TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

23 681 1
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài : SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA LỚP : ĐÊM 1 - K20 SVTH: NGUYỄN VIẾT MẠNH NTH: NHÓM 4 HCM, Tháng 5/2011 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa DANH SÁCH NHÓM 4 STT Họ tên 1 Nguyễn Thị Bích Liên 2 Phan Hoài Linh 3 Trần Ngọc Linh 4 Đào Thị Bích Loan 5 Đào Mạnh Long 6 Trương Bảo Long 7 Đỗ Hữu Lộc 8 Nguyễn Văn Luận 9 Nguyễn Thanh Luận 10 Nguyễn Viết Mạnh 11 Trương Công Minh 12 Trương Quang Minh 13 Đoàn Thị Minh 14 Trần Đăng Minh 15 Đoàn Thanh Nam 16 Nguyễn Vũ Thành 17 Nguyễn Thành Nam K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 2 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC 6 TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 6 1.1 TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 6 1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 6 1.1.2Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại 7 1.1.3 Các trường phái triết học Hy Lạp :êu biểu 7 1.2 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 11 1.2.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Qu@c cổ đại 11 1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Qu@c cổ đại 12 1.2.3 Các trường phái triết học Trung Qu@c cổ đại :êu biểu 12 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC 15 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử khoảng 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng Triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài, đa dạng nhiều trường phái, phát triển và ảnh hưởng khác nhau theo từng khu vực địa lý. Đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc đến nền Triết học Thế Giới là hai nền Triết học: Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại. Đây là hai nền Triết học đặt nền móng cho nền văn minh Thế Giới. Nền Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của Triết học Phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của Triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống Triết học Phương Tây sau này. Chính vì vậy F. Enghen đã khẳng định: “ Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”. K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 3 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Bên cạnh đó, khi xem xét đến văn minh Châu Á phải kể đến văn minh Trung Quốc. Có thể nói văn minh Trung Quốc là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết Triết học lớn có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn Thế Giới. Xét về lịch sử phát triển và phạm vi ảnh hưởng của Triết hoc cổ đại Trung Quốc chúng ta cũng có thể nói: “ Nếu không có Triết học Trung Quốc cổ đại thì không có Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Châu Á ngày nay”. Sự ra đời và phát triển của hai nền Triết học này có ảnh hưởng hết sức to lớn đến đến nhân loại, là cội nguồn của nền Triết học vĩ đại ngày nay. Nó đã trở thành Thế Giới quan và phương pháp luận khoa học, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhận thức đúng và cải tạo Thế Giới, là tiền đề cho sự phát triển văn minh nhân loại.Xét trên nhiều khía cạnh chúng ta thấy hai nền Triết học này tuy hình thành ở những hoàn cảnh, vùng địa lý khác nhau hình thành những học thuyết Triết học khác nhau nhưng đồng thời cũng có những điểm tương đồng không thể phủ nhận được. Vì những lí do trên mà nhóm 4 đã chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại” để tìm hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về hai nền Triết học này. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp chúng ta hiểu là lý giải được nguồn gốc, quá trình và xu hướng phát triển của hai nền Triết học, hiểu được lịch sử tư tưởng từ các học thuyết nổi tiếng của những nhà Triết học Hy lạp và Trung Quốc thời bấy giờ cũng như sự tương quan giữa chúng. Với mục đích như trên, nội dung đề tài được cô đọng trong 2 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về Triết học Hy Lạp cổ đại và Triết học Trung Quốc cổ đại - Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển - Các đặc điểm cơ bản - Các trường phái Triết học tiêu biểu K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 4 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Chương 2: Đánh giá và so sánh giữa 2 nền Triết học Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại - Các đặc điểm tương đồng - Các điểm khác biệt K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 5 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1.1TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại Hy Lạp cổ đại là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa, nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía đông nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải, giao thương phát triển. Hy lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia có nền công - thương nghiệp sớm phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Ngoài ra, Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả, con người có tư duy bay bổng, thuận lợi mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI TCN, thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Về nguồn gốc, từ sự phát triển về kinh tế, xã hội mạnh mẽ đã phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ, hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ thế kỷ XI đến IX trước CN, xã hội biến động lớn chia thành 2 loại người: được chia nhiều đất (Policler) và loại ít, không có đất canh tác (Acler). Lao động bị phân hóa, đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay, điều này thúc đẩy sự hình thành của tầng lớp tri thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để ra đời nghiên cứu triết học và khoa học và phát triển mạnh mẽ. Vào thế kỷ V trước CN, đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ (300 quốc gia) – thành bang. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành bang cổ hùng mạnh nhất, do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm, sau đó là các cuộc khởi nghĩa của giai cấp nô lệ và cuối cùng bị La Mã chinh phục. K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 6 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại Đặc đểm 1: Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự XH, củng cố vai trò thống trị và khẳng định vị trí cấp cao. Triết học Hy lạp có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần, gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng. Đặc điểm 2: Xuất hiện phép biện chứng chất phác, duy vật sơ khai. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”, họ nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, tìm ra chân lý, bảo vệ quan điểm của mình, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống chặt chẽ. Đặc điểm 3: Do những nhà triết học của Hy Lạp đồng thời cũng là nhà khoa học tự nhiên, nên họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học, chứa đựng hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên sơ lược để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Đặc điểm 4: Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, quá trình đấu tranh giữa tri thức khoa học và tín ngưỡng, giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm tôn giáo, họ cố lý giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. 1.1.3 Các trường phái triết học Hy Lạp tiêu biểu 1.1.3.1 Chủ Nghĩa Duy Vật a) Trường phái Milê Xuất phát từ giai đoạn đầu hình thành, do 3 nhà triết học duy vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng vào thế kỷ VI TCN, nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Talét chủ trương giải thích giới tự nhiên không phải bằng niềm tin mà bằng sự kiện quan sát; ông kết luận: Nước là yếu tố đầu tiên, là K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 7 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa bản nguyên của vạn vật. Theo Anaximăngđrơ, apeiron là nguồn gốc của vạn vật. Còn theo Anaximen, không khí có thể biến đổi thành mọi thứ và tạo ra vạn vật. Thể hiện tính duy vật giản đơn, chất phác, thô sơ; nhưng có ý nghĩa vô thần, chống lại thế giới quan thần thoại hiện giờ. b) Trường phái Hêraclít Nổi trội nhất trong thời kỳ hình thành, do Hêraclít xây dựng vào thế kỷ VI TCN. Hêraclít coi bản nguyên của thế giới là lửa, vạn vật đều từ lửa mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa. Vạn vật chứa trong mình các mặt đối lập luôn thống nhất và đấu tranh với nhau, vừa tồn tại vừa không tồn tại, luôn phát triển, biến đổi và chuyển hóa. Hêraclít cho rằng, nhận thức thế giới là phát hiện ra cái lôgốt, tức cái quy luật, trật tự của vũ trụ. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. c) Trường phái đa nguyên Do Empêđốc và Anaxago xây dựng, Empêđốc thừa nhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu và hận thù, vũ trụ luôn vận động trải qua 4 giai đoạn. Anaxago cho rằng vạn vật phải được sinh ra từ các hạt giống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại. Hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia đến vô tận. Mỗi sự vật vật chất chứa đựng trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó, mang tính duy vật. Nus –linh hồn của thế giới, là động lực làm các hạt giống nẩy nở, thay thế nhau. Nus đưa thế giới thoát ra khỏi sự hỗn độn để đi vào quá trình biến hóa của mình, và qua đó nhận thức bản thân thế giới, quay về duy tâm. d) Trường phái nguyên tử luận Do Lơxíp xây dựng và Đêmôcrít hoàn thiện dựa trên thuyết nguyên tử (2 thực thể nguyên tử và chân không tụ lại tạo thành vật chất): là một hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán. Ông có quan điểm về nhận thức bao gồm cảm tính và lý tính, coi trọng lý tính sáng suốt, coi nhẹ cảm tính từ giác quan. Đem lại các phương pháp nhận thức logic như qui nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ngoài K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 8 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa ra, theo ông đạo đức là: Hiểu biết là cơ sở của đạo đức. Sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hòa, không hại mình, không hại người. Hạnh phúc là trạng thái mà trong đó con người sống hưởng lạc với tâm hồn thanh thản. 1.1.3.2 Chủ Nghĩa Duy Tâm a) Trường phái Pytagore Pytagore là nhà triết học, toán học uyên bác, ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật, một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn, đặt nền móng ban đầu cho duy tâm cổ đại. Ông cũng bàn đến các mặt đối lập của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặp đối lập hữu hạn và vô hạn, chẳn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, nam và nữ, động và tĩnh, thẳng và cong, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện. Mười cặp đối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học và đạo đức. Đó là những mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội. b) Trường phái Êlê Trường phái Êlê do Xênôphan thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Pácmênít phát triển theo chủ nghĩa duy tâm dựa trên nền tảng là khái niệm tồn tại và được Dênông nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xênôphan (Xénophane): Xênôphancho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. Quan niệm “tồn tại”đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Pácmênít (Parménide): sự vật không ngừng biến đổi từ dạng này sang dạng khác, chỉ khác nhau ở cách thức biểu hiện của sự tồn tại, và tồn tại không hề thay đổi, đó cũng là bản chất của sự vật, được nhận thức bởi tư duy lý tính. Dênông (Zénon): bảo vệ trường phái Êlê. Ông đưa ra những apôri nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 9 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực. c) Trường phái duy tâm khách quan Xôcrát (Socrate): không nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức: “Con người hãy nhận thức về chính mình”. Platông (Platon): nhà triết học duy tâm khách quan: học thuyết về ý niệm, đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết (không chân thực, không đúng đắn, bóng của ý niệm) và thế giới các ý niệm (phi cảm tính, phi vật thể, là đúng đắn, chân thực). Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn (tri thức ý niệm, hồi tương) và tri thức mờ nhạt (nhận thức cảm tính, lẫn lộn, không có chân lý). 1.1.3.3 Chủ Nghĩa Nhị Nguyên Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Socrat, Platôn là Triết gia Aristote học trò xuất sắc của Platôn. Cống hiến nổi bật của Aristote là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm của Platôn – thiên về thế giới bên kia không có lợi cho người. Ông công nhận tự nhiên tồn tại khách quan (tác phẩm ‘Các phạm trù’, cách hỏi vì sao, cái gì), đã đặt nền móng cho khoa học lôgíc thời cổ đại, tam đoạn luận, vật lý học, duy vật trong tự nhiên; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi hình thức là tư duy, lý tính, suy nghĩ, thượng đế – thuyết nguyên nhân, không có linh hồn bất tử nhưng có linh hồn lý tính bất diệt - tinh thần quyết định vật chất. Nhưng do hạn chế lịch sử và xuất thân là nhà tư tưởng của giai cấp chủ K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 10 [...]... trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 14 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 2.1 Sự tương đồng giữa hai nền triết. .. cái nôi của nền triết học, Với Hy Lạp là những viên gạch đầu tiên làm cơ sở nền móng cho triết học Phương Tây đúng như nhận xét của Angghen “ không có cơ ở văn minh Hy Lạp và đế quốc La mã thì cũng không có châu Âu hiện đại được Tương tự là vai trò to lớn của triết học cổ đại Trung Quốc tạo nên cơ sở cho các hệ thống thế giới quan và phương pháp luận sau này Cả hai nền triết học cổ đại này xứng đáng.. .Tiểu luận: Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa nô, quý tộc nên về mặt chính trị ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp này, bảo vệ tầng lớp trung lưu, khinh miệt nô lệ 1.2 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1.2.1 Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ đại Thời cổ đại của Trung Quốc bắt đầu từ vương triều nhà Hạ, và trải qua 2 vương triều nhà Thương và nhà Chu Vương triều... người là linh hồn của vũ trụ” Cho nên phần lớn triết học cổ đại Hy Lạp bàn đậm nét về bản thể luận của vũ trụ 2.2.2 Phương pháp nhận thức duy lý của Hy Lạp và trực giác của Trung Quốc: Triết học Hy Lạp ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn Trung Quốc thì ngả về dùng trực giác Cái mạnh của Hy Lạp là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân... đồng giữa hai nền triết học cổ đại: 2.1.1 Thế giới quan, ý thức và phương pháp luận của giai cấp thống trị thông qua con đường triết học: Nền triết học cổ đại Hy Lạp và Trung Quốc, cả hai nền triết học được xem là trụ cột của Phương Tây và Phương đông này đều có một điều kiện ra đời hết sức thuận lợi Do trong bối cảnh xã hội phát triển cao, sự phân hóa giai cấp rõ ràng và sự đấu tranh giai cấp quyết... là Ngô và Việt (cục diện Thất hùng) Vào thời Chiến quốc, những cải cách hiệu quả đã làm cho nhà Tần ngày càng mạnh Với sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng, nhà Tần đã tiêu diệt các nước khác, thống nhất giang sơn, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của xã hội Trung Quốc 1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại Một là, triết học Trung Quốc cổ đại chủ yếu tập trung. .. trị tồn tại của triết học cổ đại vượt thời gian gắn liền mật thiết với khoa học giúp con người tim ra được chân lý khách quan Với sự giới hạn của đề tài cũng như tính chất giáo khoa của bài luận Những học viên rất cần sự chỉ đạo và hướng dẫn của thầy cô, cũng như sự hợp tác chia sẻ của bạn bè; từ đó để có thể thấu hiểu sâu hơn vào triết học và áp dụng triết học Hãy để cho ngôn ngữ triết học tuôn ra trong... nền triết học Và như lịch sử đã cho thấy chủ nghĩa duy vật đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của khoa học; ngược lại ,chủ nghĩa duy tâm thường được sử dụng làm công cụ biện hộ cho tôn giáo và cản trở khoa học phát triển Tuy nhiên việc học triết học cũng phải khách quan và trung thực; tránh thái độ coi thường hay phủ định sạch trơn giá trị triết học quá khứ của Trung Quốc chỉ vì sự thần bí và. .. bản thể luận từ đó mới xây dựng nhân sinh quan con người Trong khi ở Trung K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 19 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa Quốc lại từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận 2.2.3 Các triết gia: Nhà khoa học ở Hy Lạp và Nhà giáo dục ở Trung Quốc Nếu như ở Hy lạp, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn... cột của nền triết học của nhân loại Cũng như sự đấu tranh của các mặt đối lập là động lực của sự phát triển;hai nền triết học cổ đại này có nhiều nét khác biệt cơ bản từ thế giới quan, phương pháp luận hay như bản thể con người… Nhưng sự khác biệt này không hàm nghĩa chối bỏ hay phủ định lẫn nhau mà chỉ là hai trường phái khác nhau nhìn hai góc độ khác nhau về thế giới Sẽ có sự hàm ý duy vật và duy tâm . Ngọc Linh 4 Đào Thị Bích Loan 5 Đào Mạnh Long 6 Trương Bảo Long 7 Đỗ Hữu Lộc 8 Nguyễn Văn Luận 9 Nguyễn Thanh Luận 10 Nguyễn Viết Mạnh 11 Trương Công Minh 12 Trương Quang Minh 13 Đoàn Thị Minh 14. thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng K20 – Đêm 1 – Nguyễn Viết Mạnh Trang 9 Tiểu luận: Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính. gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 - 4 79 TCN). Ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động, biến hóa không phụ

Ngày đăng: 19/11/2014, 21:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC

  • TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA 2 NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI & TRIẾT HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan