Vì vậy, ngày nay một doanh nghiệp, một tổ chức muốn phát triển lâu dài thì ngoài chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, tài chính… thì việc tìm hiểu văn hóa tại nơi doanh nghiệp muốn đầu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -MÔN HỌC HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề Tài Cá Nhân
VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y
DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
GVHD : Th.S Nguyễn Văn Chương
MSSV : 33131020648 LỚP : QT004-VB2-K16
Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 /2015
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 thang 9 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Vă Chương
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu:
Chương 1: Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Y Được Phẩm Vimedmex Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Văn Hóa Doanh Nghiệp.
Kết Luận.
Tài Liệu Tham Khảo.
Lời Mở Đầu
Chúng ta thấy không phải ngẫu nhiên mà tập đoàn bán lẽ lớn nhất thế giới “Wal – Mart” lại rất thành công ở Mexico, nhưng lại thất bại ở Đức và Hàn Quốc
Không phải những nhà quản trị của Wal Mart không có năng lực quản lý, dẫn việc kinh doanh không khả quan Mà ở đây yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thất bại là những nhà quản trị của Wal Mart không hiểu rõ về văn hóa bản địa, văn hóa tiêu dùng, thị hiếu, sở thích của nguồn nhân lực, khách hàng
Vì vậy, ngày nay một doanh nghiệp, một tổ chức muốn phát triển lâu dài thì ngoài chiến lược kinh doanh, nguồn nhân lực, tài chính… thì việc tìm hiểu văn hóa tại nơi doanh nghiệp muốn đầu tư cũng như xây dựng một nền văn hóa đặc thù cho chính doanh nghiệp là yếu tố được quan tâm hàng đầu
Do đó, để biết được rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu đề tài tiểu luận “
Vai Trò Của Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex ” Mặc dù đã hết sức cố gắng, song bài viết khó tránh khỏi những hạn chế và sai
sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4Chương 1 Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Y Được Phẩm
Vimedmex.
1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex 1.1 Tổng Quát về công ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex.
CÔNG TY CỔ PHẦN Y – DƯỢC PHẨM VIMEDIMEX
VIMEDIMEX Medi- Pharma Joint - Stock Company(VIMEDIMEX)
Địa chỉ : 246 Cống Quỳnh, P Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM
Điện thoại : 08-39.25.42.64 Hotline : 08-39.25.69.32 Fax : 08- 39.25.22.65
VIMEDIMEX Email : vimedimex@vietpharm.com.vn
Website : www.vietpharm.com.vn
Mã cổ phiếu :VMD
1.2 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển.
Ngày 06/11/1984, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế được thành lập theo quyết định số 1106/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y Tế Là Doanh nghiệp nhà nước và cũng là Công Ty Xuất Nhập Khẩu đầu tiên của Bộ Y Tế nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ngày 22/04/1993 tên gọi chính thức của Công Ty được đổi thành là “Công ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế II TP HCM” gọi tắt là “VIMEDIMEX II (HCM)”
Ngày 26/12/2005 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế II đổi thành Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm VIMEDIMEX
Trải qua 31 năm hoạt động trong lãnh vực dược phẩm VIMEDMEX đã và đang phấn đấu đạt được mục đích của mình là nhà phân phối hang đầu Việt Nam, tạo được uy tín với khách hàng
Một số thành tích nổi bật mà VIMEDIMEX đã đạt được trong thời gian qua như được
tổ chức chứng nhận quốc tế DNV chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 được bộ y tế
và sở y tế TP.HCM cấp giấy chứng nhận về thực hành tốt GP’s, GDP, GSP, GPP, huy chương vàng sản phẩm dầu gió VIM I hội chợ hàng tiêu dùng “ vì chất lượng cuộc sống ” Việt Nam 2001, huy chương vàng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dầu gió VIM nâu hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ – Việt Nam 2001…
Để đạt được đều này phải kể đến sự đóng góp của đội ngũ tập thể ban lãnh đạo có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, kinh nghiệm lâu năm trong quản lý, điều hành, năng động, sáng tạo và đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình
Phương thức hoạt động của công ty “ Chất lượng sản phẩm là nhân cách của doanh nghiệp ” là kim chỉ nam để cán bộ công nhân viên luôn hướng tới và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn
Trang 5Tháng 4/2010 ban lãnh đạo Công Ty Cồ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex đã thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên
Ngày 17/8/2010 sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có quyết định số 178/QĐ-SGDHCM cho phép Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex niêm yết cổ phiếu phổ thông trên SGDCK TP.HCM
Ngày 30/9/2010 Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex chính thức giao dịch 8.141.196 cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM trở thành công ty thứ 286 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM với mã cổ phiếu VMD
Từ khi thành lập đến nay công ty có 3 chi nhánh và 5 công ty con
Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex Tại Hà Nội.
Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex Tại Cần Thơ.
Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex Tại Bình Dương.
Công ty TNHH Một Thành Viên Vimedimex Tây Ninh.
Công ty TNHH Một Thành Viên Vimedimex Bình Dương.
Công ty TNHH Một Thành Viên Vimedimex Hà Nội.
Công ty TNHH Một Thành Viên Dược Liệu Vimedimex.
Công ty TNHH Một Thành Viên Dược Phẩm Vimedimex.
1.3 Chức Năng Và Lĩnh Vực Hoạt Động.
1.3.1 Kinh Doanh.
Kinh doanh bất động sản, quyền sử đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh, cho thuê trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt, cho thuê văn phòng và căn hộ.
Kinh doanh khóa chất xét nghiệm, vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất thuốc, mua bán các loại hóa chất ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh ), chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế.
Kinh doanh mua bán trong lãnh vực y tế như thuốc, vắc xin, sinh phẩm y
tế, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong y tế.
Kinh doanh cho thuê kho và dịch vụ kho vận.
Kinh doanh mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng y tế.
1.3.2 Sản Xuất Và Nuôi Trồng.
Vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GAP, sản xuất chế biến dược liệu, đông nam dược, cung cấp dịch vụ nuôi trồng dược liệu theo đơn đặt hàng.
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về nuôi trồng dược liệu, chế biến
và sản xuất thuốc, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ cây cỏ, động vật.
Hợp tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm với sự hổ trợ của các đơn vị nghiên cứu khoa học đầu nghành và nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO.
Trang 61.4 Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Cổ Phần Y Dược Phẩm Vimedimex 1.4.1 Sơ Đồ Tổ Chức.
2 Định Hướng Phát Triển Của Công Ty.
2.1 Các Mục Tiệu Chủ Yếu Và Chiến Lược Dài Hạn Của Công Ty.
Vimedimex tiếp tục duy trì và phát triển thế mạnh hiện tại trong các hoạt động dịnh
vụ phân phối, ủy thác, cho thuê kho Ban lãnh đạo sẽ xây dựng một chính sách dịch vụ linh hoạt và cạnh tranh để duy trì lượng khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới.việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ được thực hiện ngay từ năm 2013 đến nay vẫn tiếp tục phát triển công ty sẽ xây dựng mối quan hệ chiến lược sâu sắc, bền vững và cùng phát triển với DKSH Công ty sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm tạo điều kiện tốt nhất với chất lượng cao nhất trong hoạt động hợp tác kinh doanh với DKSH
Bên cạnh là một công ty dịch vụ về dược phẩm và TTBYT hàng đầu, Vimedimex cần phải đầu tư và phát triển hệ thống kinh doanh để trở thành một thương hiệu mạnh trong lãnh
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ
VĂN PHÒNG HĐT
KHỐI HỔ TRỢ KHỐI TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN KHỐI KINH DOANH KHỐI DỊCH VỤ KHỐI ĐẦU TƯ TRỰC THUỘCCÁC ĐƠN VỊ
CTY TNHH MTV DƯỢC PHẨM VIMEDIMX
CTY TNHH MTV DƯỢC LIỆU VIMEDIMX
CTY TNHH MTV VIMEDIMX BÌNH DƯƠNG
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
CTY TNHH MTV VIMEDIMX
HÀ NỘI
CHI NHÁNH
HÀ NỘI
CTY TNHH MTV VIMEDIMX TÂY NINH
CHI NHÁNH CẦN THƠ
PHÒNG
NHÂN SỰ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
PHÒNG
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG THIẾT BỊ Y
TẾ & HCXN
PHÒNG KHO VẬN
PHÒNG KHAI THÁC
& QLCOVP
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG
MARKETING
PHÒNG ĐẦU TƯ
Trang 7vực kinh doanh dược phẩm việc triển khai hệ thống kinh doanh được thực hiện một cách toàn diện đồng bộ, tập trung và thận trọng nhằm đạt hiệu quả cao nhất lộ trình thực hiện từ năm 2013 – 2018
Về OTC ban lãnh đạo cần phát triển và xây dựng một danh mục và sản phẩm OTC chất lượng cao, tập trung vào các sản phẩm thị trường quan tâm là các sản phẩm từ thiên thiên Công ty có chiến lược marketing dài hạn để phát triển doanh thu, lợi nhuận, xây dựng cho sản phẩm của công ty
Về sản phẩm ETC ban lãnh đạo cần phải rà soát và xây dựng lại danh mục thuốc ETC, tập trung vào các nhóm thuốc đặc trị như ung thư, gan, tim mạch… thay vì các nhóm thuốc thông thường với chiến lược đầu tư dài hạn thay vì ngắn hạn như hiện nay Công ty có chiến lược tổ chức kinh doanh ETC hiệu quả, phát huy được lợi thế của từng đơn vị thành viên đồng thời với viếc kểm soát chặt chẽ và quản lý minh bạch
2.2 Đối Với Môi Tường, Xã Hội Và Cộng Đồng.
Tiếp tục và phát triển các hoạt động từ thiện như quan tâm, giúp đỡ hổ trợ bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ đồng bào nghèo, trẻ mồ côi khuyết tật, quỹ phòng bảo lụt
Duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và tính tương tác cao nhằm phát triển lao động phù hợp với tốc độ sản xuất kinh doanh, góp phần tạo việc làm ổn định cho người lao động
Công ty tiếp tục giữ vững và phát triển lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước để góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
3 Bầu Không Khí Văn Hóa Doanh Nghiệp.
Trải 31 năm hoạt động và phát triển, văn hóa công ty vimedimex được thể hiện trước
tiên là hình ảnh của một công ty luôn lấy “Chất Lượng Của Sản Phẩm Là Nhân Cách Của
Doanh Nghiệp” làm phương châm hoạt động của công ty Đây là sự đòi hỏi bắt buộc trong
hoạt động kinh doanh nói chung và trong nghành sản xuất kinh doanh dược phẩm nói riêng
Văn hóa Vimedimex còn được xây dựng và duy trì trong mối quan hệ hàng ngày giữa nhân viên các cấp thông việc ứng xử giao tiếp, tích cực hổ trợ trong công việc cũng như khó khăn trong cuộc sống
Khách hàng còn biết đến Vimedimex khi được làm việc, tiếp xúc với đội ngũ nhân
viên năng động, nhanh nhẹn, tác phong giao tiếp văn minh lịch sự và luôn lấy tiêu chí “Chất
Lượng Của Sản Phẩm Là Nhân Cách Của Doanh Nghiệp” làm kim chỉ nam.
Với Vimedimex ngoài trụ sở chính, chi nhánh còn có hệ thống nhà thuốc, đại lý phân phối tại nhiều nởi trong cả nước nên nét văn hóa của công ty còn được thể hiện qua việc luôn chấp hành chính sách, quy định đảng, nhà nước, pháp luật phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền giữ an ninh trật tự, vệ sinh mội trường… ngoài ra
Vimedimex rất tích cực trong phong trào “Lá Lành Đùm Lá Rách” như thăm nuôi Bà Mẹ
Việt Nam Anh Hùng, phát thuốc miễn phí…
4 Vai Trò Của Lãnh Đạo Công Ty Trong Việc Xây Dựng Văn Hóa
Vimedimex.
Ngày nay khi nói đến Vimedimex thì khách hàng, đồng nghiệp cùng nghành… đều
biết đến câu kim chỉ nam của Vimedimex “Chất Lượng Của Sản Phẩm Là Nhân Cách Của
Doanh Nghiệp” Để làm được điều này thì ngoài các yếu tố khách quan hay chủ quan hình
thành nên văn hóa Vimedimex thì ban lãnh đạo công ty là thành phần tất yếu trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa Vimedimex
Trang 8Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái Niệm Về Văn Hóa:
Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới, điều này cho thấy khái niệm về văn hóa rất đa dạng
Theo UNESCO, khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ
- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp
thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (k ý hiệu) chi phối cách ứng xử và giao
tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được khái hiệm như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa”.
Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác về văn hóa, tuy nhiên chúng ta có thể tạm hiểu văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng
Mặc dù văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự phát bền vững, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống
và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
1.2 Khái Niệm Về Văn Hóa Doanh Nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin, các nguyên tắc kinh doanh, các truyền thống, các phương pháp hoạt động và môi trường làm việc trong nội bộ tổ chức Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ với nhau và tác động đến suy nghĩ
và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, vừa mang bản sắc của văn hóa truyền thống theo khu vực địa lý, vừa thể hiện tính thích nghi với môi trường hoạt động của doanh nghiệp hay thể hiện cả bản sắc của văn hóa giao lưu và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới theo thời gian
Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ con người, do con người hình thành và phát triển,
là một nguồn lực vô hình có ảnh hưởng đến khả năng phát triển lâu dài của từng doanh nghiệp
Trang 91.3 Nguồn Gốc Của Văn Hóa Doanh Nghiệp:
Về nguồn gốc, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp ban đầu do các thành viên đầu tiên mang vào doanh nghiệp, thông qua những giá trị văn hóa mà họ tiếp nhận từ những lực lượng xã hội Trong quá trình phát triển, do có sự giao lưu với môi trường xã hội, các giá trị văn hóa ban đầu được các thành viên của tổ chức bổ sung thêm các giá trị mới (tri thức mới, nhận thức mới, hành vi mới) hoặc loại bỏ các yếu tố hay những tư tưởng không còn thích nghi với xu hướng phát triển của thời đại nhằm nâng cao mức độ bền vững của văn hóa doanh nghiệp
1.4 Các Yếu Tố Cấu Thành Văn Hóa Doanh Nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ những yếu tố sau:
Yếu tố 1: Môi trường của doanh nghiệp.
Là bối cảnh về kinh tế, xã hội mà doanh nghiệp đang phải hoạt động trong nó, cùng tồn tại với nó Môi trường doanh nghiệp có môi trường chung và môi trường riêng
Môi trường chung là điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ, có tác động rất lớn tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Nói chung, các doanh nghiệp rất khó có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp của mình nếu hoạt động trong một môi trường chung kém văn hóa và ở đó, tham nhũng, lật lọng, thôn tính lẫn nhau đang ngự trị và ngược lại
Môi trường riêng là điểm xuất phát của doanh nghiệp; tính đặc thù về nghề nghiệp, sản phẩm… Môi trường riêng tùy thuộc vào sự hình thành và phát triển của từng doanh nghiệp
Yếu tố 2: Quan niệm giá trị.
Quan niệm giá trị tạo ra ý thức hành động của cá nhân trong doanh nghiệp Nếu quan niệm giá trị doanh nghiệp chỉ là tiền thì tất yếu sự hợp tác sẽ không bền vững Do đó, trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không thể quá nhấn mạnh tác động bằng vật chất, càng không thể tạo ra tâm lý "sùng bái đồng tiền" Ngược lại, nếu quan niệm giá trị doanh nghiệp còn bao gồm thương hiệu, uy tín kinh doanh, sự phát triển toàn diện của từng thành viên trong doanh nghiệp thì sự hợp tác sẽ bền vững hơn Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành văn hóa doanh nghiệp
Yếu tố 3: Uy tín, đạo đức của cá nhân
Uy tín, đạo đức của một cá nhân có tác động lớn tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Thông thường, cá nhân có tác động tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp Song, cá nhân cũng có thể không phải là chủ doanh nghiệp nhưng phải là người được tất cả nhân viên trong doanh nghiệp kính trọng
Đạo đức, văn hoá của chủ doanh nghiệp sẽ tạo ra đạo đức, văn hoá của nhân viên và tác động rất rõ nét tới sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Người Nhật đã tổng kết: "Ông chủ nào, nhân viên ấy"! Và để đánh giá các ông chủ doanh nghiệp, người Nhật đã có triết lý như sau: Ông chủ kém là ông chủ để đất mọc toàn cỏ dại; ông chủ giỏi là ông chủ biết trồng lúa; ông chủ thông minh là ông chủ biết làm cho đất mầu mỡ và ông chủ sáng suốt là ông chủ biết chăm sóc người làm
Yếu tố 4: Nghi thức văn hoá trong doanh nghiệp.
Là những hoạt động văn hoá thường ngày đã hình thành như một thói quen trong doanh nghiệp hiện đại, bao gồm: Nghi thức trong quan hệ giao tiếp; trang phục; các hoạt động tập thể; nghi thức trong quản lý… Nghi thức văn hóa trong doanh nghiệp là phương
Trang 10thức hành động để đào tạo quan niệm giá trị cho con người, làm cho giá trị doanh nghiệp từ trừu tượng trở thành cụ thể…
Yếu tố 5: Mạng lưới văn hoá.
Mạng lưới văn hóa là hình thức truyền bá thông tin không chính thức trong nội bộ doanh nghiệp Mạng lưới này thuộc loại tổ chức phi chính thức và tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp Nó có tác dụng hai mặt: Truyền bá thông tin xấu, gây bất lợi cho doanh nghiệp
và truyền bá những điều tốt đẹp cho doanh nghiệp Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải làm cho mạng lưới này luôn luôn truyền bá những thông tin tốt đẹp của doanh nghiệp
Năm yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp là khách quan, nó tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của chủ doanh nghiệp Đồng thời, nó cũng có tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau Trong đó, môi trường doanh nghiệp là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, là tiền đề để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Do đó, xã hội càng hoàn thiện, minh bạch thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp càng thuận lợi và ngược lại
1.5 Những Thành Phần Cơ Bản Của Văn Hóa Doanh Nghiệp:
Văn hóa tổ chức phát triển tự giác hay tự phát đều thể hiện thông qua các thành phần
cụ thể, tùy theo bản chất của mỗi thành phần, văn hóa tổ chức của mỗi doanh nghiệp sẽ được đánh giá khác nhau
Những giá trị cốt lõi
Thái độ đối với quyền lợi của nhà quản trị các cấp
Thái độ đối với rủi ro
Thái độ trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại
Tính quyết đoán
Các chuẩn mực của hành vi trong các mối quan hệ ứng xử
Mọi người cần cởi mở trong giao tiếp để hiểu biết lẫn nhau
Trung thực trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại, trong lời nói, việc làm,
đánh giá…nhằm xây dựng uy tín các nhân, uy tín doanh nghiệp
Mọi người phải coi trọng hiệu quả trong tất cả các quyết định
Nhà quản trị các cấp phải tạo môi trường làm việc thuận lợi cho mọi người, tạo
cho các thành viên phát huy khả năng tiềm tàng
Mọi người cần “Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm” trong phạm vi công việc của mình
Nhà quản trị cần khuyến khích cấp dưới của mình trung thành, yên tâm làm việc lâu dài và thúc đẩy tinh thần hợp tác trong và ngoài tổ chức
Những niềm tin, “ sống và làm việc luôn có niềm tin”
Những giai thoại hay những câu chuyện liên quan đến tổ chức
Các nghi lễ
Những điều cấm kỵ
Thói quen quan tâm đến chất lượng
2 Vai Trò Của Việc Xây Dựng Văn Hóa Trong Doanh Nghiệp.
2.1 Mục Tiêu Của Việc Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp:
2.1.1 Lí Do:
Xây dựng một nét văn hóa riêng biệt để khẳng định chính mình
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp
2.1.2 Mục tiêu:
Tối ưu hóa sức mạnh của nguồn nhân lực