1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI

18 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 96,02 KB

Nội dung

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới về bản than con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học cổ đại Trung Quốc nói chung và tư tưởng triết học Đạo gia và Pháp gia nói riêng cũng vậy. Hai tư tưởng triết học xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc tuy đối lập nhau về quan điểm chính trị xã hội, cai trị quốc gia thời bấy giờ, nhưng nhìn chung lại, cả hai tư tưởng đều hướng đến sự yên bình cho xã hội chiến tranh lúc bấy giờ.

Trang 1

PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TI U LU N TRI T H C ỂU LUẬN TRIẾT HỌC ẬN TRIẾT HỌC ẾT HỌC ỌC

Đ TÀI: Ề TÀI:

S T Ự TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT ƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT NG Đ NG VÀ KHÁC BI T ỒNG VÀ KHÁC BIỆT ỆT

GI A TRI T H C Đ O GIA VÀ ỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ ẾT HỌC ỌC ẠO GIA VÀ

Đ I ẠO GIA VÀ

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Văn Mưa

Học viên thực hiện: Nông Đức Đạt

STT: 06

Lớp: Ngày 4 K22

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2012

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Đặt vấn đề 2

2 Tóm tắt nội dung đề tài 2

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG IBỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐÔI NÉT VỀ TRIẾT HỌC ĐẠO GIA & PHÁP GIA 2 1 Khái quát lịch sử cổ đại Trung Quốc 2

2 Tư tưởng triết học của Đạo Gia 5

2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của triết học Đạo Gia 5

3 Một số tư tưởng triết học của Đạo Gia 6

3.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức kinh của Lão Tử 6

3.2 Trang Tử, Dương Tử và sự phát triển của Đạo gia 10

4 Tư Tưởng Triết Học Của Pháp Gia 10

4.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia 11

4.2 Những tư tưởng về triết học Pháp Gia trước Hàn Phi 11

4.3 Những tư tưởng về triết học Pháp Gia của Hàn Phi 12

CHƯƠNG IISỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA & PHÁP GIA. 13

1 Sự tương đồng 13

2 Sự khác biệt 14

PHẦN KẾT LUẬN 15

Trang 3

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA & PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI

PHẦN MỞ ĐẦU

Triết học là một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới về bản than con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Triết học cổ đại Trung Quốc nói chung và tư tưởng triết học Đạo gia và Pháp gia nói riêng cũng vậy Hai tư tưởng triết học xuất hiện từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc tuy đối lập nhau về quan điểm chính trị xã hội, cai trị quốc gia thời bấy giờ, nhưng nhìn chung lại, cả hai tư tưởng đều hướng đến sự yên bình cho xã hội chiến tranh lúc bấy giờ Triết học đạo gia đưa ra cái bản nguyên của thế giới, phân tích thế giới thông qua “Đạo” và “Đức”, hành xử đối với thế giới theo thuyết “vô vi” Triết học Pháp gia lấy Pháp – Thế – Thuật làm nền tảng để trị nước, thống nhất bờ cõi, đưa con người từ bản ác tránh xa cái ác Tóm lại, bài tiểu luận xem xét sự tương đồng và khác biệt của hai tư tưởng triết học Trung Hoa thời cổ đại, Đạo gia và Pháp gia thông qua các tư tưởng chính của Lão Tử và Hàn Phi Tử Giá trị của việc so sánh là cho chúng ta thấy được sự khác nhau trong tư tưởng của các nhà triết học cổ đại, nhưng lại cùng một mục tiêu đối với xã hội Qua đó, bài học cho sự vận hành và phát triển kết hợp từ hai tư tưởng này được xem xét như một phần nhân sinh quan, lẽ sống của con người trong xã hội hiện đại ngày nay

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I Bối cảnh lịch sử và đôi nét về triết học Đạo Gia & Pháp Gia

1 Khái quát lịch sử cổ đại Trung Quốc

Thời cổ đại Trung Quốc bắt đầu từ thời kỳ đồ đá đến sơ kỳ nhà Minh.Từ cuối thời kỳ đồ đã mới, khoảng 6000 năm TCN, những làng xã đầu tiên được hình thành ở vùng châu thổ sông Hoàng Hà.Đến những năm 5500 TCN những cộng đồng nông nghiệp trải dài khắp lãnh thổ Trung Quốc, lúc này, người Trung Quốc đã biết săn bắt thú rừng, đánh bắt cá và thuần hóa chó, lợn, gà Họ xây nhà ngầm bằng đất sét và đan đệt sợi, làm đồ gốm Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển làm xuất hiện tầng lớp lãnh đạo Nhà nước đầu tiên của Trung Quốc được coi là nhà Hạ – giai đoạn cai trị bắt đầu vào khoảng 2200 TCN

Chuyển qua 17 đời, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt Kinh tế xã hội thời kỳ này đã phát triển tiến bộ.Thời kỳ này, đồng và nghề đúc đồng được cho là đã xuất hiện Tuy nhiên, thời kỳ này, dân cư sống phân tán và chịu sự chi phối bởi những thế lực tự nhiên và

ma thuật

Đến thời nhà Thương, do Thành Thang thành lập Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua,Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau Thời kì này, thành thị còn khá nhỏ, lớn nhất là thành An Dương chu vi chỉ 800 mét Tôn giáo phát triển thịnh vượng và chữ viết xuất hiện ở thời đại này Nhà thương kết thúc dưới tay vua Trụ Vương do quân vương tàn bạo, mất lòng dân và các chư hầu

Nhân cơ hội nhà Thương suy yếu, nhà Chu với người dẫn đầu là Cơ Xương triệu tập lực lượng chống Thương Con trai Cơ Xương là Cơ Phát đã đề cập đến khái niệm thiên mệnh khi đăng cơ vai trò cai trị của mình Nhà Chu coi họ là con của thần thánh, do đó, tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về họ Thời kì Tây Chu có nhiều

Trang 5

bước tiến bộ Trong cách phân chia lãnh thổ và giao quyền quản lý về các chư hầu, nhà Tây Chu có thể cai trị được một đất nước rộng lớn mà không tốn nhiều quân đội, sức lực Hơn nữa, xã hội được hình thành có cấp bậc, trên hơn dưới, nhưng vẫn giữ được sự đoàn kết dân tộc: “đất nào cũng là đất của thiên tử, người nào cũng là dân của thiên tử” Chữ viết được phát triển từ thời Thương nay được viết trên thẻ tre, vải lụa Xã hội phân chia giai cấp thành quý tộc và thường dân Dòng dõi quý tộc thì được học nhiều hơn để tham gia làm quan, còn thường dân thì ít người được

đi học Và để thuyết phục dân thường và quý tộc về sự cai trị của mình, nhà Chu dùng đến hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là “Thiên mệnh”

Thiên mệnh cho thấy nhà vua như một vị trí trung gian giữa trời và đất, được mệnh của trời để coi sóc cuộc sống, sự thịnh vượng của người dân Trong bối cảnh đó, nhiều hệ thống triết học ra đời và phát triển nhằm đưa ra phương thức giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị – đạo đức – xã hội mà thời đại đặt ra.1 Trước thời Xuân Thu- Chiến Quốc, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, tuy nhiên, chưa phát triển thành hệ thống.Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị - xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý.Lúc này cũng đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ

Đến năm 771, Chu U Vương bị sát hại, Chu Bình Vương được cái quý tộc đưa lên làm vua và dời đô về phía đông, bắt đầu giai đoạn Đông Chu Thời Đông Chu kéo dài đến năm 256 TCN khi bị nhà Tần lật đổ, giai đoạn này được gọi là thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc.Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn

1 TS Bùi Văn Mưa; Triết học – Phần I: Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học, Trang 47

Trang 6

tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục Trong thời Xuân Thu xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá

Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua

Thời kì này được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư tưởng, văn hóa Trung Quốc trong lịch sự Trong giai đoạn cai trị này của nhà Đông Chu mà những

tư tưởng lớn nhất đã tạo ra những quan niệm sơ khởi về triết học, đạo đức, học thuyết chính trị và văn hóa Trung Quốc Cuối thời Nhà Chu, trong giai đoạn “bách gia chư tử”, có rất nhiểu các trường phái tư tưởng lớn hiện ra Nổi bật nhất là Khổng Tử với triết lý đạo đức chặt chẽ, không rơi vào lý luận siêu hình.Bên cạnh đó, Lão tử với Đạo gia cũng xuất hiện, tuy ít có tính ứng dụng hơn Trang Tử cũng góp phần phát triển Đạo Gia nhưng lại theo một hướng khác Tuy nhiên, cả hai đều hướng đến “Đạo” không thể giải thích được bằng lời, nên ít người hiểu được tư tưởng của hai nhà triết học này

Trường phái Pháp Gia được sinh ra từ Nho gia của Khổng Tử cũng là một trong những hệ tư tưởng lớn lúc bấy giờ Pháp gia cho rằng bản chất con người là ác, do

đó, cần có những hình phạt cho hành động sai trái mà con người làm nên Theo đó, triều đình sẽ cai trị theo luật pháp chặt chẽ Dựa vào pháp gia, Nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, tuy có phần bạo tàn

2 Tư tưởng triết học của Đạo Gia

2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của triết học Đạo Gia

Trang 7

Sự ra đời của Đạo Gia gắn liến với sự ra đời của Đạo Đức Kinh và cuộc đời Lão Tử Tuy nhiên, sự hiểu biết về đạo đức kinh và cuộc đời của Lão Tử lại đi ngược nhau Mọi người biết đến đạo đức kinh càng nhiều thì thông tin về cuộc đời của Lão Tử càng ít người có khả năng biết đến

Có thông tin cho rằng, Lão Tử sống ở thời Xuân Thu, tức là từ năm 772 đến năm

481 TCN Ông và Khổng Tử là một trong hai triết gia nổi bật nhất “bách gia chư tử”

Trong sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử được cho là sinh ra vào khoảng năm 145 TCNvới đầy đủ họ Lý tên Nhĩ, hiệu là Bá Dương, thụy là Đam Có người nói đó là Thái sử Đạm, Lão Lai Tử, người huyện Khổ, nước Sở Có chuyện kế rằng Khổng Tử ví Lão Tử như con rồng bay lượn, đến nỗi Khổng Tử cũng không biết rồng bay liệng như thế nào Sách sử ký thì cho rằng Lão Tử là quan giữ sách sử (Thư tàng Sử) của nhà Chu Khi nhà Chu suy tàn, ông rời Trung Hoa, tìm ra chốn quan ngoại để sống Lúc đi qua cửa ải Hàm Cốc, ông gặp quan lệnh là Doãn Hỉ Quan ấy thưa:

“Ngài sắp đi ở ẩn, xin hãy vì tôi mà để lại một bộ sách” Lão Tử nán lại soạn Đạo Đức Kinh, rồi để ở đó, cưỡi trâu mà đi Khi ông đã khuất bên kia cửa ải, người đời không còn biết tung tích ông

Sự ra đời của Đạo Đức Kinh đánh dấu sự ra đời của Đạo Gia.Đạo đức kinh với phần Đạo kinh gồm 37 chương, phần lớn bàn về vũ trụ Phần Đức kinh gồm 44 chương bàn về Đức Đạo Đức kinh được viết theo lối văn cổ , ngắn gọn, dễ thuộc nhưng không dễ hiểu Vì thế, nó có vẻ như chỉ gợi ý và bắt người đọc phải ngẫm nghĩ, tưởng tượng, lắng nghe tiếng dội lại từ lòng mình Và người đọc có rất nhiều cơ hội tiếp nối quá trình sáng tạo, tư duy, cho tác phẩm sinh động, thấm sâu, được triển khai thêm theo mỗi lần đọc Với khoảng 5000 chữ, sách trình bày về Đạo và Đức, tư tưởng trị quốc, phẩm chất tâm linh về đạo, hay binh pháp, thiên văn, dưỡng sinh

3 Một số tư tưởng triết học của Đạo Gia

3.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức kinh của Lão Tử

Trang 8

3.1.1 Lý luận về Đạo và Đức

- Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín và huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự hình thành, biến hóa xảy ra trong thế giới Thật vậy, Lão Tử viết: “Cái Đạo có thể dùng lời mà nói được chẳng phải là cái Đạo vĩnh viễn; cái tên có thể gọi tên được chẳng phải là cái tên vĩnh viễn Cái “Vô” là cái tên chỉ cái khởi thủy của trời đất; cái “Hữu” là cái tên chỉ bà mẹcủa muôn vật Cho nên Đạo là cái Vô vĩnh viễn nếu như ta muốn nhìn cái huyền diệu của Đạo, nó là cái Hữu vĩnh viễn nếu như ta muốn nhìn cái biểu hiện của nó Cả hai cái mặt Vô và mặt Hữu” Lão Tử bác bỏ thuyết trời sinh ra vạn vật, mà có cái khác sinh ra vũ trụ, có trước thượng đế “Cái Đạo tuy trống rỗng nhưng công dụng của nó không bao giờ hết Nó sâu xa thay, tựa hồ cái gốc của muôn vật Nó làm cùn cái bén nhọn của mình, tháo gỡ cái rối rắm của mình, làm cho cái sáng của mình hòa lẫn với cái bụi bặm của mình Nó ẩn náu thay, nhưng xem ra vẫn (tự mình) tồn tại Ta không biết nó là con của ai, dường như có trước thượng đế” Nhưng cái bản nguyên của vũ trụ này, ông không biết đặt tên là gì, nên dung chữ “đạo” với nghĩa trật tự tự nhiên Tuy nhiên, “đạo” cũng chỉ để dùng tạm vậy thôi, vì nếu gọi tên được thì đạo không phải là cái tên vĩnh viễn, dung lời nói được thì chẳng phải là đạo

- Theo Lão Tử, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật Muôn vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo Đạo được tạm hiểu như cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hốn độn, mập mờ thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa

- Đạo vừa là cái có trước, vừa là cái nằm trong bản than sự vật; nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa Đạo gia xem đạo không

Trang 9

chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới

- “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật Vạn vật đều cõng

âm mà ôm dương, điều hoà bằng khí trùng hư” Đạo sinh ra vạn vật, vạn vật nhờ đạo mà sinh, nhưng sinh ra theo cách nào thì Lão Tử cũng không thể giải thích được Có người cho rằng đạo là “không”, “không” sinh ra có Vậy một đó là có Có thể là thái cực Vậy hai là âm, còn ba là khí trùng hư Cuối cùng, cũng chỉ biết là đạo sinh ra vạn vật Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà Con Người là một trong bốn cái này Con Người lấy Đất làm khuôn phép; Đất lấy Trời làm khuôn phép; Trời lấy Đạo làm khuôn phép; Đạo lấy Tự nhiên làm khuôn phép Như vậy, ta thấy đạo làm phép tắc cho trời, cho đất, cho người, cho vạn vật

Đạo sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật, vạn vật cuối cùng đều trở về đạo, thì tất nhiên, không gì lớn bằng đạo Đó là lý do tại sao Lão Tử lại gọi là đại đạo hay đạo đại, bên cạnh chữ “thường” Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý đạo pháp tự nhiên

- Đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi nấng “Khổng đức chi dung, duy đạo thị tòng” Cư theo câu đó thì ta thấy Đức là một phần của Đạo, khi chưa hiển hiện trong mỗi vật thì là đạo, khi đã hiển hiện trong vật thì là đức Bất kì vật nào đều từ đạo mà ra, là một phần của đạo, cho nên đức mới nuôi lớn mọi vậy, mà luôn luôn tuỳ theo đạo Có người coi nó là bản năng sinh tồn của mỗi sinh vật: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm uống; bản năng tự vệ, mệt thì nghỉ ngơi, tìm sự an toàn, tránh nguy hiểm; bản năng truyền chủng Nhờ những bản năng đó mà sống được, lớn được, tự bồi dưỡng, tự bảo vệ, mà những bản năng

đó đều phú bẩm, nên rất thuận luật tự nhiên, rất hợp với đạo, luôn luôn “duy đạo thị tòng”

3.1.2 Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử

Trang 10

Thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của đạo, thông qua đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa Đạo là cái vô, cái vô sinh ra cái hữu, cái hữu sinh ra vạn vật, vạn vật mất đi là quay về với đạo Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử thông qua luật quân bình và luật phản phục

Lão Tử viết: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc” Như vậy, luật quân bình là bớt chỗ dư, thêm chỗ thiếu, làm cho cuộc sống điều hòa theo tự nhiên, không có gì thái quá, không công bằng

Về luật phản phục, Lão Tử cho rằng vạn vật do đạo mà sinh ra, do đức là trưởng thành, nên tất nhiên sẽ quay về cái ban đầu theo qui luật phản phục Đó là một qui luật quan trọng của Đạo, vì “Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản” – lưu hành,

đi xa, rồi cũng quay trở về; hay “phản giả, đạo chi động” – luật vận hành của đạo tức

là quay trở về Lão Tử viết: “Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở về, rồi sau mới đạt được sự thuận tự nhiên” Như vây, mọi vật đều quay về với cai ban đầu,

không có sự phát triển, đó là sự thuận tiện của tự nhiên Do đó, mâu thuẫn xã hội phải được thủ tiêu theo luật phản phục bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt kia mất đi theo qui luật quân bình Bởi vì, Lão Tử cho rằng mọi vật trên đời đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập, ràng buộc, bao hàm lẫn nhau, nhưng một khi càng xa đạo, lại càng mâu thuẫn nhau

3.1.3 Quan niệm dân sinh và chính trị xã hội

Lão Tử cho rằng mọi việc đều nên thuận theo lẽ tự nhiên, không nên tác động làm thay đổi lẽ ấy Quan niệm về dân sinh và chính trị xã hội của Lão Tử được thể hiện qua thuyết vô vi Vô vi ở đây không có nghĩa là không tác động, mà là tác động theo lẽ tự nhiên

Vô có nghĩa là hoàn toàn không có gì, trái hẳn với hữu Vô sinh ra hữu, hữu cuối cùng lại trở về vô, như vậy, vô và hữu không phải là tương phản mà là tương thành Vì lấy “vô” làm gốc, Lão Tử mới khuyên ta vô vi, vô ngôn, vô dục, vô sự Cũng

Ngày đăng: 18/11/2014, 00:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w