HĐXH là một phạm trù rộng lớn với nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau do nhiều cá nhân, đoàn thể tham gia thực hiện nhưng ở đây nhóm thực hiện đề tài chỉ đề cập đến hoạt động x
Trang 1DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
ST
T
SB
CHỮ
01 64 Nguyễn Trung Phước
-Thực hiện nội dung phần chương III, IV
-Tham gia tổng hợp, chỉnh sửa file word
-Đóng góp phần câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
Trưởng nhóm
02 15 Nguyễn Thành Dương
-Thực hiện nội dung mở đầu -Đóng góp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
-Hỗ trợ làm nội dung các chương khác
03 72 Nguyễn Kim Sơn
-Thực hiện nội dung phần
mở đầu
-Tham gia tổng hợp , đóng góp ý kiến chươngIII,IV -Đóng góp câu hỏi trắc nghiệm , câu hỏi tự luận
04 26 Nguyễn Thị Hằng
-Thực hiện nội dung phần chương I
-Đóng góp phần câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
-Tham gia tổng hợp, chỉnh sửa file word
05 34 Trương Hoàng Khoa
-Thực hiện nội dung phần chương I,II
-Đóng góp phần câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
-Thiết kế PowerPoint
06 86 Trần Trí Toàn
-Thực hiện nội dung ý nghĩ
và kết luận đề tài
-Đóng góp câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
-Hỗ trợ làm nội dung các chương khác
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1 Một số vấn đề cơ bản về các hoạt động xã hội 4
2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội 7
CHƯƠNG II: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐẾN SINH VIÊN VIỆT NAM 12
1 Mở rộng mối quan hệ 12
2 Nâng cao trình độ học tập 13
3 Tăng khả năng hoạt động nhóm 13
4 Xả stress 13
5 Tham gia các chuyến đi xa 13
6 Rèn luyện kỹ năng sống 14
7 Tăng khả năng tự tin giao tiếp 14
CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA CÁC HĐXH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA SINH VIÊN 15
1 Những thành tựu đạt được và các yếu tố ảnh hưởng 15
2 Thực trạng của sinh viên khi tham gia các HĐXH và các yếu tố ảnh hưởng 18 CHƯƠNG IV :GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ DO HÀNH VI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI 20
1 Các giải pháp từ xã hội 20
2 Các giải pháp từ cá nhân 20
KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, con người là những cá thể độc lập nhưng lại có mối liên
hệ mật thiết với các tố chức xã hội như gia đình, bạn bè, công việc Trong bất
kì mối quan hệ nào con người luôn có những mục tiêu muốn đạt được vào từng thời điểm cụ thể Bên cạnh những nỗ lực của bản thân thì cần có sự giúp đỡ đến từ các mối quan hệ mật thiết xung quanh mỗi cá nhân Chính vì lẽ đó mà hoạt động xã hội (HĐXH) rất cần thiết cho bất kì ai, cho bất kì nơi đâu trong cuộc sống này Vấn đề đặt ra ở đây là giúp người khác như thế nào? “Cho cần câu hay thay vì cho con cá” như dân gian đã nói, giúp ngặt chứ không giúp nghèo…Muốn làm được thì bản thân cần những gì? HĐXH là một phạm trù rộng lớn với nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau do nhiều cá nhân, đoàn thể tham gia thực hiện nhưng ở đây nhóm thực hiện đề tài chỉ đề cập đến hoạt động xã hội diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia, cống hiến của lực lượng đông đảo và nhiệt huyết nhất là sinh viên, tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên trong các HĐXH Qua bài nghiên cứu có thể tìm ra những giải pháp khuyến khích sinh viên tham gia HĐXH nhiều hơn nữa, những phương hướng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất đồng thời khơi gợi sự cảm thông, chia sẽ của sinh viên với những hoàn cảnh bất hạnh cũng như khó khăn mà xã hội đang tồn tại
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Một số vấn đề cơ bản về các hoạt động xã hội.
a Định nghĩa hoạt động xã hội:
HĐXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng “ tự giúp” Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống
Trang 4thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình (theo cố Thạc sĩ Nguyễn Thi Oanh) Còn theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Hoạt động xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow,1996:5) HĐXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )
b Đặc điểm của hoạt động xã hội:
Hoạt động xã hội là một dạng thực tiễn Đối với cá nhân làm công tác xã hội trực tiếp thì đây là điều đương nhiên Tuy nhiên, với các nhà quản lý, cần phải nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng để giải quyết các vấn đề xã hội cần thực hiện hoạt động xã hội cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở một số khâu quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính sách, kế hoạch )
Hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao hay phức tạp: Đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người làm hoạt động xã hội phải quan tâm rất nhiều vấn đề khác nhau bỡi vì đời sống con người là đa dạng Người hoạt động xã hội phải làm việc với nhiều loại người, từ người dân bình thường, các thành phần “có vấn đề” trong xã hội, đến những người có quyền lực hay trách nhiệm cao Họ còn phải làm việc với đủ các tổ chức và thiết chế
Hoạt động xã hội có thể được gọi như vậy khi nó tuân theo những nguyên tắc và phương pháp đặc thù, phù hợp với mục tiêu cao cả của nó
Hoạt động xã hội nhằm tác động trực tiếp vào cá nhân hay nhóm người, nhưng không làm thay đổi họ, mà chỉ bằng cách khác nhau, để họ giải quyết các vấn đề của mình
Hoạt động xã hội không có tham vọng giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người và xã hội Nó chỉ nhằm trực tiếp vào những vẫn đề của đời sống hàng ngày của con người, được tập hợp trong một khái niệm chung, đó là phúc lợi (an sinh) xã hội
Qua việc giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề đời sống cụ thể của họ, hoạt động xã hội thực hiện những mục tiêu chung của nó là phúc lợi
và hạnh phúc cho mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng
xã hội
c Mục tiêu của các hoạt động xã hội:
Theo các định nghĩa về HĐXH, mục đích của HĐXH là giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn có khả năng hồi các chức năng xã hội và để tạo các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được các mục đích cá nhân Cụ thể là:
Giúp người dân đáp ứng được nhu cầu và tăng cường chất lượng cuộc sống, thông qua việc tìm ra những tiềm năng, nội lực của họ và tiềm năng trong xã hội
để giải quyết vấn đề của chính họ Giúp cho việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hỗ trợ cho nhu cầu của người dân Giúp xây dựng một cộng đồng biết đáp ứng nhu cầu của người dân
Trang 5Tạo điều kiện thuận lợi hoà nhập cộng đồng cho những nhóm người bị cách
li khỏi xã hội, bị xã hội xua đuổi, bị tước đoạt tài sản, dễ bị tổn thương và đang trong nguy hiểm Xóa bỏ những rào cản, thách thức, không bình đẳng và không công bằng tồn tại trong xã hội
Hỗ trợ và huy động các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao chất lượng sống và năng lực giải quyết vấn đề của họ
Khuyến khích con người tham gia vào các hoạt động liên quan tới các mối quan tâm của vùng, quốc gia, khu vực và thế giới
Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của nghề
Hỗ trợ sự thay đổi các điều kiện để trợ giúp cá nhân trong tình trạng cách li với xã hội, không có tài sản và dễ bị tổn thương
Làm việc theo hướng bảo vệ những người có hoàn cảnh không tự bảo vệ được bản thân họ Ví dụ như trẻ em có nhu cầu chăm sóc và những người bị tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ, trong khuôn khổ của pháp luật được thừa nhận
và hợp với luân thường đạo lý
d Đối tượng của các hoạt động xã hội:
Các cá nhân vô gia cư, các gia đình có các vấn đề về bỏ rơi con trẻ hay có những vấn đề về lạm dụng tình dục
Các gia đình, bao gồm cả gia đình đơn thân có những khó khăn về cuộc sống của con trẻ
Các cá nhân có HIV/AIDS và cuộc sống của các thành viên trong gia đình
Những cá nhân đồng giới, đa giới tính hoặc chuyển giới và những người thân của họ
Những cá nhân khuyết tật về thể chất hay tinh thần và các thành viên trong gia đình
Trẻ em vừa bị mất cha mẹ, các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ
em có khó khăn về học tập
Người già và cô đơn không nơi nương tựa
Những cá nhân vừa nghỉ hưu, nghỉ việc hay vừa tham gia vào lực lượng lao động
Các cá nhân có những khủng hoảng liên quan đến các biến cố trong cuộc sống
Các nạn nhân của bạo lực gia đình, các nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh
e Quy trình tổ chức các hoạt động xã hội:
Xác định vấn đề:
Nhân viên xã hội (NVXH) thiết lập mối quan hệ tin tưởng, quan tâm, tìm hiểu, dựa trên các kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát
Cá nhân, nhóm và cộng đồng hợp tác bằng cách bộc lộ vấn đề của mình NVXH cần xác định đúng đắn vấn đề để quá trình giải quyết vấn đề với cá nhân, nhóm và cộng đồng đi đúng hướng
Phân tích vấn đề:
Phân tích vấn đề một cách toàn diện: Vấn đề thuộc loại nào, ảnh hưởng đến
ai, nguyên nhân gì, tồn tại được bao lâu, đã giải quyết và kết quả ra sao?
Lên kế hoạch giải quyết vấn đề:
Trang 6NVXH cùng với cá nhân, nhóm và cộng đồng đề ra tất cả các giải pháp có thể có, cần khuyến khích tính sáng tạo, các bên tham gia ý kiến một cách bình đẳng
Cả hai cùng trả lời các câu hỏi: Làm gì? Ai làm? Làm như thế nào? Làm khi nào?
Cả hai cùng đánh giá về một hay nhiều giải pháp tốt nhất, cân nhắc toàn bộ thuận lợi và bất lợi của từng giải pháp: Sử dụng nguồn lực sẵn có nào? Trở ngại gì? Điểm nào cần ưu tiên?
Quyết định và thực hiện kế hoạch:
NVXH giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng đi đến một quyết định cuối cùng
và triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện giải pháp đã chọn
Lượng giá - kết thúc hoặc tiếp tục giúp đỡ:
NVXH đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp, làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng để xem có cần sửa đổi hoặc bổ sung gì không, có thành công hay không, có hài lòng với kết quả không, giải pháp có thực tế không, có điều gì không ngờ tới không?
Tác động của các hoạt động xã hội.
Giúp đỡ cá nhân nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề
Thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và các hệ thống nguồn lực Thúc đẩy tương tác giữa cá nhân và các nguồn lực của hệ thống
Đóng góp vào quá trình phát triển và điều chỉnh các chính sách xã hội phân phối các nguồn lực vật chất
Thực hiện với tư cách là tác nhân của kiểm soát xã hội
2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội.
a Các yếu tố văn hóa:
Xét một cách tổng quát thì văn hóa thể hiện bản chất năng lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình Văn hóa gắn liền với hoạt động của cá nhân và của cộng đồng Văn hóa là dấu hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người Như vậy, văn hóa phản ánh các mặt trong hoạt động cá nhân và cộng đồng, từ sinh hoạt
ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt động chính trị, khoa học, giáo duc, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập quán , tín ngưỡng…Ở đâu có các hoạt động của con người là ở đó có sự can thiệp và định hướng của nhân tố văn hóa
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế hiện nay, thanh thiếu niên, sinh viên, những người trẻ tuổi – lực lượng kế thừa của đất nước ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và là chỉ số dự báo chính xác tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc Với những đặc trưng phổ biến: Năng động, sáng tạo, sinh lực tràn trề, thích tìm tòi, dám nghĩ, dám làm… Tuổi trẻ bao giờ cũng là lực lượng nhạy cảm nhất với quá trình giao lưu văn hóa quốc tế Tuy nhiên trong quá trình này, đi cùng với những thành quả đạt được, những tinh hoa văn hóa chắt lọc được còn là những thách thức lớn đối với giới trẻ
Trang 7 Với những biến đổi về cơ cấu kinh tế- xã hội, cấu trúc gia đình hiện nay cũng đã thay đổi (gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến, kiểu gia đình nhiều thế hệ đã không còn phù hợp) Vai trò cá nhân được đề cao, sinh viên, thanh thiếu niên, giới trẻ ngày nay ngày càng trở nên chủ động hơn, có nhiều tự do hơn, và họ cũng bắt đầu vượt ra khỏi những rào cản của văn hóa truyền thống để sống cho riêng mình tạo nên một lớp văn hóa riêng gọi là văn hóa giới trẻ Thanh thiếu niên thông qua văn hóa giới trẻ đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chung của xã hội, đó là môi trường để
họ tìm tòi và định hình hướng đi, lối sống – hay còn gọi là bản sắc cho riêng mình
Thực tế thì giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách trước sự du nhập cũng như những ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây Do thiếu những kiến thức và tinh thần phê phán cần thiết, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức tiên tiến và tinh hoa văn hóa từ các nước khác, một
bộ phận không nhỏ giới trẻ còn chịu ảnh hưởng của những mặt trái, mặt tiêu cực từ chính những nước này Chính điều đó đã và đang đặt ra những nhu cầu và đòi hỏi mới đối với việc giáo dục, định hướng, nâng cao nhận thức
để giới trẻ hình thành cho mình những bản sắc văn hóa riêng trong khuôn khổ những giá trị và chuẩn mực chung của toàn xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển
b Các yếu tố xã hội:
Sinh viên cần có sự hiểu biết về môi trường xã hội rộng lớn xung quanh hơn nhiều so với ngôi nhà nơi anh ta sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường nơi anh ta học Trong lứa tuổi này con người đang hình thành những hứng thú và thái độ mới, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển những kỹ năng mới, cách ứng xử mới, tác phong đỉnh đạt để đối diện với môi trường xã hội ngày càng mở rộng
Khi xét đến mặt xã hội trong đời sống tâm lí của sinh viên ta phải quan tâm đến kế hoạch đường đời và việc tự xác định nghề nghiệp của thanh niên sinh viên Kế hoạch đường đời là một hiện tượng đồng thời của thể chế xã hội và pháp quyền, tâm lý, mô hình về cách thức đạt được trong sự hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho chính mình Kế hoạch đường đời cũng chính là kế hoạch hoạt động của sinh viên và nó được bắt đầu bằng
sự lựa chọn nghề nghiệp.[1]
c Các yếu tố về con người:
Tuổi tác
Sinh viên là những người ở độ tuổi từ 18-25, là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang sự trưởng thành về phương diện tâm lý – xã hội, đang theo học tập tại các trường cao đẳng, đại học
Lứa tuổi này được đánh giá là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mĩ, là giai đoạn hình thành và ổn định tính cách Đặc biệt là sinh viên đã có vai trò người lớn thực sự (quyền công dân, quyền xây dựng gia đình )
Họ có kế hoạch riêng cho hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về hành vi
và độc lập trong phán đoán
Trang 8Đây là thời kỳ có nhiều biến động mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội Sinh viên biết xác định con đường sống trong tương lai, tích cực nắm vững nghề nghiệp và bắt đầu dấn thân, thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Và họ là nguồn bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao cho đất nước [2]
Tính cách và tự ý thức
Cùng với hoạt động học tập, sự tự ý thức của sinh viên cũng phát triển hoàn thiện hơn Thông qua mối quan hệ với những người khác cũng như những tri thức lĩnh hội được, sinh viên sẽ có những đánh giá phù hợp về bản thân mình hơn
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng các hoạt động của mình theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội
Sự tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy, mức độ phát triển của những phẩm chất này có liên quan tới học tập cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viên Những sinh viên có kết quả học tập cao, hoạt động xã hội năng
nổ thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện bản thân Những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá bản thân không phù hợp Có những sinh viên tự đánh giá bản thân mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn nhu cầu nhận thức
và hoạt động của họ hướng chủ yếu vào các mối quan hệ Ngược lại, có một số sinh viên lại đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt động, thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp hơn.[3]
Phong cách sống
Sinh viên là những con người năng động và sáng tạo, là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu
họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị, họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu ở các trường đại học, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin tài liệu
từ mọi nguồn Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường lớp Sinh viên ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế,
từ thiện, hiến máu nhân đạo… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của
xã hội Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới
Trang 9Chính vì năng động và sáng tạo nên sinh viên Việt Nam luôn thể hiện mình
là những con người táo bạo và tự tin Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước
Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên hiện nay Họ đã biết thân tự lập thân và mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết một cách chủ động
Một biểu hiện tích cực nữa trong lối sống của sinh viên là phong cách tự khẳng định mình Không chỉ sinh viên mà giới trẻ ngày nay nói chung đều thích tự khẳng định mình Đó là một thế mạnh không phải mọi tầng lớp đều có được Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, sinh viên luôn tạo ra được thế đứng cho mình Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình Họ đã chứng minh cho chúng ta thấy được sức mạnh của họ, vai trò to lớn của họ trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội Chúng ta không thể coi thường hay hạ thấp vai trò quan trọng của sinh viên.[4]
Học tập
Bước chân vào trường đại học, một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng mở rộng ra trước mắt sinh viên Trong môi trường mới này, để hoạt động học tập có kết quả đòi hỏi các em phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn
ra trong trường đại học Sự thích ứng này ở mỗi sinh viên không hoàn toàn như nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể quy định Có những sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hoà nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thích ứng với phương pháp và cách thức học mới Có người cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, dễ vượt qua cách học chuyên sâu ở đại học nhưng lại lúng túng, thiếu
tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè và các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường Một số sinh viên hoà đồng, cởi mở còn một số khác lại thận trọng, khép kín
Sau một thời gian học tập ở trường đại học đa số sinh viên thích ứng khá nhanh chóng với môi trường xã hội mới Khó khăn có tính chất bao trùm hơn
cả là việc thích nghi được với nội dung, phương pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và học nghề đối với những chuyên gia tương lai Mức độ thích nghi này có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công trong học tập của sinh viên.[5]
d Các yếu tố về tâm lý.
Động cơ
Động cơ học tập và hoạt động xã hội của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khác nhau Có thể đó là những yếu tố tâm lý của chính bản thân mình như hứng thú, lý tưởng, niềm tin… hay là những yếu tố nằm bên ngoài như xã hội cuộc sống, bạn bè…
Lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên đại học rất phong phú, đa dạng và thường bộc lộ rõ tính hệ thống Trong đó việc học tập của sinh viên không chỉ
bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó Động cơ xã
Trang 10hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định mình và động cơ vụ lợi:
Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về nhu cầu, các lợi ích xã hội, các chuẩn mực và mục đích xã hội Sinh viên tin vào sự cần thiết có học vấn cao để tham gia vào đời sống xã hội của đất nước, mong muốn tham gia tích cực vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và có kết quả tốt …
Động cơ nhận thức khoa học biểu hiện ở thái độ đối với chính quá trình nhận thức, nội dung các vấn đề được nghiên cứu Sinh viên hứng thú với các vấn đề lý luận khoa học, hứng thú với quá trình nhận thức, khao khát tiếp nhận tri thức mới …
Động cơ nghề nghiệp thể hiện ở trình độ học vấn cao là cơ sở chuẩn bị cho nghề nghiệp Sinh viên muốn nắm vững nghề đã chọn, hứng thú với nghề nghiệp và có khả năng sáng tạo nghề nghiệp …
Động cơ tự khẳng định mình là ý thức về những năng lực và mong muốn được thể hiện các năng lực đó
Động cơ vụ lợi hay những động cơ trội về cái lợi cho cá nhân
Các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập và tham gia các hoạt động xã hội và theo thứ tự từ cao đến thấp:
- Động cơ nhận thức khoa học
- Động cơ nghề nghiệp
- Động cơ xã hội
- Động cơ tự khẳng định
- Động cơ vụ lợi (có tính cá nhân)
Thứ bậc các động cơ này thường không phải cố định mà cũng biến đổi trong quá trình học tập ở đại học Thứ bậc này cũng không giống nhau ở những sinh viên có học lực và trình độ nghiên cứu khoa học khác nhau.[6]
Nhận thức
Một trong những quá trình tâm lý cao cấp diễn ra trong hoạt động của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh mẽ của hoạt động trí óc là quá trình nhận thức Trong hoạt động học tập của sinh viên các quá trình nhận thức luôn diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp Điều này thể hiện sự phát triển, tính
có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của sinh viên
Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt Hoạt động trí tuệ này lấy những
sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề Do vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà họ được tiếp xúc và thực hiện
Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết, luôn mong muốn đào sâu suy nghĩ
để nắm vững vấn đề hơn
Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động trong trường và ngoài xã hội, tính chất chọn lọc của tri giác ở sinh viên rất cao Sinh viên thường tri giác những tài liệu học tập, những hoạt động liên quan tới hứng thú nhận thức và có ích cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này