Xuyên năm 2012
Trang 226 Những đóng góp của luận văn
- Tổng quan và làm sáng tỏ cơ sở lí luận chung về mối quan hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo
- Phân tích làm rõ mối liên kết giữa việc phát triển tài nguyên rừng đối với việc giảm nghèo xuất phát từ các mục đích, chính sách lâu dài về các mục tiêu phát triển của huyện
- Đánh giá và so sánh sự phân bố không gian của việc phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo của các huyện trong tỉnh qua các cuộc điều tra thực
tế và nguồn tài liệu công bố chính thức hiện hành
- Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và hiểu biết thực tế, đề xuất được một số giải pháp liên quan tới việc phát triển tài nguyên rừng và vấn đề giảm nghèo của huyện
7 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài “Phát triển tài nguyên rừng gắn với giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” được chia thành 3
chương
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển tài
nguyên rừng và giảm nghèo
Chương 2 Phát triển tài nguyên rừng và vai trò đối với giảm nghèo ở
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng và giảm
nghèo ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
Trang 231.1.1 Rừng và phát triển lâm nghiệp
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nó có vai trò quan trọng
đối với cả kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng Tài nguyên rừng
có thể tái tạo được, song nếu sử dụng không hợp lý thì nguồn tài nguyên này có thể bị suy thoái nghiêm trọng Bởi vậy việc sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là hết sức cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững
1.1.1.1 Khái niệm rừng và phát triển rừng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rừng "Rừng là một bộ phận của
cảnh quan Địa lí, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan
hệ sinh học ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài" (M.E.Tcachenco
1952) Hay “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1(10%) trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất
rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng” [37] Cho đến nay, trên
thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng nhưng đều có thể thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng chủ yếu như sau: Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó; Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính
ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh
Trang 24và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành
do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có
sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng [6]
Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của rừng Song trong thời gian qua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tài nguyên rừng đang giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích, số lượng, chất lượng và đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng rất lớn tới cả môi trường sinh thái và KTXH toàn cầu
Theo "Rừng và giảm nghèo ở Việt Nam", diện tích rừng ở Việt Nam ước tính
đạt 181.500 km2
(chiếm 55% diện tích đất đai) và 56.680 km2 (17% diện tích) vào cuối năm 1980 Độ che phủ rừng giảm từ 43% (1943) xuống còn 20% vào năm 1993[1] Và từ giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
nhằm làm ổn định và phục hồi tài nguyên rừng Trong Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21) đã đưa việc bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng là lĩnh vực cần ưu tiên cho mục tiêu phát triển bền vững đất nước
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng [37]
Như vậy có thể hiểu theo nghĩa rộng, phát triển rừng bao gồm cả việc bảo vệ, trồng mới, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi,phục hồi, cải tạo rừng, nâng cao giá trị cung cấp của rừng Phát triển tài nguyên rừng có
Trang 25quy hoạch và hợp lý sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học song song với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo
an ninh quốc phòng
1.1.1.2 Khái niệm lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp
- Ngành lâm nghiệp, theo định nghĩa của FAO được quốc tế công nhận như sau: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế, gồm các hoạt động kinh tế chính
liên quan đến sản xuất hàng hoá từ gỗ (gỗ tròn phục vụ công nghiệp, gỗ trụ
mỏ, gỗ xẻ, gỗ ván, bột giấy, giấy và đồ gỗ nội thất), sản xuất các sản phẩm phi
vụ môi trường liên quan đến rừng Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, đồng thời góp phần làm ổn định xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng”.[7]
- Phát triển lâm nghiệp hướng tới việc thành lập các khu rừng trồng mới,
duy trì và cải thiện những khu vực rừng hiện có, đồng thời khai thác, chế biến lâm sản và các hoạt động liên quan khác [40]
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược đã xác định mục tiêu
và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 cụ thể như sau:
"Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất
Trang 26được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm
2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng"
Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là:
- Về kinh tế: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về
cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác
- Về xã hội: Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùngxa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng
- Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước.[6]
Trang 271.1.1.3 Thuật ngữ " người dân sống phụ thuộc vào rừng" hay "người dân sống dựa vào rừng"
Có một vài phương pháp xác định "những người sống phụ thuộc vào
rừng" và tùy từng phương pháp sử dụng mà số người được coi là "sống phụ thuộc vào rừng" có sự khác biệt lớn Trong đề tài này, tác giả sử dụng định
nghĩa của nhóm nghiên cứu trường Đại học Lâm nghiệp với cách định nghĩa cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng bao gồm:
- Các cộng đồng và thôn bản nghèo ở vùng sâu, vùng cao, khu vực biên giới không có cơ hội phát triển công nghiệp, thương mại lại có nhiều diện tích đất được chính thức xếp vào khu vực rừng phòng hộ
- Những diện tích do các Lâm trường quốc doanh hoặc ban quản lý rừng đầu nguồn là chủ sở hữu ban đầu và các diện tích trong một số hoàn cảnh cụ thể giao cho các cán bộ công nhân viên cũ hoặc đương nhiệm và những cộng đồng bản địa ở những khu vực này
- Xã và thôn bản nằm ở ranh giới hoặc trong khu vực rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao, có các quy định và lệnh cấm đặc biệt đối với giao đất giao rừng và sử dụng các sản phẩm rừng
- Cộng đồng những người theo cách này hay cách khác phụ thuộc vào những sản phẩm từ rừng: Ví dụ những người sản xuất đồ gỗ gia dụng có thể ở
đô thị hay miền núi cũng được coi là phụ thuộc rừng [40]
Có thể nói định nghĩa này có hàm ý khá rộng, bao gồm tất cả những cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng sống trong diện tích được quy hoạch cho lâm nghiệp; những người tham gia vào các hoạt động thu hái, khai thác, trồng, chế biến các sản phẩm và dịch vụ từ rừng
1.1.1.4 Khái niệm lâm nghiệp xã hội
Giữa thập niên 70, những chuyển biến quan trọng trong tư tưởng về vai trò của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn đã diễn ra, dấu hiệu đầu tiên về tư
Trang 28tưởng mới này là sự ra đời thuật ngữ lâm nghiệp xã hội tại Ấn Độ vào năm
1970 Tuy nhiên cho đến nay, khái niệm lâm nghiệp xã hội được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hoá, kinh tế xã hội
và ý thức hệ của mỗi dân tộc
Ở Việt Nam cũng có nhiều ý kiến khác nhau về lâm nghiệp xã hội, song
tựu chung lại “Lâm nghiệp xã hội là thu hút được cao độ sự tham gia của
người dân vào các hoạt động lâm nghiệp, từ những hoạt động về quản lý, bảo
vệ, kinh doanh rừng, nuôi trồng rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ lâm nghiệp khác dựa trên cơ sở tài nguyên rừng.” – Tô Đình Mai –
Giám đốc Trung tâm Môi trường và phát triển cộng đồng Hay “Lâm nghiệp xã
hội là hoạt động lâm nghiệp và liên quan đến lâm nghiệp bao gồm mọi hình thức lôi cuốn người dân tham gia trồng cây phát triển và bảo vệ rừng, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương về các sản phẩm lâm nghiệp, các hoạt động dịch vụ, văn hoá, phòng hộ môi trường cũng như sinh thái cảnh quan và không ai khác mà chính họ là người hưởng thụ và phân chia lợi ích trực tiếp hay gián tiếp thông qua hoạt động đó”.[52]
Như vậy có thể nhận thấy rằng lâm nghiệp xã hội là các hoạt động liên quan đến việc huy động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào bảo
vệ tài nguyên rừng, cụ thể như đảm bảo được sự bền vững của sản xuất lâm nghiệp, gia tăng năng suất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi chức năng của các lưu vực, đồng thời phải đem lại công bằng xã hội
1.1.1.5 Khái niệm xã hội hóa nghề rừng
Trong lâm nghiệp cũng đã nói tới quá trình xã hội hóa nghề rừng từ hai thập kỷ gần đây khi lâm nghiệp xã hội được hình thành và thừa nhận như là một loại hình lâm nghiệp có sự tham gia của người dân Mặc dù chưa có một định nghĩa rõ ràng về xã hội hóa nghề rừng hay xã hội hóa trong lâm nghiệp nhưng cũng tồn tại những thực tiễn chứa đựng những yếu tố mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao Giao đất giao rừng cho các hộ nông dân, chính sách cho
Trang 29thuê đất lâm nghiệp đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cổ phần hóa doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước là những dấu hiệu rõ ràng của quá trình
xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp
Xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp hay xã hội hóa nghề rừng được hiểu là
sự tham gia rộng rãi của các chủ thể trong xã hội như hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức vào thực hiện các hoạt động gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực cho các thủ thể tham gia, mà trước đó các hoạt động này do các cơ quan Nhà nước, các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể quản lý và thực hiện là chủ yếu Đồng thời xã hội hoá nghề rừng còn là một quá trình nhận thức qua việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi tầng lớp nhân dân, đơn vị tổ chức xã hội, đoàn thể, các cấp các ngành cùng tham gia thực hiện các hoạt động lâm nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu nhất định [26]
Như vậy, xã hội hóa nghề rừng được xem như là một phương thức, một công cụ để hỗ trợ thúc đẩy phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp Xã hội hóa nghề rừng là nhằm huy động đến mức cao nhất sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội, nhà nhà, người người góp phần bảo vệ và phát triển rừng, đưa lâm nghiệp trở thành một mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội Góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống đồng bào ở nông thôn, miền núi, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái
Giữa hai khái niệm lâm nghiệp xã hội và xã hội hóa lâm nghiệp theo
nghiên cứu của Tô Đình Mai, ông cho rằng: Lâm nghiệp xã hội là thu hút được
cao độ sự tham gia của người dân vào các hoạt động lâm nghiệp, từ những hoạt động về quản lý, bảo vệ, kinh doanh rừng, nuôi trồng rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ lâm nghiệp khác dựa trên cơ sở tài nguyên rừng Xã hội hóa lâm nghiệp là quá trình biến đổi từ nền kinh tế lâm nghiệp truyền thống sang xây dựng nền kinh tế lâm nghiệp xã hội với đặc trưng chủ yếu là phát huy vai trò của con người trong quá trình xây dựng và quản lý hệ sinh thái rừng.[26]
Trang 301.1.1.6 Khái niệm lâm sản ngoài gỗ
Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về LSNG nhưng phổ biến nhất là khái niệm do tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) thông qua năm 1999:
“LSNG là các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật loại trừ gỗ lớn có ở rừng, đất rừng và các cây bên ngoài rừng”
Ở Việt Nam theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Chiến – Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản viết trong tạp chí khoa học công nghệ kinh tế lâm nghiệp, tác giả
cho rằng “Thuật ngữ LSNG nhằm để chỉ các vật liệu sinh học khác gỗ được
khai thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người LSNG bao gồm: Thực phẩm, dược liệu, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo gián, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, chất đốt, các chất liệu thô, song, mây, tre, nứa, gỗ nhỏ cho sợi”
LSNG nước ta được phân thành 6 nhóm:
- Nhóm sản phẩm cây có sợi: Tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi
- Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc
- Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: Các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo và tinh dầu…
- Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương, cánh kiến đỏ
- Nhóm những sản phẩm khác như: Cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng hóa, phong lan…
Trang 311.1.1.7 Phân loại rừng
Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý phát triển tài nguyên rừng của mỗi quốc gia Tại Việt Nam, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa Và hiện nay phân loại rừng được tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí có một bảng phân loại riêng
* Phân loại rừng trên quan điểm sinh thái học: Bao gồm kiểu rừng kín
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rừng kín hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới; kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới; kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới núi cao; kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp; kiểu quần
hệ khô vùng cao; kiểu quần hệ lạnh vùng cao
* Phân loại rừng theo trữ lượng
Đối với rừng gỗ
+ Rừng rất giàu: Trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;
+ Rừng giàu: Trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
+ Rừng trung bình: Trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
+ Rừng nghèo: Trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
+ Rừng chưa có trữ lượng: Rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3
/ha
Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ
* Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên
- Rừng nguyên sinh: Là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định
Trang 32- Rừng thứ sinh: Là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi
+ Rừng phục hồi: Là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất
đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
+ Rừng sau khai thác: Là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác
Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
- Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng;
- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau
* Theo điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định, căn cứ
vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
- Rừng phòng hộ: Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường Rừng phòng hộ bao gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
- Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng đặc dụng bao gồm:
+ Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên (gồm hai loại là khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh)
Trang 33+ Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
- Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường
Ngoài ra còn nhiều tiêu chí phân loại như: Phân loại dựa vào nguồn gốc (Rừng chồi, rừng hạt); phân loại theo điều kiện lập địa (Rừng núi đất, rừng núi
đá, rừng ngập nước, rừng trên đất cát); phân loại rừng theo tuổi (Rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng già); …
1.1.2 Nghèo và giảm nghèo
1.1.2.1 Khái niệm nghèo
Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng
Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương
Bản thân nghèo đói cũng bao hàm các mức độ nghèo khác nhau:
- Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt - đối,
nghèo về thu nhập của WB): Được xác định bằng số tiền chi phí cho nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống với mức tiêu dùng năng lượng 2100Kcalo/người/ngày
Trang 34- Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con
người): Được xác định bằng số tiền chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm tương đương với mức tiêu dùng năng lượng 2100 Kcalo /người/ngày và một số mặt hàng phi lương thực, thực phẩm…
* Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo là một tiêu chuẩn để đo mức độ nghèo của các hộ dân Chuẩn nghèo ở mỗi quốc gia có sự khác nhau Có nhiều tiêu chí để đánh giá đói nghèo: Thu nhập, giáo dục, sức khỏe, nhà ở… Trong đó chỉ tiêu thu nhập được coi là chỉ tiêu hàng đầu, đồng thời đó cũng là chỉ tiêu đang được sử dụng
để xác định số lượng người nghèo và hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta Tùy vào thời gian điều tra và mặt bằng thu nhập quốc gia mà chuẩn nghèo có sự thay đổi khác nhau Cụ thể:
- Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010: Theo quyết định số TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/07/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo
170/2005/QĐ-áp dụng cho gia đoạn 2006 - 2010 như sau:
+ Ở khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng (tức là 2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; những
hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng (4.812.000 - 6.240.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ cận nghèo
Trang 35+ Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; những
hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đến 650.000 đồng/người/tháng (6.012.000 - 7.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ cận nghèo
So với chuẩn nghèo thế giới, chuẩn nghèo của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa Chuẩn nghèo hiện thời của thế giới được Ngân hàng thế giới xác định chuẩn chung (không phân biệt nông thôn với thành thị) ở mức 2 USD/người/ngày, tức là 60 USD/người/tháng (tương đương 1,2 triệu đồng /người/tháng, 14,4 triệu đồng/người/năm)
1.1.2.2 Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm tạo điều kiện
để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, quốc gia, khu vực
1.1.2.3 Khái niệm giảm nghèo dựa vào rừng
Hiện nay tổ chức FAO và Ngân hàng thế giới đã chỉ rõ hai dạng giảm nghèo dựa vào rừng được áp dụng ở cấp hộ gia đình, đó là:
-Tránh hoặc giảm thiểu đói nghèo, điều này có nghĩa là khi tài nguyên
rừng giúp người dân khỏi rơi vào cảnh đói nghèo hoặc không bị nghèo hơn nếu
họ đã nghèo Trong trường hợp này thì tài nguyên rừng có vai trò như một
“lưới an toàn” hoặc như một nguồn “lấp chỗ trống” cũng có thể là một nguồn
tiền mặt nhỏ [1]
- Xóa nghèo, đó là khi tài nguyên rừng giúp các hộ gia đình thoát khỏi
cảnh đói nghèo bằng cách đóng vai trò làm một nguồn tiết kiệm, đầu tư, tích lũy, đa dạng sinh kế, tăng thu nhập cố định và chất lượng cuộc sống [1]
Tuy nhiên giảm nghèo dựa vào rừng nên được hiểu theo nghĩa rộng hàm chứa nhiều ý nghĩa rất khác nhau và bao gồm cả hai loại hình được mô tả ở trên
Trang 361.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và giảm nghèo
1.1.3.1 Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và giảm nghèo
Tài nguyên rừng và giảm nghèo là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt, nhưng trên thực tế giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng Từ rất nhiều nghiên cứu Sunderlin và Huỳnh Thu Ba đã đưa ra 3 quan hệ chính giữa giảm nghèo và rừng như sau:
- Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lí và cùng thời gian
- Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên
- Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phẩm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.[1]
Ở khu vực miền đồi núi, những nơi ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, thì nghề rừng là một phương cách giúp duy trì cuộc sống Dựa vào rừng, làm kinh tế rừng tạo điều kiện giúp người dân bổ sung thêm vào bữa ăn, tăng thêm thu nhập, giúp giảm nghèo và ngược lại việc giảm thiểu đói nghèo sẽ làm hạn chế hiện tượng đốt nương làm rẫy, du canh du cư, di dân tự do, hạn chế khai thác rừng bừa bãi, giúp bảo vệ rừng, các hoạt động liên quan đến phát triển rừng và kinh tế rừng cũng có nguồn lực phát triển
1.1.3.2 Các phương thức giảm nghèo dựa vào rừng
FAO đã nhận định có sáu phương thức sử dụng nguồn rừng có tiềm năng trợ giúp cho quá trình giảm nghèo Đó là:
Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp: Hiếm khi việc chuyển
đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những đường lối chính trong công tác giảm nghèo dựa vào rừng Giảm hay mất toàn bộ độ che
Trang 37phủ rừng trên cơ sở lâu dài hay tạm thời đều nhằm chuyển đổi đất rừng để mở rộng các họat động nông nghiệp hay chăn nuôi Hơn nữa, việc chuyển đổi đất rừng này đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận các sản phẩm gỗ [1]
Gỗ: Giá trị của gỗ là rất lớn Việc khai thác, chế biến thương mại gỗ
rừng tự nhiên hay rừng trồng đem lại thu nhập rất cao Song đối với những người nghèo, họ ít có khả năng đầu tư, khai thác, tiếp cận thị trường với quy
mô lớn, mà chỉ triển vọng với mô hình gỗ do địa phương quản lý hay gỗ rừng trồng quy mô nhỏ [1]
Các lâm sản ngoài gỗ: Các sản phẩm này bao gồm: Than củi, củi đốt,
động vật trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo, cỏ cho gia súc và lá lợp mái nhà Những người nghèo nhất trong những người nghèo thường là những người sống dựa vào các LSNG và điều này đặt ra một câu hỏi là việc ph ụ thuộc vào các LSNG là “tốt” hay “xấu” Quan điểm tích cực về vấn đề này cho rằng các LSNG là một “lưới an toàn”, có nghĩa là các LSNG sẽ là một nguồn tài nguyên
để giúp người nghèo đối phó với những giai đoạn thiếu thốn Trong một số trường hợp, các LSNG có thể giúp làm giầu nếu chúng được quản lý chặt chẽ , được sản xuất trong những điều kiện đảm bảo quyền sở hữu , và tiếp thị tốt Quan điểm tiêu cực lại cho rằng các LSNG là một “bẫy nghèo” theo nghĩa là phụ thuộc vào chúng sẽ làm suy yếu khả năng tiết kiệm và đầu tư theo nhiều hướng khác nhau và do vậy sẽ làm hạn chế tiềm năng tăng thu nhập [1]
Dịch vụ môi trường: Theo "Rừng và giảm nghèo ở Việt Nam", rừng
cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về môi trường cho những người dân sống gần rừng Các dịch vụ này bao gồm: Việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh; duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước; cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, thụ phấn cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông
nghiệp Những dịch vụ môi trường này có liên quan trực tiếp đến định nghĩa
tránh/giảm thiểu đói nghèo của Phương phức xóa đói giảm nghèo dựa vào
rừng Rừng cũng mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống
Trang 38xa rừng Người nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập
có được do những người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này Ví dụ các khoản chi trả này có thể dưới dạng: các dự án thu hồi và lưu giữ khí C02; các dự án lồng ghép phát triển và bảo tồn; các dự án bảo vệ nước ; và
du lịch sinh thái (rừng) [1]
Việc làm: Ngành lâm nghiệp sử dụng một số lượng khá lớn lực lượng
lao động tham gia vào trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và chế biến lâm sản Giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân địa phương Lực lượng lao động trong ngành lâm nghiệp rất đa dạng nhưng không đòi hỏi trình độ cao, chủ yếu
là lao động chưa qua đào tạo Bao gồm cả lao động trong và ngoài độ tuổi lao động Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là vùng dân tộc ít người sinh sống, do vậy nguồn lao động thường phân bố thưa, rải rác và không đều giữa các vùng [1]
Lợi ích gián tiếp: Hai dạng lợi ích gián tiếp từ rừng, thông qua đó
công tác giảm nghèo có thể thành công, đó là: (1) hiệu quả cấp số nhân cục bộ
và (2) hiệu quả gián tiếp Hiệu quả cấp số nhân cục bộ là kết quả của các hoạt
động kinh tế dựa vào nguồn rừng trong việc cải thiện đời sống của những người sống gần rừng Điều này sẽ không thể có được nếu không có những hoạt động kinh tế ngành rừng này Ví dụ: (1) việc cho phép khai thác gỗ có thể tạo cơ hội tăng thu nhập bằng việc cung cấp lương thực, chỗ ở và các dịch vụ khác cho nhóm công nhân khai thác gỗ; (2) mở đường vào các khu khai thác gỗ có thể
mở ra các thị trường mới và nhờ vậy sẽ tăng thu nhập; và (3) các đơn vị được phép khai thác gỗ đôi khi cũng đền bù cho việc gây rối loạn nền kinh tế địa
phương bằng cách xây dựng trường học hay các công trình công cộng khác
Hiệu quả gián tiếp là những thu nhập phát sinh do việc phát triển ngành gỗ
Nguồn này sẽ là doanh thu cho ngân khố quốc gia và để dùng trong giao dịch với nước ngoài nhằm giữ cân bằng cho ngân sách quốc gia Những khoản thu này cũng có thể được sử dụng cho việc đầu tư vào công tác giảm nghèo trong các cộng đồng sống gần rừng.[1]
Trang 39Đối với nghiên cứu phát triển tài nguyên rừng gắn với tiêu chí giảm
nghèo ở huyện Vị Xuyên, các phương thức chuyển đổi rừng sang sản xuất nông
nghiệp và lợi ích gián tiếp góp phần không đáng kể trong công tác giảm nghèo,
vì vậy tác giả chỉ xem xét bốn phương thức giảm nghèo dựa vào rừng còn lại:
Gỗ, LSNG, dịch vụ môi trường rừng và vấn đề việc làm
1.1.3.3 Giảm nghèo dựa vào rừng và vấn đề phát triển bền vững
Thực tế đang đặt ra một vấn đề: Quá trình phát triển KTXH và giảm nghèo tạo điều kiện hay hạn chế việc duy trì độ che phủ rừng và chất lượng rừng? Và nếu tiếp tục duy trì độ che phủ rừng và chất lượng rừng có phù hợp với các chương trình giảm nghèo của quốc gia hay không?
Trong thời gian qua nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc mất rừng và suy giảm độ che phủ rừng là nguyên nhân cơ bản làm tăng thêm đói nghèo ở Việt Nam, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng làm suy giảm rừng là một phần của quá trình giảm nghèo Mối quan hệ này được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘ CHE PHỦ RỪNG + -
Được - Được Được - Mất
(Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng [1])
Được - Được: Giảm nghèo và bảo vệ rừng luôn đi đôi với nhau
Được - Mất: Thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng Mất - Được: An toàn kinh tế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sống gần rừng
Mất - Mất: Người dân địa phương và môi trường bị thua thiệt (mất rừng
và nghèo thêm)
Bởi vậy phát triển tài nguyên rừng cần những hướng đi đúng đắn để vừa giảm được nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng
Trang 401.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng và vai trò trong việc giảm nghèo của Việt Nam
1.2.1.1 Tổng quan về phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai, thổ nhưỡng và các điều kiện tự nhiên khác thuận lợi cho thực vật rừng sinh trưởng và phát triển Theo cơ cấu sử dụng đất năm 2011, diện tích đất dành cho lâm nghiệp là 15.366,5 nghìn ha chiếm 46,4% diện tích tự nhiên đất nước Trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là 5.795,5 nghìn ha, đất rừng đặc dụng 2.139,1 nghìn ha và diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất với 7.431,9 nghìn
ha chiếm 48,4% diện tích đất lâm nghiệp.[41]
Và tính đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 13.515.064 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.285.383 ha, rừng trồng là 3.299.681 ha Độ che phủ rừng là 39,7% [8]
Bảng 1.1 Diện tích rừng của Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011
Tổng diện tích rừng 13.515.064 2.011.261 4.644.404 6.677.105 182.294 Rừng tự nhiên 10.285.383 1.930.971 4.018.568 4.292.751 43.093 Rừng trồng 3.229.681 80.290 625.836 2.384.354 139.201 Rừng trồng đã
khép tán 2.852.717 70.919 552.789 2.106.055 122.954 Rừng trồng chưa
khép tán 376.964 9.371 73.047 278.299 16.247
Nguồn: Bộ NN&PTNT Việt Nam