1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các trường phái Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

54 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 261,38 KB

Nội dung

Khi đó, lề lối phátcanh thu tô theo kiểu địa chủ của xã hội phong kiến cùng với tư duy nguồn gốc của sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn quan điểm củachủ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 6

1 Đinh Văn Hùng Anh

9 Phan Thị Thùy Trang

10 Trương Thị Thanh Thúy

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 1

Trang 3

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1

3 Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ HỌC TRÊN THẾ GIỚI 2

1.1 Học thuyết kinh tế trường phái trọng thương 2

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời: 2

1.1.2 Các đại biểu tiêu biểu 2

1.1.3 Nội dung chủ yếu của Chủ nghĩa Trọng thương: 3

1.1.4 Đánh giá chung 3

1.2 Học thuyết kinh tế trường phái trọng nông Pháp 4

1.2.1 Hoàn cảnh ra đời: 4

1.2.2 Các đại biểu tiêu biểu của CNTN 4

1.2.3 Các học thuyết tiêu biểu: 4

1.2.4 Nội dung của CNTN: 4

1.2.5 Đánh giá chung 5

1.3 Học thuyết kinh tế trường phái Tư sản cổ điển Anh 6

1.3.1 Hoàn cảnh ra đời: 6

1.3.2 Những đại diện tiêu biểu: 6

1.3.3 Các học thuyết tiêu biểu: 6

1.3.4 Nội dung 6

1.3.5 Đánh giá chung 6

1.4 Học thuyết kinh tế - chính trị Mac-Lê nin: 7

1.4.1 Hoàn cảnh ra đời: 7

1.4.2 Các đại diện tiêu biểu: 7

1.4.3 Các học thuyết tiêu biểu: 7

1.4.4 Nội dung: 8

1.4.5 Đánh giá chung: 8

1.5 Học thuyết kinh tế trường phái Tân cổ điển 8

Trang 4

1.5.1 Hoàn cảnh ra đời: 8

1.5.2 Các đại diện và học thuyết tiêu biểu: 9

1.5.3 Nội dung: 9

1.5.4 Đánh giá chung: 9

1.6 Học thuyết trường phái Keynes: 9

1.6.1 Hoàn cảnh ra đời: 9

1.6.2 Các đại diện tiêu biểu: 10

1.6.3 Các học thuyết tiêu biểu: 10

1.6.4 Nội dung: 10

1.6.5 Đánh giá chung: 10

1.7 Học thuyết kinh tế trường phái thể chế: 11

1.7.1 Hoàn cảnh ra đời: 11

1.7.2 Các đại diện tiêu biểu: 11

1.7.3 Các học thuyết tiêu biểu: 11

1.7.4 Nội dung: 11

1.7.5 Đánh giá chung: 11

1.8 Học thuyết kinh tế trường phái cách tân: 12

1.8.1 Hoàn cảnh ra đời: 12

1.8.2 Các đại diện tiêu biểu: 12

1.8.3 Các học thuyết tiêu biểu: 12

1.8.4 Nội dung: 12

1.8.5 Đánh giá chung 13

1.9 Học thuyết kinh tế trường phái trọng tiền: 13

1.9.1 Hoàn cảnh ra đời: 13

1.9.2 Các đại diện tiêu biểu: 13

1.9.3 Các học thuyết tiêu biểu: 13

1.9.4 Nội dung: 13

1.9.5 Đánh giá chung 14

2 TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI 14

Trang 5

2.1 Một số vấn đề chung về tăng trưởng, phát triển kinh tế 14

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng: 14

2.1.1.1 Khái niệm: 14

2.1.1.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế 15

2.1.1.3 Các nhân tố tăng trưởng kinh tế 16

2.1.2 Phát triển kinh tế 17

2.1.2.1 Khái niệm 17

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế 18

2.2 Một số lí thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế tiêu biểu 19

2.2.1 Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế: 19

2.2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith 19

2.2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo 20

2.2.2 Quan điểm của Karl.Marx về tăng trưởng kinh tế 21

2.2.3 Quan điểm của trường phái Tân Cổ Điển về tăng trưởng kinh tế 21

2.2.4 Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế 22

2.2.5 Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế 23

3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 24

3.1 Việc vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam: 24

3.2 Các mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2020 .26 3.3 Quan điểm xây dựng mô hình tăng trưởng trong giai đoạn 2012-2020 .27

3.4 Thành tựu kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới: 28

3.4.1 Đánh giá chung: 28

3.4.2 Những thành tựu đạt được và hạn chế 29

3.4.2.1 Đánh giá chung thành tựu đạt được: 29

3.4.2.2 Hạn chế: 34

3.4.3 Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững: 35

3.4.3.1 Thách thức đối với PTBV ở Việt Nam 35

3.4.3.2 Tăng trưởng xanh - con đường tăng trưởng kinh tế bền vững 36

3.4.3.3 Hoàn thiện khung thể chế cho phát triển bền vững 36

3.4.3.4 Cam kết đối với những vấn đề toàn cầu khác 37

4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 37

Trang 6

4.1 Điều kiện cho một mô hình mới phù hợp với kinh tế thị truờng hiện nay:

39

4.1.1 Nội dung của mô hình tăng trưởng mới 39

4.1.2 Những mục tiêu tổng quát 40

4.2 Giải pháp cho một nền kinh tế phát triển bền vững: 42

KẾT LUẬN 44

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT - XH Kinh tế - Xã hội

KH & CN Khoa học và Công nghệ

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

11 Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài nghiên cứu

Trong lịch sự hình thành và phát triển của các hình thái xã hội, mỗi thời kìphát triển các hình thái đều gắn liền với những quan điểm kinh tế tiêu biểu Cùngvới mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, những quan điểm, trường phái kinh tế từ đócũng được ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau Mỗi trường phái tuy cónhững điểm mạnh và những hạn chế riêng nhưng tất cả đều đóng vai trò hết sứcquan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng thời kì đó

Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước tahiện nay, có sự vận dụng tổng hợp của nhiều học thuyết kinh tế và mô hình thựctiễn với nền tảng là chủ nghĩa Mac-Lenin Qua đó, việc nghiên cứu lịch sử các họcthuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng nguồn gốc, những điểm mạnh, hạn chếcủa các học thuyết kinh tế, từ đó mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằmtrang bị cơ sở lý luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và giúp ứng dụnghiệu quả hơn các học thuyết vào thực tiễn các chính sách tại Việt Nam hiện nay

Với mục đích nghiên cứu các vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế, tìm hiểumột cách có hệ thống các mô hình tăng trưởng qua các trường phái kinh tế để rút ranhững ứng dụng của nó vào thực tiễn kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập, nhóm xin

phép được trình bày đề tài nguyên cứu: " Tăng trưởng và phát triển kinh tế qua các trường phái – Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay".

12 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài phân tích những điểm mạnh và những hạn chế của các học thuyết kinh

tế qua các thời kì Qua đó, có thể phát huy những điểm mạnh, tìm cách khắc phụcnhững hạn chế của các học thuyết kinh tế trong việc ứng dụng vào thực tiễn vẫndụng nhiều mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay

13 Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêubiểu của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau Chỉ ranhững cống hiến cũng như những hạn chế có tính chất lịch sử của mỗi đại biểutrong các trường phái kinh tế học Như vậy phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trongcác quan điểm kinh tế đã được hình thành một hệ thống nhất định

14 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính:

Phương pháp biện chứng duy vật, là phương pháp nhận thức khoa học, nhằmnghiên cứu một cách sâu sắc, vạch rõ bản chất của các hiện tượng kinh tế-xã hội

Phương pháp logic kết hợp lịch sử dựa trên nền tảng phép biện chứng duyvật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lenin, nêu lên được các mốc lớn kế thừalẫn nhau trên con đường nhận thức các quy luật kinh tế khác quan; phân biệt đượcđâu là học thuyết tiến bộ, học thuyết lạc hậu, phản khoa học; xác định được động cơxuất hiện các học thuyết kinh tế

Trang 9

9 trường phái kinh tế học tiêu biểu trong giai đoạn từ thế kỉ XV cho đến nay.

14.1 Học thuyết kinh tế trường phái trọng thương

14.1.1 Hoàn cảnh ra đời:

Chủ nghĩa Trọng thương ra đời và phát triển vào những năm thế kỷ XV,XVI, XVII, ở Anh và ở Pháp, gắn liền với thời kỳ mà chế độ phong kiến châu Âutan rã và CNTB mới hình thành Lúc nầy, phân công lao động xã hội phát triểnmạnh mẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các vùng, các miền lãnh thổ và các quốcgia, biểu hiện rõ nét nhất là sản xuất hàng hóa Nếu như trước đây sản xuất hànghóa dựa trên chế nô nô lệ và nông nô thì lúc nầy đã rải rác xuất hiện những côngtrường thủ công tư bản ven bờ Địa Trung Hải Nó thể hiện rõ hơn tính ưu việt củanền kinh tế phường, hội Sự phát triển của sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có thịtrường trao đổi vững chắc, rộng lớn hơn

Cùng với những phát kiến mới về địa lý và phát triển hàng hải đã thúc đẩyviệc giao thương quốc tế rộng mở Mở đầu bằng việc tìm ra con đường biển từ Tây

Âu sang Ấn Độ, Christophe Columbus tìm ra Châu Mỹ ( chủ yếu Mexico và Pêru )

đã làm cho mậu dịch quốc tế phát triển mạnh mẽ mở ra cho các nước Tâu Âu khảnăng mới để làm giàu Tiếp đến là những cuộc chiến tranh cướp bóc thuộc địa, bán

nô lệ và chiến tranh thương mại v.v…đã dẫn đến thương nghiệp thế giới phát triểnnhanh chóng

Thương nghiệp từ chỗ chỉ đóng vai trò môi giới giữa những người sản xuấtnhỏ, sự phát triển mới của sản xuất đã tạo ra ưu thế cho thương nghiệp, thươngnghiệp chi phối cả công nghiệp và nông nghiệp Người ta thu được những món lợilớn do cướp bóc và thương mại Vì vậy họ cho rằng của cải sinh ra từ thương mạinên hình thành tư tưởng Trọng thương Từ đó thế lực của tầng lớp thương nhâncũng được tăng cường và ngày càng trở thành bá chủ xã hội

14.1.2 Các đại biểu tiêu biểu

Các đại biểu của trường phái Trọng thương: ở Pháp có Antoine Moncrétien( 1575-1622 ), Collbert ( 1619- 1683) v.v…Ở Anh có William Stafford ( 1554-1642), Thomas Mun ( 1571 – 1641 ) Ở Tây Ban Nha có Un-ta-nixơ, Un Loa v.v…

Trang 10

14.1.3 Nội dung chủ yếu của Chủ nghĩa Trọng thương:

Chủ nghĩa Trọng thương là một cương lĩnh, đường lối kinh tế của giai cấp tưsản trong thời kỳ “tích lũy nguyên thủy TBCN” Nội dung chủ yếu của nó gồmnhững vấn đề sau:

Một là, họ coi tiền tệ (vàng và bạc) là biểu hiện của tài sản và sự giàu có củamột quốc gia Một quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hànghóa chỉ là phương tiện để làm tăng them khối lượng tiền tệ mà thôi

Hai là, khối lượng tiền tệ chỉ có thể được gia tăng bằng con đường ngọaithương Trong ngọai thương thì phải thực hiện chính sách xuất nhiều mà nhập ít vàlợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá (mua rẻ, bánđắt, lừa lọc v.v )

Ba là, Các nhà Trọng thương rất coi trọng vai trò của nhà nước trong pháttriển kinh tế, thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệthương nhân

Các phong trào Trọng thương:

1 Chủ nghĩa Trọng thương ở Anh

Ở Anh, chủ nghĩa Trọng thương đạt tới trình độ chín muồi nhất, nó trải qua 2giai đọan rõ rệt: học thuyết tiền tệ và chủ nghĩa Trọng thương Chủ nghĩa Trọngthương ở Anh mang tính triệt để do trình độ phát triển CNTB ở Anh chín muồi hơn

ở Pháp

2 Chủ nghĩa Trọng thương ở Pháp:

CNTB thời kỳ nầy đã phát triển mạnh ở Pháp, vượt xa nhiều nước Điều đólàm cho chủ nghĩa Trọng thương cũng khá chín muồi so với những nước khác sauAnh Chủ nghĩa Trọng thương ở Pháp không phải trải qua 2 giai đọan phát triển rõrệt, nhưng nó đóng vai trò phát triển nhanh chóng sự phát triển nền kinh tế Pháp lúcbấy giờ Các tác giả tiêu biểu là: Antoine Moncrétien ( 1575-1622 ), Collbert( 1619-1683 ), Jean Bodin v.v…

3 Chủ nghĩa Trọng thương ở Tây Ban Nha:

Chủ nghĩa Trọng thương Tây Ban nha còn gọi là chủ nghĩa Trọng thươngtiền tệ

14.1.4 Đánh giá chung

Trong điều kiện lịch sử của thế kỷ XV, XVI, XVII, quan niệm của chủ nghĩaTrọng thương là một bước tiến lớn trong lịch sử, so với những chính sách thờiTrung cổ Điều nầy thể hiện ở chổ vhủ nghĩa Trọng thương lần đầu tiên trong lịch

sử đã cố gắng nhận thức và giải thích các hiện tượng kinh tế về mặt lý luận dựa trênnhững thành tựu tri thức nhân loại, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu

và nhận thức kinh tế trên cơ sở khoa học, đọan tuyệt hẳn với những tư tưởng kinh tếthời Trung cổ giải thích hiện tượng kinh tế bằng tôn giáo Chẳng hạn, họ cố gắnggiải thích về CNTB, tìm nguồn gốc của lợi nhuận đầu tiên là lợi nhuận thươngnghiệp trên cơ sở mua rẻ, bán đắt, kết quả trao đổi không ngang giá … Nó đã tạo rađược sự phát triển trong kinh tế, nhấn mạnh vấn đề cần phát triển, giao lưu, mởmang công nghiệp, phát triển thương nghiệp, phê phán mạnh mẽ nền kinh tế tự túc,

tự cấp thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những cống hiến trên, chủ nghĩa Trọng thương cũng cònnhiều hạn chế Điều nầy thể hiện ở những thành tựu lý luận còn ít ỏi, cách nêu ra và

Trang 11

giải quyết vấn đề còn đơn giản, chỉ mô tả bên ngoài, chưa tìm ra được quy luật phảnánh bản chất bên trong của những hiện tượng kinh tế, tầm nhìn của họ còn phiếndiện, chỉ nghiên cứu lưu thông, không nghiên cứu sản xuất

14.2 Học thuyết kinh tế trường phái trọng nông Pháp

14.2.1 Hoàn cảnh ra đời:

Giữ thế kỉ XVIII, sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗithời và mâu thuẫn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản- tuy chưa làm được cách mạng tưsản lật đổ chế phong kiến nhưng sức mạnh kinh tế của nó rất lớn Đặc biệt là ở Pháp

- nơi theo Mác đánh giá lúc bấy giờ là chế độ phong kiến nhưng lại có tính chất tưbản, còn xã hội tư bản lại mang cái vỏ bề ngoài của phong kiến Khi đó, lề lối phátcanh thu tô theo kiểu địa chủ của xã hội phong kiến cùng với tư duy nguồn gốc của

sự giàu có của một quốc gia, dân tộc duy nhất là dựa vào đi buôn( quan điểm củachủ nghĩa trọng thương) đã tỏ ra lỗi thời, bế tắc, cản trở tư bản sinh lời từ sảnxuất…Trước tình hình đó cùng với ý muốn cách tân trong lĩnh vực nông nghiệp củacác nhà tư bản đòi hỏi phải có sự đánh giá lại những quan điểm cũ không còn phùhợp và phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mới mở đường cho lực lượng sản xuấtphát triển Thế là CNTN ra đời tại Pháp

14.2.2 Các đại biểu tiêu biểu của CNTN

Francois Quesney (1694-1774): là đại biểu xuất sắc của trường phái trọng

nông với quan điểm coi kinh tế như một cơ thể sống, trong đó của cải và hàng hóalưu thông từ giai cấp này sang giai cấp khác Những tư tưởng kinh tế lớn củaông là lý luận về sản phẩm ròng, biểu kinh tế Quesney và trật tự tự nhiên

Turgot (1727-1781): nhà tư tưởng lỗi lạc, người có tầm mắt tư sản

xuất sắc nhất của trường phái trọng nông Ông đề xuất nhiều chính sách nhằmgiảm nhẹ gánh nặng cho người sản xuất nông nghiệp như: cho tự do lưu thông ngũcốc, khuyến khích trồng khoai tây… Cuốn sách “Buôn bán ngũ cốc” của ông đượcxuất bản năm 1770 đã đề cập nhiều đến tư tưởng trọng nông Tư tưởng chủ đạocủa ông là tự do mua – bán ngũ cốc

Boisguillebert (1646-1714): là một nhà kinh tế lớn và là người sáng lập

môn Kinh tế chính trị cổ điển Pháp Ông luôn bảo vệ lợi ích của nông dân, phê phánchủ nghĩa trọng thương Theo quan điểm của ông tiền tệ không phải là của cải duynhất mà sản phẩm lao động mới là của cải

14.2.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Học thuyết về trật tự tự nhiên

Học thuyết về sản phẩm ròng

14.2.4 Nội dung của CNTN:

CNTN giải phóng kinh tế nông nghiệp, giải phóng nông dân khỏi quan hệsản xuất phong kiến Trên lập trường của CNTN, sự giàu có thật sự của một quốcgia không biểu hiện ở khối lượng vàng bạc mà thể hiện ở khối lượng nông sản, mộtquốc gia cường thịnh là một quốc gia có nhiều lương thực, thực phẩm còn tiền chỉ

là phương tiện di chuyển của cải mà thôi Boisguillebert phê phán chủ trương đề caođồng tiền của chủ nghĩa trọng thương Theo ông, của cải quốc dân chính là nhữngvật hữu ích và trước hết là sản phẩm của nông nghiệp cần phải được khuyến khích

Trang 12

nên cần có một nền nông nghiệp giàu có tạo ra thặng dư cho người sở hữu và thợthủ công, ưu tiên cho nông nghiệp sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả mọi người

Những người theo CNTN quan điểm chỉ có nông nghiệp mới mang lại củacải vật chất còn lưu thông không tạo ra giá trị Họ thừa nhận nguyên tắc trao đổingang giá Tức là trong việc mua bán hàng hoá, cả bên mua và bên bán không aiđược và mất gì cả Rằng lợi nhuận của thương nhân có được chỉ là nhờ sự tiết kiệmcác khoản chi phí thương mại và tiền của thương nhân không phải là lợi nhuận củaquốc gia (theo quan điểm của Francois Quesney) Thêm vào đó, họ không đánh giácao vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế do họ cho rằng nhà nước chỉ bênh vựcquyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn Thay vào đó, họ chủ trương tụ do lưuthông, tự do thương mại tạo ra nguồn lực là giàu, làm tăng trưởng kinh tế, chống lạitất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng

lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của; không cho phép pháp luật hay nghiệpđoàn làm suy yếu tính tự do của tư nhân

Thông qua các học thuyết về trật tự tự nhiên, học thuyết trọng nông về sảnphẩm ròng, các lý luận về tư bản, giá trị và tiền tệ cũng như lý luận về tái sản xuất

xã hội, CNTN đã có công trong việc chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưuthông sang lĩnh vực sản xuất, tức là đã đi tìm nguồn gốc của của cải, vật chất làtrong sản xuất chứ không phải trong trao đổi Đồng thời phát hiện ra việc phát triểnkinh tế là một trật tự tự nhiên và con người phải tôn trọng trật tự đó Ủng hộ tự docạnh tranh trong sản xuất, trao đổi và tự do cá nhân nói chung CNTN đã đưa rakhái niệm về sản phẩm thuần túy và giải thích nguồn gốc của sản phẩm thuần túy,đặt vấn đề về tiền lương cho nhà tư bản và tiền lương cho công nhân (tiền lương tốithiểu), lợi nhuận qua đó đặt cơ sở cho việc nghiên cứu giá trị thặng dư sau này đồngthời bước đầu nghiên cứu các bộ phận cấu thành của tư bản và đặc biệt đặt vấn đềphân tích có cơ sở khoa học về tái sản xuất tư bản xã hội

14.2.5 Đánh giá chung

CNTN đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàndiện, “công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bảntrong giới hạn của tầm mắt tư sản Chính công lao này mà họ đã trở thành người chathực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại” Họ đã chuyển công tác nghiên cứu vềnguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp

mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội- mộtnội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị Họ là những người tiên phongtrong việc tạo ra một hình ảnh có hệ thống và mô hình hoá về nền kinh tế thời của

họ, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất xã hội của Mác sau này Một vài vấn đề

mà các nhà kinh tế học trường phái trọng nông nêu ra vẫn còn nguyên giá trị chođến ngày nay: như tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự

do buôn bán, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp…

Bên cạnh đó trường phái kinh tế này cũng khó lòng tránh khỏi những hạn chếnhất định do chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư,chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi Hơn nữa, họ hiểu sai vấn

đề sản xuất và lao động sản xuất hàng hoá, chỉ tập trung nghiên cứu sản xuất giảnđơn và coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm

Trang 13

14.3 Học thuyết kinh tế trường phái Tư sản cổ điển Anh

14.3.1 Hoàn cảnh ra đời:

Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 vàphát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19 Kinh tế học cổ điển là tưtưởng kinh tế phần lớn xuất hiện ở Anh quốc

14.3.2 Những đại diện tiêu biểu:

Nếu Adam Smith (1723-1790) gắn liền với tác phẩm “ Của cải của các quốcgia”_ được coi là người sáng lập ra kinh tế học và là người đầu tiên nghiên cứu lýluận tăng trưởng kinh tế một cách có hệ thống thì David Ricardo ( 1772-1823) đượccoi là tác giả trường phái kinh tế cổ điển xuất sắc nhất Bên cạnh đó, còn có nhữngtên tuổi lớn như Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873) Quanđiểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoahọc về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên

14.3.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Học thuyết kinh tế của William Petty

Học thuyết kinh tế của Adam Smith

Học thuyết kinh tế của David Ricardo

14.3.4 Nội dung

Các nhà kinh tế theo trường phái cổ điển không công nhận chính sách bảo hộmậu dịch của nhà nước và chú trọng phân tích các vấn đề của lĩnh vực sản xuấttrong sự tách biệt khỏi lĩnh vực giao thương Theo học thuyết “bàn tay vô hình” nếuChính phủ không kiểm soát, người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đậy để sản xuất

ra dịch vụ và hàng hóa cần thiết Do đó lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích xã hội,Chính phủ không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Họ quan niệm tăng trưởngkinh tế và phồn thịnh xã hội được cho là không phải dựa vào nguyên tắc xuất siêu,

mà là sự năng động và cân bằng trạng thái nền kinh tế quốc gia Từ lâu tiền tệ đượccho là của con người tạo ra một cách chủ ý Đến giai đoạn của trường phái cổ điểntiền tệ được cho là một dạng hàng hóa tách biệt từ trong thế giới hàng hóa, và chúngkhông thể bị thay thế bởi những thỏa thuận giữa mọi người Tuy nhiên, chức năngcủa tiền chỉ được đánh giá là phương tiện trao đổi mang tính kỹ thuật Bên cạnh đó,theo Ricardo nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng cácyếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn và lao động lànguồn gốc cơ bản tạo ra của cải cho đất nước Phạm trù giá trị cũng được khái quátqua lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc: Ai có gì được nấy”, tư bản cóvốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất thì được địa tô, công nhân có sức lao động thìđược tiền công Chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệuquả là nguồn sốc tạo ra giá trị cho xã hội Adam Smith cho rằng chính sự tích lũy tưbản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế

14.3.5 Đánh giá chung

Về cơ bản, kinh tế học cổ điển quan tâm tới quá trình tăng trưởng và pháttriển Nó đặt ra mục tiêu nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của cải của các quốcgia, vấn đề phân phối sản phẩm quốc dân cho các nhân tố sản xuất và trong điều

Trang 14

kiện dân số ngày càng tăng và nguồn lực có hạn, cũng như vấn đề cạnh tranh tự dotrong những nền kinh tế chỉ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân Trọng tâm của kinh

tế học cổ điển là quá trình tích lũy tư bản (hay tích lũy vốn), sự mở rộng thị trường

và phân công lao động Con người chỉ hướng đến lợi ích tư hữu để nâng cao vị thếcủa mình Mọi chủ thể tham gia vào quá trình kinh tế đều tự do và công bằng trướcpháp luật, kể cả trên phương diện khả năng tiên liệu trước các vấn đề kinh tế Đồngthời, đều nhận được thông tin đầy đủ về giá cả, mức lợi nhuận, tiền công lao động,giá thuê đất ở bất kỳ thị trường nào, ngay tại thời điểm hiện tại hay trong tương lai.Yếu tố quan trọng làm tăng số lượng của cải là tích lũy tư bản Cạnh tranh phải làhoàn hảo, và nền kinh tế phải là hoàn toàn giải phóng khỏi sự can thiệp nhà nước, ởđó “bàn tay vô hình” sẽ điều phối tài nguyên một cách tối ưu

Tuy nhiên hạn chế của trường phái kinh tế học cổ điển nằm ở chỗ cho rằngvốn và lao động kết hợp theo một tỷ lệ không đổi, không xét tới yếu tố công nghệ

và chưa thấy được vai trò của Chính Phủ cũng như các chính sách đầu tư phát triêncủa Nhà nước Đồng thời,việc đặt ra sự đối nghịch giữa hai lĩnh vực sản xuất vàgiao thương đã làm cho các nhà kinh tế học cổ điển đánh giá không đầy đủ nhữngliên quan mật thiết giữa hai lĩnh vực đó, trong đó có ảnh hưởng của các yếu tố giaothương lên quá trình sản xuất Đồng thời cũng không đề cập đến các vấn đề về đạođức, văn hóa, truyền thống và nhiều thứ khác

14.4 Học thuyết kinh tế - chính trị Mac-Lê nin:

14.4.1 Hoàn cảnh ra đời:

Kinh tế chính trị Mác – Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX thời

kỳ mà phương thức sản xuất TBCN đã khẳng định được sự chiến thắng của nó đốivới phương thức sản xuất phong kiến

Về kinh tế: Đây là giai đoạn phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí ở cácnước tư bản

Về chính trị - xã hội: Đại công nghiệp cơ khí ra đời dẫn tới sự xuất hiện mộtgiai cấp mới - giai cấp vô sản Giai cấp này cùng với giai cấp tư sản hình thành nênhai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản Do bị áp bức và bị bóc lột nặng nề nên giaicấp vô sản đã từng bước đứng lên đấu tranh với giai cấp tư sản Nhưng tất cả nhữngphong trào này đều mang tính tự phát, nên một yêu cầu khách quan phải có một lýluận khoa học để dẫn đường, nhằm đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tựphát lên tự giác

Về tư tưởng: Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 có nhiều phát minh khoa học làm

cơ sở lý luận cho việc lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Đặc biệt có

ba trào lưu tư tưởng lớn: Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xãhội không tưởng Pháp

14.4.2 Các đại diện tiêu biểu:

C.Mac(1818 – 1883) và Ph.Engels (1820 – 1895) là những người sáng lậpchủ nghĩa Mác trong đó kinh tế chính trị là một trong 3 bộ phận cấu thành Sau đóđược Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới

14.4.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Học thuyết kinh tế chính trị mác giai đoạn 1843 - 1848

Trang 15

Học thuyết kinh tế chính trị mác giai đoạn 1848 – 1895

Sự bổ sung và phát triển của v.i.lênin

14.4.4 Nội dung:

Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong quá trình tạo ra giá trịthặng dư Theo Mác, sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hoá đặc biệt.Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng hoá sức lao động tạo ra giá trịlớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động dành cho bản thânngười lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư bản và địa chủ

Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Mác cho rằng mục đích của các nhà tư bản

là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp cảu người côngnhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụlao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên Do đó, cácnhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng côngnghệ mới Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm Vì vậy, các nhà tư bản chiagiá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển sảnxuâts Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản

Cũng như các nhà kinh tế học cổ điển, Mác cho rằng khu vực sản xuất racủa cải vật chất cho xã hội gồm 3 nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân Tương ứng, thunhập của họ là địa tô, lợi nhuận và tiền công Tuy nhiên, sự phân phối này mangtính bóc lột: thực chất là 2 giai cấp: bóc lột và bị bóc lột

Các nhà kinh tế trước Mác chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính có mâu thuẫn củahàng hoá: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi Trái lại, Mác khẳng định rằng hàng hoá

là sự thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị sử dụng và giá trị Mác là người đầutiên đưa ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá và xây dựng lý luận về tưbản bất biến, tư bản khả biến, hoàn thiện việc phân chia tư bản sản xuất thành tưbản cố định và tư bản lưu động

Về mặt giá trị: Mác đã phân chia sản phẩm xã hội thành 3 phần c+v+m , trên

cơ sở đó, Mác cho rằng :

14.4.5 Đánh giá chung:

Tóm lại, C Mác, Ph ăngghen và V.I Lênin đã thực hiện cuộc cách mạng vĩđại trong kinh tế chính trị học Kinh tế chính trị Mác - Lênin là lý luận sắc bén củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chốngchủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản

14.5 Học thuyết kinh tế trường phái Tân cổ điển

14.5.1 Hoàn cảnh ra đời:

Vào nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khó khăn về kinh tế của CNTB ngàycàng trở nên trầm trọng Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp… thêm mâu thuẫn giaicấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Trước tình hìnhkhó khăn đó, các học thuyết của trường phái tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc

Trang 16

bảo vệ CNTB Ngoài ra một sự kiện lịch sử trọng đại trong thời kỳ này là sự xuấthiện Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xã hội loài người Vìnhững lí do đó nên đòi hỏi phải có những lý thuyết kinh tế mới nhằm bảo hộ chochủ nghĩa tư bản và khắc phục những khó khăn về kinh tế, đặc biệt sau khủng hoảngkinh tế năm 1873.

14.5.2 Các đại diện và học thuyết tiêu biểu:

Trường phái Mỹ với John Bates Clark qua lý thuyết “năng suất giới hạn”John Bates Clark (1847-1938)

Trường phái Anh với Alfred Marsshall với lý thuyết giá cả, cung cầuMarsshall (1842-1924)

Trường phái Thụy Sỹ với các học giả: Leon Walras, WD Pareto (1848-1923)qua lý thuyết “cân bằng tổng quát” Leon Walras (1834-1910)

Trường phái Áo (ở thành Viene nước Áo), các đại biểu chính của nó đều làcác giáo sư của Trường Đại học Áo như: Karl Menger Bohm Bawerk qua lý thuyết

“lợi ích giới hạn” Karl Menger (1840 – 1921)

14.5.3 Nội dung:

Trường phái tân cổ điển chuyển sang nghiên cứu ở lĩnh vực trao đổi, lưuthông & đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế Trên cơ sở đó, rút ra kết luậnchung cho toàn xã hội - phương pháp này còn được gọi là phương pháp vi mô Họdựa vào yếu tố tâm lí chủ quan để giải thích các hiện tượng & quá trình kinh tế - xãhội, ủng hộ lí thuyểt giá trị chủ quan Cùng một hàng hóa, với người cần thì giá trịcao, với người không cần thì giá trị không cao Giá trị do sự đánh giá chủ quan củacon người Các nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển muốn biến kinh tế-chính trịthành khoa học kinh tế thuần túy, không có mối liên hệ với các điều kiện kinh tế- xãhội, chính trị, ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước Cơ chếthị trường sẽ tự đảm bảo sự cân bằng của cung cầu Họ sử dụng công cụ toán học,

mô hình, công thức lượng hóa vào quá trình phân tích kinh tế Ngoài ra họ đưa racác kinh nghiệm mới như "ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn "

vì vậy trường phái tân cổ điển còn gọi là trường phái giới hạn

14.5.4 Đánh giá chung:

Các nhà kinh tế học theo trường phái tân cổ điển đã có công phân tích lý luận

về kinh tế thị trường hiện đại thời điểm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX một cách cụthể hơn, góp phần vào lý luận điều chỉnh chính sách kinh tế ở các nước tư bản hiệnđại, trong điều kiện phát triển CNTB độc quyền Chính họ đã đặt cơ sở cho kinh tếhọc vĩ mô và kinh tế học vi mô Với quan điểm tìm cách bác bỏ học thuyết kinh tếcủa Marx về giá trị - giá trị thặng dư Sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấpcông nhân nên đã đi đến khẳng định 1 số phạm trù kinh tế trong CNTB là tồn tạivĩnh viễn Tìm cách gạt bỏ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

14.6 Học thuyết trường phái Keynes:

14.6.1 Hoàn cảnh ra đời:

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, ở các nước phương Tây khủng hoảng kinh

tế, thất nghiệp thường xuyên, nghiêm trọng (điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế

1929 – 1933) đã chứng tỏ các lý thuyết ủng hộ tự do kinh doanh (tự điều tiết, “bàn

Trang 17

tay vô hình”, lý thuyết “cân bằng tổng quát”) của trường phái cổ điển đã không cònsức thuyết phục và không đảm bảo cho nên kinh tế phát triển lành mạnh Trong khiđó, chủ nghĩa tư bản phát triển với lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi sự canthiệp của Nhà nước vào kinh tế (hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước).Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và sự thành công bước đầu của nền kinh tế

kế hoạch hóa đã thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư Trước tình hình đó, yêu cầuđặt ra là phải có một lý thuyết kinh tế mới có khả năng thích ứng với tình hình mớibảo vệ, duy trì và phát triển chủ nghĩa tư bản và học thuyết của Keynes đáp ứngđược điều đó thông qua lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản có điều tiết

14.6.2 Các đại diện tiêu biểu:

Keynes

14.6.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vi mô của Nhà nước

Các học thuyết kinh tế trường phái Keynes mới và sau Keynes

14.6.4 Nội dung:

Trường phái Keynes bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nềnkinh tế, không đồng ý với phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựatrên cơ sở tự điều tiết của thị trường Thay vào đó, Keynes quan niệm nhà nướcphải can thiệp vào nền kinh tế Ông cho rằng vân đề quan trọng và nguy hiểm nhấtđối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất nghiệp và việc làm Keynes đã đưa raphương pháp phân tích vĩ mô nền kinh tế (tức là phân tích kinh tế xuất phát từnhững tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và khuynh hướng của chúng nhằmtìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng) Về cơ bảntrong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lý chủ quan, nhưng khác với các nhà

cổ điển và cổ điển mới dựa vào tâm lý cá biệt, Keynes dựa vào tâm lý xã hội, tâm lýchung, tâm lý của số đông (đưa ra các phạm trù khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm

là các phạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội) Ông đánh giá cao vai trò của tiêudùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà kinh tế học phảigiải quyết Theo ông, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và trì trệtrong nền kinh tế là do cầu tiêu dùng giảm do đó cầu có hiệu quả giảm (tiêu dùngtăng chậm hơn mức tăng thu nhập do khuynh hướng tiết kiệm, ưa chuộng tiềnmặt, vì thế cầu tiêu dùng và do đó cầu có hiệu quả giảm) Do đó, cần nâng cầutiêu dùng, kích thích cầu có hiệu quả

14.6.5 Đánh giá chung:

Học thuyết kinh tế của Keynes dã có tác dụng tích cực nhất định đối với sựphát triển kinh tế trong các nước tư bản Góp phần thúc đẩy kinh tế của các nước tưbản phát triển, hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp, nhất là trong những năm

50 – 60 của thế kỷ XX Các khái niệm được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ môvẫn còn giá trị sử dụng cho đến ngày hôm nay trong việc phân tích kinh tế vĩ mô.Ông cũng có công đưa ra các phạm trụ về khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm là cácphạm trù tâm lý số đông, tâm lý xã hội, biết tác động vào nhu cầu tiêu dùng…

Tuy nhiên lý thuyết Keynes đã thất bại trong việc giải thích tình hình trì trệ ởcác nước đang phát triển vì đặc điểm kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển hoàn

Trang 18

toàn khác với các giả thiết cơ bản của lý thuyết Keynes, chưa đề cập đến tầm quan

trọng của cung trong nền kinh tế, quá coi nhẹ cơ chế thị trường (“dùng đại bác bắn

vào cơ chế thị trường”) cùng với phương pháp luận thiếu khoa học, đã xuất phát từtâm lý con người để giải thích nguyên nhân kinh tế Đồng thời lý thuyết của ông chỉgiải quyết vấn đề theo hướng ngắn hạn chứ chưa mang tính triệt để, về lâu về dài

14.7 Học thuyết kinh tế trường phái thể chế:

14.7.1 Hoàn cảnh ra đời:

Trường phái thể chế được truyền bá rộng rãi từ những năm 20 - 30 của thế kỷ

XX nhưng xuất hiện sớm hơn, đó là từ cuối thế kỷ XIX, nó tồn tại song song bêncạnh các trường phái kinh tế khác nhưng đặc biệt từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX cótác động ảnh hưởng rất lớn

14.7.2 Các đại diện tiêu biểu:

Veblen – Được coi là người sáng lập trường phái thể chế

Mitchell – Nổi tiếng về nghiên cứu các hiện tượng kinh tế có tính chu kì

14.7.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Trường phái thể chế cũ (cổ điển): (xuất hiện từ năm 1920 - 1930 thời kỳ mở rộng trường phái thể chế):

Khuynh hướng thể chế tâm lí – xã hội (Đại biểu: Veblen)

Khuynh hướng thể chế pháp lí – xã hội (Commons)

Khuynh hướng thể chế thống kê: (Đại biểu là Mitchell )

Trường phái thể chế mới (xuất hiện từ 1960 - 1970 đến nay)

Thuyết xã hội công nghiệp (những năm 60 của thế kỷ XX):

Thuyết “Xã hội công nghiệp mới”

Thuyết “Xã hội hậu công nghiệp”

14.7.4 Nội dung:

Những nhà kinh tế theo trường phái thể chế tin rằng dộng lực của sự pháttriển xã hội là các thể chế xã hội (gia đình, nhà nước, tổ chức độc quyền, nghiệpđoàn, có thể là sự biểu hiện của tâm lý xã hội, động cơ xử sự, phương thức tư duy:tập tục, truyền thống, biểu hiện về luật pháp, luân lí,) Họ khẳng định các phạm trùkinh tế (chế độ sở hữu, thuế, tiền tệ, lợi nhuận,) là hình thức thể hiện của tâm lí họctrong xã hội và không thừa nhận tác động của các quy luật kinh tế khách quan,không phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà chỉphân tích sự tiến hóa của tư liệu sản xuất

14.7.5 Đánh giá chung:

Những người theo trường phái thể chế nhận thức được vai trò và tác độngcủa các mặt đời sống xã hội, đặc biệt nhận thức khá sâu sắc tác động của khoa học

kĩ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại, đặt vấn đềnghiên cứu tổng thể nền kinh tế, xã hội trong qua trình vận động lịch sử, nghiên cứukinh tế trong mối liên hệ tác động với các mặt khác của đời sống xã hội do đó ítnhiều khắc phục mâu thuẫn, cứu vãn sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủnghĩa tư bản có sự biến đổi thích nghi Trường phái này là cơ sở của các học thuyết

Trang 19

chính trị – xã hội tư bản như: thuyết hội tụ, thuyết phúc lợi chung, “Nhà nước tưbản toàn cầu” Nó giúp chúng ta nhìn nhận khoa học hơn về học thuyết Mác –Lênin Phạm vi rộng, đụng chạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội nên để hiểu đầy

đủ cần có hiểu biết rộng, phối hợp nghiên cứu đa ngành, liên ngành: kinh tế, chínhtrị, xã hội học, tâm lí học, lịch sử

Bên cạnh các điểm tích cực cũng có các hạn chế vì nói chung trường phái thểchế đứng trên quan điểm duy tâm khi nghiên cứu kinh tế, xã hội (phủ định vai trò cơ

sở kinh tế của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, đề cao vai trò của các yếu tố kinh

tế như: tâm lí, pháp lí, tri thức…) Về bản chất đây là một trào lưu tư sản dù có phêphán gay gắt những khuyết tật của xã hội tư bản và thậm chí có những đại diệnđược coi là “những người cấp tiến” đi chăng nữa thì những người này cũng đứngtrên lập trường giai cấp tư sản bênh vực lợi ích của tư bản độc quyền và CNTB.Đồng thời những lí luận mà trường phái này đưa ra đều nhằm chống lại chủ nghĩaMác – Lênin, chủ nghĩa xã hội

14.8 Học thuyết kinh tế trường phái cách tân:

14.8.1 Hoàn cảnh ra đời:

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sangchủ nghĩa tư bản tự do độc quyền những khó khăn về kinh tế và những mâu thuẫnvốn có của chủ nghĩa tư bản tăng lên gay gắt nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫnkinh tế tăng mới xuất hiện đòi phải có sự phân tích kinh tế mới Cộng thêm sự xuấthiện của chủ nghĩa Mác chỉ ra xu thế vận động tất yếu của xã hội loài người vì thếnó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhà kinh tế học tư sản Trướctình hình đó, kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ tư bản và khắcphục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thay thế

14.8.2 Các đại diện tiêu biểu:

Trường phái cách tân nhất thế kỷ 20 Những nhà hình thức Nga là nhữngsinh viên văn học và ngôn ngữ học ban đầu chia thành hai nhóm: Nhóm Ngôn ngữhọc Mát-xcơ-va được thành lập năm 1915 với các thành viên nổi bật là RomanJakobson (1896-1982), Boris Tomashevsky (1890-1957)… Nhóm thứ hai là Hộinghiên cứu ngôn ngữ thơ ca (OPOJAZ) được thành lập năm 1916 ở SaintPetersburg với các đại biểu là Viktor Shklovsky (1893-1984), Yury Tynyanov(1894-1941), Boris Eikhenbaum (1886-1959)…

14.8.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Lý thuyết cung cầu

14.8.4 Nội dung:

Nhóm các nhà kinh tế học này giúp kinh tế học vi mô hiện đại công cụ phântích cơ bản về cung và cầu, tiện ích người tiêu dùng và cơ sở toán học để sử dụngnhững công cụ này Nhóm Cách Tân cũng cho thấy rằng trong nền kinh tế thịtrường tự do các yếu tố sản xuất – đất, lao động và vốn – đều nhận được giá trị thu

về bằng với mức đóng góp trong quá trình sản xuất Nguyên tắc này đôi khi đượcdùng để điều chỉnh phân phối thu nhập: có nghĩa là con người kiếm được bằng đúngvới mức tài sản họ đóng góp trong quá trình sản xuất Trường phái này ủng hộ tự do

Trang 20

cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thịtrường sẽ điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả.

14.8.5 Đánh giá chung

Những nhà kinh tế theo trường phái cách tân đã có dự phân tích cụ thể sựvận động của nền kinh tế trên cơ sở các quy luật của thị trường, nghiên cứu sâu hơncác quan hệ sản xuất trao đổi Thế nhưng họ lại vướng phải sai lầm khi khẳng địnhcác phạm trù kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn, họ muốn gạt bỏ mốiquan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động táchrời khỏi một thể chế chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhauđằng sau những hoạt động kinh tế

14.9 Học thuyết kinh tế trường phái trọng tiền:

14.9.1 Hoàn cảnh ra đời:

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lạilâm vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tếcủa Nhà nước tư sản trên học thuyết của trường phái Keynes Xuất hiện khuynhhướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư tưởng tự do kinh tế nhưngcó sửa đổi để thích ứng với tình hình mới dưới tên gọi là chủ nghĩa tự do mới Chủnghĩa tự do mới này được phát triển dưới nhiều tên gọi khác nhau như: chủ nghĩabảo thủ mới (ở Mỹ), chủ nghĩa tự do mới (ở Đức), chủ nghĩa cá nhân mới (ở Anh),chủ nghĩa kinh tế mới (ở Áo) …Một trong những trường phái chính của chủ nghĩanày đó là trường phái Trọng tiền hay Trường phái kinh tế tự do Chicago Chủ nghĩatrọng tiền được hình thành từ những năm 50 của thế kỉ XX

14.9.2 Các đại diện tiêu biểu:

Đại biểu nổi tiếng nhất và cũng là thủ lĩnh của trường phái này là MiltonFriedman, nhà kinh tế học người Mỹ Ngoài ra còn nhiều nhà kinh tế học lớn khácnhư: Allan Melizer, Jerry Jordan (cố vấn kinh tế của Reagan),…

14.9.3 Các học thuyết tiêu biểu:

Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập

Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân:

14.9.4 Nội dung:

Lập trường cơ bản của phái Trọng tiền là phải thả lỏng nền kinh tế và chốnglại sự can thiệp của chính phủ vào sự vận động của nền kinh tế Những người theophái này chủ trương vai trò của chính phủ là duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn địnhhằng năm và điều đó sẽ đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổnđịnh Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế, đồngthời nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường đảm bảo sự cân bằng cung cầutổng quát ở gần sát với mức sản lượng cân bằng Thay vì tập trung vào thất nghiệp,suy thoái, các nhà kinh tế theo trường phái trọng tiền hướng sự chú ý vào căn bệnhnguy hiểm nhất của nền kinh tế là lạm phát và đề ra cách chống lạm phát bằng cáchthực hiền các chính sách về tiền tệ Cụ thể như sau: thực hiện một chính sách tiền tệcụ thể, chủ động làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/ năm (phù hợp với tốc độtăng của tổng mức cầu tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềm năng)

Trang 21

14.9.5 Đánh giá chung

Học thuyết này đã đề ra một giải pháp hữu hiệu để tránh lạm phát khi họ

dùng chính sách tiền tệ như là một vũ khí vĩ mô rất mạnh mẽ và sắc bén sẽ loại trừđược những biến động cục bộ hay tác động của sức ỳ nhất định trong giá cả và tiềncông, làm cho nền kinh tế nhanh chóng trở lại thế cân bằng (do khối lượng tiền tệtăng lên với một tỉ lệ không đổi, từ 3% - 4% một năm) Bên cạnh đó học thuyết nàycũng vướng vào hạn chế như không đề cao sự can thiệp của Chính phủ để điều tiếtnền kinh tế Theo họ thì cơ chế thị trường tự do có thể điều tiết, giải quyết các vấn

đề kinh tế cơ bản một cách có hiệu quả, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước

Sự can thiệp của Nhà nước chỉ làm phá vỡ thế cân bằng thị trường và có hại cho nềnkinh tế Hơn nữa, họ chỉ quan tâm đến việc chống lạm phát mà không lưu tâm đếnsuy thoái và thất nghiệp, đây là căn bệnh trầm kha của chủ nghĩa tư bản

15 TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUA MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI

15.1 Một số vấn đề chung về tăng trưởng, phát triển kinh tế

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai phạm trù kinh tế dùng để chỉ nhữngbiến đổi về lượng và chất của nền kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới quanhững khoảng thời gian nhất định Thường người ta so sánh năm này với năm khác,một số năm này với một số năm khác Khái niệm về sự tăng trưởng và phát triển có

Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng sản phẩmquốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định(thường tính cho một năm)

Chỉ tiêu chính biểu hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GNP hoặcGDP của thời kỳ sau so với thời kỳ trước theo công thức:

GNP1 - GNP0 GNP0 x 100 (%)Hoặc

Trang 22

GNP1 và GDP1 là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời

kỳ sau

Do có sự biến động của giá cả (lạm phát) nên người ta phân định ra GNP,GDP danh nghĩa và GNP, GDP thực tế GNP và GDP danh nghĩa là GNP, GDP tínhtheo giá hiện hành của thời kỳ tính; còn GNP và GDP thực tế là GNP, GDP tínhtheo giá cố định của một năm được chọn làm gốc Vì vậy, trong thực tế có tăngtrưởng kinh tế danh nghĩa (tính theo GNP, GDP danh nghĩa) và tăng trưởng kinh tếthực tế (tính theo GNP, GDP thực tế)

Chất lượng tăng trưởng

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Theo nghĩa hẹp: chất lượng tăng trưởng có thể hiểu trong giới hạn ở

một khía cạnh đó là : hiệu quả của đầu tư, đánh giá qua chỉ tiêu hệ số ICOR; hoặccoi tương đương với khái niệm năng suất nhân tố tổng hợp, đánh giá chỉ tiêu TFP

Theo nghĩa rộng: chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới nội hàm của

quan điểm về phát triển bền vững, chú trọng tới tất cả ba thành tố: kinh tế, xã hội vàmôi trường

Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học nổi tiếng như: G.Beecker,R.Lucas, Amrtya Sen, J.Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăngtrưởng biểu hiện tập trung vào bốn tiêu chuẩn chính sau đây:

o Thứ nhất, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế

từ bên ngoài.

o Thứ hai, tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững.

o Thứ ba, tăng trưởng hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đồng thời quản lý Nhà nước hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ

lệ cao hơn.

o Thứ tư, tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được số người đói nghèo.

15.1.1.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Nó

là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cảithiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư như: tăng tuổi thọ, giảm suydinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao, v.v Tất nhiênthành quả của tăng trưởng kinh tế phải sử dụng công bằng, hợp lý mới có những tácdụng đó

Trang 23

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, giảm thấtnghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giảiquyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý Tăng trưởng kinh tế còn là tiền đềvật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng, song không phải sự tăng trưởngnào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn Sự tăng trưởng kinh tếquá mức có thể dẫn nền kinh tế đến "trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làmcho kinh tế xã hội thiếu bền vững; còn sự tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ ảnh hưởngtiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp

lý, tức là sự tăng trưởng phù hợp với khả năng của đất nước ở mỗi thời kỳ nhấtđịnh Xác định mức tăng trưởng hợp lý sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăngtrưởng bền vững Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn địnhtrong thời gian tương đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xãhội

15.1.1.3 Các nhân tố tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song các nhân tố cơ bản là:

• Vốn

Theo nghĩa rộng vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo

ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất

Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quátrình sản xuất Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn hiện vật và vốntài chính Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất nhưnhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Vốn tài chính là vốn tồn tại dướihình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán Vốn có vai trò rất quan trọng để tăngtrưởng kinh tế Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sửdụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital output Ration) Đó là tỷ lệtăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tế thành công thường khởiđầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3% có nghĩa làphải tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP

Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mứcvốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn

• Con người

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững Tất nhiên, đó

là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động

và được tổ chức hợp lý

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì:

Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức Còn vốn, tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn.

Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn để sản xuất Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế là để phát huy nhân tố con người.Đó chính là sự đầu tư cho phát triển

Trang 24

• Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế Đây

là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩmtốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tưcho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Ngày nay, khoa học - công nghệ đã trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của tăng trưởng kinh tế

• Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế Cơ cấu kinh tếbao gồm: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấukinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế mạnh của cácngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn lực phù hợp (vốn,sức lao động ) Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy các thế mạnh, các tiềmnăng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là yếu tố quan trọng của sự tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững

• Thể chế chính trị và quản lý nhà nước

Đây là một nhân tố quan trọng và có quan hệ với các nhân tố khác Thể chếchính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điềukiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được những khuyết tậtcủa những kiểu tăng trưởng kinh tế đã có trong lịch sử như: gây ô nhiễm môitrường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khuvực; đồng thời sử dụng và phát triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoahọc, công nghệ, mở rộng tích lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài(vốn, công nghệ ) để tăng trưởng kinh tế có hiệu quả

15.1.2 Phát triển kinh tế

Hai là, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của ngành dịch vụ

và công nghiệp trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống,nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng lên Đó là tính quy luật của quá trìnhvận động của nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn, hiện đại

Ba là, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư phải được cải thiện, tănglên Muốn vậy, không phải chỉ có GNP (hoặc GDP) theo đầu người tăng lên, màcòn phải phân phối công bằng, hợp lý kết quả tăng trưởng, bảo đảm sự tăng lên củathu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế mà mỗi người dân được hưởng, ổn địnhlạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ; chất lượng sảnphẩm ngày càng cao; bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 25

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế, phát triểnkinh tế là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

15.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế biểu hiện rõ rệt nhất ở sự tăng trưởng kinh tế Vì vậy, mọinhân tố tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế Nhưng pháttriển kinh tế có nội dung rộng hơn tăng trưởng kinh tế Do đó ngoài các nhân tố tăngtrưởng kinh tế, còn các yếu tố khác tác động đến sự phát triển kinh tế Dưới dạngkhái quát, sự phát triển kinh tế chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất

Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất tạo thành các yếu tố đầu vào của sảnxuất Số lượng và chất lượng của yếu tố đầu vào quyết định đến số lượng, chấtlượng của hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế Tronglực lượng sản xuất, ngoài các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì yếu tốcon người và khoa học, công nghệ có vai trò hết sức to lớn Ngày nay, khoa học trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế của các quốc gia Công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực công nghệcao, nếu được vận dụng phù hợp, sẽ sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăngnăng suất lao động, tạo ra hàng hóa có chất lượng cao và bảo vệ môi trường sinhthái Đây là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Tuy nhiên nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất luôn luôn là con người,đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Chỉ con ngườimới là nhân tố năng động, sáng tạo ra công nghệ mới và sử dụng công nghệ để tạo

ra của cải vật chất Vì vậy, đầu tư vào các lĩnh vực để phát huy nhân tố con ngườichính là đầu tư vào phát triển kinh tế

Những yếu tố thuộc về quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo hai hướng: một là,thúc đẩy phát triển kinh tế khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độphát triển của lực lượng sản xuất; hai là, ngược lại quan hệ sản xuất kìm hãm sựphát triển kinh tế nếu không có sự phù hợp Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp vớitính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức là có chế độ và các hìnhthức sở hữu tư liệu sản xuất phù hợp, các hình thức tổ chức kinh tế năng động, hiệuquả, các hình thức phân phối thu nhập công bằng, hợp lý, kích thích tính tích cực,sáng tạo của người lao động làm cho các nguồn lực của nền kinh tế được khaithác, sử dụng có hiệu quả, thì quan hệ sản xuất ấy thúc đẩy kinh tế phát triển

Những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế Sự tác động nàycó đặc điểm:

Một là, các yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng có mức độ tác độngkhác nhau đến sự phát triển kinh tế Chẳng hạn, các yếu tố như tư tưởng, đạo đức tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế, còn các yếu tố như chính trị, pháp luật, thểchế lại tác động trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn

Hai là, tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế cũng cóthể diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy sự phát triển kinh tế nếu nó phù hợp hoặc kìm

Trang 26

hãm sự phát triển nếu nó không phù hợp với hạ tầng cơ sở, với những yêu cầukhách quan của cuộc sống Ví dụ: những chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế nếuphù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triểnkinh tế.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ với nhau, tuy nhiênkhông phải lúc nào cũng đi liền với nhau Có những nước có tăng trưởng nhưngkhông phát triển vì mức sống của các tầng lớp dân cư giảm sút, bạo lực gia tăng.Song về mặt lý thuyết có thể có sự phát triển, nhưng không có tăng trưởng đó làtrong trường hợp GDP trên đầu người không tăng, nhưng giải quyết các vấn đề kháctốt hơn Mối quan hệ giữa phát triển và phát triển bền vững, tăng trưởng và chấtlượng tăng trưởng là mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau, trong đó vẫn đảmbảo nguyên tắc tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng của phát triển Tăngtrưởng về lượng nhưng không được duy trì ổn định và không đi đôi với cải thiện vềphúc lợi thì mục tiêu phát triển cũng không đạt được

Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạchtăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế

15.2 Một số lí thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế tiêu biểu

Lịch sử nghiên cứu tăng trưởng kinh tế tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội mà

ở những thời kỳ khác nhau, các quan điểm tiếp cận và phân tích tăng trưởng khácnhau Trong phần này, nhóm tác giả xin tóm lược lại những quan điểm cơ bảntương ứng với các thời kỳ nghiên cứu tăng trưởng kinh tế

15.2.1 Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế:

Từ thế kỷ XVII trở về trước, dường như nền kinh tế thế giới không hề tăngtrưởng Thomas Robert Malthus đã giải thích rằng: khi cung lương thực, thực phẩmtăng lên thì dân số cũng tăng lên, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn

Nhưng đến thế kỷ XVIII, khi mà cả hai nền kinh tế Anh và Hà Lan đã thànhcông trong việc nâng cao thu nhập bình quân, dưới áp lực của tăng dân số và quyluật lợi tức giảm dần trong nông nghiệp, của cải được tạo ra nhanh hơn tốc độ tăngdân số Mô hình Thomas Robert Malthus không còn phù hợp Lý thuyết cổ điển vềtăng trưởng kinh tế do các nhà kinh tế học cổ điển nêu ra mà các đại diện tiêu biểu

là Adam Smith và David Ricardo được coi là sự kế thừa có phát triển mô hìnhMalthus

15.2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith

Là một trong hai đại diện xuất sắc nhất của trường phái kinh tế cổ điển Anh,Adam Smith (1723-1790) coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định đến tăngtrưởng kinh tế Ông nổi tiếng với học thuyết “Giá trị lao động” và học thuyết “Bàntay vô hình”

Học thuyết “Giá trị lao động”:

Ông quan niệm chính lao động là thước đo duy nhất và chính xác nhất củagiá trị hàng hóa, chính lao động mới là nguồn gốc tạo ra của cải cho đất nước chứkhông phải đất đai, tiền bạc Ông coi sự phân công lao động là sự tiến bộ hết sức vĩđại trong việc phát triển sức sản xuất lao động và là nguồn gốc của sự giàu có Kếtquả của lao động tùy thuộc vào hai nhân tố là tỷ trọng lao động chiếm bao nhiêu

Trang 27

trong dân số và năng suất lao động Năng suất lao động tỉ lệ thuận với sự giàu có,năng suất quyết định giàu có Theo ông, sở dĩ năng suất lao động cao là nhờ vào sựphân công lao động nhằm tăng thêm tài khéo léo cho người lao động, tiết kiệm thờigian vị mất khi thay đổi công việc và giúp người lao động cả tiến, phát minh racông cụ lao động tinh xảo Do phân công lao động bắt nguồn từ thiên hướng traođổi của con người nên muốn phát triển phân công lao động thì phải đảm bảo thịtrường phải phát triển và tiền bạc là là một bánh xe vĩ đại của lưu thông Đồng thờiông cũng phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa bao gồm giá trị sử dụng và giá trịtrao đổi, giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi); ông còn phân biệt giá cả

tự nhiên và giá cả thị trường, tìm ra qui luật kinh tế của sự hình thành giá cả trên thịtrường, các qui luật về tiền lương và lợi nhuận,…

Lý thuyết “Bàn tay vô hình”:

Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chếthị trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học

cổ điển Theo ông, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất vàtrao đổi hàng hóa và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự

do cạnh tranh Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốtcủa con người

Liên minh trao đổi là đặc tính vốn có của con người Nó tồn tại vĩnh viễn vớiloài người Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuấtphát từ lợi ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình Lợi thế cá nhân chính

là mục đích, là động lực xuất phát Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích côngcộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cholợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội Bàn tay vô hình đó không nằm trong ýmuốn ban đầu của con người Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tếkhách quan chi phối hành động của con người Adam Smith gọi hệ thống các quyluật khách quan đó là một trật tự thiên định Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết đểcho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hànghóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch Quá trình

ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân Không aicần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả

Theo ông quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉcó CNTB mới là xã hội bình thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tựnhiên Ông cho rằng các chế độ xã hội trước đó là không bình thường Từ đó ôngcho rằng nhà nước không nên can thiệpvào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo

vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trongnước Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoàikhả năng của các chủ doanh nghiệp Ông cho rằng chính sách kinh tế tốt nhất củanhà nước là tự do kinh tế

15.2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo

Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra khoa kinh tế học thì DavidRicardo (1772 – 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất David Ricardo kếthừa các tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học củaThomas Robert Malthus

Ngày đăng: 18/06/2015, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w