Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng ta sẽ tìm hiểu xem dân số, lạm phát, nguốn vốn FDI ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.. Trần Hoàng Ngân và cộng sự: Lạm phát và
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Trang 3
Chữ ký
Cô Hoàng Oanh
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ GDP, FDI, DÂN SỐ, LẠM PHÁT 3
1.1 GDP 4
1.2 Chỉ số FDI 4
1.3 Chỉ số lạm phát 5
1.4 Dân số 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 Mối quan hệ giữa dân số và GDP 6
2.2 Mối quan hệ giữa FDI và GDP 7
2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP 8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GDP, DÂN SỐ, FDI VÀ LẠM PHÁT 11
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GDP 13
4.1 Mô hình nghiên cứu 13
4.2 Thiết lập mô hình 13
4.3 Dữ liệu chạy mô hình 14
4.4 Xây dựng mô hình thực nghiệm 15
4.5 Kiểm định 16
4.5.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 16
4.5.2 Kiểm định hệ số hồi quy riêng với α = 5% 16
4.6 Chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình 23
4.6.1 Kiểm định biến bị bỏ sót 23
Trang 54.6.3 Kiểm định giả thiết phân phối chuẩn của U 29CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TRƯỞNGGDP 31TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh Đoàn kết 80 triệu dân
và giao lưu với thế giới mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích to lớn, mà phải
kể đến trước tiên là nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI Trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước,việc sử dụng nguồn vốn này hợp lí sẽ giúp tăng trưởng kinh
tế Nhưng mở cửa cũng khiến Việt Nam bị chi phối nhiều từ phần còn lại của thế giới như lạm phát tăng cao Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng ta sẽ tìm hiểu xem dân số, lạm phát, nguốn vốn FDI ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
1 Lý do chọn đề tài
- GDP (tổng sản phẩm quốc nội) được xem là một trong những chỉ sốquan trọng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia Nóđại diện cho tình hình sản xuất, sự tăng trưởng nền kinh tế, là thước đo thể hiệnchất lượng cuộc sống của người dân
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP luôn là một đề tài thiết thực,đặc biệt hơn khi nước ta đang trên đường mở cửa hội nhập thế giới, rất nhiều thửthách cũng như cơ hội mà chúng ta cần phải lưu ý trong việc định hướng
- Đã có rất nhiều bài báo, bài luận, nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn
đề này, mỗi đề tài có một hướng tiếp cận cũng như cái nhìn khác nhau, họ đềunêu lên tính cấp thiết và đề ra những giải pháp khác nhau Một lần nữa, nhómchúng em muốn thử sức cùng đề tài này, để đưa ra những quan điểm, nhận địnhcủa chính mình thông qua bài tiểu luận Kinh Tế Lượng “Phân tích các nhân tốtác động đến GDP ở Việt Nam”
Trong quá trình làm bài, cũng như trình bày không tránh khỏi những sai sót,mong nhận được sự góp ý của cô và tất cả các bạn
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở các đề tài nghiên cứu tiền nhiệm của các tác giả lớn trên thếgiới, nhóm tiến hành thu thâp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Ngân hàng Thếgiới (World Bank), Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF),Niên giám thống kê 2001, Niên giám thống kê 2005, nhằm tìm hiểu sự tác độngcủa các yếu tố: Dân số, FDI, lạm phát đến GDP của Việt Nam trong các năm qua
- Dựa trên đề tài nghiên cứu của tác giả Ivan O Kitov: GDP growth rateand population, Har Wai Mun et al: FDI and Economic Growth, Relationship: AnEmpirical Study on Malaysia, PGS.TS Trần Hoàng Ngân và cộng sự: Lạm phát
và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nguyễn Phú Tạ và Huỳnh Công Minh
(Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kỳ Thuật Công Nghệ TP.HCM):
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,
có cái nhìn tổng quát, tạo cơ sở lập luận, phân tích sự tác động của các yếu tố đếnGDP
- Thấy rõ mối quan hệ tác động của các chỉ tiêu: FDI, lạm phát, dân số đếnGDP, từ đó kiến nghị, đề ra các giải pháp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng nền kinh tế nước ta trong các năm qua
4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin và số liệu trên các phương tiện thông tin như các bàibáo, tạp chí về kinh tế, các trang mạng
Trang 8- Nghiên cứu định lượng thông qua các bước thu thập số liệu thứ cấp từnguồn data.worldbank.org và niên giám thống kê từ đó xử lý và phân tích nhằmđưa ra những kết luận cụ thể sự sự tác động của các yếu tố đến thu nhập quốcnội.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: đề tài này giúp cho chúng ta được hiểu rõ hơn về sự tác độngcũng như mối quan hệ giữa Dân số và Lạm phát cùng với FDI tới GDP
- Về thực tiễn: giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ GDP, FDI,
DÂN SỐ, LẠM PHÁT1.1 GDP
- Khái niệm: GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product (thu
nhập tổng sản phẩm quốc dân) là một trong những thước đo dùng để đánh giá thunhập và đầu ra quốc gia trong một nền kinh tế nhất định GDP được định nghĩa làtổng giá trị thị trường của tất cả những mặt hàng và dịch vụ đến tay người tiêudùng mà được sản xuất trong đất nước đó trong một giai đoạn thời gian cụ thể
- Cách tính: GDP là phương pháp tính lượng tiêu dùng:
GDP = tiêu thụ + tổng số đầu tư + chi tiêu chính phủ + (xuất khẩu – nhập khẩu)Tức là GDP = C+I+G+(X-M)
- Vai trò
GDP bình quân đầu người thường được dùng để biểu thị mứcsống trong một nền kinh tế, lý do cơ bản là tất cả những cư dân của nước đó đều
có lời từ sự gia tăng sản xuất của nền kinh tế
Ưu điểm lớn nhất trong việc sử dụng chỉ số GDP bình quân đầungười để biểu thị mức sống là ở điểm số này thường được đánh giá rộng rãi, liêntục và nhất quán Liên tục ở điểm là hầu hết tất cả các đất nước đều cung cấpthông tin về chỉ số GDP theo quý Nhất quán ở điểm các định nghĩa mang tínhchuyên ngành được dùng trong GDP đều có tính tương đối nhất quán giữa cácđất nước
Nhược điểm lớn nhất của GDP trong việc biểu thị mức sống là,GDP vốn không phải là thước đo của mức sống GDP được dùng để đánh giánhững dạng hình đặc biệt của các hoạt động kinh tế trong một đất nước Ví dụ,một nước có nền xuất khẩu tuyệt đối (100%) và không nhập khẩu tí nào sẽ có chỉGDP rất cao, nhưng mức sống lại cực kì thấp
1.2 Chỉ số FDI
- Khái niệm: FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct
Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
Trang 10nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhânhay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI
có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thấtnghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại nhữngcông ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán vàtạo công ăn việc làm cho người lao động FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngânsách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ramôi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại
Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ pháttriển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm laođộng, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này
1.3 Chỉ số lạm phát
- Tỷ lệ lạm phát (tiếng Anh: Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá củanền kinh tế Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế Thông thường, người
ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP Tỷ
lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm
- Tác động của lạm phát
Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ tăng của mức giá cả nói chung trongnền kinh tế theo thời gian Lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởngtiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Những tác động: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăngchi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp và toàn bộ nền kinh tế Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trongnước Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chitiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn
Trang 11 Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơtrục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất Lạm phát cao đặc biệt ảnhhưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặcbiệt là những người sống bằng thu nhập cố định.
1.4 Dân số
- Khái niệm: Tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa
lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dânsố
- Tác động của dân số
Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng Vì vậyquy mô cơ cấu và sự gia tăng của dân số liên quan trực tiếp đến nền kinh tế và tớitoàn bộ sự phát triển của toàn quốc gia Quy mô dân số lớn , nên lực lượng laođộng dồi dào , Việt Nam vừa có khả năng phát triển toàn diện các ngành kinh tếvừa có thể chuyên môn hóa lao động sâu sắc tạo điều kiện nâng cao năng suất laođộng, thúc đẩy xã hội phát triển Lực lượng lao động nước ta vào loại trẻ giữachuyển dịch và tạo ra tính năng động trong hoạt động kinh tế Hàng chục triệudân số là hàng chục triệu người tiêu dùng Đây là một thị trương thu hút đầu tư,kích thích sản xuất và phát triển kinh tế
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Mối quan hệ giữa dân số và GDP
Việc xem xét ảnh hưởng của thu nhập đến phát triển dân số, chúng ta có thể
kỳ vọng rằng tỷ suất sinh, tỷ suất tử của dân số sẽ chịu ảnh hưởng bởi mức thunhập Nhà kinh tế học cổ điển Thomas Malthus cho rằng với mức thu nhập caohơn đi đôi với tỷ suất sinh cao hơn (Dân số đông hơn) và tỷ suất tử giảm đi doông cho rằng trong nền kinh tế nông nghiệp khi mức thu nhập cao hơn Dân sốluôn đóng vai trò hai mặt trong sự phát triển Một mặt, dân số làm nguồn cungcấp lao động cho xã hội, mà lao động là lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất vàtinh thần cho xã hội Mặt khác họ là người tiêu dùng sản phẩm do chính conngười tạo ra, dân số và kinh tế là hai quá trình có tác động qua lại một cách mạnh
mẽ và có quan hệ mật thiết với nhau.Tính phức tạp của mối quan hệ giữa dân số,lao động và sự phát triển dẫn tới hình thành khuynh hướng khác nhau trong việc
Trang 12đáng giá mối quan hệ này Dù có những quan điểm khác nhau, song xét trênnhững vấn đề chung nhất thì dân số và phát triển là những quá trình tác động lẫnnhau thể hiện qua những nét chính sau đây: sự phát triển dân số tạo nên nguồnlực – nhân tố quyết định của mọi quá trình phát triển Nếu dân số quá thấp hạnchế sự phân công lao động xã hội Thiếu nhân lực, mọi quá trình phát triển mất đi
cả động lực và mục đích của nó Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để táisản xuất trong phạm vi từng gia đình cũng như phạm vi toàn xã hội Hậu quả củaquá trình này là năng suất lao động tăng chậm hoặc không tăng, thu nhập/ngườicũng như điều kiện sống và làm việc đều giảm Dân số tăng nhanh gây nên ảnhhưởng xấu tới môi trường Mật độ dân số cao dẫn đến nạn phá rừng lấy đất ở, đấtcanh tác và lấy chất đốt, đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên.Quan hệ giữa dân số - kinh tế TP.Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Bích Hồng- PhòngNCPT Viện Kinh tế)
2.2 Mối quan hệ giữa FDI và GDP
Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất Vốnđầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài Cácquốc gia đang phát triển muốn tích lũy vốn trong tương lai cần có sự hy sinh tiêudùng cá nhân trong hiện tại Vốn đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc,thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợiích chung của toàn xã hội Đó là lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng củaquốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu tư Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từnước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém Các nhà kinh tế học đã chỉ
ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư Harod Domar đã nêu côngthức tính hiệu suất sử dụng vốn, viết tắt là ICOR (Incremental Capital OutputRatio) Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP Những nền kinh tếthành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICORthấp, thường không quá 3%, có nghĩa là muốn tăng 1% GDP thì vốn đầu tư phảităng 3%
FDI là một thành phần của nền kinh tế, đóng góp vào quá trình trình tăngtrưởng chung của toàn nền kinh tế Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước FDI
Trang 13góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sảnphẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo FDI tácđộng tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu FDI còn góp phần ổn địnhthị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung cấp cho thị trườngnội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước sản xuất thay vìphải nhập khẩu như trước đây Đồng thời, FDI còn góp phần thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; tạo việc làm, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; là kênh chuyển giao công nghệ quantrọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế; có tác động nângcao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; gópphần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lựcđối với việc cải thiện môi trường kinh doanh; và góp phần quan trọng vào hộinhập quốc tế.
2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và GDP
Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát vàtăng trưởng
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạmphát và tăng trưởng Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấpnhận một tỷ lệ lạm phát nhất định.Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạmphát di chuyển cùng chiều Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạmphát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướnggiảm đi
Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạmphát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độlớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Lập luận này cũng được thể hiện trong côngthức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of
Trong đó:
M: cung tiềnV: Hệ số tạo tiềnP: Giá
Trang 14Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâmđến việc tăng giá hàng hóa Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suygiảm bởi lạm phát Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởngnguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế.
Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bịảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng Nếu cungtiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra Nếugiữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004)phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) chorằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiềnthành các tài sản sinh lợi Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh
tế và thúc đẩy kinh tế phát triển Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng
có mối quan hệ cùng chiều
Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế họcSidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm vớichủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng”(superneutral) với lạm phát Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độclập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởngđến tăng trưởng kinh tế
Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăngcao sẽ làm cho tăng trưởng giảm
-Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khácnhau, tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minhmối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của cáctrường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng khôngphải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại Trong ngắn hạn, khi lạmphát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều
Trang 15Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạmphát Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó,nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng Trong dàihạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăngtrưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nềnkinh tế.
Trang 16CHƯƠNG 3 :THỰC TRẠNG GDP, DÂN SỐ, FDI
VÀ LẠM PHÁT
Trong hơn 25 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõrệt Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bìnhquân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăngbình quân 8,2% Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính châu Á Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ởmức cao và ổn định Năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004: 7,7% ; năm 2005 : 8,4% ;năm 2006: 8,2% ; năm 2007: 8,5% và năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảngkinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%.Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính đã thực sự để lại hậu quả trên phạm vitoàn cầu, ước tính GDP toàn cầu giảm 2,2%, một sự sụt giảm đáng kể nhất trong
số những cuộc khủng hoảng từ sau chiến tranh Thế giới đến nay Nhưng Kinh tếViệt Nam lai nổi lên trong cơn bão khủng hoảng, với tốc độ tăng trưởng 5.3%nam 2009, 6.8% năm 2010, 5.8% năm 2011 Giai đoạn 1986 đến 1990, mặc dùtốc độ tăng trưởng kinh tế là 3,9%tuy nhiên dân số tăng 2,2% nên tỷ lệ GDP đầungười cũng chỉ đạt 1,7% giai đoạn 1990-1995 sản xuất phát triển, tỷ lệ tăng GDPkhá, tỷ lệ tăng dân số chỉ là 2% nên mức sống được cải thiện, GDP bình quânđầu người lên đến 6,3%.Với mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong giaiđoạn khó khăn đó đã khẳng định tiềm lực kinh tế và vai trò của Chính phủ trongđiều hành nền kinh tế cũng như thúc đẩy cải cách nhằm tạo khả năng thích ứngkhá tốt của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chung thế giới, tạo sự tin tưởngbạn bè quốc tế vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai,cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư FDI,ODA,… Việt Nam đã công nhận mộtcách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nângcao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị
Trang 17trường quốc tế … Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988
-1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta Nhưng từnăm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án vàvốn đăng ký 16,244 tỷ USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD Trong đó, chỉ riêngnăm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộckhủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mônhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD,năm 2004 là 4,547 tỷ USD Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997
Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốnđăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD Từ năm 2006 tới nay, ViệtNam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI Con số giải ngân cũng khá tíchcực Các nhà đầu tư coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn Trong 7 tháng đầu năm
2008, đã có hơn 45,49 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp giấychứng nhận đầu tư vào Việt Nam Về tổng vốn cam kết, 654 dự án đầu tư mớiđăng ký tổng vốn 43,7 tỉ USD và 188 dự án đang hoạt động quyết định tăng vốnvới số vốn tăng thêm đạt 788 triệu USD Tổng kim ngạch buôn bán trong 7 thángđầu năm 2008 đạt 88,77 tỉ USD nhưng mức thâm hụt thương mại trong cùngkhoảng thời gian cũng lên tới 15 tỉ USD Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quantrọng hình thành nhiều ngành kinh tế, như khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy,điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc; cũng như góp phần hìnhthành một số khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiềukhách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê Lĩnh vực dịch
vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinhdoanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cáctầng lớp dân cư Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từnăm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký
Một thành tựu khác, tính đến cuốinăm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ
Trang 18sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngàycàng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.Nguồn vốn FDI lớn cùng lực lượng lao động dồi dào, khoảng 88 triệu dân gópphần quan trọng tác động cho sự tăng trưởng GDP của Việt Nam Tuy nhiên khókhăn vẫn còn đó, vấn đề mà Việt Nam luôn phải giải quyết trong suốt quá trìnhphát triển kinh tế đó là kiểm chế lạm phát Lạm phát phần nào sẽ gây ngộ nhậncho sự tăng trưởng GDP Giai đoạn 1986- 1990, Việt Nam vẫn ở cao trào củacuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế- chính trị- xã hội sau sai lầm của cuộc tổngđiều chỉnh giá-lương- tiền năm 1985, lạm phát vẫn ở mức 3 con số, năm 1986 là775%, 1987 là 223%; 1988 là 349%; đồng tiền bị mất giá khiến chính phủ phảiđổi tiền bất đắc dĩ Lần sốt giá nhất là giá vàng vào quý I/1989 tăng 3,2 lần so vớinăm 1988( 5 triệu đồng/lạng dầu năm 1989 so với 1,6 triệu đồng/lạng năm 1988.Đồng tiền VND liên tục bị mất giá so với USD do tình trạng đổi tiền mới có sứcmua bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ (quyết định 01/HĐTB-TĐ ngày13/9/1985), tình trạng đôla hóa diễn ra trầm trọng và phổ biến, vật giá liên tục leothang.
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GDP4.1 Mô hình nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least Square ) để chạyhồi quy tuyến tính nhằm đo lường sự tác động của các yếu tố như: đầu tư trựctiếp (FDI), dân số, lạm phát (LP) tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
4.2 Thiết lập mô hình
Mô hình hồi quy
Yi = β1 + β2X2i + β3X3i + β4X4i+ ui
Trong đó:
Trang 194.3 Dữ liệu chạy mô hình
Bài viết sử dụng bảng số liệu thời gian gồm 27 quan sát (1985-2011),mỗi quan sát tương ứng với tổng thu nhập quốc nội GDP (Y), dân số DS (X2),đầu tư trực tiếp FDI (X3), lạm phát (X4)
Hàm hồi quy mẫu SRF được xây dựng từ 27 quan sát:
(Triệu USD)
DS (Triệu người)
FDI (Triệu USD)
Lạm phát (%)
Trang 20Adjusted R-squared 0.871277 S.D dependent var 31961.07 S.E of regression 11467.00 Akaike info criterion 21.66829 Sum squared resid 3.02E+09 Schwarz criterion 21.86026 Log likelihood -288.5219 Hannan-Quinn criter 21.72537 F-statistic 59.66119 Durbin-Watson stat 1.356393 Prob(F-statistic) 0.000000
Từ bảng kết xuất, ta có mô hình hồi quy mẫu: