1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn hành vi tổ chức Phân tích các yếu tố tác động đến việc động viên sinh viên học tập

19 711 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 211,18 KB

Nội dung

Tương quan giữa Thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow và hai nhân tố của Frederich Herzberg...10 Chương 2 – CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP... Tuy nhiên, chất lượn

Trang 1

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NG Đ I H C KINH T THÀNH PH H CHÍ MINH ẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ế THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ố HỒ CHÍ MINH Ồ CHÍ MINH

đ ng đ n vi c đ ng ộng đến việc động ếu tố tác ệc động ộng đến việc động

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 9/2014

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Chúng tôi – những thành viên thuộc nhóm Ba môn Hành vi Tổ chức tối thứ 2 tại giảng đường Nguyễn Tri Phương xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Văn Chương

Chúng tôi chân thành cám ơn thầy vì thầy đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt tám tuần học tập Trong những tuần lễ ấy, bằng những lời giảng giải cô đọng súc tích, với những tình huống thú vị, thầy đã dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh hấp dẫn của môn học Xin tri ân thầy vì thầy đã giúp đỡ và động viên chúng tôi rất nhiều trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này

Chúng tôi cũng gửi lời cám ơn này đến các bạn học viên đang học lớp Hành vi Tổ chức phòng B212 của Giảng đường Nguyễn Tri Phương Chính nhờ sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các bạn mà chúng tôi mới có thể hoàn thiện phần nghiên cứu này một cách đầy đủ nhất

Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý và bổ sung ý kiến của thầy và các bạn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 3

MỤC LỤC

N I DUNG ỘI DUNG

MỞ ĐẦU 4

1 Xác định vấn đề 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa của đề tài 5

Chương 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Các khái niệm 6

1.1.1 Nhu cầu 6

1.1.2 Động cơ 6

1.1.3 Động cơ học tập 6

1.1.4 Động viên 7

1.2 Các học thuyết 7

1.2.1 Thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow 7

1.2.2 Thuyết hai nhân tố của Frederich Herzberg 8

1.2.3 Tương quan giữa Thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow và hai nhân tố của Frederich Herzberg 10

Chương 2 – CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP 11 2.1 Căn cứ trên động cơ học tập của sinh viên 11

2.1.1 Động cơ hoàn thiện tri thức 11

2.1.2 Đông cơ quan hệ xã hội 11

2.2 Căn cứ trên học thuyết hai nhân tố 11

2.2.1 Nhân tố duy trì sinh viên học tập 12

2.2.2 Nhân tố động viên sinh viên học tập 13

Chương 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15

3.1 Kết luận 15

3.2 Khuyến nghị - Đề xuất 15

3.2.1 Với những yếu tố duy trì 15

3.2.2 Với những yếu tố động viên 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM 3

-oOo -ST

T

SB

D HỌ VÀ TÊN CHỮ KÝ

MỨC ĐỘ THAM GIA

GHI CHÚ

1 44 Lê Xuân Đa Minh

Làm chương III Lên đề cương nhóm Tổng hợp bài viết

Nhóm trưởng

In tài liệu

Lên đề cương nhóm

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Xác định vấn đề

Sinh viên có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Để đảm nhiệm được trọng trách của mình, trước hết sinh viên phải học tập tốt Học tập là hoạt động cơ bản nhất trong lối sống sinh viên

Tuy nhiên, chất lượng học tập chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan

và chủ quan, đặc biệt động cơ học tập là yếu tố rất quan trọng có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập của các bạn sinh viên Vậy các động cơ gì thúc đẩy sinh viên học tập? Những yếu tố nào tác động đến việc động viên sinh viên?

Với đề tài này, nhóm 3 chúng tôi sẽ nghiên cứu và phân tích, để từ đó đưa ra các giải pháp giúp động viên sinh viên học tập hiệu quả hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Biết được động cơ học tập của sinh viên, hiểu được các yếu tố tác động đến việc động viên sinh viên học tập Từ đó, đưa ra cách giúp tăng cường các yếu tố có tác động tốt và giảm thiểu các yếu tố có tác động xấu nhằm giúp động viên sinh viên học tập hiệu quả hơn

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

3.1 Phương pháp

Nhằm đạt đđược kết quả nghiên cứu chính xác chúng tôi đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp chung: Phương pháp phân tích và tổng hợp để xử lý thông tin

- Phương pháp riêng: Phương pháp thu thập và xử lí thông tin bằng việc quan sát và phỏng vấn điều tra khảo sát ý kiến của nhiều bạn sinh viên

- Kết hợp thông tin từ khảo sát để đưa ra giải pháp cho vấn đề

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và phù hợp với thực tiễn làm việc và học tập, nhóm sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các sinh viên chính quy văn bằng 2 đang học tại trường Đại học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh

Trang 6

4 Ý nghĩa của đề tài

- Xây dựng được cơ sở lý thuyết và thực tiễn để thấy được các yếu tố tác động đến việc động viên sinh viên học tập

- Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tế, kết hợp với các hoạt động của lớp học để góp phần động viên sinh viên lớp VB2 K16B trong việc học tập

Trang 7

Chương 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Nhu cầu

Là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau

Ví dụ: nhu cầu về ăn mặc, vui chơi giải trí,

1.1.2 Động cơ

Động cơ (hay một sự thôi thúc) là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động Theo từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”

Ví dụ: động cơ để làm việc, học tập,…

1.1.3 Động cơ học tập

Động cơ học tập là: “một động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi.”

Có rất nhiều cách phân loại động cơ học tập Sau khi phỏng vấn và khảo sát một

số bạn sinh viên văn bằng hai và dựa trên bảng câu hỏi QMF của Forner, nhóm ba chúng tôi thống nhất thành ba yếu tố: nhu cầu thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai

1.1.3.1 Nhu cầu thành công Nhu cầu thành công: Được hiểu như những yếu tố tâm lý bên trong thôi thúc con người vươn tới sự thành thạo, điêu luyện nhằm đạt được kết quả cao nhất trong công việc

1.1.3.2 Nhu cầu tự điều khiển

Trang 8

Nhu cầu tự điều khiển: Thể hiện sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm, hành

vi của mình Nhu cầu tự điều khiển được phản ánh qua niềm tin và ý chí của mỗi cá nhân Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm

đã chấp nhận

1.1.3.3 Triển vọng tương lai Triển vọng tương lai: Có tác động giúp động cơ được hình thành một cách rõ ràng và đúng đắn Triển vọng tương lai định hướng nghề nghiệp và cuộc sống sau này của mỗi cá nhân

Mối quan hệ giữa nhu cầu thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai: Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự hình thành và phát triển động cơ học tập Triển vọng tương lai phản ánh đích đến của nhu cầu thành công trong tương lai, có tác động thúc đẩy nhu cầu thành công Nhu cầu tự điều khiển có tác động điều chỉnh nhu cầu thành công ở mức độ không gây thiệt hại đến sự phát triển của nhân cách Nhu cầu thành công cần cả hai yếu tố đó để có thể trở thành động cơ học tập đúng đắn

1.1.4 Động viên

Động viên là các tác nhân tâm lý quyết định phương hướng hành vi của một cá nhân trong một tổ chức, mức độ nỗ lực của cá nhân, mức độ kiên trì trong việc đối mặt

với những khó khăn trước mắt Như vậy, động viên sinh viên học tập là: “tạo ra sự nỗ lực hơn ở sinh viên trong quá trình học tập trên cơ sở thoả mãn nhu cầu cá nhân.”

Tại sao cần động viên sinh viên?

Động viên đúng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành vi của sinh viên trên cơ sở đó các mục tiêu học tập được thực hiện Muốn động viên được sinh viên, nhà quản trị phải căn cứ trên động cơ học tập của sinh viên để tạo ra động lực thúc đẩy họ học tập chăm chỉ hơn

Dựa vào những gì đã nói ở trên và trong khuôn khổ của bài tiểu luận, nhóm 3 chúng tôi sẽ tiến hành phân tích hai thuyết động lực: Thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow và Thuyết hai nhân tố của Frederich Herzberg để rút ra những yếu tố

có tác động đến việc động viên sinh viên học tập

Trang 9

Abraham Maslow (1908 – 1970) phát triển trên cơ sở nghiên cứu hành vi trong tương quan nhu cầu con người Hành vi con người phụ thuộc mức độ thỏa mãn nhu cầu của họ Nhu cầu con người đa dạng nhưng được xếp vào theo 5 bậc chủ yếu theo trình

tự như sau:

Nhu cầu được thỏa mãn theo thứ tự từ thấp lên cao Tại mỗi thời điểm con người chú động đến một nhu cầu nổi trội

1.2.2 Thuyết hai nhân tố của Frederich Herzberg

1.2.2.1 Lý thuyết về học thuyết hai nhân tố

Học thuyết hai nhân tố đã được Frederick Herzberg phát triển từ thuyết động viên của ông ta qua một cuộc khảo sát các chuyên gia làm việc trong xí nghiệp liệt kê các nhân tố làm họ thõa mãn và các nhân tố làm cho họ được động viên cao độ Và phát hiện của Frederick Herzberg đã tạo ra 1 sự ngạc nhiên lớn Frederick Herzberg đã chỉ ra rằng đối nghịch của sự bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với sự thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn Từ đó F.Herzberg đã chia các nhân tố thành 2 nhóm: Nhân tố động viên và Nhân tố duy trì

1.2.2.2 Nhân tố động viên

Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công tác còn được gọi là các

NHÂN TỐ ĐỘNG VIÊN (Đối với các nhận tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ

tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm việc tích cực và chăm chỉ hơn Nhưng nếu không giải quyết tốt sẽ thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc bất mãn)

Trang 10

Các nhân tố liên quan đến sự bất mãn còn được gọi là các NHÂN TỐ DUY TRÌ

hay lưỡng tính (Đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn nhưng nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã thỏa mãn

Ví dụ: Nếu điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho sự học tập và nghiên cứu của sinh viên chưa được xây dựng tốt và trang bị đầy đủ thì sẽ tạo ra sự bất mãn, song nếu

nó được xây dựng đúng thì chưa chắc tạo ra cho bạn sự thỏa mãn

1.2.2.4 So sánh giữa hai nhân tố động viên và duy trì:

Dưới đây là bảng so sánh giữa hai nhân tố duy trì và động viên trong một tổ chức bất kỳ

Các nhân tố duy trì

(Liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân và tổ

chức, bối cảnh làm việc hoặc phạm vi công việc )

Các nhân tố động viên

(Liên quan đến tính chất công việc, nội dung công việc và những tưởng thưởng )

 Phương pháp giám sát

 Hệ thống phân phối thu nhập

 Quan hệ với đồng nghiệp

 Điều kiện làm việc

 Công việc ổn định

 Chính sách của công ty

 Quan hệ giữa các cá nhân

 Sự thử thách công việc

 Các cơ hội thăng tiến

 Ý nghĩa cũa các thành tựu

 Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện

 Ý nghiã của các trách nhiệm

 Sự công nhận

 Sự thành đạt

Dựa vào bảng phân tích ở trên, ta thấy được nhân tố duy trì chính là những vấn

đề hướng ngoại, còn nhân tố động viên chủ yếu là những vấn đề hướng nội, mà cụ thể ở đây, đối với việc động viên sinh viên học tập, những nhân tố hướng nội sẽ liên quan đến nhu cầu và động cơ học tập của sinh viên Điều này chúng tôi sẽ bàn sâu hơn ở chương 2

Trang 11

Các Nhân Tố Duy Trì Các Nhân Tố Động Viên

Ảnh hưởng của các nhân tố

Khi Đúng Khi Sai Khi Đúng Khi Sai

Không có sự bất

mãn

Không tạo ra sự

hưng phấn hơn

Ảnh hưởng tiêu cực (chán nản, thờ ơ, )

Động viên được tăng cường, hưng phấn hơn trong quá trình học tập

Không có sự bất mãn (Vẫn giữ được mức bình thường)

Theo Herberg, muốn động viên tốt nhà quản trị cần phải thỏa mãn cả hai nhân tố động viên và duy trì Thiếu một trong hai sẽ khiến vấn đề động viên trở thành điều bất khả

1.2.3 Tương quan giữa Thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow và hai

nhân tố của Frederich Herzberg

Sự tương quan giữa hai thuyết này được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Thang nhu cầu Maslow Hai nhân tố Herzberg

Tự thể hiện

Động viên

Tôn trọng

Xã hội

An toàn

Duy trì Sinh lý

Dựa vào bảng trên, ta thấy được rằng để động viên sinh viên học tập cần thỏa mãn nhu cầu xã hội, tôn trọng và tự thể hiện Hay nói cách khác, sinh viên văn bằng hai đi học không phải vì cơm áo gạo tiền là chính, mà động cơ thúc đẩy chính là nhu cầu được giao tiếp và tạo mối quan hệ, nhu cầu nâng cao tri thức để được tôn trọng và nhu cầu thể hiện chính mình trước mọi người

Trang 12

Chương 2 – CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP

2.1.Căn cứ trên động cơ học tập của sinh viên

Sau khi khảo sát và phỏng vấn, chúng tôi thấy rằng nhu cầu triển vọng tương lai

có tác động lớn nhất đối với sinh viên, sau đó là nhu cầu tự điểu khiển và cuối cùng là nhu cầu thành công Nhu cầu triển vọng tương lai của sinh viên khá cao và vượt trội hơn hai loại động cơ còn lại Nhu cầu thành đạt và nhu cầu tự điều khiển xấp xỉ nhau

Điều này chứng tỏ sinh viên học tập nhằm lĩnh hội tri thức không phải đơn thuần

vì để dành điểm tốt hay nhận được sự ngợi khen từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình… mà quan trọng là những định hướng tương lai sắp tới trong cuộc đời và xây dựng mối quan

hệ trong công việc, nhất là với sinh viên văn bằng hai

Đúc kết lại, hai yếu tố tác động đến việc động viên sinh viên học tập chính là động cơ hoàn thiện tri thức và quan hệ xã hội

2.1.1 Động cơ hoàn thiện tri thức

Động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chủ yếu đối với sinh viên văn bằng hai Mục đích học đại học để có kiến thức sâu rộng là mục đích có chiều hướng tích cực, giúp sinh viên thúc đẩy việc học tập một cách tích cực hơn

2.1.2 Đông cơ quan hệ xã hội

Đối với sinh viên văn bằng hai, những sinh viên đã bắt đầu đi làm tại các công ty thì động cơ tạo mối quan hệ xã hội trong lớp cũng có vai trò quan trọng không kém Chính động cơ này góp phần duy trì tinh thần học tập và làm việc nhóm nơi sinh viên

2.2.Căn cứ trên học thuyết hai nhân tố

Trang 13

Căn cứ trên học thuyết hai nhân tố và tham khảo thêm các tài liệu, chúng tôi xin mạn phép liệt kê một số nhân tố tác động đến việc động viên học tập có thể được liệt kê như sau:

Các Nhân Tố Duy Trì Các Nhân Tố Động Viên

1 Điều kiện học tập cơ sở vật chất

2 Tài liệu giảng dạy và học tập

3 Môi trường giảng dạy và học tập

4 Cách đánh giá kết quả

5 Tổ chức giảng dạy

1 Vai trò của cha mẹ và bạn bè

2 Phong trào thi đua khen thưởng khích lệ động viên tinh thần

3 Khuyến khích nghiên cứu

4 Chính sách hỗ trợ học bổng

5 Tạo ra cơ hội phát triển

6 Tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ

Như đã nói trong phần học thuyết, để động viên sinh viên học tập hiệu quả cần có sự phối hợp giữa hai nhân tố động viên và duy trì Do đó, nhóm chúng tôi quyết định phân tích cả hai khiến cạnh này nhằm mang lại cái nhìn toàn diện trong việc phân tích và ứng dụng trong thực tiễn

2.2.1 Nhân tố duy trì sinh viên học tập

Để cho sinh viên có thể được học tập và nghiên cứu trong 1 môi trường tốt thì trước mắt nhà trường phải đáp ứng được các nhân tố thuộc nhóm duy trì:

2.2.1.1 Điều kiện học tập – cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị là một tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc động viên sinh viên học tập Hệ thống cơ sở vật chất tốt và đầy đủ thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên, tạo hứng thú, và niềm say mê học tập cho sinh viên cũng như đảm bảo công tác giảng dạy của giảng viên

2.2.1.2 Giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập

Môn học trong chương trình đào tạo cùng với nội dung, giáo trình đi kèm là yếu

tố hàng đầu mang lại tri thức, sự hiểu biết, kỹ năng cho sinh viên Nội dung các môn học cũng như hệ thống giáo trình rõ ràng, đi sâu vào thực tiễn và có tính áp dụng cao sẽ thúc đẩy thái độ học tập của sinh viên nhằm tích luỹ kiến thức

2.2.1.3 Môi trường giảng dạy và học tập

Ngày đăng: 07/08/2015, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w