Những hạn chế trong đầu tư và viện trợ của EU vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 46 - 49)

II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế

5. Những hạn chế trong đầu tư và viện trợ của EU vào Việt Nam

Đầu tư trực tiếp (FDI):

Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ EU vào Việt Nam trong năm vừa qua đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa, hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn.

Thứ nhất, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phương đều phản ánh vấn đề này).

Thứ hai, công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.

Thứ ba, sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu.

Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Thứ tư, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt. Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng

trong 3 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.

Trong khi đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

Tình trạng đình công đang diễn ra và trở thành áp lực đáng kể với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Thứ năm, công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng. Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó khăn lớn nhất đối với triển khai một số dự án FDI quy mô lớn hiện nay, đặc biệt đối với dự án 100% vốn nước ngoài.

Theo quy định của Luật Xây dựng, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên do phải sử dụng ngân sách địa phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách quá phức tạp và mức đền bù theo quy định chung của Nhà nước không đáp ứng yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm.

Tâm lý e ngại nhà đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Như vậy trên thực tế ngân sách nhà nước phải chi một khoản rất lớn ngay từ lúc giải phóng mặt bằng, trong khi đó nếu thực sự dự án có hiệu quả thì cũng phải nhiều năm sau mới có thu ngân sách. Điển hình là một số dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại một số địa phương.

Việc sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf đang được dư luận gần đây quan tâm. Do các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên có tình trạng cấp phép nhiều dự án sử dụng diện tích lớn đất nông nghiệp để đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, sân Golf.

Thứ sáu, chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành

mạnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư.

Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư.

Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin đầu tư nước ngoài kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam của Chính phủ chưa được quy định rõ ràng.

Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kế cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

Thứ bảy, việc xử lý chất thải của các dự án đầu tư nước ngoài tập trung tại các khu công nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất quy mô lớn.

Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư.

Cuối cùng, công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực.

Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này.

Hiện tại EU đang gặp một số vấn đề đáng quan ngại trong việc tăng cường tính hiệu quả của đồng vốn ODA. Trong đó, khối EU đề cập đến khả năng xây dựng năng lực, hệ thống quản lý của Việt Nam; việc đơn giản hoá các thủ tục, quyết định hành chính, tăng cường năng lực cán bộ; tính minh bạch rõ ràng hơn trong chính sách của Việt Nam, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các công ty lớn và nhỏ trong việc thực hiện các dự án đầu tư ở

Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w