0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Việt Nam và tín hiệu vui đối với quan hệ đầu tư và viện trợ của Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 43 -46 )

II. Tác động của đồng Euro đối với một số nền kinh tế

4. Việt Nam và tín hiệu vui đối với quan hệ đầu tư và viện trợ của Việt Nam – EU

Đầu tư trực tiếp (FDI):

Hiện tại EU đang ở vị trí thứ hai sau Nhật về vốn FDI giải ngân. Theo ước tính của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xét về tổng vốn FDI giải ngân, Liên minh châu Âu (EU) hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai ở Việt Nam với 7 tỉ đô la Mỹ, chỉ sau Nhật Bản.

EU có tỉ lệ cao nhất xét trên nền tảng cộng dồn mức đầu tư được giải ngân trên tổng mức đầu tư cam kết. Cụ thể, EU cam kết đầu tư 11,8 tỉ đô la và đã giải ngân 7 tỉ đô la

(chiếm 60%). Tỉ lệ này cao gấp bốn lần mức trung bình (xét theo vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cam kết 64 tỉ đô la và giải ngân 11,5 tỉ đô la.

Báo cáo của EU về tình hình kinh tế Việt Nam 2009 cho biết EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8,3 tỉ euro giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 12,2 tỉ đô la Mỹ), vượt qua thị trường Mỹ (11,86 tỉ đô la).

Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi nguồn vốn FDI vào năm 2010. Trong đó, Việt Nam sẽ xúc tiến đàm phán để ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước thành viên EU với mục tiêu đưa vốn đầu tư FDI từ EU năm 2010 bằng 1,5 - 2 lần năm 2004.

Tính đến tháng 12/2004, các nước EU đã đầu tư vào Việt Nam với 473 dự án có tổng số vốn là 6,9 tỷ USD, dẫn đầu danh sách các nước và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

EU đã được mở rộng lên 25 thành viên với hầu hết các quốc gia châu Âu đã củng cố và nâng cao vị thế của EU và EU đang đặt mục tiêu bao quát toàn châu Âu trong tương lai. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam khi có nhiều nước thành viên EU có thiện cảm và quan hệ hữu nghị với Việt Nam. Đặc biệt, EU luôn quan tâm và đáng giá cao sự năng động của thị trường Việt Nam và ASEAN nói chung.

Năm 2008, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) tiếp tục tăng cao. Vốn FDI đăng ký trong năm 2008 (tính đến ngày 20/12/2008) đạt trên 64 tỷ USD, mức tăng kỷ lục kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đến nay, tăng hơn 3 lần năm 2007.

Viện trợ ODA:

Theo bản báo cáo, tổng giải ngân của các dự án và chương trình của EU tại Việt Nam trong năm 2002 lên tới 311 triệu EUR, tăng 4% so với năm 2001 và chiếm tới 20% tổng giải ngân ODA cho Việt Nam. Trong đó, viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 78%, còn lại 22% là các khoản vay và tín dụng.

"Điều đó thể hiện rõ vai trò then chốt của EU trong hỗ trợ phát triển tại Việt Nam và cũng chứng tỏ tính hiệu quả của việc thực hiện nguồn vốn ODA đã được nâng cao rõ rệt".

ODA của EU chiếm 11,5% tổng vốn ODA cam kết và 9% tổng vốn giải ngân cho Việt Nam. Trong đó, EU là nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam và tốc độ giải ngân ODA ngày càng tăng.

Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ diễn ra hôm nay, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam năm 2007 dự kiến là 720 triệu euro, tương đương 956,8 triệu USD. EU là đối tác đầu tiên công bố cam kết ODA dành cho Việt Nam năm tới.

Cam kết về ODA của EU cho VN năm tới giảm nhẹ so với mức 799 triệu euro cho năm 2006. Trong đó, nguồn vốn vay cam kết giảm từ mức 426 triệu euro xuống còn 345 triệu euro cho năm 2007. Tuy nhiên, phần viện trợ lại tăng từ mức 373 triệu euro lên 375 triệu euro.

Trong số các nước EU, Pháp cam kết ODA lớn nhất với 281,10 triệu euro, trong đó vốn vay đạt 246,50 triệu euro và viện trợ đạt 34,60 triệu euro. Kế đó là Anh với 74,85 triệu euro (toàn bộ là phần viện trợ); Đan Mạch, với 64,9 triệu euro, trong đó viện trợ 51,5 triệu euro...

EU cam kết tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam, đồng thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm thực hiện tốt việc sử dụng nguồn vốn này vì quan điểm của EU sẽ là tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được chỉ tiêu quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010.

Cam kết ODA của các thành viên EU năm 2007:

Nước Viện trợ (Triệu euro) Vốn vay (Triệu euro) Tổng cam kết(Triệu euro) Bỉ 9,65 6,03 15,68 Cộng hoà Czech 1,61 0 1,61 Đan Mạch 51,5 13,4 64,9 Phần Lan 18,3 0 18,3 Pháp 34,60 246,5 281,1 Đức 21,5 36,25 57,75 Hungary 0,39 0 0,39 Ireland 17,43 0 17,43 Italy 4,05 38,1 42,15 Luxembourg 10 0 10 Ba Lan 0,25 0 0,25 Hà lan 45 0 45

Tây Ban Nha 14 5 19

Anh 74,85 0 74,85

EC 40 0 40

Tổng 374,63 345,28 719,91

(Nguồn: VN Express)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN - ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU (Trang 43 -46 )

×