Xe buýt luôn được xem là phương tiện giao thông quen thuộc của sinh viên trường ta khi mà phần lớn sinh viên đều chọn xe buýt là phương tiện đến trường hằng ngày với những tiện lợi không
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
MÔN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
ĐI LẠI BẰNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
GVHD: Đỗ Hoàng Oanh
Danh sách nhóm:
Huỳnh Thị Cẩm Duyên 030127110227 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 030127110233 Đặng Thị Ngọc Thảo 030127111446 Nguyễn Thị Thanh Thúy 030127111624 Nguyễn Hồng Yên 030127112047
TP.HCM, 04/2015
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 3Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Phần mở đầu 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 2: Phần nội dung 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.2 Mô hình dự kiến 5
2.3 Mô tả dữ liệu 5
2.4 Bộ số liệu điều tra 6
Chương 3: Ước lượng và phân tích mô hình 11
3.1 Ước lượng mô hình 11
3.2 Phân tích mô hình 12
3.3 Kiểm định mô hình 12
3.3.1 Kiểm định hệ số hồi quy 12
3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 13
3.3.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 13
3.3.4 Kiểm tra phương sai thay đổi 14
3.3.5 Kiểm tra sự tự tương quan 15
Kết luận 16 Phụ lục
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Xe buýt là từ lâu đã trở thành phương tiện giao thông vô cùng quan trọng và tiện ích của con người trong xã hội hiện đại ngày nay Ở Việt Nam, từ những năm
60 của thế kỷ trước, hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu xuất hiện loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt Qua hơn nửa thế kỷ phát triển, đến nay cả nước đã có 54/63 tỉnh, thành phố có xe buýt hoạt động với 627 tuyến (499 tuyến nội đô, 127 tuyến kế cận) với hơn 8.000 xe (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm hơn một nửa)
Mặc dù ra đời khá trễ ở Việt Nam nhưng xe buýt đã nhanh chóng trở thành phương tiện giao thông khá phổ biến, nhất là đối với học sinh, sinh viên Với vai trò là phương tiện công cộng, xe buýt đáp ứng được nhu cầu đi lại đa dạng trong giới hạn thu nhập còn ít ỏi của sinh viên
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chuyến xe buýt nối đuôi nhau dừng trước cổng các trường đại học, nơi tập trung một lượng sinh viên đông đảo nhất là vào những giờ cao điểm Và Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh cũng là 1 trong những nơi có nhu cầu khá cao về phương tiện xe buýt khi mà tại đây luôn xảy
ra tình trạng quá tải vào giờ tan trường do chỉ có duy nhất 1 tuyến xe buýt 53 đi ngang qua Xe buýt luôn được xem là phương tiện giao thông quen thuộc của sinh viên trường ta khi mà phần lớn sinh viên đều chọn xe buýt là phương tiện đến trường hằng ngày với những tiện lợi không nhỏ mà nó đem lại, nhất là giúp sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí đi lại trong giới hạn thu nhập khiêm tốn Nhận thấy vai trò không nhỏ của xe buýt đối với đời sống sinh viên Ngân hàng, nhóm chúng tôi đưa ra mô hình nghiên cứu về :
“ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐI LẠI BẰNG XE BUÝT
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM”
Trang 5Chương 1: Phần mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Đối với các đối tượng là nhân viên văn phòng và sinh viên, xe buýt là phương tiện đi lại không thể thiếu vì có thể giảm đáng kể chi phí cho đi lại, cũng như có tính an toàn cao Cũng giống như sinh viên các trường khác, sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM cũng là những đối tượng thường xuyên sử dụng xe buýt phục vụ cho nhu cầu đến trường và đi lại trên địa bàn thành phố Nhận thấy vai trò của phương tiện giao thông công cộng này đối với đời sống của sinh viên Ngân Hàng nhóm sinh viên chúng tôi đưa ra mô hình chung về :
“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU ĐI LẠI BẰNG
XE BUÝT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM “
1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Sinh viên đang theo học tại trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê mô tả Thu thập số liệu bằng bảng khảo sát, sử lý số liệu và đưa ra mô hình chung bằng phần mềm Eviews
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn giúp góp phần hiểu được các yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng như thế đến hoạt động đi lại bằng xe buýt của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng
Trang 6Chương 2 : Phần nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
Lý thuyết nghiên cứu: “ Ảnh hưởng của thu nhập đến cầu cá nhân ”
Nội dung:
Chúng ta cố định giá của bản thân hàng hóa và giá của các hàng hóa liên quan
và chúng ta xem xét sự thay đổi của lượng cầu khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi Bỏ qua phần tiết kiệm của người tiêu dùng Vì vậy, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên một lượng bao nhiêu thì chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên bấy nhiêu
Tỷ lệ chi tiêu của một hàng hóa là giá của hàng hóa nhân với lượng cầu về hàng hóa đó, tất cả chia cho tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập của người tiêu dùng Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên làm cho lượng cầu có xu hướng tăng lên Tuy nhiên, lượng cầu sẽ tăng lên các lượng khác nhau khi thu nhập tăng lên Việc người tiêu dùng chi tiêu bao nhiêu vào các loại hàng hóa khá nhau phụ thuộc vào mức thu nhập của họ Tỷ lệ chi tiêu của một hàng hóa chính là tỷ số về phần chi tiêu cho hàng hóa đó trong tổng thu nhập của người tiêu dùng
Độ co giãn của thu nhập đo lường sự dịch chuyển song song của đường cầu khi thu nhập thay đổi Hình 4.5 chỉ ra hai khả năng dịch chuyển do thu nhập tăng lên Co giãn theo thu nhập lớn hơn nếu đường cầu dịch chuyển từ DD sang D’D’ so với trường hợp đường cầu dịch chuyển từ DD sang D’D’ Khi thu nhập tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang trái, co giãn theo thu nhập âm, nghĩa là thu nhập cao hơn nhưng lượng cầu lại thấp hơn ở mọi mức giá
Trang 7Tất cả các hàng hóa thứ cấp đều là hàng hóa thiết yếu, vì độ co giãn của cầu theo thu nhập là âm Tuy nhiên, hàng hóa thiêt yếu cũng bao gồm những hàng hóa thông thường mà có độ co giãn của cầu theo thu nhập nằm trong khoảng từ 0 đến 1
Những định nghĩa này nói với chúng ta điều gì xảy ra với tỷ lệ chi tiêu khi thu nhập thay đổi còn giá của hàng hóa giữ nguyên Tỷ lệ chi tiêu của hàng hóa thứ cấp giảm xuống khi thu nhập tăng Nghĩa là thu nhập cao hơn liên quan đến lượng cầu
ít hơn ở mọi mức giá Ngược lại, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa cao cấp tăng lên khi thu nhập tăng lên Bởi vì độ co giãn của cầu theo thu nhập của hàng hóa cao cấp lớn hon 1, thu nhập tăng lên 1% thì lượng cầu về hàng hóa cao cấp tăng nhiều hơn 1% Nhưng thu nhập tăng làm giảm phần chi tiêu cho những hàng hóa thông thường thuộc loại thiết yếu Thu nhập tăng lên 1% làm cho lượng cầu tăng lên ít hơn 1%, dẫn đến tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa này giảm xuống
Bắt đầu từ điểm A trên đường cầu DD, co giãn theo thu nhập đo lường sự dịch chuyển của đường cầu khi thu nhập tăng 1% ở mức giá dịch chuyển tới điểm B trên đường cầu D’D’ phản ánh co giãn theo thu nhập thấp hơn dịch chuyển tới điểm
C trên đường cầu D”D” Dịch chuyển đường cầu sang trái khi thu nhập tăng thể hiện độ co giãn theo thu nhập âm
Hàng hóa thứ cấp thường là những hàng hóa có chất lượng kém hơn so với những hàng hóa thay thế khác có chất lượng cao hơn nhưng đắt hơn Những người nghèo hài lòng với việc tiêu dùng thịt có nhiều mỡ, quần áo có nhiều nylon Khi thu nhập của họ tăng lên Họ chuyển sang những loại thịt nạc hơn và quấn áo nhiều chất cotton hơn Vậy thu nhập tăng lên chắc chắn làm giảm cầu về thịt mỡ và quần
áo chất liệu nylon
Hàng hóa thông thường có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương Hàng hóa thứ cấp có độ co giãn của cầu theo thu nhập âm Hàng hóa cao cấp có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương Hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1
Dựa vào lý thuyết trên nhóm chúng em tiến hành nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu đi lại bằng xe buýt của sinh viên
Trang 82.2 Mô hình dự kiến:
Y = β 1 + β 2 ThuNhap+ β 3 QuangDuong + β 4 ThoiGianCho
Trong đó, nhóm kỳ vọng vào các hệ số hồi quy như sau :
- Khi thu nhập tăng , thì số lần đi xe buýt trong một tháng sẽ tăng.Do khi thu nhập tăng,những nhu cầu khác của sinh viên cũng tăng như vui chơi giải trí,
từ đó làm tăng nhu cầu đi lại bằng xe buýt Nghĩa là β2 > 0
- Khi quãng đường càng dài , thì nhu cầu đi lại bằng xe buýt của sinh viên
tăng lên, do đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, kỳ vọng β3 > 0
- Khi thời gian chờ đợi càng lâu, thì nhu cầu đi lại bằng xe buýt sẽ giảm, do mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất học tập, nên có thể
β4 < 0
2.3 Mô tả dữ liệu:
Mô hình:
Y = β 1 + β 2 ThuNhap+ β 3 QuangDuong + β 4 ThoiGianCho
Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc,là số lần đi xe buýt trong một tháng (đơn vị : lần)
ThuNhap : Thu nhập (đơn vị : triệu đồng), là biến giải thích
QuangDuong: Quãng đường (đơn vị : km), là biến giải thích
ThoiGianCho: Thời gian chờ xe buýt (phút), là biến giải thích
Tất cả các biến trong mô hình đều là biến định lượng
Trang 92.4 Bộ số liệu điều tra:
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
ĐI LẠI BẰNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Trang 1034 45 3.8 20 7
Trang 1178 40 3.5 8 5
Trang 12122 35 2.6 12 7
Nguồn : Số liệu điều tra thực tế bằng bảng hỏi của nhóm tại trường ĐH Ngân Hàng
Trang 13Chương 3: Ước lượng và phân tích mô hình
3.1 Ước lượng mô hình
Theo kết quả chạy mô hình hồi qui tuyến tính ta thu được mô hình như sau:
Dependent Variable: TIMES
Method: Least Squares
Date: 04/16/13 Time: 01:41
Sample: 1 150
Included observations: 150
Mô hình nhận được:
Y = 14.1274 + 8.6109ThuNhap+ 0.4141QuangDuong
-1.0300ThoiGianCho
(Kết quả làm tròn đến 4 chữ số)
Trang 143.2 Phân tích mô hình:
β 1 = 14.1274 > 0, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu
nhập, quãng đường và thời gian chờ đều bằng 0, thì số lần đi xe bus bình quân trong tháng của sinh viên Ngân hàng là 14.1274 số lần
β 2 = 8.6109 > 0,nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,khi thu nhập tăng lên 1 triệu đồng/tháng thì số lần đi xe bus bình quân trong tháng của sinh viên Ngân hàng tăng lên 8.6109 số lần
β 3 = 0.4141 > 0, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,khi quãng đường tăng lên 1km thì số lần đi xe bus bình quân trong tháng của sinh viên Ngân hàng tăng lên 0.4141 số lần
β 4 = -1.0300 < 0 nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thời gian chờ xe bus tăng lên 1 phút thì số lần đi xe bus bình quân trong tháng của sinh viên Ngân hàng giảm xuống 1.0300 số lần
So sánh với dấu kỳ vọng ban đầu, ta thấy phù hợp với dấu nhóm kỳ vọng Và phù hợp với lý thuyết kinh tế Ta thừa nhận mô hình này
R 2 = 0.7694 , nghĩa là mô hình giải thích được 76.94% sự thay đổi của biến Y khi các biến ThuNhap, QuangDuong và ThoiGianCho thay đổi Hay nói cách khác các biến ThuNhap, QuangDuong và ThoiGianCho giải thích được 76.94% cho mô hình
3.3 Kiểm định mô hình
Kiểm định mô hình với mức ý nghĩa 5%
3.3.1.Kiểm định các hệ số hồi quy :
Kiểm định β 2 (phương pháp p-Value)
Đặt giả thiết : H0 : β2 = 0
H1: β2 ≠ 0 Prob(ThuNhap) = 0.0000 < 0.05
Vậy bác bỏ giả thiết H0 , nghĩa là biến ThuNhap có ảnh hưởng đến biến Y
Trang 15Kiểm định β3 (phương pháp p- Value)
Đặt giả thiết: H0: β3=0
H1: β3 ≠ 0 Prob(QuangDuong) = 0.0004<0.05
Vậy bác bỏ giả thiết H0 , nghĩa là biến QuangDuong có ảnh hưởng đến biến Y Kiểm định β4 (phương pháp p-Value)
Đặt giả thiết: H0: β4=0
H1: β4 ≠ 0 Prob(ThoiGianCho)=0.000< 0.05
Vậy bác bỏ giả thiết H0 , nghĩa là biến ThoiGianCho có ảnh hưởng đến biến Y
3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ( phương pháp p - Value)
Đặt giả thiết: H0 : R2 = 0
H1 : R2 >0 Prob( F- statistic) = 0.0000 < 0.05
Vậy bác bỏ giả thiết H0 , nghĩa là mô hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%
3.3.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Ta thấy hệ số R2= 0.7694 < 0.8, con số này không cao lắm
Đặt giả thiết : H0 : Mô hình không bị đa cộng tuyến
H1: Mô hình bị đa cộng tuyến
Bảng correlation
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Từ bảng trên ta thấy, các hệ số tương quan cặp giữa các biến đều <0.8 => hệ
số tương quan cặp thấp
Vậy ta chấp nhân giả thiết H0, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
Trang 163.3.4 Kiểm tra phương sai thay đổi (Kiểm định White)
Heteroskedasticity Test: White
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 04/17/13 Time: 22:23
Sample: 1 150
Included observations: 150
Đặt giả thiết : H0 : Phương sai không thay đổi
H1 : Phương sai thay đổi
Ta thấy giá trị Prob Chi-Square(3)= 0.0009 < 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0 Vậy mô hình bị phương sai thay đổi Nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu nhỏ của nhóm, thì mô hình bị phương sai thay đổi có thể chấp nhận được
Trang 173.3.5 Kiểm tra sự tự tương quan (Kiểm định BG)
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 04/17/13 Time: 22:27
Sample: 1 150
Included observations: 150
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Đặt giả thiết : H0 : Mô hình không có sự tự tương quan
H1 : Mô hình có sự tự tương quan
Ta thấy giá trị Prob Chi-Square(1) = 0.0541 > 0.05 nên chấp nhận giả thiết H0 Vậy mô hình không có sự tự tương quan
Trang 183.4 Kết luận
Mô hình hồi qui
Phù hợp với lý thuyết kinh tế, không có hiện tượng đa cộng tuyến, không có sự tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi có thể chấp nhận được.Vậy ta thừa nhận mô hình này
Trang 19Phụ lục
PHIẾU KHẢO SÁT
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi xe buýt đến trường của SV ĐH Ngân Hàng TPHCM
Để tìm hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến nhu cầu đi xe buýt của các bạn sinh viên trong trường nên nhóm quyết định tiến hành khảo sát ngẫu nhiên nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài môn kinh tế lượng
1 Bạn là sinh viên năm thứ………
2 Mức thu nhập trung bình 1 tháng của bạn ( bao gồm tiền gia đình gửi, tiền đi làm thêm… )
a 2 triệu đồng
b 3 triệu đồng
c 4 triệu đồng
d Số khác ( ghi rõ ra)
3 Số lần đi xe buýt trung bình trong 1 tháng của bạn (cả đi và về)
……… lần
4 Quãng đường mà bạn đi xe buýt dài khoảng……….km
5 Thông thường, để đến trường bạn phải chờ xe buýt khoảng
……… phút
Cám ơn các bạn đã giúp nhóm chúng mình hoàn thành đề tài nghiên cứu này ~^^~