Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước t
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Các , số liệu sử dụng trong luận văn do Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngành nước
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Bắc
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong
Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên…
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Đỗ Thị Thanh Hường
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Bố cục của luận văn 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nước 5
1.1.1 Những hiểu biết về nước sạch 5
1.1.1.1 Khái niệm 5
1.1.1.2 Vai trò của nước 5
1.1.2 Nước sạch và mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội 6
1.1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng 6
1.1.2.2 Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội 7
1.1.3 Sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước 8
1.1.4 Công tác quản lý chống thất thoát nước 10
1.1.4.1 Các khái niệm về quản lý chống thất thoát nước 10
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.4.2 Nội dung quản lý chống thất thoát nước 12
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chống thất thoát nước 14
1.1.5.1 Các chế tài pháp lý trong công tác bảo vệ nguồn nước 14
1.1.5.2 Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch 15 1.1.5.3 Chính sách của Nhà nước đối với công tác quản lý chống thất thoát nước 16 1.2 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới 19
1.2.1.1 Kinh nghiệm ở thành phố Fukuoka Nhật Bản 19
1.2.1.2 Kinh nghiệm ở Trung Quốc 20
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở Việt Nam 21
1.2.2.1 Kinh nghiệm thành công 21
1.2.2.2 Kinh nghiệm thất bại 24
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý chống thất thoát nước 27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết về công tác quản lý chống thất thoát nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 29
2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 30
2.2.3 Phương pháp so sánh 32
2.2.4 Phương pháp thống kê - dự báo 32
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: 32
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN 35
3.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 35
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 35
3.1.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2 Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2.2 Tình hình hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 45 3.2.3 Công nghệ sản xuất nước sạch tại Công ty CP nước sạch Thái Nguyên 47
3.2.3.1 Quy trình sản xuất nước mặt 47
3.2.3.2 Quy trình sản xuất nước ngầm 48
3.2.4 Giá bán nước sạch của Công ty 54
3.2.5 Công tác cung ứng, phân phối nước sạch của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 56
3.2.6 Công tác vận hành, bảo dưỡng, đầu tư của Công ty CP Nước sạch TN 57
3.2.6.1.Công tác vận hành, bảo dưỡng của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên 57
3.2.6.2.Công tác đầu tư và thu hút đầu tư của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên 58
3.2.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên năm 2010-2012 62
3.2.6.4 Kết quả điều tra về công tác quản lý chống thất thoát nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 63
3.2.7 Mạng lưới cấp nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 74
3.2.7.1 Hiện trạng hệ thống cấp nước của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên 74 3.2.7.2 Nguồn cấp nước ra mạng Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 75
3.2.7.3 Thiết bị trên mạng của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 77
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.7.4 Hệ thống van của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 803.2.7.5 Công tác ghi thu tiền nước 803.2.8 Công tác sửa chữa, quản lý vận hành mạng lưới của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên 833.2.8.1 Công tác sửa chữa của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 833.2.8.2 Công tác quản lý vận hành mạng lưới Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái Nguyên 833.2.9 Công tác quản lý chống thất thoát nước sạch Công ty CP NS Thái Nguyên 853.2.9.1 Công tác quản lý 853.2.9.2 Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ thất thoát 853.2.9.3 Kết quả về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên 893.3 Các nhân tố tác động tới công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 913.3.1 Nhân tố chủ quan 913.3.2 Nhân tố khách quan 913.4 Nguyên nhân và hạn chế về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên 923.4.1 Nguyên nhân về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ
phần nước sạch Thái Nguyên 923.4.2 Những mặt còn hạn chế của công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 93
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN 944.1 Quan điểm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 94
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
4.2 Phương hướng, mục tiêu tăng cường công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái nguyên 95
4.2.1 Phương hướng tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái nguyên 95
4.2.2 Mục tiêu tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái nguyên 96
4.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên 96
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch 96
4.3.2.Giải pháp về vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch 98
4.3.3 Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất 99
4.3.4 Giải pháp về quản lý doanh thu tiền nước và khách hàng sử dụng nước 103
4.3.5 Giải pháp chống thất thoát nước 106
4.4 Kiến nghị 113
4.4.1 Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên 113
4.4.2 Kiến nghị đối với Tỉnh Thái Nguyên 115
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 120
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu 31 Bảng 3.1: Tình hình cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên năm 2010-2012 42 Bảng 3.2:Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượngTiêu chuẩn nước ăn uống
QCVN 01:2009/BYT 49 Bảng 3.2: Sản lượng nước sản xuất của Công ty CPNS Thái Nguyênnăm
2010 - 2012 53 Bảng 3.4: Bảng giá nước sạch trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên năm 2012 54 Bảng 3.5: Sản lượng nước tiêu thụ bình quân năm 2012 tại khu vực Thành
phố Thái Nguyên trong ngày 57 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện đầu tư của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên giai đoạn từ 2005 -2012 60 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 -2012của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên 62 Bảng 3.8: Đánh giá về nguồn cấp nước và chất lượng nước sạch của Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 65 Bảng 3.9: Đánh giá về chất lượng dịch vụ khách hàng và thông tin cho Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 66 Bảng 3.10: Đánh giá về chất lượng phục vụ khách hàng của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 67 Bảng 3.11: Đánh giá về sản lượng nước khai thác tại Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên năm 2012 68 Bảng số 3.12: Đánh giá về công nghệ dây truyền sản xuất tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 70
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.13: Đánh giá về công tác quản lý chống thất thoát tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 71 Bảng số 3.14: Đánh giá về công nghệ, máy móc thiết bị trong công tác chống
thất thoát 72 Bảng 3.15: Thực trạng hệ thống tuyến ống câp nước tính đến T10/2012 của
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 76 Bảng 3.16: Số lượng đồng hồ đã thay thế, bảo dưỡng, kiểm địnhcủa Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên năm 2010-2012 77 Bảng 3.17: Chủng loại và kích cỡ đồng hồ của Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái nguyên 78 Bảng 3.18: Tỷ lệ thất thoát nướccủa Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
năm 2010 - 2012 89 Bảng 4.1: Dự kiến phương án hoàn thiện hệ thống phấn phối nước sạch của
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đến năm 2015 97 Bảng 4.2: Dự kiến chỉ tiêu SX, tỷ lệ thất thoát doanh thu của Công ty
Công phần nước sạch Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2020 103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Lượng nước thu tiền trên lượng nước SX năm 2012 91
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất nước mặt tại Công ty Cổ phần Nước sạch TN 48
Sơ đồ 3.2 Quy trình sản xuất nước ngầm tại Công ty Cổ phần Nước sạch TN 48
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò
vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà còn rất cần thiết cho phục vụ nhân sinh Hệ thống cấp nước sạch có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, tiện nghi sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình
và phát triển bền vững của môi trường đô thị Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao của con người trong các đô thị về sinh hoạt sản xuất, văn hoá xã hội, đòi hỏi ngành cấp nước cũng không ngừng về cung cấp nước sạch ngày càng đầy
đủ về số lượng và chất lượng Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước Nhờ vậy, tình hình cấp nước của cả nước nói chung cũng như tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể
Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn định Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầu, quá trình thi công các công trình còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống tổ chức quản lý của ngành cấp nước còn chồng chéo, kém hiệu quả Đặc biệt là chưa quản lý cũng như kiểm soát được toàn bộ mạng lưới cấp nước trên địa bàn Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, xây dựng mạng cấp nước một cách khoa học, chú trọng công tác thiết kế và giám sát chặt chẽ quá trình thi công, kiện toàn công tác tổ chức quản lý, quản lý mạng lưới để có thể đáp ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của xã hội
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Với Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên là một doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty Cổ phần nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn Trong quá trình hoạt động Công ty luôn cố gắng tìm mọi giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao tính dịch vụ sản phẩm truyền thống, giảm chi phí, đặc biệt là công tác giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi nhuận cho Công ty Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ thất thoát và mong muốn được đóng góp một số ý kiến về những giải pháp để giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi nhuận cho Công ty mà em quyết định chọn đề
tài: “Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung của đề tài là khảo sát thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên
- Đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế trong công tác quản
lý chống thất thoát nước của Công ty, từ đó có những đề xuất, giải pháp đối với công tác quản lý chống thất thoát nước phù hợp với định hướng phát triển của công ty cho những giai đoạn tiếp theo
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chống thất thoát nước
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên từ năm 2010 - 2012
- Đề ra định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên trong thời gian tới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ quản lý và khách hàng sử dụng nước
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trong đó khách hàng sử dụng nước gồm có các hộ dân dùng nước sinh hoạt, các tổ chức cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cộng đồng và các vùng
4 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 - 2012
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên như công tác kiểm tra rò rỉ, công tác sửa chữa khắc phục sự cố, công tác ghi chép kiểm tra thiết bị đo, công tác quản lý…
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đến năm 2020 có cơ sở khoa học
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài bao gồm 4 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý chống thất thoát nước
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
- Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nước
1.1.1 Những hiểu biết về nước sạch
1.1.1.1 Khái niệm
- Nước sạch là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu,
không nguy hại đến cơ thể người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày
- Về mặt sinh học: Nước sạch không được chứa trứng giun, sán, động
thực vật phù du tức là không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào
- Về mặt lý tính: Nước sạch phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị
- Về mặt hoá học: Nước sạch phải đáp ứng được hàm lượng các chất
hoá học cần thiết cho cơ thể con người như iốt, flour, độ pH phải nằm trong giới hạn quy định theo quy phạm và loại bỏ được các tạp chất hoá học, kể cả chất phóng xạ có hại đến sức khoẻ người sử dụng
1.1.1.2 Vai trò của nước
Cũng như không khí và ánh sáng nước có vai trò rất lớn đối với đời sống con người: 2/3 diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bằng nước Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước, nước là điều kiện đầu tiên để con người có thể tồn tại Bất kỳ sinh vật nào cũng không thể sống thiếu nước, đặc biệt là nước sạch
Nước là yếu tố đầu tiên quyết định đối với đời sống con người nên ở bất kỳ chế độ chính trị nào, một xã hội nào dù là bất công đến đâu cũng không thể bỏ mặc việc tiêu dùng nước sạch của dân cư cho sự điều tiết của bàn tay
vô hình - cơ chế thị trường Vì nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
con người nên mặc dù nước sạch là hàng hoá tiêu dùng cá nhân nhưng hầu hết các Chính phủ đều dùng phương thức công cộng để cung ứng Những hậu quả
do thiếu nước sạch để cung ứng cho dân cư đang là một trong những vấn đề
mà các Chính phủ đang quan tâm giải quyết
Nước là sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Việc cung cấp nước sạch thoả mãn nhu cầu
xã hội, đặc biệt các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn là rất cấp bách, nó thể hiện mức độ phát triển, sự văn minh, hiện đại của xã hội đó Tuy nhiên nhu cầu về sử dụng nước sạch tại các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ đáp ứng được một phần, lượng nước tính theo đầu người còn thấp, chất lượng nước thiếu ổn định, tồn tại nhiều điểm thiếu nước cục bộ
Đối với một quốc gia, nếu không sớm ý thức về sự khan hiếm của nguồn tài nguyên nước để có quy hoạch sử dụng hợp lý thì quốc gia đó khó
có thể định cư lâu dài trên lãnh thổ của mình Nước đang trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm một cách tương đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Những quan niệm sai lầm về trữ lượng nguồn tài nguyên này sẽ gây lãng phí nghiêm trọng, thậm trí kìm hãm tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập nền kinh tế quốc dân
1.1.2 Nước sạch và mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội
1.1.2.1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ được mức độ an toàn cho sức khoẻ con người Để làm sạch nguồn nước chúng ta cần xác định những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người, phát hiện và tiêu diệt trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân phối để phục vụ cộng đồng Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
chiếm nhiều nhất như bệnh dịch tả, thương hàn Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư có thể mắc một số bệnh khác do dùng nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét nước, bệnh viêm kết mạc
Hiện nay các công trình xử lý nước sinh hoạt khử được hầu hết các loại
vi khuẩn này Tại Thái Nguyên, các công trình xử lý nước như Xí nghiệp nước sạch Túc Duyên, Xí nghiệp nước sạch Trại Cau, Xí nghiệp nước sạch Tích Lương, Xí nghiệp nước sạch Sông Công, Xí nghiệp nước sạch Đại Từ và
Xí nghiệp nước sạch Võ Nhai đều thực hiện tốt việc làm sạch nước bằng hoá chất Zaven và Clo, với nồng độ dư 0,3 - 0,5mg/l trước khi cung cấp sản phẩm nước sạch ra mạng lưới tiêu thụ
Qua đó ta thấy được nước sạch có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống tập trung ở các đô thị lớn Chính vì để đảm bảo cho sức khoẻ của con người, ngoài việc tuyên truyền nên ăn chín - uống sôi, con người đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy trình xử lý nước để có nước sạch phục vụ cho đời sống của mình
1.1.2.2 Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội
Việc dân số ngày càng gia tăng sẽ kéo thêm một số nhu cầu - vấn đề khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh Các nhu cầu trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó không thể có cái nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý đến các mối liên hệ đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khoẻ con người, trong đó có vấn đề nước sạch
Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người Nguồn nước sạch ổn định, đầy đủ cung cấp cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đồng dân cư đủ sức khoẻ, tránh được bệnh tật và đó cũng sẽ là nền tảng cho một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và chất lượng công việc
Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế, đầu tư cho sản xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng Đó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp luyện kim, sản xuất giấy, chế tạo máy móc thiết bị, xây dựng Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho thành phố còn là điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: Nhà hàng khách sạn, du lịch, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và còn rất nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước
Trong những năm gần đây, việc tổ chức cung ứng nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ngày càng thực sự cần thiết Cứ mỗi khi vào hè là Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên lại chuẩn bị các phương án, kế hoạch cụ thể để nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng nước của nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh Công ty đã tập trung đầu tư các dự án trọng điểm bổ xung nguồn cấp nước, cải tạo và mở rộng hệ thống ống dẫn, ống phân phối đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ Xây dựng lộ trình thực hiện các dự án cấp nước phù hợp với tiến độ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đô thị du lịch và các khu công nghiệp của Tỉnh Thực hiện kế hoạch chống thất thoát theo vùng, theo tuyến ống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thoát nước sạch Vì thất thoát nước là vấn đề luôn đi liền với mọi hệ thống cấp nước, gắn liền với quá trình sản xuất và kinh doanh nước sạch Nước bị thất thoát nhiều là sự thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh, là mối quan tâm lớn của tất cả ngành cấp nước
1.1.3 Sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước Hiện tại nguồn nước sông đang ngày càng bị ô nhiễm, xâm nhập mặn từ biển vào đất liền theo các dòng sông cũng ngày càng sâu có nơi tới 10 đến 20 km Việc khai thác nước vượt quá trữ lượng có thể khai thác nguồn nước hoặc khai thác thiếu quy hoạch, không theo quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn nước song vẫn khai thác làm suy giảm mực nước Nhiều cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn ô nhiễm được xây dựng không theo quy hoạch, được bố trí ngay trong đới cung cấp cho nước dưới đất và trong phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất
Lượng nước thải, rác thải ngày càng tăng song ở phần lớn các đô thị chưa
có các hệ thống xử lý rác thải, nước thải Rác thải, nước thải chưa được thu gom tốt là nguy cơ ô nhiễm môi trường và nước dưới đất Hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải thiếu hoàn chỉnh, xuống cấp, dễ gây ô nhiễm nước dưới đất
Tốc độ đô thị hoá tăng, diện tích cung cấp nước mưa cho nước dưới đất
bị thu hẹp Đặc biệt thời gian gần đây hệ thống các lỗ khoan khảo sát địa chất công trình phát triển mạnh là con đường dễ gây ô nhiễm nước dưới đấy song chưa được quản lý
Kết quả nghiên cứu, quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ năm 1990 đến nay cho thấy, nguồn nước dưới đất ở một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã có dấu hiệu nhiễm bẩn một số hợp chất nitơ ở các tầng chứa nước Holocen Mực nước khai thác hạ thấp liên tục theo thời gian, điển hình như Hà Nội, mực nước tầng Pleistocen hạ thấp với biên độ 0,4m/năm; Thành phố Hồ Chí Minh là 0,6m/năm; Cà Mau, Thái Nguyên là 1m/năm Chất lượng nước dưới đất cũng
đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở nhiều nơi như tình trạng nhiễm bẩn
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Mn, As Trước thực trạng đó, nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời
để nguồn nước ngầm bị ô nhiễm thì việc xử lý là rất khó khăn Vì vậy, chúng
ta cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ các nguồn nước, bảo vệ sự sống của cộng đồng
Bảo vệ nước dưới đất là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tham gia các cấp và nhiều Bộ, ngành và toàn dân Bảo vệ tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng khỏi bị ô nhiễm, cạn kiệt để có thể khai thác lâu dài, chúng phục vụ cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu khác của nền kinh tế, nhất là để cấp nước cho các đô thị là vấn đề được Nhà nước hết sức quan tâm, chính vì vậy trong Luật tài nguyên môi trường đã dành cả chương
II để quy định về bảo vệ tài nguyên nước
Để bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị cần phải có chương trình và giải pháp toàn diện về mọi mặt, trước hết cần phải hiểu biết về sự phân bố không gian của các tầng chứa nước, sự phân bố của các loại nước, trữ nước và chất lượng của chúng để có các quy hoạch khai thác và sử dụng nước một cách hợp lý; các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mở rộng phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch các công trình vệ sinh môi trường, như
bố trí bãi rác, nghĩa trang phát triển giao thông cần phải được tính toán, xem xét để không gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước
1.1.4 Công tác quản lý chống thất thoát nước
1.1.4.1 Các khái niệm về quản lý chống thất thoát nước
* Khái niệm về quản lý
Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung & phù hợp với quy luật khách quan
* Khái niệm thất thoát nước
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Nói một cách đơn giản thì lượng nước thất thoát được hiểu là chênh lệch giữa lượng nước sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí
* Khái niệm về quản lý chống thất thoát nước
- Về mặt kỹ thuật: Không phải toàn bộ lượng nước của Công ty cấp nước đều đến tay người tiêu dùng
- Về mặt tài chính: Không phải lượng nước đến tay khách hàng đều được đo đếm và thanh toán đầy đủ
- Về mặt thuật ngữ: những định nghĩa chuẩn về nước và thất thu đều không đầy đủ Hiệp hội nước quốc tế (IWA) định nghĩa hai chủng loại chính theo đó tất cả những loại nước thất thoát của nhà cung cấp sẽ rơi vào:
Thất thoát thực tế (hay còn gọi là thất thoát cơ học): Là lượng nước thất thoát hữu hình từ hệ thống phân phối và bao gồm cả lượng nước rò rỉ và xả tràn khi đến đầu cuối người sử dụng
Lượng nước thất thoát thực tế cao sẽ gián tiếp đòi hỏi các nhà cung cấp nước bơm hút, xử lý và truyền tải những khối nước lớn hơn nhu cầu cần thiết của khách hàng Đồng thời cũng cần nhiều năng lượng hơn để xử lý và truyền tải, đôi khi lớn hơn khả năng sản xuất năng lượng thường dành cho những khối nước lớn hơn Rò rỉ, vỡ ống và tràn thường gây ra thiệt hại đáng kể và làm tăng trách nhiệm bồi thường của nhà cung cấp Phần lớn nước rò rỉ đều len lỏi chảy xuống các hệ thống cống nước thải sinh hoạt hoặc mương thu nước mưa và nhà máy xử lý nước thải tại chỗ có thể cũng phải xử lý lượng nước này Hai lần xử lý tốn kém mà không mang lại lợi ích sử dụng nào! Các nguồn nước ngầm bị khai thác một cách không cần thiết do bơm hút vô tổ chức ở mức độ lớn Vì vậy thất thoát nước lớn có thể hạn chế sự phát triển của một vùng do những giới hạn về nguồn nước có sẵn thất thoát
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Thất thoát biểu kiến (hay còn gọi là thất thoát quản lý): Là lượng nước
thất thoát chủ yếu "trên giấy" và bao gồm cả lượng nước sử dụng của khách hàng nhưng không được ghi lại do sai số của đồng hồ, mức khoán không chính xác đối với việc sử dụng không đo đếm, hoặc tiêu thụ bất hợp pháp
Thất thoát biểu kiến không mang tính chất tác động hữu hình như những tác động của thất thoát thực tế Thế nhưng thất thoát biểu kiến lại có tác động tài chính đáng kể đối với nhà cung cấp lẫn khách hàng, loại thất thoát này cũng như việc đã cung cấp dịch vụ không nhận được thanh toán Tác động kinh tế của thất thoát biểu kiến thường tương đối lớn hơn thất thoát thực tế vì giá trị chi phí biên của thất thoát biểu kiến thường được tính theo mức giá bán lẻ tính cho khách hàng, trong khi định mức chi phí biên của thất thoát thực tế là chi phí giá thành Đối với các nhà cung cấp, giá bán lẻ cho khách hàng có thể lớn hơn từ 10-40 lần so với chi phí biên của giá thành sản xuất cho công tác xử lý và truyền tải Mặc dù các sai biệt chi phí biên chỉ là chi phí ngắn hạn và còn phải đánh giá các chi phí dài hạn khác, nhưng những
hệ quả về mặt chi phí của thất thoát thực tế và thất thoát biểu kiến đòi hỏi một
sự đánh giá cẩn thận cho từng loại để chuẩn bị kế hoạch chống thất thoát nước thích hợp nhất cho mỗi loại thất thoát Vì vậy quản lý chống thất thoát không chỉ có ý nghĩa nâng cao các nghiệp vụ cấp nước mà còn phải kéo theo việc tăng doanh thu cho các công ty cấp nước
1.1.4.2 Nội dung quản lý chống thất thoát nước
a Kiểm soát thất thoát
- Cần đảm bảo các số liệu thống kê và sử dụng phải chính xác Các phương pháp đo sản lượng, mức tiêu thụ và công tác ghi chép, phân tích số liệu phải đủ độ tin cậy Để đảm bảo quy trình kiểm soát rò rỉ hiệu quả cần sử dụng những phương tiện hiện đại Điều khiển lưu lượng và áp lực trong các
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
tuyến chính và giữ các ranh giới khu vực khác nhau với các van chặn điều khiển xa cho các trường hợp khẩn cấp cũng như cho việc vận hành bằng hệ thống điều khiển thống nhất và hệ thống xử lý các số liệu tức thời Thực hiện việc theo dõi liên tục lượng nước không đo đếm được bằng việc ghi chép hàng tháng các số liệu sản xuất, tiêu thụ và sử dụng nước Những số liệu này
sẽ được sử dụng để tính toán tỷ lệ ghi hoá đơn, hiệu suất hệ thống và nhân tố thất thoát
- Phát hiện rò rỉ
Cập nhật các bản đồ mạng, sử dụng các thiết bị phát hiện có hiệu quả Tăng cường các trang thiết bị hiện đại và các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác phát hiện rò rỉ
Nâng cao quan hệ với khách hàng và nâng cao dân trí sẽ đem lại thuận lợi cho việc thu thập thông tin về mức độ rò rỉ
- Sửa chữa rò rỉ
Các điểm rò rỉ phải được sửa chữa ngay và nhanh chóng khi nhận được thông tin Quy trình sửa chữa cần được cải tiến để ngày càng có hiệu quả
- Sử dụng hệ thống ghi thu hoá đơn
Hệ thống ghi thu hoá đơn sẽ tác động đáng kể đến công tác giảm lượng nước thất thoát Công ty sẽ quản lý có hiệu quả toàn bộ lưu thông phân phối trong khu vực khi đã lắp đặt các đồng hồ đo cần thiết
- Đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ đo nước
Cần phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng trong các khu vực phân phối để kiểm tra điều chỉnh mức tiêu thụ Các đồng hồ này cần được lắp đặt vào những
vị trí có thể đo và kiểm soát được lưu lượng trong một khu vực nhất định
Cần lắp đặt những đồng hồ có kích cỡ phù hợp với người tiêu thụ, tất
cả các đồng hồ đã được lắp đặt phải được bảo dưỡng và căn chỉnh, kẹp chì và phải được kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
b Xác định các thất thoát
Thất thoát thực tế: Tính theo % so với tổng công suất phát ra tại nhà máy Thất thoát thực tế chính là rò rỉ trên hệ thống trên các tuyển truyền dẫn, trong hệ thống phân phối và phụ kiện Các thành phần này được xác định thông qua số đo các đồng hồ nước tại nhà máy, đồng hồ đo lưu lượng tổng trong các khu vực cấp nước, các đồng hồ nhánh và đồng hồ tiêu thụ trong các khu vực nhỏ
Thất thoát không thực tế: Phản ánh mức thất thu do sử dụng lãng phí,
do sử dụng nước trái phép, do tiêu cực trong công tác ghi thu
c Đào tạo
Cần có các chương trình đào tạo thích hợp trong lĩnh vực quản lý thất thoát, công tác sửa chữa rò rỉ, thiết kế, thi công, đọc đồng hồ
d Xây dựng mô hình quản lý khách hàng
Xây dựng mô hình quản lý khách hàng trên địa bàn có sự tham gia của chính quyền và địa phương, để nâng cao nhận thức và tăng cường hiệu quả pháp luật trong sử dụng nước Sẽ giảm được phần lớn lượng nước lãng phí bằng cách tuyên truyền, giáo dục thói quen sử dụng nước hợp lý, an toàn đến từng hộ dân
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chống thất thoát nước
1.1.5.1 Các chế tài pháp lý trong công tác bảo vệ nguồn nước
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tính đúng đắn về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người đó là "Nước ngầm là tài nguyên trong lòng đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước Nước máy là sản phẩm được thông qua dây chuyền công nghệ để thành nước sạch, theo những tiêu chuẩn, quy định hiện hành của Nhà nước Mọi tổ chức, cá nhân có trách
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
nhiệm giữ gìn bảo vệ nguồn nước, các công trình kỹ thuật khai thác, sản xuất
và cung cấp nước máy"
Chính sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn nước Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch: Để được phép mở các giếng khai thác nước phải
có sự đồng ý, cho phép của Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các
hồ sơ xin phép theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê duyệt
Đối với UBND Tỉnh Thái Nguyên gần đây nhất đã ra Quyết định số 16/2012-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất khu vực Nam Thái Nguyên đến năm
- Tạo chuyển biến cơ bản trong ý thức khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm, kiểm soát ô nhiễm, xả thải vào nguồn nước của cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sản xuất đóng trên địa bàn Nam Thái Nguyên
1.1.5.2 Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch
- Tiêu chuẩn cấp nước 33-2006
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 -1995) yêu cầu chất lượng nước
nguồn (nước mặt) sử dụng để xử lý cấp nước cho sinh hoạt
- Quy chuẩn Việt Nam: 08/2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- Quy chuẩn 09:2008 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm
- Quy chuẩn 01/2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- TCVN 7957:2009 Thoát nước- mạng lưới và công trình bên ngoài - tiêu chuẩn thiết kế
- Luật tài nguyên nước (Bổ xung sửa đổi năm 2009)
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- Pháp lệnh đo lường Việt Nam
- Nghị định 214/CP
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 278/2005/QĐ-TTg ngày 2/11/2005
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thái Nguyên giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 26/05/2006
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước
1.1.5.3 Chính sách của Nhà nước đối với công tác quản lý chống thất thoát nước
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước Chính sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn nước Thực tế cho thấy nếu việc buông lỏng quản lý đối với nguồn nước thì sẽ xảy ra hiện tượng khai thác nước tràn lan, bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân theo các quy định hiện hành dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế xã hội
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh nước sạch: Để được phép mở các các giếng khai thác nước phải có sự đồng ý, cho phép của Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các hồ sơ xin phép theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê duyệt Mặt khác, kinh doanh nước sạch là lĩnh vực hoạt động nằm ở vùng ranh giới giữa phục vụ công cộng và kinh doanh hạch toán Nhà nước có quan điểm chỉ đạo phối hợp các công cụ quản lý Nhà nước từ nhiều Bộ, Ban, Ngành khác nhau Sự thống nhất về quan điểm này thể hiện ở việc tập trung xác định chức năng quản lý Nhà nước và xác định căn cứ chiến lược phát triển ngành nước, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, chính sách quản lý
Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nước sạch hoạt động công ích, lấy việc phục vụ những nhiệm vụ của Nhà nước giao là mục tiêu chủ yếu trên cơ
sở đảm bảo chi phí hợp lý theo khung giá Nhà nước quy định với chất lượng ngày càng cao Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch phải đảm bảo hạch toán kinh tế đầy đủ, tập trung giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu suất sử dụng vốn, được cấp vốn tương đối đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
do nhà nước giao, ngoài ra có quyền chủ động huy động vốn bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ được giao hoặc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đầu
tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại
Về chính sách đầu tư: Theo chính sách hiện hành, vốn các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch đều được cấp phát từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên thường được cấp thông qua các nguồn viện trợ nước ngoài, thông qua các dự án vay vốn ngân hàng thế giới, vay vốn của Chính phủ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan
Chính sách quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc nhóm dịch
vụ công ích có thể chuyển sang hạch toán kinh doanh từng phần, hoạch định chiến lược và xây dựng các dự án đầu tư, phát triển, hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các hoạt động, thực hiện các chính sách quản lý của Nhà nước Hiện nay Nhà nước áp dụng mô hình quản lý đối với ngành kinh doanh nước sạch là vừa bao cấp vừa kinh doanh theo giá chỉ đạo, vừa huy động sự đóng góp của các
hộ tiêu dùng lớn trong cải tạo, nâng cấp hệ thống phân phối nước sạch
Kinh tế là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng nước sạch vì đây là lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, liên tục và lâu dài Tuỳ thuộc tiền năng kinh tế của đất nước, mức thu nhập của dân cư, nguồn viện trợ cho vay của nước ngoài mà có những giải pháp thích hợp đảm bảo việc cung ứng nước sạch cho dân cư, có sự quản lý chống thất thu thất thoát nước, bù đắp được chi phí và thực hiện tốt các nhiệm vụ Nhà nước giao
Trong điều 40 của luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã nêu rõ về hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước: “Tổ chức, cá nhân quản
lý, vận hành hệ thống cấp nước phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật và vận hành
hệ thống cấp nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước”
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1.2 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới
1.2.1.1 Kinh nghiệm ở thành phố Fukuoka Nhật Bản
Với phương pháp độc đáo hút nước bên dưới lớp cát biển, tiếp đó áp dụng công nghệ màng siêu lọc loại bỏ vi khuẩn, rồi dùng điện áp cao để khử muối, lọc lần nữa qua màng bán thấm làm bằng sợi lõi rỗng có đường kính cực nhỏ 0,14 mm (đường kính lõi 0,07 mm), nhiều năm qua Trung tâm Khử mặn Uminonakamichi Nata đã làm tốt nhiệm cung cấp nước ngọt được tách ra
từ nước biển cho thành phố Trung tâm tọa lạc trên diện tích 46.000 m2
trong một vùng đất lấn biển rộng lớn ở phía Bắc trung tâm thành phố Fukuoka, được phê duyệt năm 1998 và đi vào hoạt động từ năm 2005 trị giá gần 41 tỷ Yên (xấp xỉ 500 triệu USD) Nhờ công nghệ xử lý nước biển, tỷ lệ nước ngọt tách ra từ nước biển được nâng lên 60% thay vì thông thường là 40% Trung tâm có khả năng thu nhận 103.000 m3
nước biển mỗi ngày, sau quy trình thẩm thấu ngược cho ra 50.000 m3
nước ngọt, không chỉ góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Fukuoka mà còn xuất sang các địa phương lân cận
Bên cạnh đó, Fukuoka thành lập Trung tâm Kiểm soát Phân phối nước vào năm 1981 với chi phí 50 triệu USD Trung tâm giám sát chặt chẽ nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh, điều tiết dòng chảy giữa các nhà máy nước, kiểm soát áp lực nước để giảm lượng nước
rò rỉ Trung tâm Vận hành các van điện ở 177 điểm thuộc 21 khu vực, chuyển dòng, điều tiết nước sao cho áp lực nước luôn ổn định Trung tâm cắt cử người túc trực phòng điều hành theo dõi từ xa hệ thống đường ống để kịp thời phát hiện sự cố nếu có và nhanh chóng cử tổ công tác đi kiểm tra, xử lý Bên cạnh đó, còn có các nhân viên thường xuyên tuần tra thực địa đường ống cấp
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
nước, mỗi năm họ phát hiện được 800 - 1.000 điểm rò rỉ để xử lý kịp thời Hiện tại, 2.900 km trong hệ thống cung cấp nước ở thành phố Fukuoka được kiểm tra sức khỏe hàng năm, chiếm 74% tổng số 3.900 km đường ống Nhờ vậy tỷ lệ thất thoát nước tại Fukuoka được giảm từ khoảng 15% (đầu thập niên 1980) xuống chỉ còn 2,6% hiện nay
1.2.1.2 Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Kỹ thuật chống thấm và khắc phục rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở Trung Quốc
Hiện nay ở Trung Quốc tình trạng tổn thất nước sạch do rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở thành phố là tương đối nghiêm trọng và đã trở thành vấn đề nổi cộm trong quản lý và cung cấp nước sạch Tích cực áp dụng kỹ thuật chống thấm và khắc phục rò rỉ mạng đường ống cung cấp nước sạch ở thành phố không chỉ là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sử dụng và tiết kiệm tài nguyên nước thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao trình độ dịch vụ cung cấp nước sạch thành phố Mở rộng kỹ thuật định vị khắc phục rò rỉ và kỹ thuật xác định điểm rò rỉ chính xác Phổ biến ứng dụng định vị khắc phục rò rỉ và kỹ thuật xác định điểm rò rỉ chính xác Đồng thời, căn cứ vào điều kiện lắp đặt mạng đường ống cung cấp nước sạch khác nhau mà tối ưu hoá phương pháp khắc phục rò rỉ Mạng đường ống cung cấp nước sạch chôn lấp trong đất bùn phải lấy phương pháp khắc phục
rò rỉ bị động làm chính, phương pháp khắc phục rò rỉ chủ động là phụ; mạng đường ống cung cấp nước đặt trên đường phố phải lấy phương pháp khắc phục rò rỉ chủ động làm chính, phương pháp khắc phục rò rỉ bị động là phụ Khuyến khích áp dụng kỹ thuật hệ thống phổ tra rò rỉ khu vực và kỹ thuật khắc phục định điểm rò rỉ chính xác trên cơ sở xây dựng hệ thống mạng đường ống cung cấp nước GIS, GPS Phổ biến ứng dụng vật liệu đường ống
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
loại mới: Vật liệu đường ống có đường kính lớn (DN > 1200) ưu tiên nghiên cứu ống bê tông, ống thép dự ứng lực; vật liệu đường ống có đường kính trung bình (DN = 300 ~ 1200) ưu tiên áp dụng ống nhựa và ống gang dẻo, từng bước loại bỏ ống gang đúc xám; vật liệu đường ống đường kính nhỏ (DN <300) ưu tiên áp dụng ống nhựa, từng bước loại bỏ ống sắt tráng kẽm Phổ biến áp dụng đường ống cung cấp nước liên tiếp Áp dụng kỹ thuật nối miệng mềm vòng cao su bịt kín, trong thành ống kim loại áp dụng kỹ thuật phòng rỉ bằng cao su hay quét vữa cát xi măng; đường ống hàn; dán phải nghiên cứu vấn đề co dãn để áp dụng những kỹ thuật tương ứng như miệng nối mềm có khoảng cách thích hợp, thiết bị đàn hồi hoặc ống hình chữ U Khuyến khích phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để sửa chữa, kiểm tra rò rỉ đường ống
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở Việt Nam
1.2.2.1 Kinh nghiệm thành công
a Kinh nghiệm ở Bắc Giang
Được xây dựng từ năm 1997 với công suất thiết kế 20.000 m3
/ngày đêm, sau đó do nhu cầu sử dụng nước tăng, năm 2009, hệ thống cấp nước thành phố được cải tạo nâng công suất lên 25.000 m3/ngày đêm Tăng công suất nhưng các tuyến đường ống chủ yếu bằng thép mạ kẽm lắp đặt từ ngày đầu xây dựng đã bắt đầu rò rỉ nước ở hầu khắp các khu vực trong thành phố vẫn chưa được thay mới Vì vậy, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch rất cao Năm 2011, với hơn 32.800 khách hàng dùng nước, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch của Công ty lên đến 24,7% Cũng do thất thoát lớn, mà nhiều nơi
trong thành phố còn thiếu nước hoặc nước yếu
Nhận thức việc chống thất thoát, thất thu nước sạch không chỉ giảm chi phí sản xuất, mà còn tăng khả năng cấp nước phục vụ nhu cầu của người dân,
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang xây dựng và triển khai dự án "Chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2012 - 2020" Mục tiêu là giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch còn 20% vào năm 2015… Phương án đặt ra là phải khoanh vùng các khu thất thoát bằng biện pháp lắp đặt đồng hồ kiểm soát tổn thất nước từ khâu sản xuất đến mạng phân phối, khu vực dân cư; thay thế các tuyến đường ống kẽm đã xuống cấp; sử dụng thiết bị phát hiện rò rỉ nước ở đường ống và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chống thất thoát, thất thu nước sạch cho cán bộ công nhân viên Theo đó, đến nay Công
ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng lắp đặt 9.000 m ống nhựa HDPE thay thế đường ống kẽm rò rỉ nước, kiểm định và lắp đặt thay thế hàng trăm đồng hồ
đo nước cũ… Nhờ vậy, chất lượng cấp nước ở nhiều khu vực: đường Giáp Hải, đường Lê Lợi, đường tỉnh 398 (xã Đa Mai, Song Mai), xã Dĩnh Kế, 5 thôn: Dinh, Ngang, Non, Tý, Chùa và một phần thôn Nam Giang của xã Xương Giang (TP Bắc Giang) được nâng lên Anh Hà Văn Kính, ở thôn Ngang, xã Xương Giang, phấn khởi cho biết, đã hai tháng nay, anh không còn phải thức dậy hằng đêm bơm nước trữ vào xô, chậu để gia đình làm bún như trước nữa Bây giờ, khi cần chỉ việc vặn vòi là có nước sử dụng ngay Bên cạnh đó, việc chống thất thu còn được Công ty áp dụng biện pháp khá căn cơ,
đó là rà soát việc áp dụng giá nước với từng khách hàng Nếu sử dụng nước sạch làm dịch vụ như rửa xe mà không có đồng hồ riêng đều phải thực hiện quy định: 20 m3
đầu sử dụng tính theo giá nước sinh hoạt, từ 21 m3 trở đi tính theo giá kinh doanh Hay tăng cường kiểm soát sản lượng nước mà khách hàng tiêu thụ bằng cách đọc đồng hồ đo nước giữa kỳ Hiện Công ty đang áp dụng đọc đồng hồ đo giữa kỳ đối với 50% khách hàng Trường hợp sử dụng nước sạch lượng lớn, hóa đơn thanh toán hàng trăm triệu đồng/tháng thì đọc chỉ số đồng hồ đo nước 2 lần/ngày Kết quả, sau 7 tháng thực hiện dự án
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
chống thất thoát, thất thu nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước sạch các tháng 1,2,3,4/2012 còn 21%, giảm 3,7% so với cuối năm 2011; tỷ lệ thất thoát nước sạch các tháng 5,6,7/2012 khoảng 18%, giảm 6,7% so với cuối năm 2011 Doanh thu bán nước sạch quý II-2012 tăng 400 triệu đồng so với quý I-2012,
mặc dù lượng nước thô cấp mỗi ngày mùa hè tăng 2.000-3.000 m3/ngày đêm
b Kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc
Công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước số 1 Vĩnh Phúc, là 1 trong 2 đơn vị được tỉnh Vĩnh Phúc giao sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn Với 5 nhà máy sản xuất nước sạch và mạng lưới cấp nước của công ty đã cung cấp nước sạch cho 8/9 huyện, thành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng công suất thiết kế là 29.600 m3/ngày đêm Hệ thống mạng lưới cung cấp nước trải dài khắp 8 huyện, thành khiến cho tình trạng thất thoát nước sạch chiếm tỷ lệ cao Nhờ những giải pháp chống thất thoát tích cực của công ty, tình trạng thất thoát nước sạch được giảm nhiều so với nhiều năm trước Năm 2004, tỷ lệ thất thoát nước lên đến 36,5% đến nay chỉ còn 19,4% Nguyên nhân của tình trạng thất thoát, rò rỉ nước là do đường dẫn nước dài, thiếu đồng bộ trải qua nhiều thời kỳ Tại Thành phố Vĩnh Yên có đến 35% các tuyến đường ống dẫn nước được đầu tư từ những năm 80, các mối nối đường ống cũ mục, dẫn đến việc
rò rỉ thất thoát một lượng lớn nước sạch Hơn nữa, do việc thi công các công trình ngầm không đồng bộ dễ gây vỡ đường ống cấp nước, tình trạng ăn cắp nước sạch bằng cách khoan thẳng vào mạng đường ống, lắp đặt ống riêng để
sử dụng không qua đồng hồ đo đếm cũng làm tăng tỷ lệ thất thoát nước và
gây nguy hại cho đường ống chính, có thể gây vỡ, rò rỉ nước,
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chính vì vậy, việc giảm thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty trong những năm qua Về các giải pháp thực hiện, ông Trần Duy Thập - Trưởng phòng Tổ chức cho biết: “Công ty thành lập Ban Thanh tra và các Tổ Quản lý khách hàng, Tổ quản lý khách hàng, Tổ thu ngân, Tổ sửa chữa Thường xuyên kiểm tra, nắm rõ được hiện trạng hệ thống đường ống để có những điều chỉnh cho phù hợp Nhờ đó, tỷ lệ thất thoát nước giảm theo từng năm từ 20,3% (2011) xuống còn 19,4% 8 tháng đầu năm 2012” Có được kết quả đó, bên cạnh các giải pháp quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước, trước hết là nhờ vào sự giúp sức của đông đảo người dân Công ty đã thành lập một đường dây nóng để khách hàng phản ánh tình trạng cấp nước cũng như hoạt động cấp nước trên toàn tỉnh Trong 6 tháng đầu năm
2012, trên địa bàn công ty quản lý xảy ra 484 sự cố về đường ống, tình trạng
sử dụng nước bất hợp pháp, trong đó 50% là do nhân dân phát hiện cung cấp qua đường dây nóng cho công ty Bên cạnh sự hỗ trợ của người dân, Công ty cấp thoát nước số 1 cũng đã áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để quản lý và kiểm soát lượng nước cung cấp cho từng khu vực Hiện nay trên địa bàn tỉnh, mỗi khu vực cung cấp nước đều được lắp đặt đồng hồ tổng để kiểm soát áp lực nước và nhanh chóng xác định được khu vực đang bị rò rỉ, từ đó khắc phục được tình trạng thất thoát nước trên hệ thống
Có thể nói trong thời gian qua, những biện pháp chống thất thoát nước sạch trong hệ thống đạt hiệu quả cao, đưa Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tỷ lệ thất thoát nước sạch thấp so với cả nước, 8 tháng đầu năm
2012 là 19,4%
1.2.2.2 Kinh nghiệm thất bại
Kinh nghiệm của công ty cấp nước SAWACO
Công ty cấp nước không biết mình thất thoát bao nhiêu nước!
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Từ nhiều năm qua, các công ty cấp nước như: Bến Thành, Phú Hoà Tân, Tân Hoà, Chợ Lớn cũng lên kế hoạch sửa chữa hàng ngàn điểm xì bể, thay thế hàng chục kilomet đường ống cũ mục và hàng trăm đồng hồ nước Nhưng còn sửa chữa như thế nào, hiệu quả ra sao thì không ai biết và họ cũng chẳng bận tâm, vì cũng chẳng mất gì và được gì “Chúng tôi thực hiện chống thất thoát nước là để giảm thất thoát nước chung cho SAWACO, chứ không phải cho riêng mình Trách nhiệm của công ty không chỉ có chống thất thoát nước mà còn quản lý, vận hành hệ thống cấp nước và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân bảo đảm chất lượng Còn việc phân vùng, tách mạng phải do SAWACO thực hiện, chúng tôi đâu thể làm được điều này”, ông Đào Ánh Dương, phó giám đốc công ty cổ phần cấp nước Bến Thành giải thích.Tuy nhiên, ông Dương cũng cho biết, hiện nay để tách mạng giữa công ty cấp nước Bến Thành với các công ty cấp nước khác là rất khó khăn Tuyến ống chính nằm trên trục đường Cách Mạng Tháng Tám chạy qua địa phận quản lý của ba đơn vị cấp nước là: Bến Thành, Phú Hoà Tân và Tân Hoà Trong khi
đó, muốn tách mạng phải lắp đặt tuyến ống, đồng hồ mới, nhưng tuyến đường này lại có khá nhiều công trình ngầm, không còn chỗ để có thể lắp đặt Do đó, muốn cụ thể hoá được lượng nước vào khu vực này chỉ có thể chia thành từng DMA (tiểu vùng), mỗi DMA lắp đặt một đồng hồ mới xác định được chính xác lượng nước vào khu vực Hiện SAWACO đang triển khai thực hiện, nhưng phải mất hai – ba năm nữa mới có thể hoàn thành.Còn theo ông Phan Mạnh Hiển, phó giám đốc công ty cấp nước Tân Hoà, công ty không biết lượng thất thoát nước bao nhiêu nhưng SAWACO biết, vì vậy lượng thất thoát nước của SAWACO giảm cũng chính là hiệu quả chống thất thoát nước
từ các công ty Các công ty cấp nước có làm tốt công tác chống thất thoát thì SAWACO mới giảm được lượng nước thất thoát
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hiện nay, SAWACO có tám công ty cấp nước thành viên chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và cung cấp nước theo từng khu vực quy định, nhưng theo các nhà chuyên môn, thực sự việc hoạt động của các công ty hiện nay chẳng khác nào như một chi nhánh của SAWACO, chứ không phải là một công ty theo đúng nghĩa Tiến sĩ Ngô Hoàng Văn, phó chủ tịch hội Nước và môi trường TP.HCM cho rằng, không có nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu
ra rõ ràng, các công ty cấp nước không có quyền tự quyết trong hoạt động của mình Cũng chính vì vậy, các công ty cấp nước không được phân định nguồn nước đầu vào và đầu ra một cách cụ thể Đây là một bất cập lớn, khiến cho công tác chống thất thoát nước ở các công ty cấp nước không được thực hiện một cách triệt để và SAWACO cũng không thể nào đưa ra chế tài để xử lý Lẽ
ra SAWACO phải để những công ty này hoạt động độc lập, giao cho họ một nguồn nước cụ thể nào đó và chịu trách nhiệm cung cấp nước Nếu chống thất thoát tốt, đảm bảo lượng nước bán được nhiều, thì sẽ thu vào bao nhiêu, còn lại trích một phần cho SAWACO Cũng theo các nhà chuyên môn, khi phân vùng quản lý cho các công ty cấp nước quản lý, lẽ ra SAWACO phải dựa vào tuyến ống thì lại dựa vào địa bàn Chính việc làm không hợp lý này, SAWACO đã phải “chữa cháy” bằng cách, theo dõi lượng nước trên đồng hồ của đường ống chính Nếu đường ống này chảy vào bao nhiêu khu vực thì căn
cứ vào đó để chia lượng nước đầu vào mang tính tương đối cho từng khu, rồi lấy đó làm cơ sở để tính lượng nước thất thoát Kiểu làm này đã không thuyết phục được các công ty cấp nước, nên dù có bị thất thoát nhiều đến bao nhiêu cũng không thể chế tài được Sự bất cập trên đã khiến cho công tác chống thất thoát nước đang rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” Và cuối cùng, gánh chịu thất thoát vẫn là người dân