Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố khách quan và chủ quan đến thái độ học tập của sinh viên, nhưng phần lớn các nghiên cứu này c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP
LỚP: QTKD – VB2 – TỐI THỨ 2
GVHD: ThS NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
SVTH: NHÓM 12
Trang 2Tp Hồ Chí Minh 09/2014
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP
LỚP: QTKD – VB2 – TỐI THỨ 2
GVHD: ThS NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
SVTH: NHÓM 12
Trang 4Tp Hồ Chí Minh 09/2014
Trang 5PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN HỌC TẬP
Nhóm 12 – Lớp tối thứ 2
Trang 6MỤC LỤC
1 Đặt vấn đề 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 5
3 Phạm vị, phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
3.3 Câu hỏi nghiên cứu 6
3.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 6
4 Kết cấu nội dung nghiên cứu 4.1 Yếu tố liên quan do môi trường bên ngoài 7
4.2 Yếu tố liên quan do cá nhân 11
4.3 Bảng câu hỏi nghiên cứu 4.3.1 Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính 14
4.3.2 Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng 16
5 Ý nghĩa đề tài 17
Tài liệu tham khảo 17
Trang 71 ĐẶT VẤN ĐỀ
Động viên là một quá trình cố gắng hết mình để đạt mục tiêu của tổ chức trong điều kiện một số nhu cầu được thỏa mãn Động viên là kết quả của sự tương tác giữa cá nhân và tình huống, cần chú ý đến sự khác biệt giữa các cá nhân và sự khác biệt trong một cá nhân trong các thời điểm khác nhau Để động viên sinh viên học tập chúng ta phải xác định các nhu cầu và lợi ích của việc học tập, từ đó đề ra phương hướng giúp cho sinh viên đạt được các các nhu cầu, lợi ích đó
Thái độ là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với một đối tượng, con người hay một tình huống cụ thể mà chúng ta cảm nhận được và có hành vi đối với chúng theo cách tích cực hoặc tiêu cực tương ứng (Ajzen and Fishbein, 1980) Thái độ học tập của người học dựa vào khả năng tự học và sự sẵn sàng cho việc học Thái độ học tập biểu hiện ra bên ngoài bằng những hoạt động tích cực hoặc tiêu cực đối với môn học Tính tích cực, tự giác, niềm say mê trong học tập, nghiên cứu là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học (Nguyễn Thị Chi và cộng sự, 2010) Nếu người học có thái độ tiêu cực đối với việc học, họ không thể tiếp tục và đạt được những yêu cầu cần thiết đối với kết quả học tập của mình Thay đổi thái
độ tiêu cực của người học là một quá trình đòi hỏi phải xác định được những yếu tố tác động tới thái độ học tập và đưa ra những phương án giải quyết thích hợp
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố khách quan và chủ quan đến thái độ học tập của sinh viên, nhưng phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với một số lĩnh vực cụ thể, chưa có nhiều nghiên cứu phản ánh thái độ học tập của người học tại trường đại học Ngoài
ra, môi trường giáo dục đại học Việt Nam có rất nhiều khác biệt so với các nước trong khu vực và trên thế giới
Tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, do nhu cầu công việc và nhu cầu nâng cao tri thức của sinh viên ngày càng cao, lượng sinh viên theo học hệ văn bằng 2 khá đông Tuy nhiên, ảnh hưởng của công việc và nhiều yếu tố khác đã làm cho việc học chưa thực sự đạt hiệu quả cao Điều này thể hiện ở số lượng sinh viên tới lớp ít, sinh viên tiếp thu bài giảng chưa hiệu quả, học tập mang tính đối phó và số lượng sinh viên tốt nghiệp chưa cao
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến việc động viên sinh viên học tập để từ đó làm cơ sở tham khảo cho các hoạt động quản lý, giảng
Trang 8dạy, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo Hệ văn bằng 2 tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu sau
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới động cơ thúc đẩy việc học tập của sinh viên đại học hệ văn bằng 2
- Đề xuất một số giải pháp nhằm động viên sinh viên học tập
3 PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính nhằm xác định các động cơ thúc đẩy sinh viên học tập
Phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên cơ sở lý thuyết và những mô hình nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo dự kiến Nghiên cứu tiến hành điều tra phỏng vấn sâu 2 nhóm đối tượng chính:
- Nhóm một số giảng viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm giảng dạy
- Nhóm sinh viên đại học hệ văn bằng 2 chính quy
Thông qua bảng câu hỏi định tính được thiết kế trước nhằm khẳng định, hiệu chỉnh và bổ sung các yếu tố động viên sinh viên học tập
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên
Quá trình nghiên cứu định lượng được tiến hành sau khi hiệu chỉnh thang đo thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức Tất cả các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert – 5 mức độ
1 Hoàn toàn ảnh hưởng
2 Ảnh hưởng
3 Bình thường
4 Không ảnh hưởng
Trang 95 Hoàn toàn không ảnh hưởng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy hệ văn bằng 2 – Đại học kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh
Mẫu nghiên cứu được lấy theo lớp với những sinh viên của mỗi ngành học: luật kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán – kiểm toán, kinh tế kế hoạch đầu tư, quản trị kinh doanh, kinh
tế lao động và quản lý nguồn nhân lực
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Động cơ học tập của sinh viên hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên
3.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp hồi cứu tư liệu
Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 12 để phân tích và xử lý
số liệu)
4 KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã xác định được những yếu tố trong môi trường giáo dục có tác động tới thái độ học tập của người học Một môi trường giáo dục bao gồm rất nhiều các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tác động đến người học, từ đó hình thành nên cấu trúc của hoạt động học tập (Phạm Hồng Quang, 2006)
Quá trình động viên là một quá trình cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu của tổ chức trong điều kiện một số nhu cầu được thỏa mãn Để động viên sinh viên học tập cần xác định rõ 2 nhóm yếu tố tác động đến động cơ học tập của sinh viên là sự tác động từ môi trường bên ngoài và sự nỗ lực của bản thân (Nguyễn Hữu Lam, 2011)
Trang 10Do vậy giả thiết nghiên cứu cho rằng có 2 nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến động cơ học tập của sinh viên là nhóm các yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài và nhóm các yếu tố
cá nhân
4.1 Yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài
Triết lý đào tạo
Bấy lâu nay các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được thiết kế, xây dựng, hình thành, vận hành và hoạt động trong thực tế nhưng lại thiếu sự thể hiện chính thức các tư tưởng/giá trị cốt lõi có tác dụng chỉ đạo và định hướng toàn bộ các hoạt động có liên quan trong môi trường
giáo dục của cơ sở đào tạo Đó là tuyên bố của nhà trường về triết lý đào tạo, phản ánh các
giá trị mà nhà trường theo đuổi; đó là sự cam kết của nhà trường trước người học và xã hội về
lý do tồn tại và phát triển của nhà trường, phản ánh sự dấn thân không mệt mỏi của tất cả các thành viên, tổ chức trong cơ sở đào tạo để hiện thực hóa và khẳng định các giá trị ấy trong thực tế; đó là nền móng cơ bản định vị chất lượng đào tạo và tạo ra sự phát triển bền vững của nhà trường Quan trọng hơn, các giá trị (có thật) ấy được thể trong triết lý đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mang lại niềm tin và sự tự hào của sinh viên với tư cách là thành viên Chính điều này, một cách vô hình nhưng hữu dụng, có tác dụng đáng kể trong việc động viên tinh thần, nâng cao ý thức và phát huy tính tích cực học tập của sinh viên
Chúng ta không khó để thấy các triết lý đào tạo này được thể hiện trong một số đại học nổi tiếng thế giới như Đại học Harvard (phụng sự chân lý), Đại học Yale (chiếc nôi đào tạo những nhà lãnh đạo thế giới) và một số đại học đẳng cấp quốc tế khác
Vì thế, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, xét đến yếu tố này cho phép ta có thể khẳng định: việc quản lý môi trường giáo dục đại học trong mối quan hệ với tính tích cực học tập của sinh viên trước hết và quan trọng nhất là phải từng bước định vị nhà trường (qua tuyên bố về triết lý đào tạo) để từ đó có thể định hướng niềm tin nơi sinh viên (qua việc tổ chức thực hiện triết lý đào tạo) trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện của họ
Cơ chế quản lý đào tạo (học chế)
Hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển đổi sang học chế tín chỉ trong đào tạo Đây
là một trong những mô hình quản lý đào tạo hiện đại, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người học Nhưng phải khẳng định rằng, những lợi ích thực sự mang lại cho sinh viên từ học chế này chỉ có được khi nhà trường hội đủ rất nhiều điều kiện cho sự vận hành của học chế
Trang 11này Chúng tôi sẽ có dịp đề cập chi tiết vấn đề này trong một bài viết khác Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ các phương diện ảnh hưởng của cơ chế quản lý đào tạo đến tính tích cực học tập của sinh viên trên cơ sở phân tích, so sánh các nét đặc trưng của
cơ chế quản lý đào tạo xuất phát từ (quy định của) nhà trường (học chế niên chế) với cơ chế quản lý đào tạo xuất phát từ (quyền lợi của) người học (học chế tín chỉ)
Một cách tổng quan, học chế niên chế được xây dựng và vận hành theo kiểu định sẵn từ trước bởi các quy định của cơ sở đào tạo (về chương trình, học trình, quản lý…); người học bắt buộc phải tuân thủ/ thực thi đúng đắn (theo các quy định trong đào tạo) và đầy đủ (về nội dung và thời gian đào tạo) mới được công nhận tốt nghiệp Học chế này có vẻ cứng nhắc về quản lý đào tạo nhưng vẫn không triệt tiêu hoàn toàn tính tích cực học tập của sinh viên nếu xét đến vai trò chủ thể nhận thức trong hoạt động học tập của người học Bởi vì, học chế niên chế, nếu có áp đặt, là áp đặt về cơ chế quản lý đào tạo, về xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo chứ không hề áp đặt về cách thức sinh viên lĩnh hội nội dung chương trình đào tạo trong quá trình học tập theo lối thụ động Nói cách khác, học tập thụ động/ hay tích cực là do bản thân sinh viên tạo ra (cộng hưởng cùng với tác động của giảng viên qua phương pháp giảng dạy) chứ không phải do chính cơ chế quản lý đào tạo áp đặt Do đó, có thể nói, học chế niên chế chưa mang lại tính tích cực học tập của sinh viên một cách triệt để Tức
là, sinh viên chưa thể hiện đầy đủ vai trò chủ thể của mình trong quá trình học tập, chẳng hạn như trong việc xây dựng kế hoạch học tập cá nhân một cách linh hoạt, chủ động Về mặt lý thuyết, học chế tín chỉ khắc phục được hạn chế này của học chế niên chế
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thực tiễn trong quản lý đào tạo hiện nay, tính tích cực học tập của sinh viên chưa thể hiện đúng như kỳ vọng từ học chế tín chỉ mang lại Một phần do các điều kiện và nguồn lực đầu tư cho sự vận hành của học chế này chưa đáp ứng đầy đủ (tỉ lệ bình quân giảng viên/sinh viên; tỉ lệ bình quân môn học/giảng viên phụ trách; hệ thống cố vấn học tập; quy chế học vụ; các chương trình quản lý đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin…); mặt khác, chính sinh viên cũng chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết nên chưa thích ứng tốt với phương thức học tập theo học chế tín chỉ (như kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng tự học, tự nghiên cứu…)
Theo chúng tôi, nhìn chung, cơ chế quản lý đào tạo theo tín chỉ là cần thiết trong giáo dục đại học hiện nay nhưng để qua đó góp phần hình thành và nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên thì vấn đề mấu chốt ở đây là cần thực thi kết hợp các giải pháp quản lý như: (1) tăng
Trang 12không phân biệt về thành phần- có thể dùng lực lượng sinh viên các khóa trước để tư vấn học tập cho sinh viên khóa sau; (3) từng bước chuẩn hóa về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo; (4) hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong sinh viên về quy chế đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau (trong đó việc biên soạn, cập nhật và phát hành sổ tay sinh viên là yêu cầu tối thiểu); và (5) kiện toàn các văn bản hành chính quản lý đào tạo
Phương pháp, cách thức giảng dạy và trình độ của giảng viên
Xét trong môi trường giáo dục đại học, phương thức đào tạo được thể hiện cụ thể nhất qua các phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy và học tập Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến tính tích cực học tập của sinh viên Đương nhiên, phương thức đào tạo ít nhiều bị chế ước bởi cơ chế quản lý đào tạo mà biểu hiện rõ nét nhất trong học chế tín chỉ là giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên giảm xuống; tăng cường các hoạt động tự học, thực tế, thực hành… Đây vừa là điều kiện, vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với việc học tập của sinh viên Bởi lẽ, nếu sinh viên thiếu ý thức học tập tự giác; giảng viên không kiểm tra, kiểm soát hoặc xem nhẹ các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với người học trong các hoạt động tự học và thực hành thì dễ dẫn đến xu hướng buông xuôi của cả thầy và trò trong quá trình đào tạo
Do đó, để giảng dạy và học tập thực sự trở thành yếu tố có ý nghĩa thúc đẩy tính tích cực học tập của sinh viên thì việc chú trọng các giải pháp quản lý chất lượng dạy- học là rất cần thiết Trong đó, có thể kể đến một số giải pháp như: (1) quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình đào tạo cấp môn học theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên, trong đó chú trọng năng lực tự học; (2) quản lý chất lượng các hoạt động kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên; (3) tổ chức tốt hình thức đào tạo trên cơ sở tăng cường các hoạt động học tập-giảng dạy gắn với địa bàn thực tế, với môi trường thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đào tạo; (4) làm tốt công tác hỗ trợ, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; và (5) duy trì thường xuyên các hình thức hỗ trợ sinh viên trang bị kỹ năng, phương pháp học tập ở đại học
Điều kiện học tập
Môi trường nói chung và môi trường học thuật trong giáo dục đại học nói riêng là một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên
Môi trường học thuật ở đây được xem xét bao gồm các điều kiện vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo và học tập của sinh viên (mạng viễn thông internet; phòng thí nghiệm, thực hành; thư viện;… ); các chính sách, chế độ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
Trang 13viên; bầu không khí tâm lý trong sinh hoạt khoa học; và, các hoạt động học thuật của các câu lạc bộ, đội, nhóm của giảng viên và sinh viên
Rõ ràng, nếu tạo ra được môi trường học thuật lành mạnh hoặc mang đến cho người học các nhân tố tích cực từ môi trường học thuật như nêu trên sẽ có tác dụng khuyến khích rất mạnh
mẽ đến tính tích cực học tập, nghiên cứu của sinh viên
Một trong những điều kiện then chốt tạo nên môi trường văn hóa học thuật lành mạnh là sự tự
do trong học thuật Khi đó, đại học là môi trường ươm mầm cho những khát vọng truy tìm sự thật, khám phá chân lý và sáng tạo tri thức Đó là tinh thần dân chủ học thuật sâu sắc, là thái
độ và hành động chân chính của cả người học/người khám phá và người dạy/người hướng dẫn trong cộng đồng đại học Môi trường học thuật như vậy, như đã nêu ở trên, được tạo ra từ triết
lý đào tạo của nhà trường Nếu có môi trường học thuật như thế sẽ vừa góp phần cụ thể hóa triết lý đào tạo vừa góp phần tăng trưởng tính tích cực của sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt học thuật
Từ thực tế của môi trường học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy
điều có thể sớm thay đổi được, đó là thay đổi từ “phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học” thành “hoạt động học tập theo hướng nghiên cứu khoa học ” của sinh viên như là một trong
những hình thức đào tạo hiện đại ở đại học Đồng thời, từng bước xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh từ đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, các giảng viên trong trường đại học, hợp tác với các viện nghiên cứu… làm đầu tàu kéo theo hoạt động nghiên cứu khoa học trong lực lượng sinh viên ngày một lớn mạnh Trong đó, các giải pháp về thu hút tài trợ cho nghiên cứu khoa học, chuyển giao các thành quả nghiên cứu khoa học- công nghệ ứng dụng vào thực tiễn cũng cần quan tâm thực hiện
Thời gian học – Lịch học
Nhà bác học Nga Ivan Pavlov, cha đẻ của Thuyết phản xạ có điều kiện, trong hồi ký của mình
đã có lời nhắn nhủ các bạn học sinh nên học những bài khó vào buổi sáng Nhiều nhà khoa học tiếng tăm khác cũng có những nhận xét tương tự: họ nhận thấy là khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa từ 20-30 phút
Theo các công trình nghiên cứu tại Pháp về thời sinh học (chronobiologie) thì hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng hoạt động của trí não tăng